BÁO CÁO Đề nghị xét, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Tên sáng kiến: Thành lập nhóm Zalo để tư vấn tuyển sinh cho học sinh THPT đăng ký xét tuyển vào Trường Đạ
Trang 1BÁO CÁO
Đề nghị xét, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Tên sáng kiến: Thành lập nhóm Zalo để tư vấn tuyển sinh cho học sinh THPT đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào năm 2023
Tác giả/hoặc đại diện nhóm tác giả: Hoàng Thị Ngọc Hà
Chức vụ/cơ quan, đơn vị/địa chỉ: Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Tân Trào
Tuyên Quang, năm 2024
Trang 2BÁO CÁO
Đề nghị xét, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I-THÔNG TIN CHUNG
1 Tên sáng kiến: Thành lập nhóm Zalo để tư vấn tuyển sinh cho học sinh
THPT đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào năm 2023
2 Đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng: Trong
tỉnh
3 Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả
Số
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
1 Hoàng Thị
Ngọc Hà 08/3/1989
Phòng Đào tạo
Phó Trưởng phòng Thạc sĩ 40%
2 Trần Vũ
Phương 08/12/1981
Phòng Đào tạo
Trưởng phòng Tiến sĩ 20%
3 Trương Thị
Hoài Linh 12/6/1980
Phòng Đào tạo
Phó Trưởng phòng Thạc sĩ 20%
4 Vũ Thanh
Bình 03/02/1985
Phòng Đào tạo Giảng viên Thạc sĩ 20 %
4 Nội dung, bản chất, tính mới của sáng kiến; khả năng áp dụng
4.1 Nội dung sáng kiến
4.1.1 Lý do đề xuất sáng kiến
Năm 2022, Trường Đại học Tân Trào thực hiện đa dạng hóa các phương thức truyền thông tuyển sinh, trong đó đăng tải thông tin tuyển sinh trên webiste và sử dụng fanpage, hotline để tư vấn cho thí sinh và phụ huynh Tuy nhiên học sinh THPT vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về tuyển sinh của Trường Đại học Tân Trào do quá tải tin nhắn từ fanpgae, tin nhắn bị trôi hoặc số điện thoại hotline bị bận thường xuyên Vì vậy việc thành lập nhóm Zalo để tư vấn
Trang 3tuyển sinh cho học sinh THPT đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào năm 2023 là rất cần thiết và có nhiều lợi ích đối với cả học sinh và Nhà trường,
cụ thể:
Tăng cường giao tiếp và tư vấn trực tiếp: Nhóm Zalo tạo ra không gian kết nối giữa học sinh với nhà trường, cho phép học sinh giao tiếp trực tiếp với các cán bộ tuyển sinh của trường Điều này giúp học sinh nhận được tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kịp thời về các vấn đề liên quan đến việc xét tuyển, đồng thời cũng tạo môi trường cho học sinh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và thông tin với nhau
Tiếp cận rộng rãi các đối tượng: Zalo là một ứng dụng phổ biến và dễ sử dụng, hầu như tất cả học sinh THPT đều có khả năng truy cập Việc thành lập nhóm Zalo cho phép tiếp cận nhiều học sinh, kể cả ở những vùng xa xôi, ngoài
ra các học sinh đã tham gia nhóm có thể tiếp tục mời thêm bạn bè vào nhóm, tăng số lượng thành viên của nhóm lên đáng kể
Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Sử dụng nhóm Zalo để tư vấn tuyển sinh giúp học sinh tiết kiệm thời gian và công sức so với việc phải tìm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tin tuyển sinh sẽ được tập hợp tại một nơi duy nhất, dễ dàng truy cập, xem lại các hình ảnh, file đính kèm trong nhóm khi cần
Nâng cao hiệu quả tuyển sinh: Thông qua nhóm Zalo, Nhà trường có thể nắm bắt được ý kiến phản hồi của học sinh về quy trình tuyển sinh, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tuyển sinh
4.1.2 Các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu khi xây dựng giải pháp
Xác định mục đích xây dựng giải pháp là đề xuất các phương án cụ thể, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các thành viên, đồng thời các giải pháp phải mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn về nguồn lực và các điều kiện hiện có của Trường Đại học Tân Trào
Bước 2: Xác định phạm vi thực hiện sáng kiến
Trang 4Thực hiện lập nhóm Zalo tuyển sinh mang tên “Tôi chọn TQU” từ tháng
3/2023
Bước 3: Triển khai thực hiện giải pháp
Bước 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc áp dụng giải pháp của sáng kiến
so với khi chưa áp dụng giải pháp
4.1.3 Cách thức tiến hành
- Bước 1: Báo cáo lãnh đạo Trường về việc triển khai, áp dụng sáng kiến trong hoạt động truyền thông tại Trường
- Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm để thực hiện sáng kiến
- Bước 3: Phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện sáng kiến
- Bước 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc áp dụng sáng kiến so với khi chưa áp dụng giải pháp đề ra
*) Xác định nội dung truyền thông
Xác định lựa chọn các thông tin về:
- Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường, cơ sở vật chất, môi trường học tập và kết quả thực hiện các hoạt động: tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, phục vụ cộng đồng…
- Các ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo, học phí các ngành, cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chế độ chính sách dành cho sinh viên,
xu hướng của thị trường lao động hiện nay
- Kế hoạch tuyển sinh, Đề án tuyển sinh, những lưu ý quan trọng trong đăng ký xét tuyển năm 2023
- Phản hồi của sinh viên, cựu sinh viên, đơn vị sử dụng lao động và phụ huynh về Trường Đại học Tân Trào
* Thực hiện lập nhóm Zalo
Nhóm Zalo được thiết lập
Trang 5* Chuẩn bị nội dung để gửi vào nhóm Zalo
Căn cứ nội dung truyền thông đã xác định và kế hoạch tuyển sinh của Nhà trường, các thành viên chủ động viết bài, chuẩn bị nội dung và thiết kế các poster thông tin để gửi vào nhóm Zalo
* Kết quả thực hiện:
+ Số tin bài, đường link, thông báo gửi vào nhóm: 19
+ Số poster/hình ảnh thông tin gửi vào nhóm: 88
+ Tổng số tin nhắn trao đổi: 3386
+ Số học sinh được thêm vào nhóm để được tư vấn: 713
* Kết quả tuyển sinh: 1055 SV (so với năm 2021: 754 SV; năm 2022: 767 sinh viên)
4.2 Bản chất của sáng kiến
Sáng kiến đề xuất và thực hiện biện pháp truyền thông tuyển sinh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh năm 2023
4.3 Tính mới của sáng kiến
Sáng kiến có tính mới vì chưa được áp dụng các năm học trước đó tại Trường Đại học Tân Trào
4.3 Khả năng áp dụng
Sáng kiến có thể được áp dụng tại Trường Đại học Tân Trào và các cơ quan đơn vị khác trong những năm tới
5 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 20/3/2023 đến hết kỳ tuyển
sinh hệ chính quy năm 2023
II-ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
1 Về hiệu quả áp dụng
+ Về hiệu quả kinh tế: Sáng kiến góp phần tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí truyền thông, quảng cáo cho Trường Đại học Tân Trào; giảm chi phí liên lạc cho thí sinh và phụ huynh quan tâm đến Trường Đại học Tân Trào Sáng
Trang 6kiến góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, tăng nguồn thu từ học phí cho Trường Đại học Tân Trào (số sinh viên năm 2021: 754 SV; năm 2022: 767 sinh viên; đến năm 2023: 1055 SV)
+ Về hiệu quả xã hội: Sáng kiến góp phần hỗ trợ thí sinh, phụ huynh của thí
sinh tiếp cận với thông tin tuyển sinh một cách nhanh chóng, chính xác, thuận lợi
2 Về khả năng nhân rộng
Sáng kiến có thể được áp dụng vào các năm học tiếp theo tại Trường Đại học Tân Trào
Trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Trần Vũ Phương
Tuyên Quang, ngày 05 tháng 6
năm 2024
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Ngọc Hà
Trang 7PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NHÓM ZALO TUYỂN SINH NĂM 2023