Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường thu hút được sự quan tâm của mọi người nhất là các bậc phụ huynh bởi lẽ có thể nạn nhân của vấn nạn này lại chính
Trang 1Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tâm Lý Học
Tiểu luận môn Xã hội học đại cương
Tên đề tài :Hiện tượng bạo lực học đường
Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Thùy An
MSSV : 4501611003
Giáo viên hướng dẫn : Cô Trần Thị Kim
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2019
Trang 2A Phần Mở Đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường thu hút được
sự quan tâm của mọi người nhất là các bậc phụ huynh bởi lẽ có thể nạn nhân của vấn nạn này lại chính là con em của họ Ở bất kỳ trường học ở bất kỳ quốc gia hay vùng nào chúng ta cũng có thể thấy được những vụ bạo lực học đường với những mức độ nặng nhẹ khác nhau và không ngừng gia tăng qua các năm Vì lẽ đó em quyết định chọn đề tài “ Hiện tượng bạo lực học đường ” vì đây là 1 trong những vấn đề rất “ nóng ” trong xã hội, được khẳng định trong phát biểu của Chủ nhiệm
Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Thường vụ Quốc hội, sáng 8/5/2019.[1]
2 Đối tượng nghiên cứu
Hầu hết những nạn nhân lẫn thủ phạm của vấn nạn này đều là trẻ vị thành niên và hệ quả tất yếu của vấn đề này ảnh hưởng đến cả nạn nhân lẫn thủ phạm nghiêm trọng có thể tác động đến họ trên rất nhiều mặt từ sinh lý đến tâm lý
Vì vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở đây là trẻ vị thành niên tại trường học
3 Phương pháp nghiên cứu
Vì kinh phí và thời gian có hạn nên em chọn 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn và phương pháp phân tích tài liệu
4 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, làm sáng tỏ những vấn đề xoay quanh về hiện tượng bạo lực học đường , nghiên cứu và giải thích thêm dưới góc độ xã hội học dựa trên các
lý thuyết về cơ cấu xã hội
Trang 35 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được nguyên nhân xảy ra và hậu quả của vấn nạn bạo lực học đường
- Cho thấy thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường hiện nay ở trong nước và thế giới
- Tìm ra những giải pháp tức thời và lâu dài nhằm ngăn chặn vấn đề bạo lực học đường
6 Lịch sử nghiên cứu
Trước đây, hiện tượng bạo lực học đường cũng đã được nghiên cứu và biết đến qua những tác phẩm “ Bạo lực học đường qua nghiên cứu và khảo sát ” của tác giả Lm Philiplhê Trần Công Thuận hay những tác phẩm nói về cách phòng chống bạo lực học đường như “ Can đảm trước bạo lực học đường ” của tác giả Erin Frankel, Paula Heaphy hay “ Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học ” của TS Trịnh Thị Anh Hoa, PGS.TS Lê Vân Anh, TS Lưu Thu Thủy và gây chấn động là tác phẩm
“Marion mãi mãi tuổi 13” của tác giả Nora Fraisse và Jacquenline Remy dựa trên 1 câu chuyện có thật tại Pháp
7 Mục lục
A Phần mở đầu 3
B Phần nội dung Chương 1 : Lý luận về bạo lực học đường 4
Chương 2 : Thực trạng vấn nạn bạo lực học đường 9
Chương 3 : Giải pháp và kết luận 14
C Tài liệu tham khảo 15
Trang 4B Phần Nội Dung Chương 1 : Lý luận về bạo lực học đường
1 Định nghĩa
Bạo lực học đường bao gồm những hành vi mang tính bạo lực và thể hiện sự bảo thủ của học sinh như: Cứng đầu, có hành vi bạo lực, không phân biệt được đúng sai, phê phán người khác, gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của học sinh khác
Bạo lực học đường là tổng hợp những hành động bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần của học sinh như: Đánh nhau giữa các học sinh, hình phạt của trường, bạo lực và ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh… Thậm chí những lời nói mang[2]
tính công kích cũng được xem là bạo lực học đường
Trang 51 trường hợp bạo lực học đường
2 Nguyên nhân
Bạo lực học đường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 2 nhóm chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan : Ở độ tuổi thanh thiếu niên, sự chuyển biến tâm lý của các em là rất nhanh và phức tạp, tính cách của trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa được định hình hoàn chỉnh thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật, không lường trước được những hậu quả có thể xảy ra cũng như ham muốn chứng minh bản thân Nếu không được kịp thời hướng dẫn và định hướng 1 cách phù hợp và khoa học thì sẽ rất dễ lệch lạc về nhân cách và có những hành động, suy nghĩ sai lệch về chuẩn mực đạo đức, điển hình như việc phân chia phe phái trong lớp, cho mình là “ anh, chị đại ” trong trường nên thu tiền “ bảo kê ”, ức hiếp các bạn trong
trường, hay thậm chí đơn giản là vì 1 bạn nào đó nhìn “ không vừa mắt ” cũng có thể trở thành lý do của 1 số đối tượng thực hiện bạo lực
- Nguyên nhân khách quan: có rất nhiều khía cạnh bên ngoài tác động dẫn đến hình thành tư tưởng bạo lực ở lứa tuổi cắp sách đến trường
o Gia đình : rất nhiều trường hợp những đối tượng chuyên
đi bắt nạt người khác lại chính là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình Học theo các khuôn mẫu từ cuộc sống xung quanh là một đặc điểm chung của trẻ em, sống trong môi trường gia đình bạo lực, trẻ em cũng không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc, làm quen và tiêm nhiễm nếp sống bạo lực Theo một số cuộc điều tra xã hội học ở
Mỹ, người ta nhận thấy rằng 80% phạm nhân Mỹ lớn lên trong những gia đình bố
mẹ chúng thường xuyên đánh nhau Trong chương trình tọa đàm "Bạo lực học [3]
đường" do báo Tiền phong tổ chức, ông Travis Stewart – Phó Tổng Giám đốc của Egroup (đơn vị chủ quản của Apax English) cũng đã khẳng định “Có nhiều nguyên
Trang 6nhân dẫn tới bạo lực học đường, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự bỏ bê của người lớn Những bạn nhỏ phải chịu sự thờ ơ từ người xung quanh thường có hành
vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý” Vì vậy có thể thấy yếu tố gia đình gần như là nhân tố chính yếu.[4]
Bạo lực gia đình cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ( ảnh sưu tầm)
Nhiều bậc cha mẹ chỉ lo mãi mê kiếm tiền mà quên đi việc giáo dục con cái ( ảnh sưu tầm)
Trang 7o Xã hội : 1 trong những nguyên nhân chính là từ môi trường xung quanh Nếu môi trường xung quanh nơi ở hoặc bạn bè không tốt thì trẻ rất dễ bị ảnh hưởng vì thường có xung hướng bắt chước, đua đòi theo bạn để hòa nhập nhanh hơn
Trường hợp hay xảy ra nhất là bất đồng về ý kiến trong lớp hay đơn giản là việc trêu chọc về đời sống cá nhân, tình cảm, dẫn đến phát sinh bạo lực học đường
o Phim ảnh, trò chơi điện tử có yếu tố bạo lực : Như đã nói
ở phần trước, thanh thiếu niên là độ tuổi mà con người đang không ngừng tiếp thu kiến thức mới nên cũng là điều dễ hiểu khi trẻ em học theo những tình tiết, phân cảnh bạo lực mà họ đã xem hoặc chơi Thậm chí vì để có tiền chơi game, nhiều trường hợp đã trấn lột tiền của bạn bè hoặc thậm chí là trộm cắp giết người Trong thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay, việc sử dụng các thiết bị công nghệ để tìm hiểu thế giới xung quanh là tốt nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên hậu quả rất khó lường
Bắt chước phim ảnh cũng dẫn đến bạo lực học đường ( ảnh sưu tầm )
Trang 8Nếu xem môi trường học đường là 1 xã hội thu nhỏ thì theo lý thuyết tổng quát về bất bình đẳng và phân tầng xã hội của K Marx , bạo lực học đường cũng
có thể xem là biểu hiện của bất bình đẳng xã hội giữa các tầng xã hội khác nhau Những người thực hiện hành vi bạo lực là những cá nhân có địa vị tương đối trong quần thể học sinh do chiếm ưu thế về 1 phương diện nhất định như hình thể, ngoại hình, học tập, sức mạnh,tiền bạc, tương ứng với giai cấp tư bản chiếm hữu tư liệu sản xuất ngoài xã hội thực tế Những cá nhân bị bạo lực là những trường hợp thông thường ít giao tiếp, hướng nội, không có bất kỳ điểm gì nổi bật, lệ thuộc vào những
cá nhân thực hiện hành vi bạo lực hoặc là quá nổi bật nhưng tính cách lại rụt rè khép kín có nhiều điểm tương đồng với giai cấp công nhân trong xã hội thực tế Như vậy bạo lực học đường cũng xuất phát từ sự không đồng đều giữa các học sinh từ nhiều mặt dẫn đến
Chương 2 : Thực trạng vấn nạn bạo lực học đường
1 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong
và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau [5]
Tại tọa đàm "Ngăn ngừa bạo lực học đường - Để trẻ em không đơn độc" chiều 8/4/2019, Phó cục trưởng Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường thông tin, thống
kê của ngành công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT.[6]
Trang 9Ngày 13-1-2015, tại trường THCS Lý Tự Trọng, TP Trà Vinh Trong giờ ra chơi, một học sinh tên Lê từ chối việc sai vặt nên bị lớp trưởng cho là "láo", Lê bị 5 nữ
và 2 nam cùng khối 7 nhưng khác lớp đánh hội đồng Nữ sinh ngồi khóc lóc, co rúm, một góc ở cửa sổ van xin nhưng vẫn bị nhóm bạn gái lao vào đánh đập, một nam sinh còn ném cả chồng ghế nhựa vào người nữ sinh[7]
Vào ngày 24-10-2016 mạng xuất hiện clip 5 em đánh đập một nam sinh rất dã man khiến em này phải khóc lóc van xin, một số nam sinh còn tè bậy vào bạn Các học sinh tham gia đều học lớp 7A trường THCS Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương),
em học sinh bị đánh dưới sự chỉ đạo của 2 học sinh lớp 11 của 2 THPT khác trên địa bàn Theo bản tường trình, mỗi ngày em học sinh này phải nộp 5-6 nghìn để một nhóm học sinh khác ăn sáng, ngày 10-10-2016 không có tiền đóng nên em bị đánh hội đồng [7]
Ngày 22/03/2019 tại Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi ( Hưng Yên ) đã xảy
ra sự việc đáng tiếc khi một nhóm 5 nữ sinh đã tham gia lột đồ, đánh hội đồng nữ sinh lớp 9A của trường ngay tại lớp học [8]
Trang 10Những hình ảnh bạo lực học đường không hề xa lạ diễn ra ngay trên đường phố ( ảnh sưu tầm )
2 Trên thế giới
Theo một báo cáo mới do UNICEF công bố, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu – cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học Trên toàn cầu, cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị bắt nạt, và tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau cũng gần như vậy
Cứ 10 sinh viên tại 39 quốc gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từng bắt nạt bạn
Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận hoặc được xác nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vụ ở Nam Sudan, 67 vụ tại Cộng hòa Ả Rập Syria và 20 vụ tại Yemen
Trang 11Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học sống ở các quốc gia nơi mà trừng phạt thân thể trong nhà trường không bị cấm. [9]
Tại Nhật Bản, theo khảo sát mới công bố của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản ngày 25/10/2018, các vụ bắt nạt trong trường công và tư ở nước này trong năm học kết thúc ngày 31/3/2018 lên tới 414.378, tăng hơn 91.000 vụ so với năm học trước Trong đó, 474 vụ bị coi là nghiêm trọng
và 55 vụ bị coi là đe dọa tính mạng Ít nhất có 10 học sinh đã tự tử vì bị bắt nạt, bạo lực ở trường học
Tại Thái Lan, vụ bạo lực học đường trên xảy ra ở trường Ban Dong, tỉnh Phayao năm 2018 đã khiến cả nước rúng động, kích hoạt một làn sóng phẫn nộ trên mạng
xã hội Dư luận càng bức xúc hơn khi biết cô bé bị tự kỷ và vụ tấn công đã khiến
cô bé tổn thương nặng nề
Vụ học sinh tự kỷ bị bạn đánh ở Thái Lan (Nguồn: Nationalmultimedia)
Trang 12Tại Hàn Quốc, theo khảo sát hàng năm của Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul công bố tháng 11/2018, số học sinh ở Seoul cho biết bị bắt nạt ở trường đã tăng 25,4% Đau lòng hơn là hầu hết các vụ đều bị bưng bít, dàn xếp nhằm giữ thể diện cho trường.[10]
Tại Đức năm 2015, theo kết quả một nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Leuphana Lüneburg, có tới hơn 30% số học sinh ở Đức đã từng bị tấn công, bạo hành bởi bạn học Có 9% số trường hợp xâm hại nghiêm trọng đến thân thể của nạn nhân Trong
số nạn nhân, có 10,6% là nam và 9,8 % là nữ Cũng theo nghiên cứu trên, có tới 37,2% số học sinh thú nhận đã từng bạo hành bạn học của mình 15% số học sinh thừa nhận đã trực tiếp xâm hại nghiêm trọng đến thân thể nạn nhân Thủ phạm của các vụ bạo hành chiếm tỷ lệ lớn là các nam sinh, với 21,5 % thủ phạm thú nhận đã từng trực tiếp đánh bạn học của mình Ở nữ sinh, con số này là 6,5%.[11]
Theo Cơ quan Thống kê Nhà nước Italy năm 2015, có tới 50% thanh thiếu niên nam ở độ tuổi từ 11 - 17 phải chịu xúc phạm cá nhân, thậm chí hành động bạo lực
từ bạn bè Tỷ lệ nạn nhân nữ bị bạo hành cũng ở mức cao 20,9% Tỷ lệ các vụ rắc rối phụ thuộc vào cấp học, với cấp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 19,4%.[12]
3 Hậu quả
Có thể thấy bạo lực học đường không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà đã trở thành nỗi trăn trở của toàn thế giới Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước đã phát triển hay đang phát triển thì bạo lực học đường vẫn còn là vấn đề chưa thể giải quyết dứt điểm mà ngược lại còn có xu hướng tăng theo từng năm Con số nạn nhân ngày càng nhiều và nỗi đau của họ cũng ngày càng chồng chất Ở mức độ nhẹ, thanh thiếu niên sẽ sinh ra tâm lý chán ghét trường học, trở nên tự ti, khép kín hơn Nghiêm trọng, có những trường hợp bị sang chấn tâm lý phải đưa vào bệnh viện
Trang 13tâm thần điều trị hoặc để lại thương tật trên cơ thể vĩnh viễn thậm chí có những em
đã tự tử hoặc bị đánh đến mất đi sinh mạng
Theo cuộc khảo sát mà em phỏng vấn được 20 đối tượng từ 10-18 tuổi, kết quả cho
ra như sau :
Có thể thấy số lượng người từng bị bạo lực học đường chiếm đến 65 % (13 người), một con số đáng báo động Độ tuổi mà các đối tượng bị bắt nạt nhiều nhất là từ 7-12 tuổi ( bậc tiểu học ), hầu hết do các bạn cùng lớp bắt nạt, có 2 trường hợp bị chính giáo viên trong trường thực hiện hành vi bạo lực dưới dạng ngôn ngữ Trong thời đại ngày nay, không chỉ có sự tổn thương về thể xác mới được xem là bị bạo lực mà còn rất nhiều hình thức như nói xấu, cô lập, xúc phạm
về danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội Điều đáng buồn là chỉ có 2 trường hợp thẳng thắn báo cáo với trường học, phụ huynh về tình trạng của mình còn lại cho rằng người lớn không thể giúp mình, cho là việc này chỉ là những việc bình thường đùa giỡn của trẻ con
Trong 7 trường hợp chưa từng bị bạo lực học đường, có 1 trường hợp cá biệt đã từng là đối tượng thường xuyên thực hiện hành vi bạo lực học đường do làm “ đại
ca ” trong trường nên mỗi khi có người nói về mình không tốt sẽ lập tức đánh hay những ai “ nhìn đểu ” cũng có số phận tượng tự
Chương 3 : Giải pháp và kết luận
0
1
2
3
4
5
6
65.00%
35.00%
Tỷ lệ người từng bị bạo lực học đường ( BLHĐ)
T ng b ừ ị
BLHĐ
Ch a t ng ư ừ
b BLHĐ ị
Trang 141 Giải pháp tức thời
- Đưa ra các luật pháp, quy định chặt chẽ, nghiêm khắc hơn về việc xử phạt những hành vi bạo lực học đường
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh quan tâm hơn đến đời sống, tâm lý của con em mình để kịp thời ngăn chặn và xử lý những trường hợp đáng tiếc xảy ra
- Tuyên dương, khuyến khích các cá nhân đứng lên nói ra sự thật,
tố cáo những vụ bạo lực học đường
- Hạn chế cho thanh thiếu niên xem hoặc chơi những phim ảnh, game có nội dung quá bạo lực
2 Giải pháp lâu dài
- Nâng cao ý thức của học sinh qua những buổi sinh hoạt, chuyên
đề, kỹ năng sống về bạo lực học đường và cách phòng chóng
- Tổ chức dạy nghiệp vụ chuyên môn về xử lý bạo lực học đường cho giáo viên ở trường học
- Mỗi trường học đều phải có phòng tư vấn tâm lý học đường
- Như đang nói ở phần nguyên nhân, gia đình là 1 yếu tố rất quan trọng nên bản thân phụ huynh phải ý thức được bạo lực học đường là 1 vấn đề nghiêm trọng Phụ huynh có thể tập làm quen với con như 1 người bạn, tạo cho trẻ
có cảm giác thoải mái khi trò chuyện chia sẻ với mình thì sau 1 khoảng thời gian trẻ sẽ chủ động chia sẻ những vấn đề mà trẻ đang gặp phải vì trẻ tin tưởng rằng phụ huynh có thể thông cảm, đứng về phía chúng
3 Kết luận