1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo chủ đề thủ thuật 6 chiếc mũ tư duy và ứng dụng

33 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy và ứng dụng
Tác giả Phạm Nguyễn Thanh Duyên
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Minh Thành
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Và Tư Duy Sáng Tạo
Thể loại Tiểu luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 727,04 KB

Nội dung

Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không pháthuy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ.. Hơn nữa khi áp dụng mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Môn học: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ TƯ

DUY SÁNG TẠO

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Minh Thành

Tên sinh viên thực hiện:.Phạm Nguyễn Thanh Duyên.

Mã số sinh viên: 48.01.701.028

Chủ đề: Thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy và ứng dụng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

Mục lục 2

Mở đầu 3

Phần 1: Tổng quan nguồn gốc, khái niệm của thủ thuật “ 6 chiếc mũ tư duy” Khái niệm 4

Nguồn gốc 5

Phần 2: Tìm hiểu về phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” Đặc trưng của từng chiếc mũ 7

Mũ trắng Mũ đỏ Mũ đen Mũ vàng Mũ xanh lá Mũ xanh dương Nguyên tắc thực hiện thủ thuật 6 chiếc mũ tư duy 13

Ứng dụng của thủ thuật 6 chiếc mũ tư duy 14

Cách tiến hành thủ thuật 6 chiếc mũ tư duy 15

Ưu điểm và nhược điểm của thủ thuật 6 chiếc mũ tư duy 17

Phần 3: Ứng dụng thủ thuật trong chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh 19

Phần 4: Thành quả và kết luận chung của thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy” 21

Trang 3

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

Phần mở đầu

Phương pháp 6 chiếc mu tư duy là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp chúng ta đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn Nhờ vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và

đó là một trong những lý do giúp họ thành công Mặc dù vậy, thông thường, họ

có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn

bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không pháthuy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ Hơn nữa khi áp dụng mô hình “6 chiếc mũ tư duy” chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua việc kết hợp đa dạng các kỹ năng tư duy khách quan, cảm xúc, sáng tạo, nhạy bén và khả năng lập kế hoạch

dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định Nhờ vậy, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của một vấn đề, tử việc phân tích se dễ dàng nhận được những cơ hội và thách thức mà có thể bạn sẽ không để ý

Thêm vào đó, với một số vấn đề phức tạp cần có sự tham gia thảo luận của mộtđội nhóm để không những cho ta nhiều ý kiến đa dạng mà còn giúp tăng năng suất làm việc Đặc biệt là có thể tránh được những xung đột lớn trong khi nhiềungười tranh luận vì một vấn đề vì mọi người có thể thoải mái tư duy dưới nhiềugóc nhìn khác nhau

Trang 4

định đúng đắn Vì thế em nghĩ đây là một phương pháp mà em tâm đắc và hứng thú thực hiện nhất Hơn nữa, là một sinh viên theo chuyên ngành sư phạmtiếng Anh thì em nghĩ phương pháp này rất cần thiết trong việc phục vụ công tác giảng dạy của mình trong tương lai.

-Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

PHẦN 1: TỔNG QUAN KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC CỦA THỦ THUẬT

“6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”

I/ Khái niệm thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp tư duy với ý tưởng cốt lõi là khuyến khích sự sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới nhờ vào việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau Màu sắc khác nhau trên sáu chiếc

mũ tư duy sẽ thể hiện những quan điểm khác nhau đối với 1 vấn đề Trong đó:

 Mũ màu trắng – tư duy khách quan

 Mũ màu đỏ – tư duy cảm xúc

 Mũ màu xanh dương – tư duy tổ chức

 Mũ màu xanh lá – tư duy sáng tạo

 Mũ màu vàng – tư duy tích cực

 Mũ màu đen – tư duy mạo hiểm

Trang 5

Ngoài ra, Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy hay còn được biết đến là Tư duy song song là một trong những phương pháp giúp con người tập trung khai thác nhiều ý tưởng cũng như sáng kiến mà mỗi người có được trong từng phương hướng của suy nghĩ Phương pháp tư duy này cho phép người dùng đơn giản hóa lối tư duy và suy nghĩ chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm Thông qua nguyên tắc 6 chiếc mũ tư duy mà hướng tư duy của mọi người cùng hướng

về một phía, tránh gây ra sự tranh cãi Đây là một phương pháp khá đơn giản

mà mang lại những hiệu quả to lớn về kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn

đề trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến cái tôi của bất kỳ ai

II/ Nguồn gốc của phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”

Kỹ thuật “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ

và độc đáo được Edward de Bono phát triển vào năm 1985 Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ

Trang 6

Tư duy song song trong phương pháp tư duy 6 chiếc mũ đã nhanh chóng thay thế cho cách thức tư duy tranh luận trên toàn thế giới - Từ những quản trị viên cao cấp của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Siemens, NTT, Prudential (US) cho đến những đứa trẻ còn ngồi trên ghế nhà trương; Từ những ngôi làng tại Campuchia cho đến những quan chức chính phủ cao cấp Hãy khám phá một phương pháp tư duy mới - hiệu quả hơn,thiết thực hơn, sáng tạo hơn

Trang 7

của vấn đề, Edward de Bono đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời

Phương thức tư duy “Sáu chiếc mũ” – 6c – được xem là sự thay đổi quan trọng nhất về mặt nhận thức của con người trong vòng 2 – 3 thế kỷ gần đây Điều này tưởng chừng khó tin nhưng những minh chứng đưa ra lại đầy sức thuyết phục.Qua 14 năm, kể từ khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên, số lượng người tìm đọc và làm theo ngày càng tăng

Sau đây là một vài ví dụ về những người đầu tiên sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” này:

1 Đội dự án đa quốc gia của tập đoàn hàng đầu (ABB) từng mất 30 ngày hội họp để đưa ra một quyết định, sau khi họ áp dụng lối tư duy đồng thuận, thời gian rút xuống chỉ còn hai ngày

2 Một nghiên cứu viên làm việc tại phòng thí nghiệm hàng đầu của tập đoàn IBM đã nói với tôi rằng phương thức tư duy 6C đã rút ngắn được ¾ thời gian của những buổi thảo luận

3 Một tập đoàn khác, tập đoàn Statoil của Na Uy gặp phải vấn đề về một thiết

bị khoan dầu, tốn tới vài trăm nghìn đô la mỗi ngày Khi Jens Arup, một chuyênviên về phương thức tư duy 6C, giới thiệu với họ phương thức tư duy, vấn đề được giải quyết chỉ trong 12 phút và khoản chỉ một trăm nghìn đô la mỗi ngày giảm xuống bằng 0!

4 Cũng có những minh chứng tương tự trong ngành toà án

Trang 8

Một ban bồi thẩm áp dụng phương thức tư duy 6C, họ chỉ mất 15 phút để đưa

ra một quyết định, trong khi đó, với lối tư duy thông thường, đồng nghiệp của

họ đã phải mất 3 giờ đồng hồ

5 Người ta đã tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhỏ đối với ba công chức cao cấp, áp dụng phương thức tư duy 6C, tốc độ tư duy của họ tăng 493%! Những điển hình vừa nêu chứng tỏ sự thay đổi lớn lao Mọi người chúng ta đều rất hạnh phúc khi tăng năng suất lên 5-10% Với 6C, con số này là 500% và hơn nữa Đó thực sự là một cuộc cách mạng Phương thức tư duy 6C được áp dụng trên toàn thế giới

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

Phần 2: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”

I/ Đặc trưng của từng chiếc mũ tư duy

1 Mũ trắng - Objective

Trang 9

Mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng Khi đội "Mũ trắng", bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn Hãy nghiên cứu thông tin chúng ta có để tìm ra câu trả lời cho những điều chúng ta còn thắc mắc.

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

Trang 10

*Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?

- Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?

- Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

2 Mũ đỏ - Intuitive

Mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm

áp Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí

lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải thích Khi đội "Mũ đỏ", bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn

Trang 11

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

*Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?

- Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?

- Tôi thích hay không thích vấn đề này?

3 Mũ đen - Negative

Trang 12

Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, trần trừ, thái đội biquan Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta Chiếc mũ đen để dùng cho "sự thận trọng", nó chỉ ra cáclỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháphay nguy hiểm Khi đội "Mũ đen", bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một

kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đềhoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến

Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo Phương pháp tư duy "Mũ đen" sẽ giúp họ tránh được điều này

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

Trang 13

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?

- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?

- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

4 Mũ vàng - Positive

Mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án Khi đội "Mũ vàng", bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấyhết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại Cách tư duy

"Mũ vàng" giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại

Trang 14

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

*Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?

- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

- Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?

5 Mũ xanh lá cây - Creative

Trang 15

triển Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo Trong giai đoạn đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội "Mũ xanh" sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

Trang 16

*Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?

- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?

- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?

- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

6 Mũ xanh dương - Process

Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát Chiếc mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác - tổ chức tư duy Mũ xanh dương sẽ kiểm soát tiến trình tư duy Đây là chiếc mũ của người chủ tọa để kiểm soát tiến trình cuộc họp Khi gặp khó khăn

do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng "Mũ xanh lá cây" Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách "Mũ đen"

Mũ xanh dươngMũ xanh dương

Trang 17

Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

*Một số câu hỏi có thể sử dụng:

- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?

Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận

Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch

- Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?

Trang 18

Trong thực tế, chức năng của mỗi chiếc mũ sẽ được biểu thị thông qua việc nêu lên màu sắc Điều này đem lại nhiều thuận lợi Chẳng hạn, thay vì làm cho

ai đó ngại ngùng khi bạn hỏi thẳng rằng bạn muốn biết cảm xúc của người đó, bạn chỉ việc yêu cầu người đó đội chiếc mũ đỏ, hoặc khi bạn muốn yêu cầu ai hãy tạm gác những cân nhắc cẩn trọng, bạn bảo họ hãy thôi đội chiếc mũ đen

II/ Nguyên tắc khi thực hiện thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

-Nguyên tắc: Hãy lần lượt "đội" 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề Mỗi lần đội mũtức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới Nếu bạn chủ trì thảo luận thì luôn đảm bảo: "Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu"

Chú ý: Nếu áp dụng cho cá nhân bạn thì bạn chính là chủ toạ của chính mình Phương pháp này sẽ không có tác dụng với những ai có sức ỳ lớn trong

tư duy vì dù đội mũ mầu nào vẫn cứ tư duy theo một lối có sẵn! 6 chiếc mũ tạo

ra những cặp mũ đối lập nhau:

*Trắng - Đỏ: Mũ trắng mang tính lý trí, mũ đỏ mang tính cảm xúc Đây là

hai phương diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.Phạm Nguyễn Thanh Duyên 48.01.701.028

*Đen - Vàng: Mũ đen mang tính bi quan, mũ vàng mang tính lạc quan Đây

là hai đặc trưng tâm lý đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người

*Xanh lá cây - Xanh dương: Mũ xanh lá mang tính phân tán, mũ xanh

dương mang tính điều phối Đây là hai phương diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người

- Về kỷ luât;

Kỷ luật vô cùng quan trọng Mọi người trong nhóm bắt buộc phải mang cùng một chiếc mũ Không được phép tuỳ tiện yêu cầu: "Bây giờ tôi muốn đội

Trang 19

thường- Trưởng nhóm sẽ chỉ ra thời điểm thay đổi mũ Chiếc mũ được sử dụng

để biểu thị lối tư duy, và bạn phải tuân theo lối tư duy đó Khi bạn áp dụng lần đầu, có thể bạn cảm thấy khó tuân theo, nhưng sau đó bạn sẽ quen

-Về thời gian:

Với mỗi chiếc mũ, chúng ta được phép thảo luận bao lâu? Câu trả lời là càng ngắn càng tốt Trong một quỹ thời gian hạn hẹp, mọi người tập trung giải quyết vấn đề, thay vì bàn luận dông dài

III/ Ứng dụng của thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

-Kích thích suy nghĩ song song

- Kích thích suy nghĩ toàn diện

- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến …) và chất lượng

- Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp

- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm

- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án

- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định

IV/ Cách tiến hành thủ thuật “6 chiếc mũ tư duy”

Bạn có thể sử dụng chiếc mũ theo hai cách chính:

- Sử dụng riêng lẻ những chiếc mũ, nhờ đó, bạn có được những ý kiến cụ thể

- Sử dụng lần lượt các chiếc mũ, nhờ đó, bạn khám phá ra sự việc, hoặc đưa ra cách giải quyết vấn đề

Cách sử dụng riêng lẻ:

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w