1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu ứng dụng mô hình Bow-Tie để quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp sản xuất vi cơ điện tử: Điển hình tại công ty TNHH Sonion Việt Nam

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ứng dụng mô hình Bow-Tie để quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp sản xuất vi cơ điện tử: Điển hình tại công ty TNHH Sonion Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Gia Trí
Người hướng dẫn PGS.TS. Chế Đình Lý, TS. Lâm Văn Giang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (16)
    • 1.1 Một số khái niệm cơ bản (16)
    • 1.2 Tổng quan tình hình phát triển ngành sản xuất linh kiện điện tử và vi cơ điện tử ở Việt Nam (0)
    • 1.3. Tổng quan về công ty TNHH Sonion Việt Nam (18)
    • 1.4 Tổng quan về mô hình Bowtie (25)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 2.1 Tiến trình nghiên cứu – Nội dung và phương pháp tương ứng (28)
    • 2.2 Các phương pháp nghiên cứu (29)
      • 2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu (29)
      • 2.2.2 Phương pháp sơ đồ phân tích nguyên nhân- hệ quả (Cause & Effect (29)
      • 2.2.3 Phương pháp phân tích cây sai lầm (Fault Tree Analysis (FTA) (30)
      • 2.2.4 Phương pháp phân tích cây sự kiện (Event Tree Analysis (ETA) (31)
      • 2.2.5 Phương pháp mô hình Bowtie (31)
      • 2.2.6 Phương pháp khảo sát thực tế (0)
      • 2.2.7 Phương pháp 5M (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (34)
    • 3.2. Xây dựng sơ đồ hệ thống các sự cố (37)
    • 3.3 Xây dựng cây sai lầm (51)
      • 3.3.1 Sơ đồ phân tích nguyên nhân- hệ quả (Cause & Effect Diagram = CED) (51)
      • 3.3.2 Mô hình cây sai lầm (Fault Tree Analysis (FTA) (69)
    • 3.4 Xây dựng cây sự kiện (73)
    • 3.5 Xây dựng mô hình Bowtie (77)
    • 3.6 Thiết lập bảng đăng ký quản lý sự cố và kế hoạch quản lý rủi ro cho công (81)
      • 3.6.1 Tần suất sự cố có thể xảy ra (F-Frequency) (81)
      • 3.6.2 Mức độ nghiêm trọng khi sự cố xảy ra (S – Severity) (81)
      • 3.6.3 Ma trận đánh giá rủi ro (0)
    • 3.7 Đề xuất và thuyết minh các giải pháp để quản lý rủi ro môi trường công nghiệp cho Công ty TNHH Sonion Việt Nam (0)
      • 3.7.1 Đối với sự cố tai nạn lao động (86)
      • 3.7.2 Đối với sự cố môi trường (0)
      • 3.7.3 Đối với sự cố khẩn cấp (87)
    • 3.8 Thiết lập bảng đăng ký sự cố và xây dựng bảng kế hoạch quản quản lý rủi (0)
  • KẾT LUẬN (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BOW- TIE ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VI CƠ ĐIỆN TỬ: ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH S

TỔNG QUAN

Một số khái niệm cơ bản

- An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.[1]

- Yếu tố nguy hiểm: là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.[1]

- Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.[1]

- Sự cố môi trường: là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.[2]

- Đánh giá rủi ro: là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.[1]

- Sự cố khẩn cấp: Là sự cố có nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, chết người, mất mát hư hỏng nặng tài sản và gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường, các tình huống được khẩn cấp được xác định ở Sonion bao gồm: Cháy nổ, rò rỉ khí LPG, rò rỉ khí Hydro

1.2 Tổng quan tình hình phát triển ngành sản xuất linh kiện điện tử và vi cơ điện tử ở Việt Nam

Ngành Linh kiện điện tử là ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp Điện tử tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các chi tiết, bộ phận để từ đó lắp ráp lên các bộ phận hoàn chỉnh của sản phẩm điện tử, do vậy, sự phát triển của ngành Linh kiện điện tử gắn liền với sự phát triển của ngành Điện tử Năm 2018, tổng giá trị sản xuất Linh kiện điện tử toàn cầu ước tính tăng 7,1% so với năm 2017 và đang tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2012 – 2018

Linh kiện điện tử sản xuất trong nước đang ngày càng gia tăng, giá trị tiêu thụ của ngành Linh kiện điện tử trong năm 2018 tăng mạnh 37,6% so với năm ngoái do nhu cầu linh kiện điện tử ngày càng tăng cao của các tập đoàn điện tử đa quốc gia tại Việt Nam như Samsung, LG, Nokia, Tuy nhiên do chưa đáp ứng được các sản phẩm theo yêu cầu của các doanh nghiệp FDI nước ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dừng lại ở đóng gói bao bì với các chi tiết nhựa, kim loại đơn giản, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao

Trong tổng giá trị xuất khẩu của quý I/2019, 2 mặt hàng trong ngành công nghiệp điện tử là điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu, chiếm 29,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.[3]

Trong năm 2017, Chính Phủ đã ra quyết định số 68/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 nhằm thực hiện nghiêm túc việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam làm tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ giúp thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo bộ Công Thương, trong giai đoạn đến 2020, ngành Linh kiện điện tử sẽ tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho các điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển ) Giai đoạn sau 2020, các lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế sẽ có nhu cầu cao về các linh kiện phụ tùng điện – điện tử sản xuất trong nước

1.3 Tổng quan về công ty TNHH Sonion Việt Nam

Công ty TNHH Sonion Việt Nam được thành lập vào ngày 01/11/ 2005 với ngành nghề sản xuất thiết bị âm thanh siêu nhỏ và thiết bị điện cơ siêu nhỏ với 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty Sonion nằm trong khuôn viên Khu công nghệ cao Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh với diện tích đất 20.000m 2 và diện tích nhà xưởng là 9.700 m 2

Các dòng sản phẩm của Sonion bao gồm bộ thu Microphones, bộ phát Receiver và vi cơ điện tử MMD với công suất 62 triệu sản phẩm vào năm 2019 giải quyết việc làm cho gần 5000 lao động

Hiện tại công ty có cấu trúc gồm ba phân xưởng chính và một phân xưởng hỗ trợ gồm: a Xưởng sản xuất nắp và vỏ bộ phát âm thanh Đây là nơi diễn ra các hoạt động dập khuôn tạo hình kim loại, gia nhiệt bằng khí Hydro nhằm tăng độ cứng cho khuôn kim loại cung cấp cho xưởng các phân xưởng còn lại trong nhà mày

Quy trình sản xuất gồm:

Hình 1 1: Xưởng sản xuất nắp và vỏ bộ phát âm thanh

- Nguyên liệu khi đưa vào là tấm phôi, có khe (đối với nắp), hoặc không có khe (đối với vỏ) Vị trí của khe sẽ được dập chính xác khi phôi được đặt vào vị trí chính xác Sau khi dập, nắp / vỏ được cắt theo độ cao tuỳ theo kích thước sản phẩm

- Sau khi dập và cắt, chi tiết kim loại rửa để loại bỏ dầu và tạp chất dính trên bề mặt Quá trình rửa sửa dụng các máy rửa sóng siêu âm Bán thành phẩm sau khi dập đặt trong các khay kim loại và lần lượt đưa vào từng ngăn của máy rửa để làm sạch, sau đó sấy khô tự động trong máy

Rửa nắp vỏ Đặt phôi

Rửa nắp vỏ trở lại

- Bán thành phẩm sau đó chuyển sang công đoạn xử lý nhiệt để tôi cứng kim loại

Tổng quan về công ty TNHH Sonion Việt Nam

Công ty TNHH Sonion Việt Nam được thành lập vào ngày 01/11/ 2005 với ngành nghề sản xuất thiết bị âm thanh siêu nhỏ và thiết bị điện cơ siêu nhỏ với 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty Sonion nằm trong khuôn viên Khu công nghệ cao Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh với diện tích đất 20.000m 2 và diện tích nhà xưởng là 9.700 m 2

Các dòng sản phẩm của Sonion bao gồm bộ thu Microphones, bộ phát Receiver và vi cơ điện tử MMD với công suất 62 triệu sản phẩm vào năm 2019 giải quyết việc làm cho gần 5000 lao động

Hiện tại công ty có cấu trúc gồm ba phân xưởng chính và một phân xưởng hỗ trợ gồm: a Xưởng sản xuất nắp và vỏ bộ phát âm thanh Đây là nơi diễn ra các hoạt động dập khuôn tạo hình kim loại, gia nhiệt bằng khí Hydro nhằm tăng độ cứng cho khuôn kim loại cung cấp cho xưởng các phân xưởng còn lại trong nhà mày

Quy trình sản xuất gồm:

Hình 1 1: Xưởng sản xuất nắp và vỏ bộ phát âm thanh

- Nguyên liệu khi đưa vào là tấm phôi, có khe (đối với nắp), hoặc không có khe (đối với vỏ) Vị trí của khe sẽ được dập chính xác khi phôi được đặt vào vị trí chính xác Sau khi dập, nắp / vỏ được cắt theo độ cao tuỳ theo kích thước sản phẩm

- Sau khi dập và cắt, chi tiết kim loại rửa để loại bỏ dầu và tạp chất dính trên bề mặt Quá trình rửa sửa dụng các máy rửa sóng siêu âm Bán thành phẩm sau khi dập đặt trong các khay kim loại và lần lượt đưa vào từng ngăn của máy rửa để làm sạch, sau đó sấy khô tự động trong máy

Rửa nắp vỏ Đặt phôi

Rửa nắp vỏ trở lại

- Bán thành phẩm sau đó chuyển sang công đoạn xử lý nhiệt để tôi cứng kim loại

Lò xử lý nhiệt vận hành bằng điện, nhiệt độ trong lò đạt khoảng 1150°C, thời gian lưu từ 3 – 4 giờ, có bổ sung khí Hydro giúp cộng hưởng nhiệt làm tăng nhiệt độ lò và khí Nito giúp đẩy không khí, làm sạch lò chống oxy hóa chi tiết trong quá trình nung

- Bán thành phẩm sau khi qua công đoạn xử lý nhiệt có thể dính một số tạp chất sẽ được rửa trở lại bằng máy rửa 3 ngăn tương tự như máy rửa dầu b Xưởng sản xuất màng loa và cuộn cảm Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất màng loa và cuộn cảm rất nhỏ

Hình 1 2: Xưởng sản xuất xuất màng loa và cuộn cảm

- Phun keo: Công đoạn này thực hiện phun keo lên dãy màng mỏng kim loại trong môi trường chống tĩnh điện Loại keo này là một loại nhựa dính mỏng phải được phun một cách cực kỳ chính xác lên bề mặt của dãy kim loại, sử dụng phương pháp phun keo tĩnh điện

- Ép phôi: Ép phôi lên màng mỏng hoàn toàn là thao tác thủ công Nguyên lý hoạt động là dán phôi PE lên màng mỏng kim loại đã được phun keo

- Định hình phôi: quy trình định hình phôi là một hình thức đúc nhiệt đặc biệt sau đó đưa lên áp suất cao và làm nguội được kiểm soát một cách chính xác, sử dụng thiết bị định hình do Sonion thiết kế

- Đục lỗ bù trên dây màng: nhằm mục đích cắt bỏ một phần phôi, được thực hiện hoàn toàn tự động, sử dụng máy dùng tia laser để cắt các lỗ nhỏ trên màng mỏng, đường kớnh lỗ >5àm

- Dập màng loa mỏng: công đoạn này được thực hiện bằng cách kéo bằng tay (tiêu chuẩn Schmidt - Đức) trên thiết bị có gắn khuôn dập do Sonion thiết kế

- Quấn dây: Các lớp dây được quấn chồng lên nhau qua trục đứng của máy quấn dây Các lớp dây này tự kết dính vào nhau bằng lớp keo phủ khi kết hợp với nhiệt độ

- Cắt dây: Cuộn dây được được kiểm tra ngoại quan bằng kính hiển vi, sau đó cuộn dây được cắt thủ công bằng dao sắc (công đoạn cắt dây) Sau đó dây được chuyển cẩn thận, giao sang các công đoạn tiếp theo c Xưởng sản xuất bộ phát âm đơn Ở bộ phận này, các linh kiện và cụm linh kiện đã được sản xuất ở các công đoạn trước được sử dụng để tạo thành các sản phẩm bộ phát đơn

Hình 1 3: Xưởng sản xuất bộ phát âm đơn

- Dán nam châm: sử dụng máy để gắn nam châm vào vỏ và nắp bộ phát

- Gắn linh kiện: các linh kiện như miếng chống sốc, đế hàn chì được gắn vào vỏ và miếng chống sốc, vòng đệm, membrane được gắn vào nắp thủ công thao tác dưới kính hiển vi Tra keo vào mối lớp linh kiện để kết dính các lớp này lại

Tổng quan về mô hình Bowtie

Người ta nói rằng các sơ đồ Bowtie đầu tiên xuất hiện trong một bài giảng về Phân tích mối nguy được đưa ra tại Đại học Queensland, Úc (năm 1979), nhưng phương pháp được tìm thấy như thế nào và khi nào nguồn gốc chính xác của nó không hoàn toàn rõ ràng

Vào đầu những năm 90, Tập đoàn Royal Dutch / Shell đã áp dụng phương pháp Bowtie làm tiêu chuẩn công ty để phân tích và quản lý rủi ro Shell đã tạo điều kiện cho các nghiên cứu mở rộng áp dụng phương pháp Bowtie và phát triển một bộ quy tắc chặt chẽ cho định nghĩa của tất cả các bộ phận, dựa trên những ý tưởng về thực tiễn tốt nhất của họ Động lực chính của Shell là sự cần thiết của việc đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp luôn được áp dụng trong tất cả các hoạt động trên toàn thế giới

Sau Shell, phương pháp Bowtie nhanh chóng nhận được sự ủng hộ trong toàn ngành, vì biểu đồ Bowtie dường như là một công cụ trực quan phù hợp để giữ tổng quan về các phương pháp quản lý rủi ro, thay vì thay thế bất kỳ hệ thống nào thường được sử dụng Trong thập kỷ trước, phương pháp Bowtie cũng lan rộng ra bên ngoài ngành dầu khí để bao gồm hàng không, khai thác mỏ, hàng hải, hóa chất và chăm sóc sức khỏe.[4]

Phân tích Bowtie là một kỹ thuật xác suất tích hợp phân tích các kịch bản tai nạn về đánh giá tính khả thi và lộ trình xảy ra nhằm ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các sự kiện không mong muốn thông qua việc phát triển một mối quan hệ hợp lý giữa các nguyên nhân và hậu quả của một sự kiện

Hiệu quả của mô hình Bowtie là cho chúng ta tầm nhìn tổng thể về các kịnh bản quản lý rủi ro trong một hình đơn giản Nói cách khác, mô hình Bowtie cho ta sự giải thích đơn giản, trực quan về quản lý rủi ro

Các yếu tố tạo nên mô hình Bowtie gồm:

Mối nguy hại là những gì ở trong và ở xung quanh nhà máy hay địa phương có tiềm năng gây ra thiệt hại

Sự cố là sự kiện xảy ra khi mối nguy hại mất kiểm soát

Nguyên nhân của sự cố

'Threats' là những gì gây ra sự cố, vì vậy trong Việt ngữ, ta dùng từ nguyên nhân Một sự cố có thể có nhiều nguyên nhân

Chốt chặn ngăn ngừa nguyên nhân

Khi kịch bản không mong muốn xảy ra, ta làm thế nào kiểm soát kịch bản đó bằng các chốt chặn ngăn ngừa

Hậu quả của sự cố

Hậu quả là các kết quả sinh ra từ sự cố Một sự cố có nhiều hậu quả (phân tích cây sự kiện) Tương tự như phân tích nguyên nhân, ta cố gắng mộ tả hậu quả chi tiết hơn Chốt chặn giảm thiểu hậu quả

Chốt chặn phía trái (cây sai lầm) là các chốt chăn ngăn ngừa

Chốt chặn bên phải (cây sự kiện) là các chốt chặn phục hồi, làm giảm thiểu hậu quả

Có nhiều kiểu chốt chặn khác nhau, nhưng thường kết hợp giữa hành vi con người với thiết bị và công nghệ Khi chốt chặn được xác định ta sẽ hiểu một cách cơ bản làm thế nào để quản lý rủi ro

Các chốt chặn cần thiết kế thành cấu trúc sao cho việc ngăn ngừa hiệu quả hơn Chúng ta phải thực hiện và bảo dưỡng các chốt chặn Ngoài ra ta cũng cần xác định ai sẽ chịu trách nhiệm về chốt chặn và ta cần hiểu sâu hơn về chốt chặn nhằm quản lý ngăng ngừa hiệu quả hơn [5]

Hình 1 5: Sơ đồ tổng quát mô hình Bowtie

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiến trình nghiên cứu – Nội dung và phương pháp tương ứng

Đề xuất giải pháp Hiện trạng ngành linh kiện điện tử ở Việt Nam, hoạt động của công ty Sonion Việt Nam

Thông tin mặt bằng, quy trình sản xuất, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của Công ty Tình hình phát triển ngành sản xuất vi cơ điện tử

Sàng lọc mối nguy hại và sự cố tại Công ty Phương pháp trọng số cộng đơn giản

Phân tích hậu quả của sự cố Phương pháp phân tích cây sự kiện

Xây dựng mô hình Bowtie

Dữ liệu công tác quản lý an toàn sức khỏe tại Công ty

Phương pháp sơ đồ phân tích nguyên nhân- hệ quả

Tài liệu về mối nguy hại, sự cố tại Công ty

Phân tích nguyên nhân của sự cố Phương pháp phân tích cây sai lầm

Hình 2.1: Quy trình thực hiện luận văn

Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Các tài liệu sau đây sẽ được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài:

Thu thập tài liệu về công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, hiện trạng mặt bằng, nguồn nhân lực của SVN

Thu thập các tài liệu liên quan đến mô hình Bowtie và các phương pháp phân tích phục vụ quá trình làm luận văn

Tài liệu trong đề tài thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Hồ sơ được lưu trữ tại SVN,… Tài liệu được học thuật được ưu tiên theo thứ tự: giáo trình, tạp chí, bài báo, các bài hội thảo, luận văn, luận án và cuối cùng là internet

2.2.2 Phương pháp sơ đồ phân tích nguyên nhân- hệ quả (Cause & Effect Diagram = CED)

Sử dụng phương pháp CED để phân tích các nguyên nhân để xảy ra các sự cố trong

S CED còn được gọi là sơ đồ xương cá hay sơ đồ Ishikawa Các bước phân tích bao gồm:

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2: Liệt kê các nguyên nhân chính

Bước 3: Xác định các nguyên nhân có thể

Bước 4: Phân tích toàn bộ sơ đồ để xác định nguyên nhân quan trọng nhất

2.2.3 Phương pháp phân tích cây sai lầm (Fault Tree Analysis (FTA)

Fault Tree là các công cụ phân tích nhằm khắc phục các sai sót, hỏng hóc rất tốt FTA dùng phân tích để ngăn ngừa các sự cố trước khi hậu quả xảy ra FTA là thực hiện ghi lại các sự kiện dưới dạng sơ đồ nhánh cây Các nhánh cây dừng lại khi tất cả các sự kiện dẫn đến sự kiện tiêu cực được hoàn thành.[6]

Cổng “giao” – diễn tả một điều kiện tất cả các sự kiện nằm dưới cổng (cổng vào) phải thể hiện đồng thời

Cổng “hội” diễn tả tình hình trong đó bất kỳ sự kiện nào nằm dưới cổng (cổng vảo) cũng sẽ dẫn đến sự kiện nằm trên cổng (cổng ra)

Hình chữ nhật diễn tả sự kiện tiêu cực và nó nằm ở đỉnh cây, có thể được đặt trong cây để chỉ các sự kiện khác có khả năng phát triển xuống dưới hơn nữa, sẽ có cổng logic và các sự kiện đầu vào dưới nó

Vòng tròn diễn tả sự kiện cơ bản của cây, không có cổng hay sự kiện nào dưới các sự kiện cơ bản

Hình thoi biểu thị một sự kiện cuối cùng không phát triển

Hình ovan diễn tả một tình hình đặc biệt mà chỉ có thể xảy ra nếu tình huống nào đó xảy ra

Hình tam giác có ý nghĩa một sự chuyển đổi của một nhánh cây sai lầm đến một vị trí khác trong cây

2.2.4 Phương pháp phân tích cây sự kiện (Event Tree Analysis (ETA)

Phương pháp phân tích cây sự kiện là một công cụ phân tích nhằm tìm ra tổ hợp các hậu quả có thể có của một sự cố ban đầu trong hệ thống mà chúng ta cần đánh giá hậu quả, tính toán rủi ro

Phương pháp phân tích cây sự kiện là một quy trình nạp, trình bày tất cả các kết quả sinh ra từ một sự cố ban đầu và xác định tất cả các sự kiện khác nhau có thể xảy ra trong hoạt động của hệ thống, xác định các chuỗi sự kiện hệ quả.[7]

Quy trình thực hiện Phương pháp phân tích cây sự kiện bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Xác định sự kiện ban đầu

Bước 2: Xác định các chức năng an toàn (chốt chặn an toàn)

Bước 3: Xây dựng cây sự kiện

Bước 4: Mô tả chuỗi hệ quả của sự cố

Bước 5: Báo cáo các kết quả

2.2.5 Phương pháp mô hình Bowtie

Mô hình Bowtie là một sơ đồ lý giải các mối nguy hại, các sự cố, các nguyên nhân sự cố và các hậu quả tiềm năng và các chốt chặn kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro Để xây dựng mô hình “Bowtie”, ta thực hiện một loạt các câu hỏi có cấu trúc như sau:

- Cái gì sẽ xảy ra khi việc chặn nguy hại bị thất bại?

- Sự kiện an toàn nào có thể giải thoát nguy hại?

- Những hậu quả tiềm năng là gì?

- Làm thế nào tránh khỏi các sự kiện nguy hại không mong muốn?

- Làm thế nào ta có thể phục hồi (khắc phục) nếu sự kiện xảy ra?

- Làm thế nào xác xuất hay hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng bị hạn chế?

- Các kiểm soát bị thất bại như thế nào?

- Tính hiệu quả của các kiểm soát trở nên ngoài dự kiến?

- Làm thế nào bảo đảm rằng các kiểm soát này không bị thất bại?

Một sơ đồ Bowtie không chỉ thể hiện được giá trị về mặt dự báo rủi ro trong tương lai mà còn góp phần quan trọng trong việc phân tích các tai nạn trong quá khứ và cho thấy những cải tiến để tránh xảy ra các sự kiện không mong muốn [8]

Qui trình xây dựng sơ đồ Bowtie:

- Bước 1: Vẽ sơ đồ hệ thống đơn giản cho nhà máy hay địa phương nhằm xác định các địa điểm thành phần, các thiết bị, con người liên quan

- Bước 2: Xác định sự cố

- Bước 3: Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp ngăn ngừa (chốt chặn ngăn ngừa)

- Bước 4: Phận tích cây sự kiện và đưa ra các chốt chặn giảm thiểu (phục hồi)

- Bước 5: Phân tích các yếu tố tăng bậc và chốt chặn cho yếu tố tăng bậc

- Bước 6: Hoàn chỉnh sơ đồ, viết thuyết minh kế hoạch quản lý rủi ro

2.2.6 Phương pháp khảo sát thực tế Để chứng minh cho hiệu quả việc áp dụng mô hình Bowtie học viên đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 200 nhân viên (từ cấp quản lý cho đến người lao động trực tiếp) với biểu mẫu câu hỏi theo phụ lục 1 (đính kèm theo luận văn)

- Bước 1: Chọn lọc soạn thảo câu hỏi và in ấn

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng tham gia và phát bài khảo sát

- Bước 3: Thông kê xử lý số liệu

- Bước 4: Nhận xét dựa trên kết quả thu được

2.2.7 Phương pháp 5M Để xác định các nguyên nhân của sự cố học viên lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá dựa trên nhóm tiêu chuẩn 5M, được đặt tên theo các chữ cái đầu tiên từ tên tiếng Anh của các yếu tố: nhân lực (MAN), phương pháp (METHOD), máy móc (MACHINE), vật liệu (MATERIAL), kiểm soát (MEASUREMENT)

- Nhân lực (MAN): được xem là yếu tố phức tạp và ít có thể đoán trước nhất; yếu tố nhân lực bao gồm các kỹ năng và trình độ, thói quen, kinh nghiệm nghề nghiệp, mức độ hài lòng và động lực,

- Phương pháp (Method): được xem là yếu tố có thể thay đổi và khó nắm bắt nhất, các phương pháp bao gồm tất cả các thủ tục và hướng dẫn được thực hiện theo một nhiệm vụ; các phương thức bao gồm tất cả các phương thức hoạt động được sử dụng trong một tổ chức và mọi luật liên quan,

- Máy móc (MACHINE): một yếu tố để phân tích các thiết bị được sử dụng về mặt tiến bộ, hiệu quả và độ an toàn cũng như bất kỳ giấy phép và chứng chỉ nào cần thiết cho ứng dụng của nó,

- Vật liệu (MATERIAL): một yếu tố được sử dụng để phân tích các dịch vụ và vật liệu được xử lý,

- Kiểm soát (MEASUREMENT): một yếu tố liên quan đến quy trình công việc và điều kiện làm việc trong một doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề nhất định; phân tích quản lý mở rộng đến các tổ chức, cơ cấu tổ chức, hệ thống ca, v.v

Mỗi nguyên nhân chính kết hợp các nguyên nhân thành phần được phân tích riêng lẻ và được xử lý như các vấn đề cần giải quyết.

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động. Việt Nam, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật An toàn vệ sinh lao động
[3] CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, “TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ,” 2017. [Online]. Available:http://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/46/linh-kien-dien-tu.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
[4] M. B. Mulcahy, Chris Boylan, and Samuella Sigmann, “Using bowtie methodology to support laboratory hazard identification, risk management, and incident analysis,” 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Using bowtie methodology to support laboratory hazard identification, risk management, and incident analysis
[5] Chế Đình Lý, Phân tích hệ thống môi trường (Giáo trình điện tử). Hồ Chí Minh: Ban Đào Tạo SĐH ĐHQG-HCM, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hệ thống môi trường (Giáo trình điện tử)
[6] C. A. Ericson, “Fault Tree Analysis – A History,” in Proceedings of The 17th International System Safety Conference, 1999, pp. 1–9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fault Tree Analysis – A History,” in "Proceedings of The 17th International System Safety Conference
[7] E. T. Analysis, “Event Tree Analysis 12.1,” pp. 223–234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Event Tree Analysis 12.1
[8] A. De Ruijter and F. Guldenmund, “The bowtie method : A review,” Saf. Sci., pp. 1–8, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The bowtie method : A review,” "Saf. Sci

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN