1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn hóa học 8

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG THCS YÊN BÀI A

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 8

GV thực hiện: Nguyễn Thị OanhTổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

I/ LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:

Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Vì vậy một trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho HS nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết Hoạt động dạy học hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

Trang 3

Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy:Ở các trường trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học Đây cũng là một

trong các lí do làm đa số HS đều rất sợ học môn hóa học Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động Chính vì vậy mà kết quả học tập

không cao.

Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS hơn HS sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối Thông qua các trò chơi HS phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho HS góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hoá học của HS, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học.

Vì tất cả những lí do ở trên nên tôi lựa chọn đề tài: “Phương pháp sử dụng trò chơi

trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS” để nghiên cứu và thực hiện tại lớp 8B

trường THCS Yên Bài A

Trang 4

II/ NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP

* Để thiết kế dđược trò chơi thú vị trong dạy học, giáo viên cần thực hiện theo các yêu cầu sau :

1 Giáo viên cần nắm chắc nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học đó là :

- Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và triệt để khai thác các thiết bị dạy học sẵn có- Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn cao

- Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện

2 Giáo viên cần nắm chắc quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học

*Bước 1 : Xác định mục tiêu của trò chơi

*Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi Giới thiệu và giải thích trò chơi*Bước 3 : Điều khiển trò chơi.

*Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi.*Bước 5 : Thảo luận và rút ra kiến thức

3 Giáo viên là người truyền cảm hứng cho học sinh.

Các hoạt động học tập nên mang đến cho học sinh niềm vui, cảm thấy thoải mái và quan trọng nhất là học sinh cảm thấy được an toàn và tôn trọng Vì vậy giáo viên cần tạo không khí sôi động, thân thiện khi tổ chức trò chơi

4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế trò chơi

Trang 5

Cách xây dựng tổ chức các trò chơi trong dạy học

Trò chơi được sử dụng trong quá trình dạy học cần có những yêu cầu sau:

* Là một tình huống học tập của học sinh.

* Trò chơi học tập cũng cần có luật chơi.* Tình huống học tập có tính tự giác cao.

* Một số trò chơi học tập cần có sự xác nhận của giáo viên.

* Trò chơi trong học tập cần được vận dụng vào nhiều mục đích.

- Tuy nhiên, trò chơi trong dạy học cần lưu ý hai điểm chính sau:

- Nội dung trò chơi học tập phải gắn liền với tri thức, kỹ năng môn học.

- Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi một thời gian dài và quá khó đối với người chơi.

- Tên trò chơi phải ngắn gọn, dí dỏm, khêu gợi trí tưởng tượng của học sinh Tên trò chơi có thể gắn liền với những nội dung của môn Hóa 8

- Nội dung trò chơi phải có tác dụng giáo dục nhằm phát triển và củng cố kiến thức Hóa 8 Đồng thời, thông qua trò chơi học sinh thu nhận kiến thức, kỹ năng về hóa 8.

*Trò chơi giáo viên đưa ra phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giáo dục và sư phạm

Trang 6

Các trò chơi sử dụng trong phân môn Hóa 8:VD 1 : Trò chơi “ Chiếc nón kì diệu”

* Trò chơi “chiếc nón kì diệu” có thể được thết kế trên rất nhiều các phần mềm

khác nhau như phần mềm MS.Powerpoint và phần mềm Olympia crossword 4.0 hoặc phần mềm violet Trò chơi ô chữ phù hợp với dạng bài luyện tập hoặc để củng cố kiến thức của một tiết học.

* Cách chơi

- Số lượng người tham gia: thiết lập 2 đội chơi

- Hình thức chơi: Mỗi đội sẽ được quay chiếc nón kì diệu để có số điểm mình nhận được Sau đó lựa chọn ô chữ Giải được ô chữ sẽ có số điểm mà đội quay được.Từ chìa khóa có bao nhiêu chữ cái thì tương ứng sẽ có bấy nhiêu câu hỏi liên quan đến các từ hàng ngang mà người chơi cần phải vượt qua.

- Thể lệ chơi: Người dẫn chương trình đọc câu hỏi liên quan đến các từ

hàng ngang, người chơi phải đưa ra được đáp án đúng, nếu trả lời sai thì khán giả được quyền trả lời hoặc đội khác được quyền trả lời Sau lượt thứ nhất người chơi sẽ có quyền đưa ra đáp án về từ chìa khóa, nếu đúng sẽ đạt được số điểm theo quy định, nếu trả lời sai thì mất quyền tham gia chơi.

Trang 7

VD 2 : Trò chơi “ Rung chuông vàng”

* Mục tiêu:

- Dùng làm phần thưởng cho học sinh

- Củng cố các kiến thức về xã hội, cung cấp vốn sống cho học sinh và rèn các kĩ năng trong hoạt động tập thể.

Trang 8

• *Các trò chơi sử dụng trong Bài 34: Bài luyện tập 6

• Tên trò chơi khởi động: “Chiếc nón kì diệu”

• Tên trò chơi trong phần luyện tập : “ Rung Chuông vàng”

Trang 9

Trò chơi chiếc nón kì diệu :

• Luật chơi: Trò chơi gồm 7 câu hỏi, mỗi câu hỏi

tương ứng một hàng ngang Mỗi hàng ngang chứa 1 kí tự của ô từ khóa Mỗi đội sẽ được chọn 1 câu hỏi trong mỗi lượt quay chiếc nón kì diệu Trong thời gian 10s, trả lời đúng thì được số điểm quay được Trả lời sai thì đội khác có quyền trả lời Các đội có quyền trả lời ô chữ bí mật sau khi đã giải được 4 câu, trả lời đúng đươc 2 lần số điểm quay được Nếu sai thì mất lượt chơi.

Trang 10

EnterSPIN WHEEL

CHIẾC NÓN KÌ DiỆU

Trang 11

TNNHKH

Trang 12

LUẬT CHƠI

- Gồm 4 câu hỏi

- Mỗi câu hỏi đưa ra có mức độ khó dần.

- Các thí sinh chọn đáp án trong vòng 15 giây

- Nếu trả lời sai thì không được trả lời câu tiếp theo.

- Trả lời đúng câu nào thí sinh sẽ có điểm tương ứng trên câu đó.- Người thắng cuộc là người có tổng số điểm cao nhất.

RUNG CHUÔNG VÀNG

Trang 13

III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

Biện pháp này tôi đã thực hiện ở khối 8 (8A; 8B) trong HKI học 2022- 2023 Kết quả sau 1 học kì các em rất tự tin, mạnh dạn và học tập rất sôi nổi, các em luôn thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động cá nhân và tập thể

Kết quả cụ thể đã đạt được:

Học kì 1 Năm học 2021 – 2022

Số lượng%Số lượng%Số lượng%Số lượng %

Trang 14

Học kì 1 Năm học 2020 - 2021

Số lượng%Số lượng%Số lượng%Số lượng %

Trang 15

IV/ KẾT LUẬN

Việc thực hiện PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 8

từ đầu năm học 2022 -2023 đến nay thực sự đã thu được những kết quả đáng khích

lệ Học sinh học tập trên lớp hào hứng hơn, ý thức tự học tập nghiên cứu các nội dung giáo viên giao tốt hơn Đề tài này đã giải quyết được những vấn đề khó trong tình trạng học sinh chưa tích cực ở các hoạt động học tập

Trong học kì II này tôi sẽ áp dụng biện pháp trên vào tất cả các khối lớp tôi được phân giảng dạy.

không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót

Kính mong hội đồng chấm thi góp ý, xây dựng, chia sẻ thêm để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn.

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w