Từ lỗi mắc phải, người học có thể nhận thấy họ viết có đạt yêu cầu hay không và nó cũng giúp giáo viên đánh giá được khả năng của học sinh tại những thời điểm nhất định để giúp chúng mau
Trang 1MẪU 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp chữa lỗi sai hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh THPT
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 3/2023
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Trong dạy và học tiếng Anh, kĩ năng viết vốn được coi là kĩ năng khó nhất, học sinh dễ mắc lỗi và mắc nhiều dạng lỗi nhất Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động chữa lỗi trong bài viết cho học sinh chưa thực sự được chú trọng Hầu hết giáo viên đều dành rất
ít thời gian để chữa bài trực tiếp cho học sinh Một phần do hạn chế trong thời lượng các tiết học, dẫn đến không đủ thời gian thực hiện việc chữa bài viết Một lý do khác đó là giáo viên chưa biết cách chữa bài hiệu quả cho học sinh Phần lớn giáo viên chỉ đọc bài viết, gạch bỏ lỗi sai nếu có, đưa ra các nhận xét chung chung cả về cách hành văn, cấu trúc ngữ pháp, sử dụng từ vựng Những việc làm như thế này đối với học sinh mà nói thực sự chưa mang lại hiệu quả Khi nhận về một bài viết với những nhận xét chung chung như vậy ở lần thứ nhất, học sinh có tâm lý hoang mang vì không biết những lỗi sai
đó là gì hoặc có thể phải mất rất nhiều thời gian mới xác định được lỗi sai của mình cũng như cách sửa sao cho đúng và hay Cũng với cách làm đó ở lần thứ 2,3 hoặc liên tục như vậy, sẽ gây cho học sinh tâm lý chán nản vì những điều không được làm sáng rõ đó Với những học sinh khá giỏi, kĩ năng viết cũng khó được cải thiện vì điều các em cần là biết được mình sẽ phải làm gì để tạo ra được phiên bản tốt hơn cái mình vừa viết và vừa nộp
để giáo viên phản hồi cũng như chấm bài Dần dần, thói quen và tâm lý xấu sẽ xuất hiện Tâm lý của học trò sẽ là mình có viết hay hay viết dở thầy cô cũng không phản hồi chi tiết cũng như giúp đỡ mình viết tốt hơn từ đó mất cảm hứng cũng như động lực để viết bài Tâm lý của giáo viên là làm như vậy nhanh nhanh cho xong việc và dù sao cuối cùng bài thi cũng không phải viết như vậy, nên cũng sẽ là tâm lý cho qua, làm cho xong Những điều này đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong việc dạy và học kĩ năng viết khó khăn này
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Như đã đề cập đến ở phần trước, khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải nắm vững nếu họ thực
Trang 2sự muốn thành công trong giao tiếp Học Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, khi hầu hết các nguồn thông tin được viết bằng Tiếng Anh thì đòi hỏi kỹ năng viết của ngôn ngữ này ngày càng cao Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng hàng ngày Đối với người học tiếng Anh là học sinh, các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình Tuy nhiên theo Nunan: “Xét trong tất cả các kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điều khó nhất trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent and extended piece of writing
is probably the most difficult thing there is to do in language)
Trong quá trình học ngoại ngữ, việc mắc lỗi cũng là một phần không thể tránh được và đóng vai trò quan trọng Khi luyện viết, học sinh thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để viết được những đoạn văn không những đúng về mặt cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng mà còn phải có sự nhất quán và mạch lạc Với học sinh lớp THPT, mặc dù
đã được làm quen và luyện tập viết đoạn văn ngắn trong chương trình tiếng Anh THCS nhưng đa phần chưa bài bản, khoa học và hiệu quả thì việc chỉ ra các lỗi cơ bản và hướng dẫn các em khắc phục những lỗi đó là rất cần thiết bởi vì nó sẽ giúp các em tiến
bộ trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng viết về sau Tìm hiểu những trường hợp
mà các em thường mắc lỗi và cách thầy cô cũng như tự các em chữa các lỗi đó cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết Với giáo viên Tiếng Anh, những người có trách nhiệm chính giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng này thì hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy kỹ năng viết mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của giáo viên Hơn nữa, trong thời đại 4.0 và bùng nổ những công cụ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI như hiện nay, người giáo viên có rất nhiều sự hỗ trợ để thực hiện vai trò của mình trong việc chữa lỗi sai khi viết và giúp học sinh viết tốt hơn trong quá trình học tập
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học viết của người học, chữa lỗi là một yếu tố quan trọng trong số đó Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc mắc lỗi trong các bài viết là không thể tránh khỏi trong suốt quá trình học Học sinh càng chú tâm đến bài học thì họ càng muốn sáng tạo và phát triển theo cách hiểu riêng của họ trong quá trình hình thành ngôn ngữ Đây là một trong những lý do tại sao số lỗi mà học sinh mắc phải ngày càng tăng nhưng mắc lỗi cũng được xem như một quá trình tích cực Từ lỗi mắc phải, người học có thể nhận thấy họ viết có đạt yêu cầu hay không và nó cũng giúp giáo viên đánh giá được khả năng của học sinh tại những thời điểm nhất định để giúp chúng mau tiến bộ trong quá trình chữa lỗi giáo viên có thể còn vấp phải những phản hồi từ phía học sinh Điều này có nghĩa là sẽ có sự bất đồng không chỉ giữa giáo viên mà chính trong cả học sinh về những lỗi nào mà học sinh thường mắc, cách khắc phục những lỗi
đó như thế nào, liệu việc chữa lỗi có tác dụng trong việc giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết hay không, phương thức chữa lỗi như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, và chữa lỗi khi nào là hợp lý
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tiếng Anh, các tác giả nhận thấy đã đến lúc phải thay đổi trong quan niệm về việc chữa lỗi khi dạy viết của giáo viên cũng như việc trang bị cho giáo viên các công cụ hiện đại, thông minh để hỗ trợ việc chữa lỗi cho học sinh được hiệu quả hơn Với việc tổng hợp, phân tích các lỗi thường gặp trong các bài
Trang 3viết của học sinh và áp dụng một số phương pháp chữa lỗi, các tác giả hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn trong quá trình học viết đồng thời gợi ý cho giáo viên và học sinh một số cách chữa lỗi hiệu quả để làm cho bài học đạt kết quả mong muốn
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của khái niệm “viết” trong tiếng Anh
- Khái quát về “lỗi” và “chữa lỗi” trong viết tiếng Anh
- Tìm hiểu thực trạng của việc chữa lỗi trong khi dạy viết của giáo viên và học sinh
- Một số biện pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết tiếng Anh của học sinh THPT
- Ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo AI và ChatGPT để hỗ trợ giáo viên và học sinh chữa lỗi bài viết tiếng Anh
7 Nội dung:
Với thực tế nghiên cứu, mục đích viết sáng kiến đã nêu ở trên cũng như việc gom góp những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của bản thân các tác giả và đồng nghiệp, chúng tôi đưa ra những giải pháp dưới đây bao gồm cải tiến những giải pháp cũ như chuẩn hóa cơ sở lý luận về Viết trong tiếng Anh, chuẩn hóa về phương pháp thực hiện các bài viết cũng như lý thuyết về lỗi sai trong những bài viết tiếng Anh Sau đó, với những tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các giải pháp mới để ứng dụng vào giảng dạy như việc ứng dụng CNTT, ChatGPT hay AI vào việc phát hiện, gợi ý chữa lỗi sai và cải tiến bài viết tốt hơn Những giải pháp này cần thiết đối với cả giáo viên và học sinh Điều quan trọng hơn hết trong việc thực hành những giải pháp này chính là tạo thói quen,
có kỉ luật trong việc áp dụng, vận dụng giải pháp trong thực tế dạy và học từ đó giáo viên và học sinh sẽ nâng cao được kĩ năng mình đang có hoặc còn thiếu và chưa tốt
7.1.1 Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Tìm hiểu cơ sở lý luận về Viết trong tiếng Anh
- Nội dung:
7.1.1.1 Viết
a Khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng
Để có thể tiếp cận phù hợp và hiểu quả trong việc dạy kỹ năng viết thì việc hiểu
rõ khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng là cần thiết Có rất nhiều định nghĩa về “viết” mỗi nhà ngôn ngữ học thì có những định nghĩa riêng phụ thuộc vào những tiêu chí mà họ xem là quan trọng
Theo Byrne (1979), viết là “hoạt động hình thành chuỗi các biểu tượng được sắp xếp theo quy ước để tạo thành từ và từ được sắp xếp thành câu” Theo quan điểm này, chúng ta có thể nhận thấy bất kỳ hoạt động nào tạo nên từ/câu, cho dù có nghĩa hay không thì đều được xem là "viết”
Trang 4Viết, xét theo bộ môn lý thuyết tiếng thì không đơn giản như khái niệm mà Byrne đưa ra Nó là một quá trình phức tạp mà theo Lannon(1989) có định nghĩa “là quá trình chuyển đổi những chất liệu được khám phá bởi cảm hứng, sự ngẫu nhiên, thử nghiệm và mắc lỗi hay bất kỳ điều gì trong thông điệp mang đầy đủ ý nghĩa – Viết là một quá trình của những quyết định cẩn trọng” (p.9) Theo định nghĩa này, viết phải chứa thông điệp
có nghĩa, định nghĩa này hoàn thiện hơn định nghĩa của Byrne (1979) vì nó hướng tới mục đích viết chứ không phải viết mà không có định hướng rõ ràng
Trong quá trình dạy và học, viết được xem là “kỹ năng ngôn ngữ” (Tribble, 1996, p.3), nó không chỉ là trình bày ngôn ngữ dưới dạng văn bản viết mà còn là sự phát triển
và thể hiện những ý tưởng theo một cách có trình tự, kết cấu.” Đó là “một quá trình xảy
ra qua một khoảng thời gian, đặc biệt khi chúng ta dành thời gian suy nghĩ trước khi viết dàn ý đầu tiên” (Harris, 1993, p.10) So sánh với các khái niệm đã đưa ra trước đó thì khái niệm này là thỏa đáng nhất bởi vì nó bao hàm tất cả các khía cạnh của kỹ năng viết: hình thức (văn bản viết), mục đích (thể hiện ý tưởng), và cấu tạo (có kết cấu)
Khi viết chúng ta biết rằng một văn bản viết là sản phẩm của một cá nhân nhằm mục đích giao tiếp với người khác một cách gián tiếp Điều đó nghĩa là người tiếp nhận không đứng trước người viết để nghe từ người viết Vì thế người viết phải chắc chắn văn bản mình viết không chỉ chính xác mà còn dễ hiểu với người đọc
Một số nhân tố cần được xem xét khi viết theo Raimes (1983)
Trang 5b Kỹ năng viết trong việc dạy ngoại ngữ
Viết có các chức năng riêng Khi viết, người viết ám chỉ một thông tin cần trao đổi hoặc một mục đích nhất định nào đó Trong thế giới hiện đại, viêt (ngôn ngữ viết)
có nhiều chức năng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm:
• Chủ yếu để hành động: các biển báo công cộng, ví dụ trên đường và nhà ga, các nhãn hiệu và hướng dẫn về sản phẩm, ví dụ trên đồ ăn, công cụ hoặc đồ chơi, cách nấu món ăn, bản đồ, các chỉ dẫn về TV và đài, hoá đơn, thực đơn, danh bạ điện thoại,…
Đối với các quan hệ xã hội: thư cá nhân, bưu thiếp, thiếp chúc mừng
• Chủ yếu để truyền tải thông tin: báo và tạp chí, sách khoa học bao gồm sách giáo khoa, quảng cáo, sách hướng dẫn du lịch,…
• Chủ yếu để giải trí: sách viễn tưởng, thơ và kich, phụ đề phim, các trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính
(Nunan, 1991: 84)
Trong lớp học, việc dạy và học kỹ năng viết cũng đóng một vai trò quan trọng Thông qua viết, chúng ta có thể chia sẻ ý kiến, bày tỏ cảm xúc, thuyết phục người khác Chúng ta có thể khám phá và nêu ra ý kiến theo những cách mà chỉ có viết mới có thể làm được Do đó, viết luôn luôn có một vị trí quan trọng trong chương trình dạy ngôn ngữ
Thảo luận về vấn đề này, White đã chỉ ra một số lý do tại sao viết lại có vai trò quan trọng trong chương trình dạy ngôn ngữ:
• Viết là cách phổ biến nhất để kiểm tra thành tích học tiếng Anh cúa sinh viên (tất cả các kỳ thi chung đều yêu cầu viết bài luận) Do đó, khả năng viết đóng một vai trò quan trọng trong thành công thi cử của học sinh
• Trong mắt của cả phụ huynh và học sinh, khả năng viết có thể chứng minh rằng ai đó đã học ngôn ngữ Viết cho ra sản phẩm hữu hình – phụ huynh và học sinh có thể nhìn thấy sản phẩm và kết quả đạt được Vì vậy nó có giá trị trước mắt cao
• Trong lớp học, viết có thể được sử dụng như một trong những thủ thuật giúp đa dạng hoá và tạo thêm hứng thú cho học sinh đối với bài học
Trang 6• Giáo viên có thể sử dụng viết như một công cụ kiểm tra nhằm cung cấp phản hồi về những gì học sinh đã được học Bài viết của học sinh có thể đưa ra các bằng chứng hữu ích về thành công, thất bại trong quá trình học, sự nhầm lẫn và các lỗi của học sinh
• Viết đòi hỏi sự suy nghĩ, tính kỷ luật và sự tập trung Đây là một hình thức tương đối lâu dài và người đọc sẽ đánh giá người viết qua phong cách, nội dung và tính logic Vì vậy người viết cần phải cẩn thận và suy nghĩ thấu đáo
(White, 1981: 1)
c Tiến trình viết
Theo Tribble (1996), tiến trình viết gồm 4 bước:
• Bước 1: Trước khi viết: Đây là bước mà người viết thực hiện trước khi viết nháp, bao gồm việc chọn chủ đề, suy nghĩ, ghi chú, thảo luận, sắp xếp ý tưởng, lập dàn ý, thu thập thông tin (Ví dụ, phỏng vấn, tìm kiếm thông tin trong thư viện, xử lý dữ liệu)
• Bước 2: Viết nháp: Viết nháp là quá trình người viết đưa ý tưởng thành câu, đoạn văn, tập trung vào giải thích, làm rõ ý tưởng và liên kết các ý tưởng
• Bước 3: Sửa lại: Đây là bước quan trọng để có một văn bản hoàn thiện Người viết sẽ suy nghĩ về điều mà người đọc mong đợi, người đọc là trung tâm văn bản hướng tới Ví dụ: trau chuốt lại kết cấu, liên kết các ý tưởng hoặc thêm các liên từ
• Bước 4: Biên tập: Người viết xem xét lại về hình thức của bài viết như chính tả, ngữ pháp, dấu câu
Như chúng ta thấy từ quan điểm trên, viết là một quy trình một chiều không liên quan đến người đọc Reid(1993) cũng đưa ra cùng quan điểm nhưng đưa thêm ba bước nữa của quá trình viết: phản hồi, đánh giá và sau khi viết Điều này làm cho tiến trình viết của Reid thỏa đáng hơn
Một cách ngắn gọn, các bước của quá trình viết theo Reid (1993) có thể được minh họa theo sơ đồ sau: (Trang 7)
Trang 7Tóm lại, bài viết là dạng bài tập mà hai người không cùng làm theo một cách Tuy nhiên, có những bước cơ bản mà người viết nào cũng phải thực hiện khi làm bài Mỗi nhà nghiên cứu có những cách khác nhau để minh họa quá trình viết, nhưng tất cả đều đồng nhất viết là một quá trình theo quy tắc “đệ quy”, yêu cầu nỗ lực lớn từ phía người viết
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:
• Bước 1: Đọc tài liệu tìm hiểu về năng lực khái niệm “viết”trong lý thuyết tiếng và tiến trình thực hiện bài viết
• Bước 2: phân tích và đánh giá kết quả
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
Có được cái nhìn toàn rõ hơn về hoạt động viết trong tiếng Anh trên cơ sở lý thuyết
- Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp:
100% giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản và đúng về khái niệm viết và tiến
trình viết bài
Trang 8Goldstein (1990) định nghĩa lỗi là “một hành động do sự không hiểu biết, thiếu sót, hoặc
vô tình sao lãng, lạc khỏi định hướng ban đầu hoặc không đạt được mục đích”
Klassen (1993) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn về lỗi Theo Klassen, lỗi là
“một dạng hoặc cấu trúc mà người bản xứ không thể chấp nhận được vì việc sử dụng không thích hợp”
Trong khi đó, Crosling (1996) đưa ra quan điểm của mình theo hướng coi trọng các tiêu chí “Bất kỳ sự lạc hướng về phương pháp so với thông thường đều được xem là lỗi”
Khi nhắc đến lỗi, một số nhà nghiên cứu có cùng quan điểm rằng không chỉ có người học ngoại ngữ mắc lỗi mà cả người bản xứ cũng mắc lỗi Người bản xứ thường mắc lỗi ở hai cấp độ “lỗi hình thái” và “lỗi diễn đạt”, lỗi thứ hai là lỗi thường gặp với tần suất cao hơn (McKay, 1984) Vì thế, lỗi nên được xem như là những điều trái với thông thường và không phù hợp Ta có thể thấy việc mắc lỗi ở tất cả các mức độ ngôn ngữ từ lỗi về hình thức cho tới diễn đạt
b Phân loại lỗi
Có nhiều cách phân loại lỗi khác nhau Theo Corder, S.P (1973, Introducing Applied Linguistics), lỗi được chia làm bốn loại: Thiếu một số yếu tố cần có, Thêm một
số yếu tố sai và không cần thiết, Lựa chọn một yếu tố sai, và Dùng sai trật tự các yếu tố Corder cũng đề cập mức độ ngôn ngữ của lỗi trong các phân loại về Hình thái học, Cú pháp và Từ vựng
John Brian Heaton chia lỗi thành hai loại chính: Lỗi toàn cầu và Lỗi địa phương Theo ông, “Những lỗi chỉ gây ra rắc rối hoặc nhầm lẫn nhỏ trong một mệnh đề hoặc một câu nhất định mà vẫn làm người đọc hiểu được câu được gọi là Lỗi địa phương.” “Lỗi toàn cầu thường là những lỗi liên quan đến toàn bộ cấu trúc của một câu và ảnh hưởng đến việc hiểu sai hoặc thậm chí không hiểu được ý mà người viết muốn truyền tải.” (J B
Heaton (1998 Dictionary of Common Errors, trang 154)
Richards, J C (1984 A Non-Contrastive Approach to Error Analysis, trang
172-188) đã phân biệt ba loại lỗi chính: Lỗi liên ngôn, Lỗi nội ngôn và Lỗi phát triển Ông đã
Trang 9đẻ của người học.” Các lỗi liên ngôn có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau như do sự chuyển dịch các yếu tố âm vị học, hình thái học, ngữ pháp và ngữ nghĩa- từ vựng trong ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích “Các lỗi nội ngôn là những lỗi phản ánh các đặc điểm chung trong việc học quy tắc, như việc khái quát hoá sai, việc áp dụng sai các quy tắc, và không học được các trường hợp áp dụng các quy tắc.”
“Lỗi phát triển thể hiện cố gắng của người học nhằm tạo ra các khái niệm và giả định về ngôn ngữ đích từ kinh nghiệm có hạn của họ về ngôn ngữ đó trong lớp học hoặc
trong sách giáo khoa.” (Richards, J C (1974, “A Non-Contrastive Approach to Error Analysis”, trang 174-175)
7.1.2.2 Nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình học ngoại ngữ
Người học mắc lỗi vì nhiều lý do Dựa vào học thuyết của Richard, có ba loại lỗi: Lỗi liên ngôn, Lỗi nội ngôn, và Lỗi phát triển Ông cũng chỉ ra các nguyên nhân sau có thể gây ra những lỗi này:
a Nguyên nhân gây ra lỗi liên ngôn
Theo truyền thống, khái niệm can thiệp ngôn ngữ được hiểu như chuyển di tiêu cực “Khi hai ngôn ngữ giống nhau, chuyển di tích cực sẽ xảy ra, hai ngôn ngữ khác
nhau sẽ dẫn tới chuyển di tiêu cực, hay can thiệp ngôn ngữ.” (Ellis, R (1994 The study
of Second Language Acquisition, trang 300)
Theo Richards (1971), người học mắc lỗi liên ngôn do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ khi một yếu tố ngôn ngữ hoặc một cấu trúc trong ngôn ngữ thứ hai có chút khác biệt
và giống nhau nào đó với các yếu tố và cấu trúc tương ứng trong ngôn ngữ của người học Trong trường hợp này, người học sẽ chuyển di công cụ nhận diện từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai giống như trong câu dưới đây
She married *with a foreigner (= Chị ấy kết hôn với một người ngoại quốc.)
Hoặc She informed me*about that news (= Cô ấy thông báo cho tôi về tin đó.)
Các lỗi liên ngôn (Selinkker, 1994) chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực của thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ Ví dụ, nhiều người học ngoại ngữ nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ và họ dịch trực tiếp khi nói và viết bằng tiếng Anh
Cùng với những khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai, việc thiếu kiến thức chung và thiếu khả năng ngôn ngữ tại một giai đoạn nhất định trong quá trình học ngôn ngữ là một nguyên nhân gây ra sự can thiệp của ngôn ngữ thứ nhất
b Nguyên nhân gây ra lỗi nội ngôn và lỗi phát triển
Richards, J C (1974 A Non-Contrastive Approach to Error Analysis, trang
174-179) đã xác định bốn loại lỗi nội ngôn – lỗi phát triển như sau:
• Quá khái quát hoá:
“Quá khái quát hoá là khi người học tạo ra các cấu trúc sai dựa vào kinh nghiệm của bản thân về các cấu trúc khác trong ngôn ngữ đích.” (trang 174) Việc khái quát hoá thường liên quan tới việc tạo ra một cấu trúc câu khác thường sử dụng hai cấu trúc thông thường,
ví dụ “He can sings”, “We are hope”, “it is occurs”
Trang 10• Không để ý đến các giới hạn quy tắc:
“Liên quan chặt chẽ với việc khái quát hoá các cấu trúc sai là việc không tuân theo các giới hạn về các cấu trúc hiện có, ví dụ như việc áp dụng các quy tắc vào những ngữ cảnh không được áp dụng chúng.” (trang 175)
• Áp dụng không đầy đủ các quy tắc:
“Người học áp dụng dở dang các quy tắc bởi vì họ quá quan tâm đến việc giao tiếp hiệu quả đến mức họ không cần nắm chắc các quy tắc trong ngôn ngữ thứ hai Một lý do khác cho việc họ áp dụng dở dang các quy tắc là do việc sử dụng các câu hỏi trong lớp học để gợi mở.” (trang 178)
• Giả thuyết sai các khái niệm:
“Ngoài các lỗi nội ngôn liên quan đến việc học sai các quy tắc ở nhiều cấp độ khác nhau, còn có lỗi phát triển xuất phát từ việc người học hiểu sai những khác biệt trong ngôn ngữ đích.” (trang 178)
7 1.2.3 Khái quát về chữa lỗi:
a Chữa lỗi:
Khi đánh giá một bài viết chúng ta có khái niệm “feedback” – ý kiến phản hồi, trong đó có hai thành tố cần phân biệt: “assessment” – đánh giá và “correction” – chữa lỗi Về đánh giá, người học chỉ đơn giản được nhận định là thực hiện tốt hay không trong bài đã viết Về chữa lỗi, người học tiếp nhận những thông tin chi tiết về bài viết như: giải thích, cung cấp cách viết khác hay hơn Theo nguyên tắc, chữa lỗi có thể và nên đưa
ra thông tin người viết viết đúng cũng như sai và tại sao, nhưng nói chung cả người dạy
và người học đều xem khái niệm này là chữa các lỗi sai
b Một số phương pháp cơ bản về chữa bài viết cho học sinh trong lý thuyết
Trong quá trình giảng dạy nói chung giáo viên thường phải giải quyết những vấn
đề như “Lỗi nào cần chữa” và “chữa lỗi sao cho hiệu quả”
Gower and Walter (1983) đưa ra 4 vấn đề cho giáo viên dạy ngôn ngữ cần giải
quyết khi gặp lỗi của học sinh trong quá trình viết, đó là “cần chữa cái gì, khi nào, như thế nào và bao nhiêu ”
Trong khi đó, Raimes (1983) cũng đưa ra 7 nguyên tắc chữa lỗi cơ bản cho việc chữa lỗi trong quá trình dạy trên lớp:
1 Với bài viết của học sinh không cần đánh dấu lỗi nhưng vẫn xác định được lỗi cần sửa
2 Xác định lỗi một cách cẩn thận và tìm nguyên nhân
3 Tìm những phần mà học sinh đã hoàn thành tốt
4 Ghi lại phần học sinh mắc lỗi
5 Thiết lập những ký hiệu chỉ lỗi rõ ràng, dễ hiểu
6 Thường xuyên đưa ra lý do hoặc sửa và loại bỏ lỗi một cách cẩn thận
7 Cuối cùng: xử lý lỗi cẩn thận và tạo thói quen đó cho học sinh
Trang 11Giải quyết vấn đề “chữa cái gì, khi nào”, các nhà nghiên cứu thường gợi ý giáo viên nên chọn cách chữa lỗi ngay lập tức hoặc đến khi gặp lỗi tương tự trong cùng bài học
Để làm cho vấn đề “nên chữa bao nhiêu” được rõ ràng Gower and Walter đưa ra một số gợi ý:
• Thu hút học sinh vào tiến trình chữa bài viết
• Dùng ít thời gian vào chữa lỗi riêng từng học sinh mà tập trung vào những lỗi thường gặp
• Chỉ ra những lỗi học sinh vừa mắc phải
• Chỉ ra vị trí của lỗi
• Chỉ ra loại lỗi
• Cho người học cơ hội tự sửa
• Người học không thể tự sửa bài thì yêu cầu những học sinh khác giúp
• Nếu bước trên thất bại giáo viên mới sửa lỗi
Edge (1989) cũng đưa ra ba bước chữa lỗi cơ bản như sau:
• Self-correction – Tự chữa lỗi:
Giáo viên chỉ ra lỗi để học sinh tự sửa vì đôi khi học sinh cần được giúp đỡ để nhận diện lỗi trước khi chúng tự chữa
• Peer correction – Người học cùng chữa lỗi:
Người học làm việc theo cặp hoặc theo nhóm để tìm và chữa lỗi trong bài viết của nhau Điều này thu hút tất cả học sinh vào quá trình chữa lỗi, làm học sinh tích cực, bớt phụ thuộc vào giáo viên
• Teacher correction – giáo viên chữa lỗi:
Giáo viên tìm ra ý người viết muốn nói qua câu sai và hướng dẫn học sinh cách diễn đạt ý một cách chính xác
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
• Bước 1: đọc tài liệu về lỗi và chữa lỗi, các quy tắc khi chữa lỗi bài viết của học sinh
• Bước 2: tóm lược thông tin đã đọc và sắp xếp trong tương quan đối với các kiến thức
về “viết” đã có
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
100% giáo viên và học sinh thay đổi quan niệm về lỗi, chữa lỗi và các quy tắc chữa lỗi Xác định rõ tầm quan trọng của việc chữa lỗi, mối quan hệ của lỗi, chữa lỗi trong quá trình dạy và học kĩ năng viết
Mắc lỗi là không thể tránh khỏi trong quá trình học, theo cách này người học tạo nên những đặc trưng quan trọng và cần thiết cho việc học ngôn ngữ Mắc lỗi là cách người học kiểm chứng kiến thức học đã học, qua đó nắm bắt ngôn ngữ đó
Trang 12Với giáo viên, việc học sinh mắc lỗi trong quá trình học giúp họ đánh giá được mức độ kiến thức của học sinh, xem xét họ cần học thêm những gì để hoàn thiện
Việc chữa lỗi cũng có tác động tích cực tới quá trình dạy và học ngôn ngữ Người học qua việc tự chữa lỗi, chữa lỗi của bạn cùng học và lắng nghe chữa lỗi của giáo viên
có thể tiến bộ nhanh hơn Nhất là kỹ năng viết đòi hỏi độ chính xác cao về ngôn từ và diễn đạt
Cả giáo viên và học sinh đều có thái độ tích cực với việc chữa lỗi, và đều xem chữa lỗi là một phần tất yếu của quá trình học, là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện khả năng viết cho học sinh
Tuy chữa lỗi đóng vai trò quan trọng trọng kỹ năng viết và mặc dù cả giáo viên và học sinh đều đã cố gắng nhưng kỹ năng viết của học sinh không được cải thiện nhiều Nguyên nhân do còn nhiều lỗi chưa được chỉ ra và chữa triệt để sau khi đưa ra đánh giá chung về bài viết của học sinh, vì thế dù học sinh có xem lại cũng không thể hiểu mình sai ở đâu
Có những lỗi mà cả giáo viên lẫn học sinh đều khó phát hiện ra như lỗi logic, lỗi diễn đạt, hoặc là lỗi dùng từ (Ví dụ: Câu đúng: I like reading historical magazine Câu sai: I like reading historic magazine Tính từ historic – nổi tiếng, quan trọng trong lịch sử
và historical – thuộc về lịch sử) Học sinh và giáo viên thường chỉ chú ý đến lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc kết cấu khi đánh giá bài viết
Trong cách phương pháp chữa lỗi thì cả giáo viên và học sinh đều cho rằng giáo viên chữa lỗi, học sinh chữa lỗi của học sinh và tự chữa lỗi là phương pháp chính Học sinh thường thụ động trong quá trình chữa lỗi
Nhìn chung, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc chữa lỗi cho các bài viết của học sinh, nhất là học sinh khối 10 mới làm quen với các dạng bài viết trong chương trình học như bài viết thư, lời mời, tường thuật, học sinh các khối 11, 12 khi chưa nắm cũng kĩ thuật viết cũng như chưa áp dụng đúng kiến thức ngữ pháp, từ vựng đã học…Do đó để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như nâng cao hiệu quả của việc chữa lỗi trong quá trình học viết, thì việc đưa ra những phương pháp chữa lỗi hiệu quả và phù hợp cần được tìm hiểu và ứng dụng
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
Trang 13• Bước 1: Quan sát giờ dạy học viết của giáo viên và học sinh các lớp khối 10, 11, 12
và ghi chép thông tin quan sát được
• Bước 2: Điều tra thông tin từ giáo viên và học sinh về thói quen chữa lỗi bài viết
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
• 100% giáo viên cho rằng việc chữa lỗi là rất quan trọng trong việc dạy học sinh viết
• 100% giáo viên phản ánh rằng họ không có đủ thời gian để chữa bài chi tiết cho từng học sinh
• Về mức độ thường xuyên chữa lỗi bài viết cho học sinh: 20% thường xuyên, 70% thỉnh thoảng và 10% hiếm khi chữa lỗi bài viết của học sinh
• Về mức độ chi tiết khi chữa bài: 10% chữa chi tiết có kèm theo hướng dẫn sửa, 50% chỉ gạch chân lỗi sai và ghi bằng kí hiệu, 20% chỉ gạch chân lỗi (có thể là 1 từ, 1 cụm
từ hoặc 1 câu dài), 20% chỉ ghi nhận xét chung chung cuối bài
7.1.4 Giải pháp 4:
- Tên giải pháp: Một số biện pháp chữa lỗi bài viết tiếng Anh cho học sinh
- Nội dung:
7.1.4.1 Đối với Giáo viên
a Các bước trong quá trình đánh giá bài viết của học sinh
- Xác định “Lỗi nào cần chữa”
Chữa tất cả các lỗi trong bài viết của học sinh không thực sự cần thiết Giáo viên nên lựa chọn những điểm quan trọng – điều này phụ thuộc vào mục tiêu ngôn ngữ mà bài học hướng tới Điều này yêu cầu giáo viên phải xác định những lỗi trong bài viết thuộc lỗi bao quát hay lỗi nhỏ và hướng dẫn học sinh
Khi học sinh nắm được các loại lỗi thường gặp học sinh sẽ xác định được lỗi trong bài viết của mình thuộc loại nào Học sinh thường dễ phát hiện ra lỗi ngữ pháp hơn lỗi ngữ nghĩa, lỗi dùng từ hay logic
- Xác định “Nên chữa bao nhiêu lỗi”
Giáo viên có thể quyết định chỉ chữa những lỗi cơ bản và nghiêm trọng để không làm học sinh chán nản vì có quá nhiều lỗi trong bài viết của mình Tuy nhiên, việc nên chữa bao nhiêu lỗi cũng phụ thuộc vào đối tượng học sinh Vì một số học sinh thấy xấu
hổ khi nhận được bài viết quá nhiều lỗi trong khi một số khác không hài lòng nếu bài viết nhận lạ chỉ có nhận xét chung chung như “bài làm tốt”
- Hình thành “Phương pháp chữa lỗi”
Việc hình thành và nhất quán “phương pháp chữa lỗi” của giáo viên trong việc dạy viết có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và chữa lỗi bài viết cho học sinh
Trang 14Đặc biệt với học sinh lớp 10, đầu cấp 3 Khi hình thành được phương pháp, cả giáo viên
và học sinh đều tự tạo cho mình thói quen và thực hiện theo, giảm tải công việc của giáo viên trong việc dạy viết và học sinh cũng làm quen với việc mình được chữa lỗi thường xuyên
- Sử dụng ký hiệu khi chữa bài:
Phương pháp này chứng minh được sự thuận tiện vì giáo viên không phải viết đầy
đủ cả từ, cụm từ vào bài viết, đặc biệt là khi số lượng bài nhiều
Một vài ví dụ gợi ý về kí hiệu khi chữa bài viết và ý nghĩa:
Ví dụ số 1:
Ký hiệu và ý nghĩa:
R: Grammar – Ngữ pháp Voc: Vocabulary – Từ vựng
Sp Spelling error – Chính tả P Punctuation error – Lỗi dấu câu
V Verb tenses errors – Lỗi về thì W.O Wrong word order – Sai trật tự từ W.W Wrong word used – Dùng từ sai Agr Agreement – Đồng ý
! Careless error – Lỗi bất cẩn Good, well done – Bài làm tốt
? I don’t understand – Khó hiểu Prep Preposition – Giới từ
✓ Good point – Đúng/ hay
Φ Omitting this word – Lược bỏ từ này
Cap Capitalizing this word – Lỗi viết hoa
( ) Unnecessary word – Từ không cần thiết
Y upside down (chữ y ngược) word missing - Thiếu từ
Ví dụ số 2:
Error correction: Editing Symbols
sv subject-verb
agreement
The student work hard
There is five employees
S no subject ^ Find it easier to study Arabic
pl singular/plural The Internet has a lot of informations
You can make new friend easily
sp spelling The maneger is a woman
My teacher she watches everyone all the time
^ add word/s A camel is an animal lives in the desert
cap capitalization Some people love to drive landcruisers
Trang 15vf verb form I am live in the hostel
T verb tense I see my friend yesterday
wf word form This book is bored
ww wrong word My teacher learns me many new things
wo wrong word order We never class have on Fridays
pron pronoun reference My brother loves to swim She goes swimming
everday
RO run-on sentence Lily failed the exam and she upset and she went
home and her mother said she shouldn’t worry
CS comma splice Mary was tired , she went to sleep
I like coffee and I don’t like tea
? I don’t understand what you want to say
- Đưa ra phản hồi một cách thận trọng:
Đưa ra phản hồi đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích học sinh đọc lại bài và ham học hơn trong quá trình học Bên cạnh việc chỉ ra lỗi thì giáo viên cũng nên khuyến khích, khen ngợi những điều mà học sinh cố gắng thể hiện trong bài viết
- Sử dụng bút khác màu mực:
Giáo viên thường sử dụng bút đỏ khi chữa bài để học sinh dễ nhận thấy Nhưng nếu giáo viêc dùng bút đỏ để gạch mọi lỗi trong bài viết thì khi học sinh nhìn vào sẽ có cảm giác choáng ngợp, hụt hẫng, điều đó làm cho học sinh thấy chúng không thể viết tốt
và chúng không muốn phải nhận bài viết như thế, hậu quả là chúng không muốn viết nữa Việc chữa bài viết không đơn thuần là chỉ ra đúng sai mà còn để khuyến khích học sinh thể hiện và tự sửa lỗi Giáo viên nên dùng bút khác màu mực của bài viết để chữa hoặc dùng bút chì để sửa bài để giúp học sinh hiểu là giáo viên đang đưa ra gợi ý Một gợi ý khác đó là sử dụng bút đánh dấu/ bút nhớ dòng với các màu khác nhau theo một quy tắc nhất định để khi học sinh nhìn vào có thể nhận ra ngay lỗi đã mắc phải
- Đánh dấu vào bên lề bài viết để học sinh nhận ra chỗ mắc lỗi:
Cách này áp dụng khi học sinh quen với các ký hiệu lỗi Học sinh có thể tự tìm ra lỗi trong dòng hoặc câu có ký hiệu
b Các bước sau khi đánh giá bài viết của học sinh
- Tổ chức nhận xét chung sau khi chấm bài
Trang 16Học sinh sẽ học được nhiều hơn nếu giáo viên có thời gian chữa bài trên lớp sau khi chấm Học sinh có thể tránh mắc những lỗi tương tự trong bài viết của mình khi nghe nhận xét về các bài viết khác Có những lỗi về diễn đạt giáo viên cũng không thể viết vào trong bài viết thì trong quá trình chữa bài học sinh sẽ nghe được nhiều hơn
- Cung cấp cho học sinh những nguyên tắc viết cơ bản và bài tập liên quan tới lỗi học sinh thường mắc phải
Giáo viên có thể cung cấp những bảng ghi nhớ ngắn (ví dụ như cấu trúc viết một bức thư chỉ đường mời bạn đến nhà chơi, củng cố cấu trúc đoạn văn, bài luận học thuật
…) hoặc bài tập tìm lỗi để học sinh luyện tập
7.1.4.2 Đối với học sinh
a Thay đổi thái độ của học sinh với việc chữa lỗi:
Trước đây, nhiểu giáo viên nghĩ rằng mắc lỗi là một điều không tốt Với họ, việc
đó chỉ ra rằng học sinh đó ngu dốt hoặc lười biếng, và trong một số trường hợp giáo viên
đổ lỗi cho học sinh là không chú ý hoặc không làm bài tập cẩn thận Giáo viên có thể chỉ nói “Sit down” và không chú ý đến học sinh đó như thể học sinh đó đã làm gì sai trái Tuy nhiên, theo phương pháp tiếp cận mới, học sinh mắc lỗi có nghĩa là chúng đang cố gắng tìm ra cách diễn đạt mới, chúng học lý thuyết kết hợp với thực hành Viết là một quá trình chứ không thể yêu cầu học sinh đúng ngay từ khi bắt đầu Phải làm cho học sinh hiểu chữa lỗi được xem như một trong những cách giúp chúng hoàn thiện kỹ năng,
là một phần quan trọng, hữu ích trong quá trình học Điều này giúp học sinh tự tin và cân bằng hơn về mặt tâm lý trước khi bước vào hoạt động viết
b Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc lại bài và chữa lỗi
Chữa lỗi là cần thiết, nó không phải là một vấn đề Học sinh cần thấy đó là một nhu cầu thiết yếu trong khi học kỹ năng viết Việc chữa lỗi khi học sinh cố gắng hêt sức cho bài viết thường không mấy khuyến khích được học sinh Giải pháp thích hợp là biến việc chữa lỗi thành hoạt động trong lớp học Để học sinh chủ động tham gia vào quá trình hoàn thiện bài viết của mình cũng là một phương pháp khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh mà bớt lo lắng về việc sẽ mắc lỗi Nâng cao nhận thức của học sinh về việc đọc lại bài và chữa lỗi sẽ giúp chúng chú ý hơn đến việc chữa bài viết của mình và của các bạn Để giúp học sinh nâng cao nhận thức thì chính giáo viên cũng cần nhận thức đúng và đưa ra một số quy tắc khi thảo luận, có thể cho thêm điểm cộng cho học sinh có nhận xét chính xác về bài viết của các bạn trong quá trình chữa bài trên lớp
c Hướng dẫn học sinh cách tìm và chỉ ra lỗi
• Sử dụng hệ thống ký hiệu khi chữa lỗi thực sự mang lại hiệu quả, điều đó khuyến khích học sinh tự chữa bài và chữa bài của các bạn khác Giáo viên cần đưa ra hướng dẫn rõ ràng và hệ thống ký hiệu ngay khi bắt đầu dạy viết
Ví dụ: Tìm và chỉ ra lỗi trong bài viết về tiểu sử của Jack Friedhamm
Trang 17Hình 1 Ví dụ về xác định và chữa lỗi trong bài của học sinh
Bài đúng:
Jack Friedhamm was born in New York on October 25, 1965 He began school at the age of six and continued until he was 18 years old He then went to New York University to learn Medicine He decided on Medicine because he liked biology when he was at school While he was at University, he met his wife Cindy Cindy was a beautiful woman with long black hair They went out for years before they decided to get married Jack began to work as a doctor as soon as he had graduated from Medical School They have had two children named Jackie and Peter, and have lived in Queens for the past two years Jack is very interested in painting and likes to paint portraits of his son Peter
d Áp dụng hoạt động viết nháp nhiều lần
Viết nháp nhiều lần được xem như là cách hiệu quả để chữa lỗi Phương pháp này thúc đẩy học sinh tham gia vào quá trình chữa lỗi Để thực hiện hoạt động này cần theo
một số bước sau:
Trong hoạt động này học sinh được yêu cầu viết 3 bản để bản cuối cùng hoàn thiện nhất có thể Mối lần viết học sinh cần chú ý các loại lỗi theo bảng sau:
Lỗi cần
chú ý
Kiểm tra cấu trúc và
logic của bài viết
Chú ý đến cách dùng
từ, ngữ pháp, hình thưc…
Tìm tất cả các lỗi có thể
các bài viết
Trang 18Điểm cộng có thể khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động chữa lỗi giúp bạn hoàn thiện bài viết
Giáo viên cũng có thể nhận thấy sự tiến bộ của học sinh qua mỗi bài viết, và cũng
có thể cho điểm cộng với những học sinh thể hiện chuyển biến đáng kể Khi bài viết của học sinh được lưu dưới một tệp portfolio, thì việc đánh giá từng giai đoạn, từng bài nháp
sẽ giúp giáo viên và học sinh nhìn ra được sự tiến bộ và lặp lỗi trong bài từ đó có thêm các biện pháp cải thiện bài viết
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
• Bước 1: Tìm hiểu về các biện pháp ứng dụng chữa lỗi trong bài viết tiếng Anh của cả giáo viên và học sinh
• Bước 2: Thảo luận với giáo viên và học sinh về các nội dung cụ thể
• Bước 3: Lên kế hoạch ứng dụng từng nội dung vào các giờ dạy viết hoặc các tiết dạy
tự chọn kĩ năng viết
• Bước 4: Ghi chép tiến trình thực hiện, kết quả, các vấn đề gặp phải
• Bước 5: thảo luận, rút kinh nghiệm
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
Thực tế giảng dạy trong năm học 2021-2022 kiểm tra kỹ năng viết của học sinh lớp 10 chuyên sử địa đầu học kỳ so với cuối học kỳ
Kiểm tra kỹ năng viết bằng 1 bài kiểm tra 20 phút sau khi học xong Unit 5 Inventions – viết đoạn văn 100 -120 từ về các lợi ích của điện thoại thông minh (Write about the benefits of a smart phone) Kết quả phân tích các lỗi mắc phải như sau:
Kiểm tra kỹ năng tìm lỗi bằng bài tập tìm và chữa lỗi 10 câu trong 15 phút với 35
Trang 19Học sinh Phát hiện 1-4 lỗi Phát hiện 5-8 lỗi Phát hiện 9-10 lỗi
Kỹ năng tìm lỗi “Error Identifitaction” trong 42 học sinh được kiểm tra có 70% h/s phát hiên ra hơn 50% số lỗi trong bài viết được yêu cầu tìm lỗi
Kỹ năng viết qua theo dõi hoạt động nhóm thì có 50% số học sinh trong nhóm có khả năng chữa bài viết chung của nhóm trong quá trình thảo luận
Kết quả các bài viết kiểm tra sau các tiết học viết của 5 học sinh hoặc 5 nhóm bất
kỳ trong học kỳ I (40 bài viết) như sau:
Kết quả thực hành kỹ năng viết của học sinh 10 sử địa sau các tiết viết HK I của năm học 2023 – 2024 chưa thực sự đạt tới mức hoàn thiện vì học sinh 10 sử địa là học sinh theo học khối C, chưa chú trọng nhiều tới bộ môn ngoại ngữ, thậm chí nhiều hoc sinh yếu kém ở bộ môn này Tuy nhiên bước đầu thấy rằng nếu tích cực thay đổi nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thì sẽ mang lại những hiệu quả nhất định và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của việc học ngôn ngữ đó là sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống và công việc
7.1.5 Giải pháp 5:
- Tên giải pháp: Ứng dụng CNTT, Trí tuệ nhân tạo (AI) và ChatGPT vào việc
hỗ trợ giáo viên và học sinh chữa lỗi bài viết
- Nội dung:
Trang 20Trong thời gian vừa qua, sự bùng phát của đại dịch Covid 19 đã dẫn đến việc dạy
và học online trở nên phổ biến trong các nhà trường Điều này đồng nghĩa với việc nhân lên gấp bội những khó khăn trong việc dạy, chữa lỗi bài viết cho học sinh Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ và thăng hoa của CNTT, rất nhiều phần mềm, ứng dụng hữu ích đã
ra đời nhằm giúp giáo viên và học sinh có những công cụ hỗ trợ việc dạy viết và chữa lỗi hiệu quả Những công cụ này không chỉ phát huy tác dụng trong việc học online mà ngay
cả trên lớp học truyền thống khi học sinh trở lại trường học Hơn nữa, những ứng dụng CNTT đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI và ChatGPT ngày càng trở lên phổ biến
7.1.5.1 Sử dụng Grammarly trong việc chữa bài viết tiếng Anh
Grammarly là công cụ kiểm tra lỗi khi bạn viết tiếng Anh Công cụ hỗ trợ trên nhiều nền tảng, bao gồm trình duyệt, Word và Outlook , Windows và Mac và các hệ điều hành cho điện thoại Khi bạn sử dụng Grammarly trên trình duyệt thì bài viết bằng tiếng Anh của học sinh sẽ được kiểm tra về chính tả và ngữ pháp Grammarly cung cấp khả năng kiểm tra mạnh mẽ, kiểm tra chính tả theo đúng ngữ cảnh hay sử dụng các từ đã đúng hay chưa Điều này sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi được Grammarly kiểm tra Grammarly có tài khoản miễn phí (free) và tài khoản nâng cấp (premium) có tính phí, trong đó tk nâng cấp còn kiểm tra việc sử dụng loại câu có phù hợp hay không, có rườm
rà không hoặc có đúng văn phong hay không và có bị đạo văn hay không Trong quá trình sử dụng, giáo viên và học sinh tùy theo nhu cầu của mình để đăng kí sử dụng gói miễn phí hoặc nâng cấp có tính phí
Kể từ năm 2023, Grammarly đưa vào sử dụng Grammarly Go có tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI giúp người dùng có nhiều trải nghiệm thực tế, hữu ích hơn trong việc nâng cao khả năng viết tiếng Anh Ngoài việc phát hiện ra lỗi sai, Grammarly AI còn có thể đưa ra một bài viết đã được chỉnh sửa tốt hơn theo yêu cầu của người dùng
a Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Grammarly (Phụ lục 1)
b Ứng dụng Grammarly trong việc chữa lỗi bài viết cho học sinh
Việc ứng dụng Grammarly có thể hỗ trợ học sinh tự chữa lỗi sai của mình khi viết bài Học sinh viết bài trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, ipad có cài đặt Grammarly Trong quá trình viết hoặc khi đã hoàn thành bài viết, dựa vào sự phát hiện
và thông báo của Grammarly để xác định lỗi sai trong bài của mình và sửa dựa vào gợi ý của Grammarly Tuy nhiên gợi ý của ứng dụng không phải lúc nào cũng đúng, do vậy giáo viên và học sinh cần cân nhắc sự hợp lý và đúng đắn của các gợi ý đó để sửa hay không sửa bài theo
Trang 21Hình 2: Soát lỗi và gợi ý chữa lỗi của Grammarly
Hình 3 Với Grammarly bản nâng cấp (Go Premium bên cột phải)
Trang 22Hình 4 – Grammarly tích hợp AI (cột bên phải: Generative AI)
Hình 5 – sản phẩm bài viết được chỉnh sửa tốt hơn sau khi bấm vào Generative AI
Trang 23Hình 6,7 – Những gợi ý được hỗ trợ từ Generative AI
Một câu hỏi đặt ra, nếu như vậy học sinh dần dần sẽ phụ thuộc vào ứng dụng để viết bài mà không động não và tự tìm ra các vấn đề mình mắc phải do đó sẽ không biết cách ứng dụng kiến thức ngôn ngữ vào bài viết Giải pháp được đưa ra đó là: giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép lại các phần lỗi sai mình mắc phải và phần sửa lỗi cùng với sự giải thích chi tiết cho phần sửa lỗi đó Như vậy học sinh sẽ được nhắc lại kiến thức từ vựng, ngữ pháp Nếu đó là lỗi lặp đi lặp lại, giáo viên có thể yêu cầu học sinh học lại kiến thức, viết câu, viết bài ứng dụng để luyện tập và củng cố kiến thức
7.1.5.2 Sử dụng Virtualwritingtutor.com (trang web gia sư ảo)
Virtual Writing Tutor là trang web hỗ trợ kiểm tra, sửa lỗi ngữ pháp tiếng Anh online miễn phí được nhiều người sử dụng hiện nay, giúp người dùng phát hiện và sửa lỗi ngữ pháp tiếng Anh nhanh chóng, chính xác Website sẽ giúp bạn kiểm tra chính tả,
vị trí từ, lỗi viết hoa, trong tiếng Anh và đưa ra các giải thích, gợi ý để bạn có thể cải thiện cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc, phát âm tiếng Anh hợp lý hơn
Với VirtualWritingTutor, giáo viên và học sinh có 1 công cụ tuyệt vời để kiểm tra
và chữa lỗi cũng như nâng cao kĩ năng viết của mình với các chức năng: đếm từ, kiểm tra ngữ pháp, chấm điểm bài luận, kiểm tra cấu trúc bài viết mong muốn, kiểm tra dấu câu, soát lỗi bài luận, hành văn và từ vựng, từ nối … được thể hiện trên thanh công cụ của VirtualWritingTutor
Trang 24Hình 8 Giao diện trang web VirtualWritingTutor.com
Hình 9 Chức năng đếm từ, đếm câu và đoạn văn (word count)
Trang 25Hình 10 Kiểm tra các lỗi ngữ pháp (Check Grammar)
Hình 11 Chấm điểm bài luận (Score essay) – bước lựa chọn thể loại bài viết