1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dân chủ văn hóa khoa học trong giờ học ngữ văn hướng tới phẩm chất và năng lực học sinh thpt bài thực hành tiếng việt lỗi về thành phần câu và cách sửa

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân chủ văn hóa khoa học trong giờ học ngữ văn hướng tới phẩm chất và năng lực học sinh THPT bài thực hành tiếng việt lỗi về thành phần câu và cách sửa
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

Thực hiện “ Dân chủ - văn hoá – khoa học trong giờ học Ngữ văn – dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT – Bài thực hành Tiếng Việt “Lỗi về thành phần câu và

Trang 1

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 73.1 Lí thuyết chung về việc đưa tinh thần dân chủ hóa vào tiết học ngữ

văn, phát triển tư duy độc lập, nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt

cho học sinh, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi giờ học văn là một

giờ hạnh phúc

8

3.2 Thực hiện “ Dân chủ - văn hoá – khoa học trong giờ học Ngữ văn –

dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT

– Bài thực hành Tiếng Việt “Lỗi về thành phần câu và cách sửa”

9

3.3 Kết quả chung của hình thức tổ chức phát huy tính dân chủ, phát

triển tư duy độc lập, khả năng phản biện của người học, xây dựng giờ

học tích cực, hạnh phúc

17

3.4 Những chú ý trong quá trình dạy học phát triển tư duy độc, phát huy

tính dân chủ ở học sinh, xây dựng giờ học hạnh phúc

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 2

thuật Nó đòi hỏi sự sáng tạo, đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực không ngừng củangười thầy.

Nhưng trong thời đại mới, với xu hướng phát triển và hội nhập, tư tưởng,khát vọng, niềm tin, quan niệm, tình yêu và việc tôn vinh những giá trị của đờisống có khác đi so với trước đây, việc người thầy làm cho môn văn hấp dẫn, thuhút trong giờ học văn là chưa đủ, mà phải tiếp cận với nhu cầu, xu hướng, củahọc trò, của con người trong thế kỉ mới, để dạy làm người và dạy cách sống tốtnhất cho người học, đó cũng là cách phát triển ý nghĩa của việc dạy học mônngữ văn trong nhà trường Thời đại mà công nghệ bùng nổ, con người khát khaovượt thoát những giới hạn của bản thân, tìm kiếm cái mới, nỗ lực trong hànhđộng sẽ đòi hỏi mỗi người trong hành trình sống phải có những cuộc dấn thânmới, con người phải chủ động, phải tích cực, phải sáng tạo Một bài học ngữ vănkhông chỉ đem đến cho các em tri thức, nhận thức về thiên nhiên, xã hội, conngười, bồi đắp cho học sinh những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong tư tưởng và cảmxúc, quan trọng hơn, nó cũng tham ra trong quá trình phát triển con người sángtạo, con người với cách nghĩ riêng, độc lập, tự chủ, tự tin chính vào bản thânmình Chúng ta có thể đem đến cho các em không chỉ niềm vui và hứng thú ởviệc cảm nhận, mà còn có thể giúp các em khám phá con người bên trong, conngười tiềm năng của chính mình, đáp ứng nhu cầu thời đại mới

Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy một thực tế ở nhà trường, môn ngữvăn vẫn được xem như môn học mà người dạy phải mang đến cho các em hệthống kiến thức hàn lâm, các thầy cô về cơ bản vẫn yêu cầu các em phải bắtbuộc thuộc những kiến thức cơ bản, hiểu theo ý nghĩa sao cho chung nhất, đểkhi thi cử, không đi lệch với đáp án Nghĩa là học để thi Tất nhiên, đề thi nhữngnăm gần đây đã là dạng đề mở, có sự thay đổi linh hoạt, hướng đến sự phát triểnnăng lực của người học, nhưng tôi vẫn thấy, học sinh vẫn rơi vào tình trạng họccông thức Đối với việc thi cử, và nhất là với đối tượng học sinh ít có sự tìm tòi,sáng tạo, việc dạy như thế, học như thế là “an toàn” Tuy nhiên, tôi vẫn muốn,bên cạnh việc đảm bảo cho các em về vấn đề học – thi – lấy điểm, chúng ta, mỗithầy cô giáo phải biết khai thác tối đa những ưu thế của môn mình, để không chỉđáp ứng nhu cầu mang tính chất “thời vụ”, mà còn “trồng người” bằng cách khơidậy những vẻ đẹp đáp ứng với nhu cầu của tương lai: con người chủ động, năngđộng, độc lập, giờ học văn không chỉ là một môn học bắt buộc theo yêu cầu của

Bộ giáo dục mà còn là niềm vui, là hạnh phúc với những trải nghiệm thú vị vàmới mẻ

Từ thực trạng cuộc sống hiện đại với những đòi hỏi mới, từ thực tế dạyhọc học sinh còn thụ động, phụ thuộc vào thầy cô, từ sự thật nhiều thầy cô vẫncòn muốn có tư tưởng áp đặt với người học, tôi mạnh dạn đề xuất một khía cạnhliên quan tới việc giáo dục tư duy tích cực đối với người học từ một tiết giảngvăn cụ thể Tôi nghĩ, đây là một việc làm cần thiết

Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi xin trình bày quan điểm của mình

về việc “ Dân chủ - văn hoá – khoa học trong giờ học Ngữ văn – dạy học

theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT – Bài thực hành Tiếng Việt “Lỗi về thành phần câu và cách sửa”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Học văn, muốn đem đến bất cứ một điều gì, đầu tiên cũng là giải mã vănbản Phải tìm con đường giải mã văn bản đơn giản, khoa học, hiệu quả, để đemlại hứng thú, rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn thơ trữ tình, văn xuôi, kịch,văn bản nghị luận, chính luận… Khi đọc văn, các em không chỉ chiếm lĩnh trithức, mà còn tự bồi đắp tâm hồn, có thể vận dụng tri thức, đem các bài học nhânsinh rút ra từ văn bản để làm giàu cho cuộc sống Mục đích của bài đọc này làđem đến cho học sinh những cái nhìn và tư duy độc lập, nâng cao năng lực giaotiếp tiếng Việt, hướng tới niềm vui, niềm hạnh phúc của người học để đi đếncách ứng xử, cách sống có văn hóa, bảo tồn cái đẹp trong con người vốn dĩ có từ

xa xưa, theo quan niệm của thanh niên hiện đại

3 Đối tượng nghiên cứu

Từ một bài học Tiếng Việt cụ thể, từ kinh nghiệm trong quá trình giáodục, đề tài này nghiên cứu và tổng kết về việc cần thiết biết vận dụng nhữnghiểu biết về từ kiến thức sách vở vào đời sống, hoạt động xã hội để sống đẹp –sống có đạo đức và văn hóa trong đời thực, sống năng động, sáng tạo và biếtcống hiến

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp chính: Nghiên cứu, thực nghiệm:

+ Sưu tầm, tập hợp các tư liệu về mục tiêu giáo dục, các bài viết về thựctrạng lối sống thụ động của con người, về nhu cầu đổi mới con người hiện đại,các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; Tổng hợp các tài liệu sau khi đọc,vận dụng vào việc xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài

+ Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin sau khi đã vận dụng vàobài Thực hành Tiếng Việt các cách thức để khơi dậy nhận thức về trách nhiệm,

về lối sống cần có, về việc nuôi dưỡng con người năng động, văn hóa ở các lớp

đề án, lớp đại trà…tại trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn – Thanh Hóa

+ Thống kê, xử lý số liệu: tổng hợp và đưa ra kết luận trên cơ sở các

thông tin và số liệu đã có

- Những phương pháp kết hợp : Phân tích, suy luận logic ; So sánh ; Diễn dịch; Quy nạp

Ở đề tài này chúng tôi tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tiến hành khảo sát quan niệm về tinh thần dân chủ, về cách ứng xử văn hoá cần có của học sinh qua các tình huống thực tế tại trường học

Bước 2: Dạy thể nghiệm theo bài học theo theo hướng phát huy tính dân chủ, phát triển tư duy độc lập phát triển nang lực giao tiếp Tiếng Việt, hướng học sinh tới nét đẹp văn hoá trong giao tiếp, ứng xử trước không gian cộng đồng ở một số lớp

Bước 3: Khảo sát và lấy kết quả sau mỗi tiết học

Bước 4: Đối chiếu kết quả và kết luận

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 4

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học ngữ văn:

Dạy học văn phải bắm sát đặc trưng thể loại văn bản Nghiên cứu đặctrưng thể loại văn học là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học của thi

pháp học.Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( PGS Lê Bá Hán, GS TS Trần Đình

Sử, GS Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “ Thể loại văn học là dạng thức củatác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trìnhphát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tácphẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chấtcủa mối quan hệ, của nhà văn đối với các hiện tượng của đời sống ấy”

Là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học, thể loại văn họcchính là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản,một phương thức chiếm lĩnh đời sống Đây là một trong những phạm trù cơ bảnnhất của sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học Người sáng tácmuốn thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình trước đời sống phải lựa chọn, mộtcách thức tổ chức nào đó phù hợp Người tiếp nhận muốn giải mã được tầnghàm nghĩa, thông điệp tư tưởng của nhà văn cũng không thể không xuất phát từđặc trưng của thể loại

Môn Văn là môn học đặc biệt và đặc thù Nó vừa là khoa học vừa là nghệthuật (nghệ thuật ngôn từ) Việc cảm nhận, đánh giá một vấn đề văn học có thểthay đổi theo thời gian và theo thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người, mỗi thời đại Cónhững vấn đề hôm nay là đúng nhưng ngay mai thì chưa chắc, ngược lại, cónhững vấn đề ngày trước sai nhưng bây giờ lại đúng Nhiều vấn đề có nhiềucách hiểu, gây tranh cãi nhiều thập kỉ mà không tìm ra chân lí Vì vậy tronghọc văn, rất cần có cái nhìn mới, cách cảm mới để tìm ra những giá trị mới Họcsinh là những bạn đọc sáng tạo có thể lập luận để đưa ra chân lí đúng đắn hơncho vấn đề Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo conngười toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc và phải có nền tảng đạođức và văn hóa vững chắc thì việc khơi dậy những thức nhận về trách nhiệm, vềmục tiêu phát triển năng lực bản thân cho học sinh là vô cùng cần thiết MônNgữ văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc địnhhướng phát triển năng lực học sinh Dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từnhững tác phẩm văn chương, từ ngôn ngữ dân tộc, còn là dạy các em kiến thức,

kĩ năng bên lề như giao tiếp, lời nói, thái độ… nhằm khơi dậy, hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết vàlàm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân – Thiện -Mĩ – nhữnggiá trị đích thực của cuộc sống

Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiềucông việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đượcnhững thành công nhất định Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiếntới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực củangười học

Trang 5

1.2 Xuất phát mục tiêu dạy học đối với THPT:

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ:

- Mục tiêu của bậc THPT là “giúp học sinh tiếp tục phát triển nhữngphẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách côngdân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệpphù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếptục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứngvới những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”

- Hướng tới hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực chủ yếu của người học:+ Những phẩm chất chủ yếu : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,trách nhiệm

+ Những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả cácmôn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ

và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

1.3 Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới dạy học:

- Phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, cách thức

dạy học là những yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng giờ dạy, đến hiệuquả tác động với học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lựcgiao tiếp…Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học vàcách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sángtạo

- Phương tiện cần thiết và phù hợp: SGK, TLTK, SGV, máy chiếu, giáo

án điện tử, bảng…

- “Phương pháp – theo giáo sư Trần Đình Sử - nói chung là cách thức tác

động vào một đối tượng nào đó để đạt đến mục đích Phương pháp dạy học làmột yếu tố trong quá trình dạy học phụ thuộc vào bản chất của hoạt động dạyhọc Phương pháp được (…) hình dung như một hệ thống các nguyên tắc, cáchthức, biện pháp được sử dụng trong quá trình dạy học Trong quan niệm dạy họchiện đại theo mô hình lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể, nhómhoạt động thực hành có vị trí chủ đạo, nhóm lời nói và trực quan là phụ trợ”.Việc tổ chức các bước lên lớp, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phảisáng tạo, phù hợp với yêu cầu của bài học, không thể máy móc áp dụng theomột thứ tiêu chuẩn cứng nhắc, hướng học sinh tới mục tiêu giáo dục hiện đại:Phẩm chất và năng lực của con người

1.4 Xuất phát từ nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh hiện nay:

- Nhu cầu bộc lộ bản thân của học sinh là một cơ sở quan trọng để pháthuy tiềm năng học tập, khả năng phản biện vấn đề Học sinh ngày nay luôn cónhu cầu tự bộc lộ mình, nhất là trong những tình huống được động viên, khích

lệ, có hứng thú Các em không thích lối tư duy thụ động, phụ thuộc vào ngườikhác Cũng không muốn bị áp đặt bởi cách hiểu của người khác Các em thíchtìm lí lẽ của riêng mình, có cách nghĩ của bản thân, thậm chí có khi đó là cáchcảm, cách nghĩ táo bạo, vượt khỏi khuôn khổ Nhưng do quan niệm truyềnthống, lạc hậu nên nhiều khi vô tình chúng ta đã cản bước tiến của các em Cũng

có thể, lối suy nghĩ của các em chịu ảnh hưởng và tác động của thực tế cuộcsống hiện đại, nhiều khi rất thực dụng Nhiệm vụ của người dạy văn là dẫn dắt,

Trang 6

định hướng, thuyết phục để học sinh hiểu, chấp nhận và tự tìm giải pháp đúngđắn, hành động đúng đắn

=>Với đặc thù của bộ môn ngữ văn, với yêu cầu của thực tiễn khách

quan, yêu cầu về con người, yêu cầu về mục tiếu giáo dục…mỗi thầy cô giáocần phải phát huy những điểm mạnh của bộ môn mình và hướng tới mục đíchgiáo dục toàn diện, khơi gợi hứng thú sang tạo trong người học, đem đến niềmvui, niềm hạnh phúc cho người học khi được là chính mình trong suy nghĩ, tronghành động, trong cảm xúc

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

- Từ quá trình khảo sát tài liệu sách giáo khoa, từ quá trình giảng dạy các ở

cả ba khối, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy:

+ Trong chương trình ngữ văn THPT, các bài đọc văn thuộc đủ thể loại vàcác kiểu dạng: văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch); văn bản chính luận, vănbản nhật dụng, văn bản phê bình…Khi dạy học các bài đọc văn, các thầy cô giáochủ yếu hướng học sinh đi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó màhướng tới mục tiêu giáo dục nhận thức, ý thức ở người học là chính

+ Nhiều thầy cô giáo chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức, hướng họcsinh đến việc hiểu văn bản, thể hiện việc học tập, vận dụng kiến thức đã học đểviết bài kiểm tra, thể hiện lại việc nắm kiến thức, hiểu bài…chứ chưa có mấythầy cô chú ý đặc biệt tới việc rèn luyện các kĩ năng khác như đọc, giao tiếp, làmviệc nhóm, thể hiện suy nghĩ cá nhân khác với những gì quen nhìn, quen hiểu,thành ra, tính sáng tạo ở người học, sự phát hiện riêng ở mỗi cá nhân chưa đượckhai thác đầy đủ, các em bị nghĩ theo một lối tư duy, ép phải “thấy” như “người

ta thấy”, mà thực sự không thoải mái, không hài lòng, vì các em chưa được đitìm, chỉ là công nhận kết quả Cái này một phần ở hệ thống kiến thức phải tiếpnhận còn nặng nề, tâm lí học để thi cử, một phần do lối mòn dạy học tạo nên

+ Việc dạy học ngữ văn còn vấp phải những rào cản lớn không thể không

kể đến, đó là thói quen thụ động trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức của họcsinh, đặc biệt, sự lép vế của các môn xã hội trong xu hướng chọn ngành nghềdấn đến không có nhiều học sinh thật sự yêu thích, đam mê môn Văn

+ Trong khi đó, tư duy độc lập, góc nhìn con người cá nhân, ý kiến riêng củangười viết lại vô cùng cần thiết, trước hết là ở ngay trong chính những bài thi, đềthi, đáp ứng với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá Trong những năm gần đây, BộGD&ĐT yêu cầu toàn ngành phải có những đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.Theo đó, hướng kiểm tra, đánh giá, ra đề thi của môn Ngữ văn có mấy điểm tíchcực sau đây :

* Đề thi mở : đây là hướng ra đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ độngtrong suy nghĩ, luận giải của học sinh Không có một đáp án duy nhất, chỉ cầnhọc sinh trình bày, lập luận vấn đề, thuyết phục được người đọc theo cách nghĩcủa mình một cách hợp lí, đều được chấp nhận và đánh giá cao

* Đề thi yêu cầu tính phản biện : đây là dạng đề thi mới, với yêu cầu chốngviệc học vẹt, học tủ, ghi nhớ kiến thức máy móc Học sinh có kiến thức cũngchưa chắc đã làm tốt được mà đòi hỏi phải có khả năng vận dụng kiến thứcmột cách linh hoạt sáng tạo

Trang 7

+ Thực tế cuộc sống cũng cho chúng ta thấy một điều, học sinh dám nghĩ,dám nói những điều mà các em thấy, các em hiểu, thậm chí có thể thấy và hiểusai lệch, vẫn dám thẳng thắn ra ý kiến, lập luận cho bằng thuyết phục điều màcác em cho là đúng Nhiều khi, nó đi ngược lai với những giá trị truyền thống.Nhiệm vụ của chúng ta là phát huy suy nghĩ độc lập của các em, nhưng dẫn dắt

và định hướng để các em nghĩ theo chiều hướng tích cực nhất, bảo vệ những giátrị cơ bản của cuộc sống được phản ánh trong văn chương và cũng từ nhữnghiểu biết trong tác phẩm, các em bước ra ngoài cuộc sống tốt hơn, tích cực hơn

- Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn trăn trở, kiếm tìm những giảipháp cho mỗi giờ học, nhằm kéo học sinh trở về với niềm yêu thích môn văn,truyền cho các em hứng thú tìm hiểu các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của một vănbản văn học, gắn văn chương với đời sống, không chỉ học để thi, không biến giờhọc chỉ để “tải đạo”, “ngôn chí” mà để sống trong đời thực sao cho vừa hiện đại,vừa gìn giữ được những tiêu chí căn cốt của con người trên cơ sở những giá trịđạo đức tốt đẹp Ở phạm vi của đề tài, tôi cố gắng chuyển hoá ý tưởng bằng việclồng ghép mục tiêu dạy học, hình thành cho học sinh những năng lực tư duy độclập, bồi đắp ở học sinh những quan điểm, tư tưởng tích cực, tôn trọng nhữngphát hiện của cá nhân, khơi dậy khả năng dám nói, giám nghĩ, giúp các em trìnhbày logic, khoa học, ứng xử văn hoá, lịch thiệp…góp phần hình thành phẩm chấtngười học hiện đại trong một thiết kế giờ dạy thực hành Tiếng Việt Tôi vậndụng kết hợp các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật, kiến thức liên môn trongtừng phần của thiết kế Tôi chú trọng khai thác tư duy độc lập, khả năng phảnbiện của học sinh, dân chủ trong cái nhìn, trong ứng xử, trong tranh luận vàhướng các em tới những giá trị văn trong một vài điểm nhấn của bài học thựchành Tiếng Việt “Lỗi về thành phần câu và cách sửa” Bước đầu, tôi đã thunhận được những kết quả đáng ghi nhận từ đối tượng là học sinh lớp 11 B5 củatrường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

- Tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện, tạokhông khí đối thoại tự do, dân chủ, trân trọng quan điểm cá nhân, màu sắc cáthể, tôn trọng ý kiến người học, ngay cả khi đó là những quan điểm cực đoan

- Tổ chức cho học sinh tranh luận, phản biện, đối thoại, khơi gợi để học sinh cóthể “ trải lòng”, thể hiện chính xác những điều mình nghĩ, những thứ mình muốnnói: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết đọc văn cụ thể,hướng tới các mục tiêu khác nhau, trong đó có mục tiêu rèn luyện tư duy độclập, khả năng phản biện của học sinh Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích

cực như: nêu vấn đề, nêu câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, khăn phủ bàn, động não

(hay công não), bể cá, hay tia chớp… Trong giới hạn của đề tài này, tôi muốn đi

sâu vào khai thác bài học “Lỗi về thành phần câu và cách sửa” trên cơ sở pháttriển duy độc lập của học sinh để vừa khơi dậy được con người độc lập, conngười cá nhân trong quan điểm, cách nhìn vừa hướng các em tới cách sống tráchnhiệm, cách ứng xử văn hóa, tích cực

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức học văn là học cách tư duy, học cách thể hiệncon người nhân cách, bản lĩnh , học đời sống, học cách ứng xử văn hóa, học đạođức làm người hiện đại bên cạnh những năng lực khác mà con người hướng tới

Trang 8

- Xây dựng hệ thống bài tập, đề kiểm tra phát triển con người độc lập, con ngườisẵn sàng nhập cuộc, con người văn hóa, con người đạo đức phẩm chất tốt đẹptrong mỗi học sinh.

3.1 Lí thuyết chung về việc đưa tinh thần dân chủ hóa, vẻ đẹp của ứng xửa văn hoá và tư duy khoa học vào tiết học ngữ văn, phát triển tư duy độc lập, rèn luyện sự tự tin và khát vọng bộc lộ nét đẹp văn hoá của bản thân, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi giờ học văn là một giờ hạnh phúc.

* Dân chủ và dân chủ hóa – làm việc khoa học và ứng xử văn hoá

- Khái niệm này vốn dĩ có nghĩa gốc là do dân làm chủ TS Huỳnh Công Minh

có lần chia sẻ: Dân chủ là một chế độ tiến bộ của xã hội, ở đó mọi người dânđều được tôn trọng, có quyền tự do bình đẳng, được luật pháp bảo vệ Nhân loại

đã phải mất bao nhiêu công sức, hy sinh cả xương máu đấu tranh để xây dựng vàphát triển dân chủ, phát huy tốt bản chất nhân văn của con người

- Dân chủ trong giờ học chính là trao cho các em niềm tin vào năng lực củachính mình, tin mình có thể thẻ hiện quan điểm, lập trường nhận thức cá nhân vàđươc tôn trọng, tin rằng sẽ nhận được sự công bằng, khách quan, trong đánh giá,tin rằn tiếng nói của cá nhân mình sẽ được lắng nghe, được phân tích và đượchiểu

- Dân chủ hóa giờ học văn là đưa tư tưởng dân chủ vào giờ học, vào nhận thức,tình cảm của người học Và người dạy phải đặc biệt coi trọng tinh thần dân chủbên cạnh chú ý đến mục tiêu giáo dục, phát triển năng lực Việc quan tâm đến sựsáng tạo và niềm hạnh phúc trong các em học sinh cần phải đồng hành cùngnhau trong giờ học văn Giờ học văn thật sự là giờ học hạnh phúc khi tất cả mọithành viên trong lớp học đều được sống thực với cảm xúc, nghĩ và nói thốngnhất Kết quả đạt được và tình yêu môn học trong một tiết học văn phải songhành cùng nhau Người học không chỉ hiểu văn, mà còn phải sống với nó, yêuquý nó, tự hào về nó

- Khoa học và văn hoá thể hiện trong cách sắp xếp trình tự khi trình bày vấn đề,khi ứng xử trước phản biện của mọi người, trước những quan điểm trái chiềuhoặc cực đoan

* Ý nghĩa của tinh thần dân chủ trong giờ học:

- Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mớiphương pháp dạy học văn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động, tích cựccủa học sinh , coi “học sinh là bạn đọc sáng tạo” Với luận điểm này, quá trìnhdạy học văn sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữanhững người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng

- Mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học đượcxác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn, họcsinh được trở thành người đọc văn đích thực, được nói lên tiếng nói cảm nhận,rung động nghệ thuật của mình; và hiệu quả tiếp nhận văn học của học sinhkhông chỉ được hình thành từ quá trình đối thoại với chính mình mà còn có sựđóng góp rất tích cực của quá trình đối thoại với những người đọc khác Vì thế,thiết kế những giờ học đối thoại trong dạy học văn được coi là một hướng đi rấtđáng chú ý, cụ thể:

Trang 9

+ GV cần phải xác định được phương pháp và hình thức đối thoại áp dụngtrong mỗi tiết học, mỗi bài học khác nhau.

+ Tạo không khí dân chủ trong giờ học

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề

+ Giúp học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích và bình quá, áp dụngthực tiễn

* Tư duy độc lập – tinh thần khoa học

- Tư duy độc lập là lối tư duy không dập khuôn theo lối mòn; là khả năng

tự nghiên cứu, tự tìm hiểu học hỏi và đúc kết lại như một kinh nghiệm Tư duyđộc lập đi cùng với bản licnhx văn hoá làm thành nét đẹp của trí tuệ và nhâncách người học

- Tư duy độc lập là một dạng kỹ năng tư duy phân tích, tư duy phản biện

- Tinh thần khoa học hay tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của mỗi người khi có những hiểu biết, những tri thức

về thế giới cũng như có cách thức để giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, hợp lí, hiệu quả

* Ý nghĩa của tư duy độc lập – tinh thần khoa học

- Giúp mỗi người có thể đối diện và xử lý hàng loạt các vấn đề luôn chờtrực xảy ra trong thế giới mà biến động tính theo từng giây

Tư duy độc lập và tính khoa học thể hiện rõ cái tôi của một người vềchính bản thân mỗi người trong cuộc sống, giúp khẳng định được con người cánhân, cá tính, độc đáo và duy nhất; giúp cho việc đưa ra các thông tin thực sựhợp lý và đúng đắn theo nhận thức riêng của mỗi người, không bị chi phối và lệthuộc

Những người có tư duy độc lập, tinh thần khoa học, ý thức ứng xủa vănhoá thường nhận được những khả năng tiềm ẩn nơi mình; họ biết phát huy khảnăng vốn có và đạt đến thành công trong cuộc sống

=> Phát triển, phát huy tư duy độc lập của học sinh là nhằm phát triểnlòng tự trọng, tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập để giải quyết vấn đề khó khăngặp phải trong cuộc sống

3.2 Thực hiện “ Dân chủ - văn hoá – khoa học trong giờ học Ngữ văn – dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT – Bài thực hành Tiếng Việt “Lỗi về thành phần câu và cách sửa”

- Tiến hành bài học theo giáo án đã soạn với các bước của một giáo án hướng tới

sự phát triển năng lực tư duy độc lập, khả năng giao tiếp văn hoá và tinh thầnkhoa học của người học ( Phụ lục đính kèm)

Các hoạt động tổ chức giờ dạy học nhằm mục tiêu chung: Thấy

được những lỗi sai khi sử dụng câu Tiếng Việt và cách để sửa sai; phát triển

kĩ năng sử dụng Powerpoint ở học sinh, rèn luyện tư duy khoa học trong trình bày, thiết kế, rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có chừng mực; phát huy năng lực làm việc nhóm và học tập ngoài nhà trường.

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG :

a Mục tiêu:

- Tái hiện kiến thức đã học, tạo tiền đề, kết nối cho phần bài tiếp theo

Trang 10

- Rèn luyện phản ứng nhanh, tính tập thể, đoàn kết, hợp tác

b Nội dung hoạt động: Trò chơi “Khám phá Tiếng Việt” vòng 1 Yêu cầu hs sưutầm các hình ảnh gây cười khi sử dụng Tiếng Việt?

c Sản phẩm: Hình ảnh sưu tầm của HS HS phân tích, kết nối và trả lời câu hỏi

GV khơi gợi vấn đề phản biện, phát triển tư duy độc lập, phát huy tinh thần dân chủ, khơi dậy năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp:

? Có bạn nào cho rằng, Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, giàu có, và sử

dụng Tiếng Việt là tuỳ theo khả năng, nhu cầu của mỗi người, tất cả đề có thể thông cảm được, chấp nhận được?

+ Với câu gợi ý này, học sinh có thể nhìn nhận ra nhiều vấn đề: Đúng làTiếng Việt rất phong phú, giàu có, người Việt đang sủa dụng Tiếng Việt trong

cơ chế mở, dễ chấp nhận những cách nói mới, những hình thức diễn đạt mới

+ Với câu hỏi này, học sinh có thể phát hiện được vấn đề ngược lại: TiếngViệt có nguy cơ bị sử dụng không phù hợp, bị làm cho biến dạng đi, hoặc bị làmmất đi sự trong sáng của nó

Các em đã có một cuộc thảo luận sôi nổi về các biển hiệu quảng cáo đãsưu tầm được trên mạng, trên đường phố…từ đó mà có cách nhìn tổng quan vềviệc sử dụng từ Tiếng việt, câu Tiếng Việt

Trang 11

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (THỰC HÀNH)

Phần Hoạt động hình thành kiến thức , GV cho hs phát huy năng lực tư duy

độc lập, nhận diện những lỗi sai về câu trong hệ thống ngữ liệu đưa ra Chú ý cho hs nhận xét câu trả lời, cách trả lời của hs, dẫn dắt, phân tích điểm mạnh, hạn chế của người trả lời để các em nhận ra và hoàn thiện bản thân khi giao tiếp

b Nội dung hoạt động: Trò chơi “Khám phá Tiếng Việt” vòng 2, 3 và 4

c Sản phẩm: Câu trả lời đúng, nhanh và kết quả thực hành bài tập của HS

Nhiệm vụ 1: Nhận biết lỗi về thành phần câu

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS thực hiện vòng 2 trò chơi Khám phá Tiếng Việt: Bắt bệnh ngôn từ

- GV chia lớp thành 2 đội chơi như vòng 1 (mỗi đội chọn cử ra 5 người tham giatrò chơi)

Trang 12

- Có 8 câu hỏi trắc nghiệm, HS các đội chọn đúng sai cho các câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm

- Các đội có thời gian tối đa 2 phút để trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ

- Hết thời gian 2 phút, 2 đội chơi bấm nút để phân quyền trả lời trước – sau

- Đội nào được nhiều điểm là đội thắng cuộc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các đội nhóm thảo luận trao đổi hoàn thành nhiệm vụ

- GV quan sát, khích lệ, động viên HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm tham gia trò chơi

- HS còn lại chú ý quan sát, góp ý, bổ sung, nhận xét nếu các đội chơi không trả lời được

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV đánh giá nhóm và đại diện nhóm (theo tiêu chí), chuẩn kiến thức

Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm lỗi về thành phần câu và cách sửa

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w