Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhândân thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu được bào
Tổng quan
Các khái niệm cơ bản
Dược liệu: là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
Thuốc dược liệu: là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền.
Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền các nước phương Đông
Sự cần thiết của danh mục thuốc thiết yếu đông y trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
2.1.Giữ gìn và phát triển y học cổ truyền, bài thuốc quý
Đối với những thế hệ đi sau, kế thừa những kinh nghiệm về những bài thuốc y học cổ truyền, bài thuốc quý cần giữ vững và hoàn thành được sứ mệnh bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa giá trị nền Y học cổ truyền Từ đó nghiên cứu và đem đến cho cộng đồng những giải pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất với chất lượng cao nhất
Nhiều bài thuốc được truyền từ thời cha ông ta để lại nhưng vẫn còn có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống và điều trị bệnh Chính vì thế, việc tìm thêm nhiều nhân lực, nguồn lực để bảo tồn, phát triển những bài thuốc có giá trị giúp cho người dân có thể tiếp cận với cách điều trị cổ truyền của dân tộc
Đối với những thầy thuốc, Bs YHCT có kinh nghiệm, chuyên môn trong việc khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền nên truyền đạt và lan tỏa nhiều giá trị hơn về YHCT tới sinh viên, thế hệ sau Như bác sĩ Lê Phương- gần
40 năm kinh nghiệm điều trị YHCT đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều bài thuốc quý từ cung đình triều Nguyễn Nhờ những kinh nghiệm khám chữa bệnh chuyên sâu, hiểu rõ từng đặc điểm, tình trạng mức độ bệnh, nguyên lý điều trị, bác sĩ Phương đã hoàn thiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng cao như:
Nghiên cứu thành công Bài thuốc: LHN điều trị hạ huyết áp (giai đoạn 2000-2004)
Thực hiện đề tài: Điều trị hội chứng đại tràng chức năng bằng bài thuốc y học cổ truyền
Thực hiện đề tài: Điều trị hạ axit uric máu bằng bài thuốc y học cổ truyền
Thực hiện đề tài: Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc y học cổ truyền
Thực hiện Dự án: Trồng và bào chế dược liệu tại Hòa Bình (năm 2009- 2010) theo chương trình Nông thôn – Miền núi.
Những đóng góp này đã góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của những thuốc y học cổ truyền, bài thuốc quý
2.2.Cung cấp lựa chọn điều trị phong phú và đa dạng
Nếu như y học hiện đại là chẩn đoán bệnh và điều trị cấp cứu, thì YHCT lại có tác dụng trên các bệnh mạn tính hoặc di chứng do tai biến Do đó, YHCT vẫn luôn giữ được giá trị thế mạnh của mình trong điều trị bệnh nhất là trong giai đoạn Tây y đang ngày càng không ngừng phát triển
Có 2 phương pháp điều trị YHCT là dùng thuốc và không dùng thuốc:
Phương pháp dùng thuốc là sử dụng các loại cây thảo dược có trong tự nhiên Những thảo dược này ít gây phản ứng phụ, chi phí điều trị thấp, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị lâu dài
Phương pháp không dùng thuốc là sử dụng các liệu pháp như châm cứu, xoa bóp- bấm huyệt, thủy phân, tập dưỡng sinh, tia hồng ngoại, laser châm… giúp bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe
Các phương pháp điều trị bằng YHCT thường có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ bởi sử dụng chính bằng các nguyên liệu thiên nhiên, có sẵn Thế mạnh của YHCT là điều trị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, xương khớp, đau nhức, tình trạng mất ngủ… Giúp người bệnh có thêm phương án điều trị phù hợp với bản thân Những đối tượng sử dụng thuốc Tây y nhiều gây nóng trong có thể chuyển qua dùng thuốc Đông y để giảm thiểu tình trạng đó
Những năm gần đây, mạng lưới khám, chữa bệnh bằng YHCT được củng cố và phát triển tới các địa phương xã, phường góp phần trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân
Ở Nam Định, tuyến cơ sở có 229 trạm y tế xã, phường, thị trấn có tới 204 trạm y tế có hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT và có vườn thuốc nam mẫu Với những thông tin tích cực này giúp cho người dân trong khu vực giảm thiểu được tối đa chi phí điều trị so với điều trị hiện đại Tại trạm Y tế xã Hải Nam (Hải Hậu), mỗi năm có khoảng 12-13 nghìn lượt người đến khám, chữa bệnh, trong đó có khoảng 30- 32% lượt khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT Bên cạnh việc tổ chức khám, chữa bệnh bằng YHCT,các trạm Y tế còn tổ chức xây dựng vườn thuốc mẫu hướng dẫn người dân địa phương cách sử dụng cây thuốc có sẵn trong điều trị bệnh thông thường.Tại các trạm Y tế có lương y có kinh nghiệm, việc điều trị bằng YHCT đã thu hút đông đảo người dân, do lương y được đào tạo nên biết ứng dụng các phương pháp YHCT đa dạng các phương pháp để chữa bệnh cho nhân dân, từ thuốc thang, hoàn, tán, chườm, xông… đến các kỹ thuật châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống….
2.4.Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng và duy trì danh mục thuốc thiết yếu đông y
* Danh mục thuốc thiết yếu đông y là cơ sở để:
Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: Đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, các vấn đề liên quan đến thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc;
Các đơn vị ngành Y tập trung các hoạt động của đơn vị trong các khâu: Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, cung ứng, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Các chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các học sinh, sinh viên;
Các cơ sở kinh doanh thuốc đảm bảo thuốc thiết yếu trong danh mục với giá cả phù hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả;
Xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế;
Danh mục thuốc thiết yếu - các văn bản pháp lý
3.1.Các văn bản pháp luật quy định về thuốc thiết yếu đông y
Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc thiết yếu
Thông tư 15/2015/TT- BYT về ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc đông y thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế
Thông tư 14/ VBHN- BYT đã quy định rõ về các phân chia nhóm gói thầu thuốc đông y
Thông tư 40/ 2013, Ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu Việt Nam
Thông tư số: 38/2021/tt-byt, Quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
3.2.Tiêu chí chọn thuốc thiết yếu đông y
Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.
Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng.
Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ chuyên môn của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3.2.1.Danh mục thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
Chế phẩm được sản xuất từ dược liệu của Việt Nam hoặc được sản xuất tại Việt Nam;
Các thuốc có tên chung và những chế phẩm có công thức trong Dược điển Việt Nam;
Chế phẩm được sản xuất ở cơ sở sản xuất “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO);
Chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương đã được nghiệm thu và cấp số đăng ký lưu hành;
Chế phẩm được dẫn chiếu trong ghi chú của danh mục phải đáp ứng các tiêu chí: có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương, có dạng bào chế phù hợp, thuận tiện trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối và sử dụng cho người bệnh, bảo đảm nguyên tắc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
3.2.2.Danh mục vị thuốc y học cổ truyền
Có trong Dược điển Việt Nam;
Các vị thuốc đã được nghiên cứu, chứng minh an toàn và hiệu quả;
Các vị thuốc có vùng trồng chế biến dược liệu sạch theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) và những vị thuốc đặc thù của địa phương.
3.2.3.Danh mục cây thuốc Nam
Các cây thuốc sẵn có tại Việt Nam;
Phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu các vùng miền;
Điều trị các bệnh thông thường tại cộng đồng.
3.3.Danh mục thuốc thiết yếu
* Danh mục thuốc thiết yếu đông y là cơ sở để:
Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: Đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, các vấn đề liên quan đến thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc;
Các đơn vị ngành Y tập trung các hoạt động của đơn vị trong các khâu: Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, cung ứng, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Các chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các học sinh, sinh viên;
Các cơ sở kinh doanh thuốc đảm bảo thuốc thiết yếu trong danh mục với giá cả phù hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả;
Xây dựng Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế;
Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện đáp ứng nhu cầu điều trị trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt
* Hướng dẫn sử dụng Danh mục thuốc thiết yếu:
Danh mục vị thuốc y học cổ truyền, chế phẩm và cây thuốc được sử dụng cho tất cả các tuyến khám bệnh, chữa bệnh và sắp xếp theo nhóm tác dụng của thuốc;
Tên thuốc hoặc thành phần thuốc ghi trong phụ lục Danh mục chế phẩm: ghi tên chung với thuốc cổ phương, thuốc có tên chung, ghi tên thành phần dược liệu đối với các thuốc không có tên chung;
Các chế phẩm có thành phần, công dụng, chỉ định tương tự như chế phẩm trong danh mục thì được sử dụng thay thế các thuốc như trong danh mục này;
Các cây thuốc trong Danh mục được trồng và sử dụng ở vườn thuốc mẫu tại trạm y tế xã/ phường, các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở đào tạo Trong quá trình thực hiện các đơn vị có thể thay thế một số cây thuốc khác sẵn có phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương.
* Danh mục thuốc thiết yếu Đông y nằm trong PHỤ LỤC II DANH MỤC
THUỐC CỔ TRUYỀN THIẾT YẾU
Bảng: Một số bài thuốc thiết yếu Đông y trong danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu- BYT
STT Bài thuốc Đông y Đường dùng
1 Actiso, Thổ phục linh, Râu mèo, Thảo quyết minh, Bồ công anh,
Rau đắng đất, Lạc tiên Uống
2 Artiso, Nghệ, Rau má Uống
3 Bạch mao căn, Đương quy, Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Ý dĩ, Sinh địa Uống
4 Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Diệp hạ châu, Đương quy, Đảng sâm, Nhân trần, Phục linh, Trần bì Uống
5 Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả, Kim tiền thảo, Kê nội kim, Cối xay, Quế chi Uống
6 Biển súc, Râu bắp, Actiso, Muồng trâu Uống
7 Bồ công anh, Kim ngân hoa, Sài đất, Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Hạ khô thảo, Huyền sâm Uống
8 Bồ công anh, Kim ngân hoa, Thương nhĩ tử, Hạ khô thảo, Thổ phục linh, Huyền sâm, Sài đất Uống
9 Cà gai leo, Mật nhân Uống
Cam thảo, Bạch mao căn, Bạch thược, Đan sâm, Bàn lam căn,
Hoắc hương, Sài hồ, Liên kiều, Thần khúc, Chi thực, Mạch nha,
11 Chuối hột, Rau om, Râu mèo, Hạt Lười ươi Uống
12 Cỏ nhọ nồi, Cam thảo, Cối xay, Mã đề, Cỏ tranh, Trắc bách diệp, Hòe hoa Uống
13 Cỏ tranh, Sâm dại hành, Actiso, Cỏ mực, Lá dâu tằm, Sả, Cam thảo, Ké đầu ngựa, Gừng tươi, Vỏ Quýt Uống
14 Diệp hạ châu, Bồ bồ, Rau má Uống
15 Diệp hạ châu, Bồ bồ, (Chi tử), (Rau má) Uống
16 Diệp hạ châu, Bồ công anh, Nhân trần Uống
17 Diệp hạ châu, Chua ngút, Cỏ nhọ nồi Uống
18 Diệp hạ châu, Hoàng bá, Mộc hương, Quế nhục, Tam thất Uống
19 Diệp hạ châu, Mã đề, Chi tử, Nhân trần Uống
20 Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Cỏ nhọ nồi, Chua ngút Uống
21 Diệp hạ châu, Nhân trần, Nhọ nồi/Cỏ nhọ nồi, (Râu ngô/Râu bắp), (Kim ngân hoa), (Nghệ) Uống
22 Diệp hạ châu, Tam thất, Kim ngân hoa, Cam thảo, Thảo quyết minh, Cúc hoa Uống
24 Diệp hạ châu/Diệp hạ châu đắng, Xuyên tâm liên, Bồ công anh,
25 Đương quy, Chi tử , Sinh địa, Mẫu đơn bì, Tri mẫu, Trắc bách diệp, Xuyên khung, Hoàng liên, Qua lâu căn, Cát cánh, Hoàng
Uống bá, Huyền sâm, Thạch cao, Cam thảo, Liên kiều, Hoàng cầm, Xích thược.
26 Hạ khô thảo, Tang diệp, Cúc hoa Uống
Hoàng kỳ, Nữ trinh tử, Nhân sâm, Nga truật, Linh Chi, Giảo cổ lam, Bạch truật, Bán chi liên, Bạch anh, Nhân trần, Từ trường khanh, Xà môi, Bạch hoa xà thiệt thảo, Phục linh, Thổ miết trùng, Kê nội kim.
28 Hoàng liên, Ké đầu ngựa, Liên kiều, Bồ công anh, Bồ bồ, Kim ngân hoa, Chi tử, Hoàng Bá Uống
29 Hoạt thạch, Cam thảo Uống
30 Khổ sâm, Bồ công anh, Dạ cẩm, Bạch cập, Nga truật Uống
31 Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Hạ khô thảo, Thổ phục linh Uống
32 Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa Uống
33 Kim ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Đạm trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới tuệ/Kinh giới, Ngưu bàng tử, (Đạm đậu sị) Uống
Các yếu tố cần xem xét trong sử dụng, quản lý thuốc thiết yếu đông y
Cung ứng thuốc thiết yếu
Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành;
Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận
Những vị thuốc chế biến từ dược liệu có trong Dược điển Việt Nam;
Những vị thuốc được chế biến từ các dược liệu đặc thù của địa phương,các vị thuốc được chế biến từ dược liệu thuộc danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp;
Kê đơn, hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý
Theo Thông tư số: 44/2018/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược Có 6 nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu để đảm bảo tính an toàn, hợp lý:
Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.
Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.
Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.
Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT của Bộ trưởng
Bộ Y tế thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.
Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Kiểm soát chất lượng thuốc đông y
Theo báo cáo của 18 Sở Y tế trong việc lấy mẫu, kiểm tra, giám sát chất lượng trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, dược liệu, thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền, có 332 mẫu trong 13.000 mẫu không đạt chất lượng, thu hồi 605 phiếu công bố mỹ phẩm; có 1.090 trong số 7.200 cơ sở vi phạm,
719 cơ sở bị xử lý.
Đáng nói là qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thuốc đông y vi phạm pháp luật khi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản phẩm chứa các thành phần không được công bố trên nhãn và không đúng với hồ sơ công bố Đặc biệt, có tình trạng pha trộn tân dược trái phép vào thuốc đông y tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây nguy hại, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.(năm 2019)
Để cải thiện tình trạng đó Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 Quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền đã quy định rất rõ về nhiều nội dung trong đó có các nội dung như:
Công bố tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Thu hồi và xử lý dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng
Tình hình sử dụng và tiếp cận thuốc thiết yếu đông y của Việt Nam
Tỉnh Lâm Đồng: Cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu từ dược liệu “Tỉ lệ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu hiện có trong danh mục thuốc thiết yếu mà bệnh viện xây dựng ở tuyến tỉnh đạt 83,9%; tuyến huyện đạt 34,9%; tuyến xã đạt 47,4%”
Báo cáo số: 1528/BC-BYT về Thực trạng tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao và trang thiết bị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc đã đề cập rằng “ theo quy định tại mẫu số 07 về hồ sơ lựa chọn nhà thầu thì chỉ áp dụng đối với đấu thầu thuốc (bao gồm: thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm y tế trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro dùng cho các cơ sở y tế) chưa có quy định việc lựa chọn nhà thầu đối với gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nên chưa rõ ràng về lộ trình thực hiện đấu thầu trên hệ thống mạng đối với gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền.”
Tình hình danh mục thuốc thiết yếu đông y trên thế giới
- Trung Quốc Là một quốc gia có nền YHCT thuộc nhóm hàng đầu thế giới,
Chính phủ Trung Quốc có chính sách rất rõ ràng về xác định vị trí của YHCT Trung Quốc trong BVCSSK nhân dân Trong nghiên cứu năm 2016 về “Chính sách thuốc Trung Quốc” của Elias Mossialos và cộng sự [4] cho thấy thuốc YHCT chiếm khoảng 30% tổng chi phí thuốc của Trung Quốc. Trong Danh mục thuốc thiết yếu của Trung Quốc, thuốc YHCT chiếm 39%, còn trong Danh mục thuốc BHYT chi trả, thuốc YHCT chiếm tỷ lệ 46%.
- Ở Hàn Quốc, cũng như các nước trong khu vực Đông Bắc Á, YHCT được sử dụng khá phổ biến, nhưng Hàn Quốc là một nước đặc biệt đã tập trung hiện đại hóa và phát triển nền y dược học cổ truyền Cơ quan Quốc gia Bảo hiểm Y tế (NHI: National Health Insurance) của Hàn Quốc chi trả hầu hết các dịch vụ YHCT gồm: chữa bệnh ngoại trú, nội trú, chẩn đoán, điều trị bằng thuốc… do dó tỷ lệ sử dụng YHCT tăng lên nhanh chóng Năm 1990, có 1,6 triệu lượt bệnh nhân sử dụng YHCT, đến 2010 đã tăng lên 91,1 triệu lượt.
Ưu điểm và thách thức của danh mục thuốc thiết yếu đông y
Ưu điểm
1.1.Tăng cường tiếp cận và sử dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống
Danh mục thuốc thiết yếu Đông y có nhiều ưu điểm, trong đó:
- Tăng cường tiếp cận: Danh mục thuốc thiết yếu đông y cung cấp thông tin và hướng dẫn về các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh truyền thống của Đông y, giúp tăng cơ hội tiếp cận cho người dân đến các phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống, từ đó giảm sự phụ thuộc vào các phương pháp điều trị hiện đại và thuốc tây, đồng thời giúp bảo tồn và phát triển các phương pháp truyền thống.
- Đa dạng hóa phương tiện điều trị: Danh mục này cung cấp một loạt các loại thuốc và phương pháp điều trị từ các nguồn gốc tự nhiên, giúp đa dạng hóa phương tiện điều trị và tăng cơ hội chữa lành cho các bệnh tình.
- Đối phó với các vấn đề sức khỏe cụ thể: Thuốc thiết yếu đông y có thể tập trung vào việc điều trị các vấn đề sức khỏe cụ thể mà các phương pháp tây y chưa có hiệu quả cao, như căng thẳng, tiểu đường, hay các vấn đề về hệ tiêu hóa, giúp tăng cường sức khỏe của cộng đồng một cách toàn diện.
- Tăng cường kiến thức về y học truyền thống: Việc sử dụng danh mục này cũng có thể giúp nâng cao kiến thức và nhận thức của cộng đồng về y học truyền thống, từ đó thúc đẩy sự đồng thuận và ủng hộ cho việc sử dụng các phương pháp này trong chăm sóc sức khỏe.
1.2.Giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả
Danh mục thuốc thiết yếu đông y có ý nghĩa:
- Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: Đầu tư, quản lý giá,vốn, thuế, các vấn đề liên quan đến thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; các đơn vị ngành Y tế tập trung các hoạt động khâu: Xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, cung ứng, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các cơ sở kinh doanh thuốc bảo đảm thuốc thiết yếu trong danh mục với giá cả phù hợp; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả;
- Giúp các trường chuyên ngành y, dược tổ chức đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các học sinh, sinh viên;
1.3.Bảo vệ và phát triển nền y học cổ truyền
Danh mục thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được khuyến khích bao gồm:
Chế phẩm được sản xuất từ dược liệu của Việt Nam hoặc được sản xuất tại Việt Nam;
Các thuốc có tên chung và những chế phẩm có công thức trong Dược điển Việt Nam
Có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương
Từ đó góp phần giúp nền y học cổ truyền không bị mai một và việc tuân thủ nguyên tắc hình thành và sử dụng đúng Danh mục thuốc thiết yếu Đông y sẽ góp phần giúp nền y học cổ truyền ngày càng phát triển, đặc biệt là tại ViệtNam
Thách thức
2.1 Hiệu quả và an toàn của các loại thuốc không được đảm bảo
Về bằng chứng khoa học về hiệu lực và an toàn của thuốc YHCT, Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) [8,9] cũng đã nghiên cứu đưa ra bảng phân loại sau đây dựa trên đánh giá theo thang điểm (E.R.R.S: Evidence Rated Research Scale) bao gồm các cấp độ sau:
Dược liệu hoặc bài thuốc:
Có hiệu quả lâm sàng tốt
Đã được thử độ an toàn
Đã biết được cơ chế tác dụng
Hoạt chất đã được xác định
Chất lượng được kiểm tra để cho phép dùng trên người
Dược liệu hoặc bài thuốc:
Có kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng in vitro và/hoặc in vivo
Có dữ liệu khoa học về độ an toàn
Có nghiên cứu về cơ chế tác dụng
Có nghiên cứu về hoạt chất
Chất lượng được kiểm tra để cho phép dùng trên người nhưng chưa được kiểm tra trên lâm sàng
Dược liệu hoặc bài thuốc:
Được chấp nhận rộng rãi là có tác dụng dựa trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng lâu đời.
Được thử nghiệm độ an toàn và chất lượng
Chưa được thử lâm sàng theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát (Randomised Controlled Trials: R.C.T)
Dược liệu hoặc bài thuốc được chấp nhận có tác dụng trên cơ sở đã được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong nhân dân Tác dụng lâm sàng được kiểm chứng bằng thử nghiệm R.C.T.
Dược liệu hoặc bài thuốc được sử dụng ở địa phương hoặc ghi chép rải rác trong các tài liệu Có thể thấy ở Việt Nam, không có nhiều các dược liêu/bài thuốc YHCT đã được tiến hành nghiên cứu để có được bằng chứng khoa học được xếp theo thang điểm từ 1 đến 3.
Giữa hai thế giới Đông và Tây, cổ truyền và hiện đại, có nhiều điểm khác biệt Y học hiện đại dựa trên các nguyên tắc chuẩn hóa nghiêm ngặt và đòi hỏi bằng chứng khoa học, thường không ủng hộ những phương thuốc cổ truyền dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành và xác định công thức điều trị thông qua việc “kê đơn, bắt mạch”, tùy từng thể trạng người bệnh mà thêm bớt lượng hoặc vị.
Nguyên tắc của y học hiện đại của phương Tây đơn giản là tập trung vào các hợp chất cần thiết để điều trị trực tiếp bệnh nên thông thường, thành phần của “thuốc Tây” chỉ gồm ‘đơn giản’ một vài hoạt chất đã được các nhà nghiên cứu định danh và định lượng một cách tỉ mỉ, chính xác Về đông y, Tuy vị thuốc riêng lẻ trong bài thuốc y học cổ truyền thường đã có những nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như các tác động dược lý riêng biệt. Nhưng các bài thuốc YHCT thường có nhiều vị thuốc, mỗi vị thuốc có rất nhiều thành phần chất phức tạp Nghiên cứu cơ chế tác dụng sẽ rất khó thực hiện cho một hỗn hợp đa thành phần Một bài thuốc cổ truyền, có thể độc vị hoặc nhiều vị, các lang y không quan tâm đến bản chất hóa học của chúng và cũng không quan tâm đến việc xác định các nhóm chất nào đem lại tác dụng chính của thang thuốc Việc bắc cầu kết nối hai dòng triết lý như vậy quả thực có nhiều thách thức.
Lý luận y học cổ truyền phương Đông rất phong phú, độc đáo, sâu sắc, tiếp cận vấn đề sức khỏe và bệnh tật trên cơ sở phương pháp tư duy tổng thể, biện chứng, toàn diện nhưng rất tiếc là được diễn đạt một cách trừu tượng, có tính định tính và rất ít tính định lượng Thực hành chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền mặc dù đã được thực nghiệm trên thực tế (field tested) trên hàng trăm triệu người trong suốt hàng ngàn năm lịch sử nhưng trong đa số trường hợp chưa được chứng minh bằng khoa học kỹ thuật hiện đại.Chính vì lý do này mà việc tìm hiểu, học tập, thừa kế, phổ biến, phát huy y học cổ truyền gặp không ít khó khăn trong đời sống và xã hội hiện đại.Trong quá trình hình thành và phát triển nền y học cổ truyền phương Đông, ngay từ buổi sơ khai các nhà y học cổ truyền đương thời cũng đã nghĩ đến việc sử dụng phương pháp đối chứng, so sánh để đánh giá hiệu quả của dược liệu và các phương pháp chữa bệnh
Từ thế kỷ X, để đánh giá tác dụng của nhân sâm người ta đã so sánh sức bền của người sử dụng nhân sâm và người không sử dụng nhân sâm khi cùng chạy trên một quãng đường Mặc dù vậy, các phương pháp đối chứng được áp dụng trong lịch sử chưa đáp ứng được các đòi hỏi và tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các phương pháp thực nghiệm khoa học hiện đại Lý luận và thực hành của y học cổ truyền chủ yếu được tổng kết từ kinh nghiệm lâm sàng, được truyền miệng và chỉ có một số ít được ghi chép, tổng kết trong một số y văn kinh điển cổ xưa Thực ra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng chỉ là một trong những nghiên cứu y khoa đơn giản Nó còn cần được bổ sung bằng các nghiên cứu thực nghiệm khoa học thiết kế trên các mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT: Randomised Controlled Trial) để tiến tới trở thành một nền y học bằng chứng (EBM: Evidence Based Medicine).
Do đó, con đường khoa học khóa một bài thuốc cổ truyền phức tạp hơn người ta tưởng Không nhà dược học hoặc lương y nào có thể tự mình làm tất cả các công đoạn vốn rất phức tạp và khác nhau này bởi không chỉ cần rất nhiều thời gian để hoàn thành một khối lượng công việc cực lớn mà còn cần quy tụ cả một đội ngũ các nhà nghiên cứu liên ngành như dược học, thực vật học, hóa học độc học, hợp chất thiên nhiên, sinh học phân tử, kỹ thuật hóa học, lâm sàng… thực hiện nó.
2.2 Khác biệt chất lượng giữa các vùng trồng (GACP)
Cùng một loài dược liệu nhưng trồng ở các địa điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau
Những khác biệt này liên quan đến ngoại dạng thực thể hoặc những biến đổi của các hợp phần mà sự sinh tổng hợp của những hợp phần này có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường bên ngoài, bao gồm các biến số về sinh thái và địa lý, được nghiên cứu và xem xét.
Để hạn chế được sự khác biệt về chất lượng dược liệu so với từng vùng cần chọn địa điểm tránh những nguy cơ bị ô nhiễm do ô nhiễm đất, không khí hoặc nước bởi các hóa chất độc hại Thường xuyên đánh giá tác động của những lần sử dụng trước đây tại địa điểm canh tác, gồm cả việc trồng các loại cây trước đây và việc áp dụng những sản phẩm bảo vệ cây trồng.
Chú ý đến sự cân bằng sinh thái và đặc biệt là tính đa dạng di truyền của hệ thực vật và động vật trong các môi trường sống ở xung quanh Việc đưa vào canh tác một loại dược liệu không thuộc bản địa có thể có tác động có hại cho thế cân bằng sinh học và sinh thái của khu vực Cần theo dõi tác động sinh thái của các hoạt động trồng trọt theo thời gian
Điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu về mặt vật lý, hóa học và sinh học Thời gian có nắng, lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình, gồm cả các khác biệt về nhiệt độ ban ngày và ban đêm, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây
Thổ nhưỡng cần có những lượng thích hợp các dưỡng chất, chất hữu cơ và những yếu tố khác để bảo đảm chất lượng và sự tăng trưởng tối ưu của dược liệu Ví dụ như: loại đất, hệ thống thoát nước, khả năng giữ ẩm, độ phì nhiêu và độ pH phải thích hợp cho loài dược liệu được chọn và/hoặc bộ phận thảo dược cần có bảo đảm việc dùng phân bón đúng chủng loại, đúng lượng và đúng thời điểm Không được dùng phân bắc làm phân bón do nguy cơ tiềm ẩn của các vi sinh vật hoặc ký sinh trùng truyền nhiễm Phân gia súc, gia cầm (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn với giới hạn vi khuẩn có thể chấp nhận và diệt được khả năng nảy mầm của cỏ dại Tất cả các lần sử dụng phân bón đều phải lưu hồ sơ.
Kiểm tra và thực hiện việc tưới nước và thoát nước đúng theo nhu cầu của từng loài dược liệu trong các thời kỳ tăng trưởng khác nhau của cây Nước dùng để tưới phù hợp với đặc điểm của từng vùng, cẩn thận trọng để bảo đảm các cây đang trồng không bị thiếu nước hay úng nước chọn cách tưới nước (tưới nhẹ trên bề mặt đất, tưới ngấm hoặc tưới bằng vòi phun), phải xét đến tác động đối với sức khỏe cây trồng, nhất là những nguy cơ truyền bệnh do các vật chủ trung gian.
Chăm sóc và bảo vệ cây: Áp dụng đúng lúc các biện pháp như bấm ngọn, nhặt nụ, tỉa cành và che nắng để kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của cây, cải thiện chất lượng và số lượng dược liệu sản xuất được áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại Khi cần, chỉ được dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng, theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc và các yêu cầu theo quy định Chỉ có các nhân viên đã qua tập huấn mới được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Tuân thủ thời gian tối thiểu giữa những lần xử lý thuốc và thời gian cách ly khi thu hoạch theo đúng các hướng dẫn trong bao bì của mỗi loại sản phẩm Lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trong cây dược liệu theo quy định hiện hành Tất cả các lần sử dụng thuốc đều phải lưu hồ sơ.
2.3 Khó khăn về việc cung cấp dược liệu trong sản xuất thuốc
Các biện pháp để duy trì và cải thiện danh mục thuốc thiết yếu đông y31 1 Liên kết với các chương trình nghiên cứu và phát triển
Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức trong cộng đồng về giá trị của đông
Để phát triển công tác đông y, những năm qua, nước ta đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam; các phương pháp điều trị bệnh bằng y dược cổ truyền; thành tựu của y dược cổ truyền; tổ chức các hoạt động vinh danh thầy thuốc y dược cổ truyền; phổ biến kiến thức, lợi ích của y dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, những bài thuốc hay, cây thuốc quý Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn Nhờ đó, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của đông y được nâng lên.
Các cấp Hội trong tỉnh luôn quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên; đồng thời tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học về nghiên cứu, ứng dụng, kế thừa các bài thuốc hay, những phương thuốc quý trong khám, chữa bệnh; vận động cán bộ, hội viên tích cực sưu tầm, viết những bài thuốc hay, cây thuốc quý chữa bệnh có hiệu quả.
Xây dựng cơ sở hạ tầng y tế để hỗ trợ sản xuất và phân phối thuốc
Hình thành các trung tâm dược liệu tại các vùng dược liệu miền núi phía bắc, vùng trung du, vùng dược liệu miền trung và Tây nguyên, vùng dược liệu Đồng bằng sông Hồng, vùng dược liệu duyên hải miền trung, vùng dược liệu đồng bằng sông Cưu long
Xây dựng và bảo vệ nguồn quỹ gen về dược liệu.
Xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và xuất khẩu hàng năm.
Tổ chức khảo sát nghiên cứu điều tra sưu tầm thống kê các loại cây, con làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây, con làm thuốc hiện có trên cơ sở đó có kế hoạch tổ chức bảo vệ, tổ chức khai thác và tái sinh một cách hợp lý tránh khai thác bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái và tiệt chủng nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm.
Phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dược liệu, công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm và tạo nguồn giống cây thuốc với năng suất chất lượng cao phục vụ cho công tác sản xuất thuốc.
Đẩy mạnh việc trồng cây làm thuốc ở các cơ sở của ngành y tế, các địa phương và từng gia đình để tăng nguồn thuốc tự túc phục vụ phòng chữa bệnh đồng thời phát triển nuôi trồng tập trung với quy mô lớn.
Quy hoạch vùng chuyên canh, xen canh cây con làm thuốc, ưu tiên các loại cây có giá trị kinh tế cao, hiệu quả điều trị tốt, có nhu cầu sử dụng lớn Việc nuôi trồng phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nuôi trồng.
Tổ chức cung cấp đủ giống bảo đảm chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cho các cơ sở nuôi trồng dược liệu, tư vấn về cách phòng và chữa bệnh cho cây thuốc, tư vấn và hướng dẫn cách thu hoạch, kỹ thuật sơ chế, và kỹ thuật bảo quản.
Tổ chức ký hợp đồng sản xuất và thu mua kịp thời các sản phẩm do các cơ sở và hộ gia đình nuôi trồng Giá cả thu mua phải hợp lý có tác dụng khuyến khích việc nuôi trồng dược liệu, tránh để người nuôi trồng bị thiệt thòi do trồng cây thuốc trong vùng chuyên canh và xen canh, tổ chức cơ sở sơ chế, bào chế với quy mô công nghiệp Xây dựng kho tàng bảo quản và mạng lưới phân phối đến các cơ sở sử dụng một cách kịp thời và thuận tiện đảm bảo chất lượng quy định.
Xây dựng khu công nghệ chuyên sơ chế, bào chế, sản xuất thuốc YHCT với công nghệ và kỹ thuật hiện đại tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua dược liệu và sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Mở rộng mạng lưới cung cấp dược liệu đã bào chế với chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.
Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngànhYDHCT với các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu khoa học để nghiên cứu phát triển dược liệu và thuốc YHCT Gắn quá trình nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu kết hợp với sản xuất.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên
Mở rộng hợp tác với các nước đặc biệt là các nước trong khu vực, các tổ chức xã hội, đa phương cũng như song phương trên nguyên tắc giữ vững chủ quyền và độc lập dân tộc, hai bên cùng có lợi hiện đại hoá YDHCT nhưng không làm mất đi bản sắc của YDHCT Việt Nam
Chủ động hợp tác với các diễn đàn, tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, cơ quản lý dược của các nước tiên tiến trên thế giới, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp dược quốc tế để trao đổi, chia sẻ thông tin, hợp tác phát triển về quản lý, khoa học, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực dược; chú trọng thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia nhằm nghiên cứu, phát triển thuốc phát minh còn bản quyền tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao.
Chủ động đàm phán, gia nhập và triển khai thi hành các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực dược Xây dựng lộ trình thực hiện công nhận, tiến tới thừa nhận lẫn nhau về hồ sơ đăng ký thuốc, đánh giá GMP.
Tăng cường hợp tác và kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin quản lý dược với cơ quan quản lý dược chặt chẽ Thúc đẩy hài hòa hóa hồ sơ, quy trình và thủ tục liên quan đến quản lý dược theo hướng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Mời chuyên gia là những thầy thuốc YHCT giỏi của các nước sang trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực của YDHCT như nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, đào tạo, quản lý, nuôi trồng dược liệu, bào chế sản xuất thuốc YHCT.
Hàng năm Bộ Y tế cử các đoàn đi nước ngoài để học tập và trao đổi kinh nghiệm; hợp tác trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, khám chữa bệnh; giới thiệu và tăng cường xuất khẩu thuốc YHCT sang các nước.