1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề những thành tựu về nghệ thuật và khoa học kỹ thuật củaai cập cổ vương quốc 3000 2300 tcn

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thành tựu về nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của Ai Cập Cổ Vương Quốc (3000-2300 TCN)
Tác giả Nguyễn Thanh Ngân, Phạm Thị Mai Linh, Quách Ái Mi, Phan Hằng Mơ
Người hướng dẫn Th.S Đào Thị Mộng Ngọc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,2 MB

Nội dung

Nền văn minh Ai Cập nảy nở từ rất sớm với những thành tựu hết sức quý giá, trong đó có những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, khoa học, đặc biệt là tron

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: NHỮNG THÀNH TỰU VỀ NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA AI CẬP CỔ VƯƠNG QUỐC (3000-2300 TCN) HỌC PHẦN: HIST120501 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC LỊCH SỬ (47.01.SPSU)

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đào Thị Mộng Ngọc

Nhóm: 9

Tên thành viên:

Nguyễn Thanh Ngân 47.01.602.050

Phạm Thị Mai Linh 47.01.602.041

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2022

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Giới hạn đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Tài liệu nghiên cứu 2

5 Giới hạn nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục đề tài 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ AI CẬP THỜI KỲ CỔ VƯƠNG QUỐC (3000-2400 TCN) 6 1 Sự ra đời của thời kỳ Ai Cập cổ vương quốc 6

1.1 Điều kiện tự nhiên 6

1.2 Dân cư 8

1.3 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội, tỉnh hình đời sống của nô lệ và nông dân công xã (Để làm tiền đểcho sự phát triển và sáng tạo) 8

CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC AI CẬP CỔ ĐẠI THỜI KỲ CỔ VƯƠNG QUỐC 15

2.1 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC AI CẬP CỔ ĐẠI 15

2.1.1 Một vài nét khái quát về nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ đại 15

2.1.2 Đặc điểm nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ (3000 TCN-2300TCN) 15

2.1.3 Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng ai cập cổ đại 16

e Mặt nạ vàng Tutankhamun 19

2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KIẾN TRÚC CỦA AI CẬP THỜI KỲ CỔ VƯƠNG QUỐC 21

2.2.1 Đặc điểm kiến trúc 21

2.2.3 Kim tự tháp 22

CHƯƠNG III KHOA HỌC KĨ THUẬT CỦA AI CẬP THỜI KỲ CỔ VƯƠNG QUỐC 28

3.1 Khái quát về khoa học thời kỳ này 28

3.2 Về toán học 28

3.3 Về chữ viết 30

3.4 Về y tế 31

3.5 Về kĩ thuật ướp xác 33

3.6 Phát minh ra lịch 34

TỔNG KẾT 36

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ai Cập là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng

và là một trong những đỉnh cao của nền văn minh nhân loại nói chung Nền văn minh Ai Cập nảy nở từ rất sớm với những thành tựu hết sức quý giá, trong

đó có những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ Ai Cập cổ vương quốc, được coi là một

trong những thời kỳ phát triển nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại…Nghệ thuật Ai Cập cổ đại trong thời kỳ cổ vương quốc nổi bật với hội họa, điêu

khắc, kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác Đặc biệt là các di sản kiến trúc

đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ, điêu khắc,… Về các phát minh khoa học thời kỳ này ta cũng có được như nghệ thuật ướp xác, y học, lịch năm,… đã tạo nên những thành tựu rực rỡ cho nền văn minh Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại, nơi được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại cho đến nay vẫn vẫn làm chúng ta thán phục, ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nó Ai Cập thời kỳ cổ đại là một nền văn minh ẩn chứa nhiều bí mật thôi thúc con người khám phá Cũng chính vì lí do đó đã khiến nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Những thành tựu khoa học tự nhiên và kiến trúc Ai Cập cổ đại (3.000 năm TCN-2.300 năm TCN)”

2 Giới hạn đề tài

Nội dung: nội dung liên quan đến những thành tựu tiêu biểu của Ai Cập cổ đại thời kỳ cổ vương quốc như khoa học tự nhiên hay tiêu biểu hơn là kiến trúc Thời gian: tập trung vào Ai Cập đại nhưng năm 3.000 TCN-2.300 TCN

3 Đối tượng nghiên cứu

tập trung nghiên cứu về những thành tựu mà Ai Cập đã đạt được về nghệ thuật và khoa học Và nổi bật nhất là nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ điều

mà khiến cho cả nhân loại đều muốn tìm hiểu

4 Tài liệu nghiên cứu

dù là tài liệu từ nước ngoài hay từ Việt Nam thì vẫn đều là những nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi có thể làm bài luận của mình một cách tốt nhất

Ancient Egyptian technology and innovation : transformations in Pharaonic material culture - Ian Shaw (2012)

Trang 4

The Art of Ancient Egypt: A Resource for Educators - Watts, Edith W (1998)

Ancient Egyptian Science: A Source Book Volume Two: Calendars, Clocks, and Astronomy - Marshall Clagett

Lịch sử văn minh thế giới – GS Vũ Dương Ninh, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (2010)

Lịch sử thế giới cổ đại, Lương Ninh, Nhà xuất bản giáo dục, 2005

Đối với thời kỳ cổ trung đại, những phát minh và những thành tựu về khoa học mang tính cách mạng như chữ viết, y học, kỹ thuật ướp xác,… đều được tác giả dẫn dắt và giải thích một cách tường tận qua từng chủ đề

Trong mỗi lĩnh vực, tác giả sẽ luôn đưa ra những trình tự thời gian rõ rang để ta

có thể thấy được sự logic trong quá trình phát triển của những lĩnh vực này Thời kỳ Ai Cập cổ vương quốc cũng là thời kỳ phát triển của lịch năm và thiên văn học; tác giả đã cung cấp cho ta những thông tin đầy đủ nhất về thời kỳ này thông qua những bằng chứng cụ thể

5 Giới hạn nghiên cứu

Nội dung: nghiên cứu chủ yếu liên quan đến những thành tựu tiêu biểu của Ai Cập cổ đại thời kỳ cổ vương quốc như khoa học tự nhiên và tiêu biểu hơn là kiến trúc

Thời gian: tập trung vào Ai Cập cổ đại (thời kỳ cổ vương quốc) những năm 3.000 TCN-2.300 TCN

6 Phương pháp nghiên cứu

chủ yếu xoáy sâu vào những thành tựu về khoa học tự nhiên và kiến trúc của Ai Cập cổ đại, cũng như là những giá trị và nó mang lại cho nhân loại

Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đồng thời áp dụng cái phương pháp như tổng hợp thông tin, chọn lọc thông tin, từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu

7 Bố cục đề tài

Phần Mở Đầu:

- Tính cập thiết của đề tài

Trang 5

- Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Mục đích nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

- Giới hạn nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Bố cục đề tài

Phần Nội Dung:

Chương 1: Khái quát về Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc (3000-2400 TCN) nội dung xoay quanh sự ra đời của “vùng đất bên bờ sông Nile” cổ đại và những đặc điểm nổi trội lúc bấy giờ Thứ nhất là về tự nhiên, Tình hình dân cư Thứ hai

là về đặc điểm kinh tế - xã hội, bộ máy nhà nước và sự ảnh hưởng của nó đến tình hình đời số nô lệ và nhân dân công xã

Chương 2: Những thành tựu về nghệ thuật của Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật mà cụ thể hơn là về kiến trúc và điêu khắc Nói về những đặc điểm cùng với những công trình đặc sắc,giới thiệu về vật liệu, kỹ thuật điêu khắc và các sản phẩm tiêu biểu của Ai Cập cổ vương quốc Chương 3: Thành tựu về khoa học

Chương này, chúng tôi tập trung vào những công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như toán học, thiên văn, lịch, v.v… Và cũng nói thêm về những phát minh vĩ đại của Ai Cập thời kỳ này

Chương 4: Ảnh hưởng của những thành tựu đối với đời sống hiện nay

chúng tôi muốn đề cập đến việc ảnh hưởng của những thành tựu nói trên có sự tác động đến xã hội chúng ta hiện nay Những thành tựu về khoa học đã tạo nên một tiền đề vững chắc cho sự phát triển toán học, chữ viết, lịch và thiên văn,v.v… Còn những thành tựu về kiến trúc đã mang lại những giá trị văn hóa sâu sắc, góp phần cho các kỳ quan thế giới cũng như tạo ra các địa điểm du lịch đa dạng Ngoài ra,

đó còn là một nguồn cảm hứng thức đẩy các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu khai phá để củng cố nền văn minh nhân loại

Phần Tổng Kết

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ AI CẬP THỜI KỲ CỔ

VƯƠNG QUỐC (3000-2400 TCN)

1 Sự ra đời của thời kỳ Ai Cập cổ vương quốc.

1.1 Điều kiện tự nhiên.

Giống như các nền văn minh phương Đông khác, toàn bộ lịch sử Ai Cập gắn liên với sông Nin Herôđốt đã từng viết : “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” không chỉ tạo nên ở vùng thung lũng một dải đất phù sa màu mở, mà hàng năm còn mang nước tưới tiêu cho cây cối, hoa màu tốt tươi, khiến Ai Cập từ “một đồng các bụi” thành “một vườn hoa”

Hình 1.1: Bức ảnh được chụp năm 1915 ở Ai Cập vào mùa lũ Nguồn ảnh: https://amp.vnexpress.net/quoc-gia-nao-co-biet-danh-mon-qua-cua-song-nile-3763719-p3.html

Ai Cặp là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu là một nơi đặc biệt nên có

vị trí địa – chính trị quan trọng Tại đây, 3 châu lục hòa nhập quanh một biển trung gian – Địa Trung Hải, nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Duơng, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác Nhờ đó, các hoạt động trao đổi thương mại, kinh tế, văn hóa, rất phát triển và luôn được cải thiện

Trang 7

Hình 1.1.1: Tìm hiểu xã hội cổ đại phương Đông-Ai Cập cổ đại Nguồn ảnh:

https://daylichsu.online/tim-hieu-xa- hoi-co-dai-phuong-dong-ai-cap-co-dai/

Tài nguyên thiên nhiên của Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đã vôi, đã badan, đá hoa cương, đá mã não Kim loại có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào

Khí hậu Ai Cập mùa đông ôn hòa, mùa hạ nóng và khô

Nhờ đất đai màu mỡ, các loài thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, pa-py-nit… sinh sôi nảy nở quanh năm Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, động vật ở Ai Cập rất phong phú và đa dạng: trâu, bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, các sấu, trâu, bò… và các loài thủy sản

Nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới (Ninh, 2005, p 35)

1.2 Dân cư.

Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân

ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xemit di cư từ châu Á tới Đặc điểm của người Ai Cập Cổ Đại

- Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit

- Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập.

- Cấu trúc làng theo chiều dọc

Trang 8

- Thành viên trong xã hội không được bình đẳng.

- Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây; táo, quả hạnh, quả đấu là

thực ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang: hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng

- Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh.

- Họ cần cù chăm chỉ Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách

chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm và liều lĩnh

- Họ tháo vát và lanh lợi

Những đặc điểm về tộc người và ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên đã giúp nền kinh tế và văn hoá phát triển, tạo tiền đề cho một nền văn hoá đạt những thành tựu rực rỡ sau này

1.3 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội, tỉnh hình đời sống của nô lệ

và nông dân công xã (Để làm tiền đểcho sự phát triển và sáng tạo)

1.3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội.

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng là điều kiện hết sức thuận

lợi cho nên kinh tế đất nước phát triển

Thời đó, các cư dân ở sông Nin sống theo các công xã nhỏ Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của Ai Cập cổ đại Có thể nói rằng nông nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế của công xã nông thôn Tuy vậy nông nghiệp thời kỳ này còn đang ở trình độ canh tác nguyên thuỷ

Hình 1.3: Quần thể lăng

mộ Pharaoh Ai Cập Djoser bao gồm kim tự tháp Step và Lăng mộ Phía Nam

Nguồn ảnh:

https://laodong.vn/the-gioi/ai-cap-mo-lang-mo-co-cua-pharaoh-djoser-953625.ldo

Trang 9

Do đất đai canh tác hẹp và khí hậu khô cần, ngành chăn nuôi ở Ai Cập không có điều kiện phát triển Vì thế, một trong những chiến lợi phẩm quan trọng trong các cuộc chiến tranh là súc vật

Nghề thủ công cũng phát triển Người Ai Cập đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng Kĩ thuật chế tác đá đã đạt tới trình độ hoàn mĩ Để xây dựng Kim

tự tháp Kuphu (Keốp) người ta đã phải cưa, đèo, gọt mài 2.300.000 phiền đá, mỗi phiến nặng tới 2,5 tấn Các phiến đá này được đèo phẳng đến nỗi người ta chỉ cần xếp chúng khít lại với nhau mà không cần có chất keo dính nào và ngày nay ta cũng chỉ có thể lách mũi dao mỏng vào giữa các khe đó mà thôi [CITATION Lươ05 \p 40 \l 1033 ]

Nghề đóng thuyền cũng có những tiến bộ nhất định Trong bút tích của viên quan trấn thủ thành Una có nói tới việc đóng thuyền chở hàng “hàng gỗ dài

60 củi tay, rộng 30 củi tay, được đóng xong trong 17 ngày”

Nghề làm đồ gỗ, là nghề làm đồ trang sức từ vùng, bạc và các loại đã quỹ, rất được phổ biến ở Ai Cập thời Cổ vương quốc Người Ai Cập thời kì này đã làm được những đó trang sức hết sức tinh xảo( Lương Ninh, 2005, p 40)

Đầu thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, xã hội Ai Cập phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt: chủ nô và nô lệ

Hình 1.5: Sự xuất hiện xã hội có giai cấp ở Ai Cập

Nguồn ảnh: https://lichsu.org/su- hinh-thanh-nha-nuoc-ai-cap-co-dai/

Trang 10

Chủ nô bóc lột cả nô lệ và quần chúng nông dân công xã Chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc, đã tách ra khỏi đám dân tự do và trở thành giai cấp thống trị Giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ

và nông dân công xã

Hình 1.6: Tình hình đời sống của nông dân công xã và nô lệ Ai Cập cổ đại Nguồn ảnh: https://lichsu.org/ai-cap-thoi-ky-co-vuong-quoc/

Như thế, dù có chậm chạp, nhưng chắc chắn, nền kinh tế Ai Cập thỏi Cổ vương quốc đã có một bước phát triển mới Đó chính là cơ sở vững chắc cho sự ổn định về chính trị và sự phát triển của một nền văn hóa phong phú ở các giai đoạn tiếp sau

1.3.2 Bộ máy Nhà nước ảnh hưởng đến đời sống của nô lệ và nông dân công xã.

Châu chính là hình thái nhà nước phôi thai ở Ai Cập

Hình 1.7: Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền Ai Cập thời kỳ cổ vương quốc Nguồn ảnh:

https://lichsu.org/ai-cap-thoi-ky-co-vuong-quoc/

Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập Sau một quá trính đấu tranh lâu dài và tàn khốc, vào khoảng năm 3200 trước công nguyên, Thượng và Hạ

Ai Cập đã hợp lại thành một quốc gia Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm của một nhà nước chuyên chế

Đứng đầu bộ máy nhà nước đó là Pharaông – “Ngài ngư trong cung điện” Pharaông có quyền sử hữu tối cao toàn bộ đất đai trong cả nước và dùng ruộng đất

đỏ cùng với của cải và nô lệ để bán tặng cho bà con thân thích, cho quan lại và tăng lữ cấp cao(Ninh, 2005, p 41)

Dưới vua và để giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại từ trung ươmg tới địa phương do một Vidia (Vizir) như Tế tung điều hành công việc hành chính Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc đi là nông dân công xã Nghề chính của họ là làm ruộng và chăn nuôi gia súc Họ được tự do sản xuất và phải nộp tô thuế cho nhà

Trang 11

nước thông qua các công xã Ngoài ra, họ còn phải chịu nghĩa vụ lao dịch để xây dựng các công trình thủy nông và các công trình kiến trúc như đến miêu, lăng mộ Tầng lớp đồng đảo thứ hai sau nông dân công xã là nô lệ Người Ai Cập cổ đại gọi

nô lệ là “Giét” (Jets) có nghĩa là con vật Phần đông những nô lệ này là tù hình bất được trong chiến tranh Trên tường đá của các cung điện hay lăng mộ, người ta

cũng thấy những bức phù điêu miêu tả cảnh nô lệ cày cuốc, trồng trời, gặt hái, hoặc làm các nghề thủ công khác nhau, cảnh nô lệ bị hành hạ, đánh đập và cả cảnh mua bán nô lệ nữa.[CITATION Lươ05 \p 41,42 \l 1033 ]

Hình 1.8: Người lao động Ai Cập cổ đại được trả lương bằng bia và bánh mì Nguồn ảnh: https://amp.ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/nguoi-lao-dong- ai-cap-co-dai-duoc-tra-luong-bang-gi-che-do-an-uong-cua-ho-nhu-the-nao-340807.htm

Ngoài ra, trong xã hội Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công thương nhân với số lượng không nhiều Họ là tầng lớp trung gian, nên thân phận và địa vị của họ cũng không có gì nổi bật

Tiểu kết chương I

Ai Cập gắn liền với sông Nin nó không chỉ là một vùng đất màu mỡ mà còn là đường giao thông huyết mạch, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lịch

sử mà còn ảnh hưởng đến đón sống chính trị xã hội và cư dân cũ nước này Dân cư Ai Cập thừa hưởng và phát huy được những tinh hoa của sông Nin ban tặng , cùng với những phẩm chất của họ, Ai Cập đã xuất hiện được những công trình điêu khắc đạt đến độ hoàn mĩ, thách thức trí tò mò của giới khoa học Từ đó đem đến cho thế giới những công trình kiến trúc, những nét văn hoá không thể lập lại ở một nơi nào khác

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w