1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh doanh xuất nhập khẩu cách lập và kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách Lập Và Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Lữ Bảo Châu, Lê Thanh Thái Hà, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trần Thị Kim Ngọc, Huỳnh Thị Hồng Nhung, Đặng Hoàng Thanh Phương, Nguyễn Hiền Trang, Dương Yến Vy, Hồ Yến Vy, Nguyễn Hoàng Mai Vy, Nguyễn Phan Yến Vy, H Lý Knul
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,74 MB

Cấu trúc

  • Phần 2: Hối Phiếu(Bill Of Exchange/Draft)&Séc(Check/ Cheque) (0)
  • Phần 3: Hóa Đơn Thương Mại (Commercial Invoice) (15)
  • Phần 4: Vận Đơn ( Bill Of Lading) (19)
  • Phần 5: Phiếu Đóng Gói (Packing List) (23)
  • Phần 6: Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá(Certificate Of Origin) (25)
  • Phần 7: Giấy Chứng Nhận Số Lượng, Chất Lượng Hàng Hoá (Certificate Of Quantity, Quality) (30)
  • Phần 8: Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Policy/ Insurance Certificate) (33)
  • Phần 9: Các Loại Chứng Từ Khác (36)
  • Phần 10: Phân Tích Bộ Chứng Từ (41)

Nội dung

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồmMỗi mặt hàng khi làm thủ tục hải quan sẽ cần bộ chứng từ để làm căn cứ giao dịch vàthanh toán với nhà cung cấp, tùy theo từng mặt hàng sẽ cần các loại c

Hóa Đơn Thương Mại (Commercial Invoice)

1 Hóa Đơn Thương Mại Là Gì?

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

Trên hóa đơn này cần thể hiện rõ những nội dung như: đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,

Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản để phục vụ cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như trình ngân hàng để yêu cầu thanh toán hàng hóa, trình công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, trình hải quan để tính thuế,

2 Chức Năng Của Hóa Đơn Thương Mại

Dùng để đối chiếu và kiểm tra hối phiếu:

- Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, qua hóa đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu.

- Khi không có hối phiếu, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.

Khai báo hải quan làm cơ sở để tính thuế:

- Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế.

Thống kê, đối chiếu hàng với hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng:

- Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng

3 Nội dung của hóa đơn thương mại

Mẫu hóa đơn thương mại rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, hóa đơn cũng phải thể hiện đầy đủ các mục sau:

- Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu

- Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua

- Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định

- Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu

- Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P

- Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa

- Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng

- Giá của từng mặt hàng

- Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán

- Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên)

4 Kiểm tra hóa đơn thương mại

Khi sử dụng hóa đơn thương mại sẽ không tránh khỏi sai sót: sự nhầm lẫn giữa các giấy tờ có nội dung tương tự, thiếu thông tin, vì thế cần lưu ý các trường hợp hóa đơn thương mại khai báo không đúng hoặc sai thông tin sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc thông quan hàng hóa xuất khẩu đi.

Một số lỗi thường gặp khi kiểm tra hóa đơn thương mại cần lưu ý:

- Thông tin bên mua bán khác với trên L/C

- Số bản hóa đơn được phát hành không cùng với yêu cầu của L/C

- Thông tin về đơn giá, số tiền, mô tả hàng hóa và điều kiện đóng gói, ký hiệu hàng hóa tại hóa đơn không khớp với nội dung của L/C

- Số L/C và ngày mở L/C không chính xác

Khi kiểm tra hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ thanh toán L/C cần chuẩn bị những chứng từ:

- Số lượng hóa đơn xuất ra có đủ về số bản như yêu cầu khi mở LC

- Các thông tin liên quan tới 2 bên mua bán trên hóa đơn: người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…) có phù hợp với quy định của L/C

- Trên hóa đơn có chữ ký của người phát hành hóa đơn không (Theo UCP 600, nếuL/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên) Trường hợp hóa đơn được lập từ bên thứ 3 thì chỉ được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable

- Xem mô tả trên hóa đơn có phù hợp quy định L/C yêu cầu không

- Các thông tin thể hiện trên hóa đơn: số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng (Incotrems 2020), điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không…

Ngoài ra, cần đối chiếu các thông tin ngân hàng yêu cầu trên hóa đơn với L/C, bao gồm: số L/C, loại L/C, ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng Kiểm tra số và ngày lập hóa đơn có trùng khớp với L/C và các chứng từ khác hay không.

5 Ví dụ mẫu hóa đơn thương mại

- Người bán: Công ty TNHH một thành viên Trương Phú Vinh ở Bến Tre, Việt Nam (có đầy đủ thông tin về tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, )

- Người mua hàng: ngân hàng doanh nghiệp Đài Loan (Taiwan)

Vận Đơn ( Bill Of Lading)

Vận đơn là đơn vận tải - thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…), là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá trên biển do người vận tải cấp cho người gởi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng.

Biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở.

Bằng chứng của hợp đồng vận tải đã ký kết.

Xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Làm căn cứ khai hải quan, hoàn tất bô ̣ hồ sơ thông quan cho lô hàng.

Chứng từ dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá.

Làm căn cứ xác định lượng hàng đã gửi đi.

4 Nội dung của vận đơn

4.1 Nội dung chi tiết trên B/L:

- Tên & logo của hãng vận tải

- Số lượng bản gốc (No of Originals)

- Người thông báo (Notify Party)

- Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)

- Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)

- Số container, chì (Container No.; Seal No.)

- Mô tả bao kiện, hàng hóa (Descripton of Packages and Goods)

- Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement)

- Cước và phí (Freight and Charges)

- Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)

4.2 Những nội dung cần để ý:

- Số và ngày vận đơn

- Tên cảng xếp, dỡ hàng

- Số lượng và loại kiện

5 Phân loại vận đơn đường biển

5.1 Căn cứ vào tình trạng vận đơn

- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L), còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.

- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L), còn gọi là vận đơn bẩn: có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm… Đối với loại B/L này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán trừ trường hợp có quy định riêng.

5.2 Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông)

Vận đơn đích danh (straight bills of lading): Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ) và vận đơn này không chuyển nhượng được.

Vận đơn theo lệnh là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế Theo đó, người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.

Vận đơn vô danh (bearer bills of lading): Vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng, không ghi rõ theo lệnh của ai Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ Vận đơn này có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay.

5.3 Căn cứ vào dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã xếp lên tàu hay chưa

Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Vận đơn được cấp cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu Do đó đơn này không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu Sau khi hàng hóa được xếp xuống tàu, người gửi hàng phải đem vận đơn này đến hãng tàu đổi lấy “vận đơn đã xếp hàng” thì mới có giá trị thanh toán, mà vận đơn này muốn chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” thì phải bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên.

6 Soạn thảo và kiểm tra vận đơn

Khi kiểm tra vận đơn trong bộ chứng từ thanh toán L/C cần để ý những thông tin sau:

- Thông tin vận tải hàng hóa thể hiện trên B/L phải phù hợp

- Trên vận đơn không có chữ ký theo quy định của L/C

- Số bản của vận đơn được xuất trình không đủ theo yêu cầu khi phát hành L/C

- Tính xác thực vận đơn: kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở (hãng tàu/ đại lý hãng tàu) hoặc thuyền trưởng của tàu hoặc là người giao nhận và tư cách pháp lý Nếu chỉ có chữ ký của người chuyên chở mà không nêu tư cách pháp lý hoặc là nêu không đủ chi tiết tư cách pháp lý thì chứng từ sẽ không được thanh toán.

- Kiểm tra mục gửi hàng: ngân hàng vẫn chấp nhận chứng từ vận tải đề cập tới bên thứ 3 mà trong L/C không đề cập.

- Mục người nhận hàng (Consignee): trong L/C có 2 cách quy định như sau:

Vận đơn ký hậu để trắng (B/L) là loại vận đơn được lập theo lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trống, dành cho các lô hàng không xác định người nhận cụ thể Trên B/L, mục "Người nhận hàng" sẽ được ghi là "Theo lệnh" và người gửi hàng sẽ ký hậu để trắng ở mặt sau của B/L.

Mục người gửi hàng trên vận đơn phải ghi "To the order of Bank" và người gửi hàng không ký hậu Tên ngân hàng phải chính xác, nếu ghi sai thì vận đơn không được chấp nhận.

- Kiểm tra mục thông báo (Notify party): Tại mục này bạn sẽ thấy ghi thông tin người làm đơn xin mở L/C (tức người nhập khẩu).

- Kiểm tra điều kiện chuyển tải (Partial shipment):

 Nếu không cho phép chuyển tải thì vận đơn sẽ không được show bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải.

 Nếu cho chuyển tải thì ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ khi tên cảng, tên tàu, tuyến đường được nêu cùng một vận đơn.

- Ngoài ra cần kiểm tra thông tin hàng hóa trên vận đơn có đúng quy định L/C về: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá Đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container, số seal hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội dung L/C và phiếu hàng hóa.

- Cần chú ý thêm về tình trạng của vận đơn thể hiện: Là vận đơn đã xếp hàng

Với vận đơn được ký hiệu “shipped on board B/L” hoặc “received for shipment B/L”, ngân hàng sẽ không chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp thuận từ nhà nhập khẩu.

- Cần để ý mục cước phí vận tải xem phù hợp không: hàng hoá nhập khẩu chủ yếu theo điều kiện giao hàng CIF (giá có mua bảo hiểm) và CFR (giá không mua bảo hiểm) nên hầu hết các L/C quy định cước phí trả trước (freight prepaid) Trường hợp cước phí trả sau trong L/C nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận.

Trên vận đơn, thông tin phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu của người lập Ngoài ra, cần kiểm tra các thông tin như số L/C, ngày mở L/C, đồng thời đối chiếu với các chứng từ khác liên quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại.

Phiếu Đóng Gói (Packing List)

Là chứng từ do người xuất khẩu lập để liệt kê những mặt hàng, những loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.

Thuận tiện cho việc kiểm đếm hàng hoá trong mỗi kiện.

3 Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản

Một để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong điều kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi.

Một bản để cùng với các phiếu đóng gói khác tạo nên một bộ đầy đủ Bộ này được xếp vào trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng.

Một bản còn lại cũng lập thành một bộ với các phiếu khác, bộ này được kèm với hóa đơn để xuất trình cho ngân hàng thanh toán

4 Phiếu đóng gói có 3 loại như sau

Phiếu đóng gói chi tiết( detailed packing list)

- Liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng Đôi khi nội dung không có gì khác biệt so với phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết thì nó trở thành phiếu đóng gói chi tiết

Phiếu đóng gói trung lập (neutral packing list)

- Trong đó không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua có thể sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba

Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list)

- Đây là mẫu phiếu đóng gói, kèm theo cả bảng kê chi tiết về trọng lượng của hàng hóa Vì vậy mẫu Packing and Weight List cũng được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng

5 Cách lập phiếu đóng gói

Cũng giống một số chứng từ khác, Packing list thường có mẫu sẵn, doanh nghiệp có thể căn cứ vào các mẫu đó để lập Packing list và điều chỉnh cho phù hợp với quy cách đóng gói của sản phẩm.

Khi lập phiếu đóng gói Packing list, người lập cần chú ý đến đơn vị đóng gói, tránh nhầm lẫn dẫn đến sai sót trên phiếu đóng gói

Tiêu đề trên cùng Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty,

Seller Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của công ty bán hàng.

Số và ngày đóng gói

Buyer Tên, địa chỉ, điện thoại, số fax của bên mua hàng.

Ref No (Số tham chiếu) Gồm những thông tin về số lượng đơn hàng hoặc những phần ghi chú về Notify Party thường sử dụng để thanh toán L/C thì mới cần ghi thêm thông tin này để thông báo khi hàng đến.

Port of Loading Cảng bốc hàng

Vessel Name Số chuyến và tên tàu vận chuyển

Ngày dự kiến tàu khởi hành

Product (Mô tả hàng hóa) Tên hàng, ký hiệu, mã hiệu sản phẩm…

Quantity Số lượng hàng theo mỗi đơn vị

Packing Số lượng kiện, thùng và hộp đóng gói

NWT (Net weight) Trọng lượng tịnh của hàng

Trọng lượng tổng kiện hàng (tính cả thùng, hộp, dây buộc…).

Remark (Ghi chú thêm) Phần chú thích

Ví dụ mẫu Packing list

6 Khi lập packing list cần chú ý những gì?

Tên hàng + mã hàng (nếu có), đơn vị tính, số lượng, trọng lượng

Quy cách đóng gói, kích thước kiện hàng

Dĩ nhiên không thể thiếu thông tin của Seller và Buyer

Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá(Certificate Of Origin)

1 Tổng quan về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (Certificate Of Origin) 1.1 Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate Of Origin)

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate Of Origin) là giấy do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ sản phẩm của nước đó theo các quy tắc xuất xứ.

1.2 Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate Of Origin)

Có 2 loại C/O chính là: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi:

- CO không ưu đãi: tức là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.

- C/O ưu đãi được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu hàng hóa vào các nước khác nhau.

1.3 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam

Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):cấp C/O form A, B…

- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

1.4 Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate Of Origin) Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

1.5 Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate Of Origin)

Nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách ghi theo thứ tự vào các ô của mỗi loại C/O tuỳ theo mẫu được cấp phép

 Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng

 Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.

 Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)

 Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)

 Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)

 Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu

Phân loại C/O Thông thường C/O được phân loại theo 2 cách sau đây:

 C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.

 C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ.

Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.

1.6 Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam

C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP;

C/O form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;

C/O form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;

C/O form S hàng xuất khẩu sang Lão thuộc diện hưởng ưu đãi thuế hiệp định Việt Nam Lào;

CO form AK hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;

CO form GSTP hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;

C/O form B hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;

C/O form ICO cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);

C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU;

C/O form Mexico (thưởng gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico,

C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;

C/O form Peru cấp cho hãng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

2 Quy trình cấp C/O tại Việt Nam

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ

C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O -Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ

Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

(2) Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela ) Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

- C/O đã được khai gồm có 1 bàn gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải đánh máy đẩy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp.

(3)Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.

Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu là một trong những chứng từ quan trọng cần nộp khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa Tuy nhiên, trong một số trường hợp được pháp luật quy định, doanh nghiệp có thể không cần khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu Ngoài ra, nếu vì lý do chính đáng không nộp được tờ khai hải quan xuất khẩu ngay, doanh nghiệp có thể nộp sau nhưng phải có văn bản giải trình rõ ràng.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

(5) Packing List: 1 bản gốc của doanh nghiệp

(6) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu "Sao y bản chính"

Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu (1 bản sao) khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu từ nước ngoài hoặc Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước đối với trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước.

(8) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được doanh nghiệp giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

(9) Các giấy tờ khác như: Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp

3 Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa C/O.

3.1 Kiểm tra theo hình thức bên ngoài của C/O:

Trên C/O phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ,

Số tham chiếu: Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng.

Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ theo quy định.

Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan

3.2 Kiểm tra theo nội dung của C/O:

Giấy Chứng Nhận Số Lượng, Chất Lượng Hàng Hoá (Certificate Of Quantity, Quality)

1 Khái niệm Certificate of Quantity, Quality

Là Chứng từ Chứng nhận số lượng, chất lượng sản phẩm do bên thứ ba cung cấp. Thường được sử dụng để xác nhận số lượng và chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Trong xuất nhập khẩu, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá được phân loại dựa trên 2 hình thức:

➊ Chứng nhận tự nguyện: Đây là chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hay cá nhân Phương thức này tương thích tiêu chuẩn phụ thuộc vào những tổ chức triển khai hay cá thể ghi nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức triển khai hay cá thể công bố hợp chuẩn quyết định hành động nhưng phải tương thích với từng mẫu sản phẩm để bảo vệ độ đúng mực

➋ Chứng nhận bắt buộc: Chứng nhận này được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước (ở Trung ương hoặc địa phương), thường thì là những ghi nhận tương quan đến những yếu tố về bảo đảm an toàn, vệ sinh hay môi trường tự nhiên ( công bố hợp quy ) Hiện nay, có 2 cơ quan cấp giấy ghi nhận chất lượng sản phẩm & hàng hóa :

Bộ công thương Việt Nam; Phòng thương mại và công nghệ tiên tiến Việt Nam (VCCI)

3 Cách lập chứng từ: Để lập chứng từ này, bạn có thể thực hiện các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết

Bạn cần có các thông tin sau để lập chứng từ Quality and Quantity Certificate:

Tên và địa chỉ của người gửi và người nhận hàng hóa

Mô tả chi tiết về sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, số lượng, khối lượng và thông số kỹ thuật khác nếu cần thiết.

Thời gian vận chuyển hoặc xuất nhập khẩu sản phẩm

Bước 2: Tìm hiểu về tiêu chuẩn và quy định liên quan đến chứng từ Quality and

Ta nên tìm hiểu về các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến chứng từ Quality and Quantity Certificate của quốc gia nơi bạn đang xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng chứng từ được lập đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của pháp luật.

Bước 3: Liên hệ với đơn vị cấp chứng từ

Để xuất trình Chứng nhận số lượng và chất lượng (Quality and Quantity Certificate) đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật, người nộp hồ sơ cần liên hệ với đơn vị cấp chứng từ để được hướng dẫn về thủ tục và yêu cầu liên quan đến chứng từ này.

Bước 4: Lập chứng từ Quality and Quantity Certificate

Sau khi đã nắm rõ các quy định và yêu cầu liên quan đến chứng từ Quality and Quantity Certificate, bạn có thể lập chứng từ theo các hướng dẫn của đơn vị cấp chứng từ Chú ý đảm bảo rằng thông tin về số lượng và chất lượng sản phẩm là chính xác và được xác nhận bởi người kiểm tra trước khi lập chứng từ.

Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu thêm về chứng từ Quality and Quantity Certificate, đây là một số thông tin cơ bản về chứng từ này

Chứng từ Quality and Quantity Certificate (CQ) thường được sử dụng trong thương mại quốc tế để chứng minh chất lượng (Quality) và số lượng (Quantity) hàng hóa được giao hàng hoặc vận chuyển.

CQ thường được cấp bởi các tổ chức độc lập và uy tín trong lĩnh vực kiểm định và kiểm tra chất lượng hàng húa, chẳng hạn như TĩV SĩD, SGS, BV, Intertek, và Cotecna.

Một chứng từ CQ thường bao gồm các thông tin như tên và địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu, tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị, ngày giao hàng, các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng hàng hóa, chữ ký và con dấu của các bên liên quan, và một số thông tin khác tùy thuộc vào yêu cầu của bên nhận chứng từ. Để xác định tính hợp lệ của một chứng từ CQ, bạn cần kiểm tra các thông tin và chữ ký trên chứng từ để đảm bảo rằng chứng từ được cấp bởi một tổ chức đáng tin cậy và được thực hiện theo quy trình kiểm định chất lượng và kiểm tra số lượng đúng quy định.

4 Phân biệt giấy chứng nhậnC/O và C/Q

C/O và C/Q là loại giấy tờ rất quan trọng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu và một số xông việc khác có liên quan.

CO CQ Định nghĩa CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm.

CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa là phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành. Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan.

Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hóa).

Bộ Công Thương giữ vai trò là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận Xuất xứ (CO) và Chứng nhận Chất lượng (CQ) Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, Bộ có thể ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật.

Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm (Insurance Policy/ Insurance Certificate)

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Trong đó, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm là chứng từ quan trọng do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm Chứng từ này đóng vai trò hợp thức hóa hợp đồng, đảm bảo tính ràng buộc giữa các bên tham gia Các điều khoản có trong đơn bảo hiểm giúp làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cả bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.

- Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên trong đó quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

- Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, PTVT…) và việc tính toán phí bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hoá bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

2 Chức năng Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm Bảo hiểm có tác dụng:

- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế.

- Giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

- Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.

Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường.

Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: Được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm.

Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm: Ngày lập chứng từ được ghi ở góc gưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue” Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.

Số chứng từ bảo hiểm: Là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm

Người được bảo hiểm trong L/C thường là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu), trừ khi L/C có quy định cụ thể khác.

Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel or No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight” Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác.

Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khởi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”. Điều kiện bảo hiểm: Trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance” Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…)

Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc của người được ủy quyền ký và phát hành Chữ ký người được ủy quyền phải chỉ rõ là người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.

4 Cách kiểm tra chứng từ bảo hiểm

Về chứng từ bảo hiểm cần kiểm tra những thông tin sau:

- Số lượng chứng thư bảo hiểm đã phát hành có phù hợp với quy định L/C.

- Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không?

Để xác định giá trị bảo hiểm lô hàng, cần so sánh các chứng từ trên hóa đơn thương mại với quy định trong L/C Điều này là bởi vì L/C thường yêu cầu giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hàng hóa trên hóa đơn, do đó cần đảm bảo tuân thủ đúng quy định này.

- Thông tin về người hưởng bảo hiểm có trùng với quy định tại L/C không, việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không?

Cần lưu ý tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng (blank endorsed) tương tự như trên vân đơn vận tải.

Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L nếu sau ngày lập bill thì ngân hàng sẽ không thanh toán cho bộ chứng từ này Ngoài ra cần kiểm tra việc mô tả hàng hóa phải đúng quy định Theo điều 37c UCP-500, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.

- Những thông tin trên bảo hiểm về: tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?

Cần kiểm soát những đơn vị giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường phải phù hợp với quy định của L/C.

- Thanh toán L/C phải quy định rõ phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa?

Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (all risks), rủi ro chiến tranh (war risk), rủi ro đình công (strike risk)… Thực tế khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm vẫn có những lỗi phổ biến như sau:

 Số bản bảo hiểm được xuất trình không đúng quy định L/C.

 Các thông tin liên quan giữa người bán và người mua không đúng.

 Trên chứng từ bảo hiểm không ký hậu quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu.

 Thông tin hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm khác với yêu cầu trên L/C.

 Trên bảo hiểm không thể hiện đầy đủ các điều kiện bảo hiểm.

 Không show những tổ chức giám định hàng hoá hoặc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C.

Các Loại Chứng Từ Khác

1 Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ – Certificate of Quality) là giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.

Mục đích sử dụng: Dùng để chứng minh sản phẩm, hàng hoá đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hoá).

Cơ quan cấp phát: Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CQ Tuy nhiên trong một số trường hợp, có thể uỷ quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.

Có 2 hình thức chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

- Chứng nhận tự nguyện: thích hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế do cá nhân, tổ chức yêu cầu.

- Chứng nhận bắt buộc: thích hợp với tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước yêu cầu.

Tuy không bắt buộc trong hồ sơ hải quan nhưng Giấy chứng nhận chất lượng lại rất có lợi cho hoạt động kinh doanh Chính vì thế, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu thì nên xin loại giấy chứng nhận này.

Với những mặt hàng đặc thù, có giấy chứng nhận chất lượng – CQ sẽ giúp cho việc thông qua hải quan được thực hiện nhanh chóng hơn Đồng thời, nó còn giúp các đối tác, khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, hàng hóa Từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Certificate of Food Safety Conditions) là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến, nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

- Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn.

- Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3 Giấy chứng nhận kiểm định

Giấy chứng nhận kiểm định (Certificate of Inspection) do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được ủy quyền kiểm định Nhà nước cấp cho chuẩn hoặc phương tiện đo đã được kiểm định và đạt yêu cầu theo quy định.

Có hai loại giấy chứng nhận kiểm định

- Loại 1: Giấy chứng nhận kiểm định cấp cho phương tiện đo dùng làm chuẩn.

- Loại 2: Giấy chứng nhận kiểm định cấp cho phương tiện đo công tác.

4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích: Cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó; đồng thời chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng,hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu đơn giản là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Cơ quan cấp phát: Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận C/O Tuy nhiên trong một số trường hợp, có thể uỷ quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.

- Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu bao gồm các loại sau:

 C/O Mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.

 C/O dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 C/O hàng dệt thủ công cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam, xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU.

 C/O cho hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới.

 Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 C/O Mẫu B cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợpNgười xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên.

Ngày đăng: 01/08/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w