BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢNTên đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ Đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
Tên đề tài:
“Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2013 đến tháng 6 năm 2016”
Giáo viên hướng dẫn: CN Dương Thị Hương Giang
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
Ký tên:
Trang 2VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2016 14
Bảng 2: Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2016 15
Bảng 3: Dân số trung bình của các phường 17
Bảng 4: Bảng diện tích theo đơn vị hành chính cấp phường 19
Bảng 5: Cơ cấu sử dụng đất Quận Thủ Đức năm 2015 22
Bảng 6: So sánh diện tích, cơ cấu đất đai năm 2015 với năm 2016 19
Bảng 7: Kết quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ năm 2013 33
Bảng 8: Kết quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ năm 2014 34
Bảng 9: Kết quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ năm 2015 35
Bảng 10: Kết quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ tháng 6 năm 2016 36
Bảng 11: Kết quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ 2013-6/2016 38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2016 14
Biểu đồ 2: Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2016 16
Biểu đồ 3:Cơ cấu sử dụng đất Quận Thủ Đức năm 2016 23
DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 13
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình cấp GCNQSDĐ với hồ sơ CNQSDĐ 28
Trang 4DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
MỞ ĐẦU 6
1.Đặt vấn đề 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Đối tượng nghiên cứu 6
4 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Ý nghĩa thực tiễn 7
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
I.1.Cơ sở lý luận của đề tài: 7
I.1.1.Cơ sở khoa học: 7
I.1.2 Cơ sở thực tiễn 9
I.1.3 Cơ sở pháp lý 10
I.2 Điều kiện tự nhiên 11
I.2.1 Vị trí địa lý 11
I.2.2 Địa hình, địa mạo 12
I.2.3 Tài nguyên đất 13
I.2.4 Tài nguyên cảnh quan 13
I.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 13
I.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế 13
I.3.2 Thực trạng phát triển xã hội 16
I.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu 17
I.4.1 Nội dung nghiên cứu 17
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu 18
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
II.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức 18
II.1.1 Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai 18
Trang 5II.1.2 Xây dựng, lập, và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa chính 19
II.1.3 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 20
II.1.4 Quản lý tài chính về đất đai 20
II.1.5 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ 21
II.1.6 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 21
II.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai trên địa bàn Quận Thủ Đức 22
II.3 Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Thủ Đức 25
II.3.1 Trình tự thủ tục đăng kí chuyển nhượng quyền sử dụng đất 25
II.3.1.1 Theo quy định Luật đất đai 2003 25
II.3.1.2 Theo quy định Luật đất đai 2013 30
II.2.3 Tình hình CNQSDĐ trên địa bàn Quận Thủ Đức giai đoạn 2013- 6/2016 33
II.2.3.1 Tình hình CNQSDĐ năm 2013 33
II.2.3.2 Tình hình CNQSDĐ năm 2014 34
II.2.3.3 Tình hình CNQSDĐ năm 2015 35
II.2.3.4 Tình hình CNQSDĐ 6 tháng đầu năm 2016 36
PHẦN III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 40
KẾT LUẬN 40
KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 6MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề.
Trong thời kì kinh tế phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao, dân số ngày càngtăng thì đất đai càng trở nên hết sức quan trọng và là nhu cầu không thể thiếu được.Tuy đất đai có khả năng vô hạn về thời gian sử dụng nhưng lại giới hạn về diện tích và
cố định về vị trí, trong khi xã hội luôn phát triển thì các nhu cầu về sử dụng đất khôngngừng gia tăng, diễn ra ngày càng phức tạp
TP HCM nơi tập trung nguồn lao động dồi dào từ các tỉnh thành khác làm chonhu cầu sử dụng đất tăng nhanh Đặc biệt trên địa bàn Quận Thủ Đức lại là vùng đấtlàm “cầu nối “ giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu tiềmnăng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa đang rất nhanh lại có lợi thế giao thông với xa lộ
Hà Nội, sông Đồng Nai và các xa lộ lớn dự kiến mở nối với các tỉnh xung quanh, nênnhu cầu sử dụng đất để đầu tư các cơ sở hạ tầng các công trình công nghiệp, dịch vụ,phát triển khu đân cư trên địa bàn quận tăng nhanh đã tạo nên sự biến động về đất đairất đáng kể, nhất là về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất gây không ít khókhăn trong công tác quản lí nhà nước về đất đai
Bên cạnh những sự tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành là không ítcác trường hợp chuyển nhượng trái phép, mua bán sang tay, đầu cơ đất đai… Chính vìvậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một vấn đề nóng bỏng đang được sự quantâm của rất nhiều người dân và cơ quan ban ngành Để hiểu rõ hơn về vai trò, hoạtđộng của chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như những tồn tại, vướng mắc trongcông tác quản lí Nhà nước về chuyển nhượng quyền sử dụng đất để từ đó tìm ra giải
pháp khắc phục chúng ta cùng tìm hiểu đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thủ Đức giai đoạn 2013 –tháng 6 năm 2016”
2
Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá, phân tích thực trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồngthời đề xuất ra được một số giải pháp nhằm tìm ra hướng gỉai quyết đem lại hiệu quảtrong công tác quản lí và giải quyết chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2013 - tháng 6 năm 2016
Trang 74 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm : Chuyên đề nghiên cứu tại địa bàn quận Thủ Đức
Thời gian: Hoạt động CNQSDĐ từ năm 2013 - tháng 6 năm 2016
5 Ý nghĩa thực tiễn
Giúp hiểu rõ hơn về thực trạng CNQSDĐ trên địa bàn
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho hoạt động CNQSDĐ
Góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai và sử dụng đất đai
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NG HIÊN CỨU
I.1.Cơ sở lý luận của đề tài:
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện việcthống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước, nhằm đảm bảo cho đất đai được
sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử đất, đảm bảo các lợi ích của Nhà nước cũng nhưcủa người sử dụng đất Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ramạnh mẽ, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước thì nhu cầu về đất đaiphục vụ cho sản xuất lẫn sinh hoạt là thật sự cần thiết với cả nước nói chung và Thànhphố Hồ Chí Minh nói riêng (quận Thủ Đức)
Xã hội ngày càng phát triển, đất đai ngày càng có giá làm cho nhu cầu đượcCNQSDĐ của người dân là rất lớn Chính vì vậy, tình hình CNQSDĐ luôn được sựquan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như của các cơ quan ban ngành
Để tìm hiểu, nắm rõ và có những hướng đề xuất trong việc CNCQSDĐ thì việcđánh giá tình hình chuyển nhượng là điều không thể thiếu, từ đó có cơ sở đưa ra nhữngkiến nghị khách quan khoa học
Trang 8Là khoảng không gian giới hạn; bao gồm bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt,thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sảntrong lòng đất; giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn, đối với hoạt động sản xuấtcũng như cuộc sống xã hội của loài người
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Là sự thỏa thuận giửa các bên theo các điều kiện, nội dung hình thức chuyểnnhượng QSDĐ được pháp luật đất đai quy định, theo đó người sử dụng đất (gọi làbên chuyển nhượng quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất chongười nhận chuyển nhượng (gọi là bên chuyển nhượng) còn người nhận chuyểnnhượng trả tiền cho người chuyển nhượng
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ:
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng QSDĐ chuyển giaođất và QSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền chobên chuyển nhượng
Lệ phí trước bạ:
Là khoản thu đối với hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển quyền sử dụng đất
để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp thức hoá
* Nghĩa vụ tài chính từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lệ phí trước bạ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủngày 17/06/2011 về lệ phí trước bạ và Điều 6 Thông tư 124/2011/TT-BTC hướng dẫnNghị định số 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, tỷ lệ phần trăm (%) lệ phí trước bạnhà, đất là 0,5% Giá đất tính phí trước bạ căn cứ theo bảng giá nhà, đất do UBNDtỉnh, thành phố ban hành
Các lệ phí khác
Thuế thu nhập cá nhân:
+ Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25%trên thu nhập tính thuế;
+ Trường hợp không xác định được giá vốn và chi phí liên quan: 2% trên giá trịchuyển nhượng;
Trang 9Nhưng nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở mà bên chuyển nhượng là cánhân chỉ có một lô đất ở duy nhất thì bạn sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng
- Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng vàtối đa là 5.000.000 đồng)
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
Luật đất đai 2013 ra đời là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chínhsách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Có nhiều quy định mới, khái quát 9 nhómvấn đề nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để năng cao hiệu quả sử dụng đất, đồngthời giải quyết các tồn tại vướng mắt phát sinh trong thực tiễn Luật đất đai 2013 xáclập cụ thể hơn trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nước, các chủ thể sử dụng đất, quantâm đến chất lượng đất, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai khu vực nôngnghiệp, tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, đảmbảo quyền sử dụng đất cho phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thiết lập
sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, tăng cường tính công khai, minh bạch và dânchủ trong quản lý, sử dụng đất để giảm thiểu phát sinh khiếu kiện trong nhân dân
Luật Đất đai 2013 tạo nhiều thuận lợi cho người dân như quy định hạn mức sửdụng đất nông nghiệp; quy định rõ ràng các quyền về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.Đặc biệt, áp dụng Luật mới này, tạo được sự bình đẳng đối với quyền lợi của người sửdụng đất (bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp), kể cả người dân trong và ngoàinước Luật Đất đai mới cũng siết chặt khâu quản lý, sử dụng đất Đồng thời, quy địnhnhà đầu tư bất động sản và doanh nghiệp khi đầu tư vào đất đai phải có tiềm lực kinh
tế, có kinh nghiệm để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả
Chú trọng công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuêđất, chuyển mục đích sử dụng đất, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;công tác điều tra cơ bản về đất đai, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hệ thốngthông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, công tác định gái đất, công tác kiểm tra, thanh
Trang 10tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản
lý và sử dụng đất
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sảnxuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đấttrồng lúa Trên thực tế nhiều người dân không thuộc đối tượng này nhưng có mongmuốn phát triển sản xuất nông nghiệp, theo quy định không nhận được quyền sử dụngđất nông nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai Theo đó, đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chínhquyền địa phương cần làm rõ tính hợp pháp, từ đó phân định từng trường hợp cụ thể
để giải quyết Nếu chuyển nhượng ngầm (không hợp pháp) cần thu hồi và làm thủ tụccho thuê đất
I.1.3 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003
- Luật đất đai năm 2013
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Luật sửa đổi các luật về thuế 2014
- Luật công chứng 2014
- Nghị định 176/1999/NĐ-CP về lệ phí trước bạ
- Nghị định 79/2001/NĐ-CP của Chính phủ số 79/2001/NĐ-CP ngày 01
tháng 11 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 về thủ tục chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 của Thủ Tướng
Chính Phủ về thi hành Luật đất đai 2003
Trang 11- Nghị định 84/2007/ND-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung việc cấp GCN
QSDĐ, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất đai, trình tư thủ tục bồi thường,
hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại đất đai
- Nghị định 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đát đai 2013
- Thông tư 93/2011/TT-BTCsửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT- BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của chính phủ
về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
I.2 Điều kiện tự nhiên
và phát triển kinh tế của Quận Quận giáp tứ cận như sau:
Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương)
Phía Nam giáp quận Bình Thạnh và quận 12
Phía Đông giáp Quận 9, Quận 2
Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), Quận 12, quận Gò Vấp
Trang 12I.2.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vựcĐông Nam Bộ
Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận
An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 +34m, những đồinày không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4mnối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sông lớn, có độdốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng thấp trũng ởphía Nam Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai
và sông Sài Gòn
Ở vùng địa hình trũng chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên có đặcđiểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc
Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức
Trang 13I.2.3 Tài nguyên đất
Quận Thủ Đức có tổng diện tích tự nhiên 4764,90 hachiếm 2,26% diện tích toànTp.HCM Phần lớn diện tích ở đây là đất phèn và đất cổ sinh có phèn tiềm tàng đượcphân bố như sau:
- Đất phèn: diện tích lớn nhất khoảng 20,63 km2 chiếm 43,2% diện tích tựnhiên toàn Quận, phân bố chủ yếu ở các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp BìnhPhước, Linh Đông và một số nơi ở các phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ
phân bố ở các phường Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ và một phần ởcác phường Tam Phú, Tam BÌnh, Linh Đông
Quận, phân bố chủ yếu ở các phường Linh Xuân, Bình Chiểu và một phần thuộcphường Linh Trung (khu vực Gò Cát)
- Còn lại khoảng 3,99 km2 là diện tích sông rạch chiếm 8,35% (36) diệntích tự nhiên toàn Quận
I.2.4 Tài nguyên cảnh quan
Nhờ hệ thống sông rạch chảy trên địa bàn với tổng diện tích mặt nước khoảng390ha tập trung ở các phường Linh Đông, Tam Phú, Tam Bình, Hiệp Bình Chánh,Hiệp Bình Phước và Trường Thọ Đây chính là nơi lý tưởng cho việc phát triển các địađiểm du lịch và các khu vực vui chơi giải trí nhằm thu hút khách du lịch không nhữngtrong Quận mà còn cả du khách từ nơi khác đến
I.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
I.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh Tổng giá trị sảnxuất các ngành 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 16,3% so với cùng kì năm 2015
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2015
2014
6 tháng đầu 2015
Tốc độ tăng (%)
Trang 14CN – XD Triệu đồng 3.713.498 3.889.064 4,7
Biểu đồ 2: Giá trị sản xuất các ngành năm 2015
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra khá nhanh nên diện tích đất nôngnghiệp ngày càng giảm khá nhanh để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa Đếntháng 6 năm 2016, diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 1057,63 ha giảm 3,52 ha sovới năm 2015 Quận Thủ Đức luôn có những chủ trương và biện pháp chỉ đạo trongcông tác từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theohướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa Hiện nay, trên địa bàn Quận ngành trồnghoa kiểng đang có xu hướng phát triển ổn định Ngành chăn nuôi gặp khó khăn dodịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, khó cạnhtranh trên thị trường
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 6 tháng đầu năm 2016 tăng 15% so với cùng kỳnăm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước Giá trị sản xuất
Trang 15công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, may mặc.Trong đó, các ngành sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uốngchiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị chung Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất nhưchế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thịtrường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất.
Bảng 3: Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2016
Thành phần Đơn vị tính Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng (%)
Biểu đồ 1: Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2015
Thương mại và dịch vụ
Trang 16TM - DV có chiều hướng gia tăng chiếm 25,13% trong cơ cấu giá trị sản xuấttheo ngành kinh tế của Quận Tổng doanh thu năm 2015 đạt giá trị 2.399.557 triệuđồng tăng hơn 553.206 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2015.
I.3.2 Thực trạng phát triển xã hội
Dân số:
Tình hình dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Thủ Đức Đầu năm 2016
còn gặp nhiều khó khăn, với nhiều nhiệm vụ nặng nề nhưng nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành cùng với việc đưa ra những chương trình hoạt động sát với thực tiễn,
ngành Dân số đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
Quy mô dân số giữ ở mức ổn định, duy trì được tốc độ gia tăng dân số trong khoảng 1%, với mức sinh ổn định là 2,1 con
Bảng 4: Dân số trung bình của các phường
Trang 17 Giao thông
Giao thông không những là yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhthực hiện công nghiệp hóa – hiện đaị hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dânđịa phương Mạng lưới giao thông nơi đây tương đối phát triển, toàn Quận có 251,26
km đường bộ các loại, tập trung nhiều tuyến giao thông chính nối liền Tp.HCM vớicác tỉnh miền Đông: Xa lộ Hà Nội (QL52), Xa lộ Vành Đai (đường Trường Sơn –đường Xuyên Á – QL1A), QL13, QL1K, tuyến đường sắt Bắc – Nam và hệ thốngđường thủy ven sông Sài Gòn
Số lượng cầu do Trung ương quản lý là 6 cầu, do Quận quản lý là 17 cầu (trong
đó 6 cầu có tải trọng 8 – 13 tấn, 3 cầu có tải trọng 2 – 5 tấn và 8 cầu có tải trọng 0,5tấn)
Ngoài ra hệ thống đường sắt quốc gia trên địa bàn Quận có chiều dài khoảng26km (gồm sông Sài Gòn và 5 rạch lớn)
Trong những năm tới cần có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, cácngành nhằm đáp ứng kịp thời cho sự phát triển KT – XH của Quận
I.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu
I.4.1 Nội dung nghiên cứu
1 Đánh giá tình hình QLNN về đất đai và sử dụng đất đai;
2 Đánh giá quy trình, thủ tục thực hiện CNQSDĐ;
3 Đánh giá thực trạng CNQSDĐ trên địa bàn quận từ 2013-6/2016;
4 Đánh giá tình hình sử dụng đất, hiệu kinh tế - xã hội thông qua việc CNQSDĐ;5.Đánh giá những tồn tại và vướng măt trong công tác CNQSDĐ;
6 Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống QLNN về đất đai và Sử dụngđất đai hiệu quả sau chuyển nhượng
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thống kê: Xử lý, thống kê các số liệu đã thu thập được như sốlượng hồ sơ thụ lý, thống kê tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hìnhquản lý Nhà nước về đất đai của Thị xã và lập thành các bảng biểu số liệu về nhữngkết quả đạt được
Trang 182 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích chi tiết từng vấn đề có liên quanđến nội dung nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu số liệu thu thập được để rút ra lời nhậnxét đánh giá về tình hình chuyển nhượng QSDĐ tại địa phương.
3 Phương pháp so sánh: So sánh tình hình, công tác chuyển nhượng QSDĐ quacác năm, các giai đoạn ban hành các văn bản pháp luật nhằm rút ra những thuận lợi,khó khăn và biện pháp khắc phục
4 Phương pháp đánh giá: Đánh giá các số liệu sau khi phân tích tổng hợp để đưa
ra những kết luận về tình hình chuyển nhượng QSDĐ
5 Phương pháp chuyên gia: Để tham khảo ý kiến của những cán bộ chuyên môncủa địa phương am hiểu về tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn, đặc biệt lànhững cán bộ trực tiếp thụ lý Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Thủ Đức
II.1.1 Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đấtđai năm 2013 cụ thể như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất; UBND Quận Thủ Đức đã nghiêm túc triển khai các văn bản quyphạm pháp luật và hướng dẫn cho các phường trong quận thực hiện góp phần quantrọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, cũng như tạo hành lang pháp lýcho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc SDĐ trên địa bàn, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của Quận
II.1.2 Xây dựng, lập, và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính, dưới sự chỉ đạocủa UBND Thành phố, Sở TN&MT, UBND Quận Thủ Đức cùng các đơn vị giáp ranh
Trang 19đã được tiến hành rà soát lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạcchỉnh lý bổ sung Hiện trên địa bàn Quận có 6 phường có mốc địa giới DC1 với tổngcộng 95 cột mốc địa giới hành chính DC1 và 12 phường có tổng cộng 1848 mốc địagiới hành chính DC2.
Bảng 5: Bảng diện tích theo đơn vị hành chính cấp phường
STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Khu phố
( Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Thủ Đức)
Địa giới hành chính của các phường được đo đạc, cắm mốc giới và bàn giao choUBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúngquy định pháp luật Bản đồ hành chính cấp Quận tỷ lệ 1/10.000 và cấp phường tỷ lệ1/500, 1/1.000
II.1.3 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện công văn số 2761/UBND-ĐTMT ngày 12/6/2012 của Ủy ban nhândân Thành phố về triển khai công tác lập QHSDĐ năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015) trên địa bàn Thành phố; Phòng TN&MT tham mưu cho UBND Quận Thủ Đức
Trang 20triển khai lập QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm giai đoạn 2011-2015 quậnThủ Đức và 12 phường theo quy định của Luật Đất đai và phù hợp với kỳ QH-KHSDĐ của cả nước, Thành phố.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác QH-KHSDĐ của Quận nói riêng và toànthành phố nói chung trong kỳ quy hoạch hiện nay (đến năm 2020) chậm so với quyđịnh về thời gian của từng kỳ QH-KH Việc thực hiện các chỉ tiêu KHSDĐ chưa đạtđược yêu cầu đề ra, nhất là các chỉ tiêu SDĐ hạ tầng cơ sở như: giao thông, văn hóa,thể thao,… do phụ thuộc vào nguồn kinh phí thực hiện, hơn nữa vấn đề giải tỏa đền bùcũng gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình
II.1.4 Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quyđịnh của pháp luật Việc thực hiện các khoản thu và chi liên quan đến đất đai căn cứtheo các văn bản của Nhà nước và của Thành phố để tổ chức thực hiện
Nguồn thu liên quan đến đất trong những năm gần đây trên địa bàn quận: Năm
2015 là 4.852 triệu đồng; trong đó thuế nhà đất là 4.830 triệu đồng và thuế chuyểnQSDĐ là 22 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2016 là 3.080,19 triệu đồng; trong đó thuếnhà đất là 3.080 triệu đồng và thuế chuyển QSDĐ là 0,19 triệu đồng Như vậy, giá trịthu năm 2016 tăng 25,31% so với năm 2015
II.1.5 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đãđược UBND Quận quan tâm chỉ đạo ngành Tài nguyên – Môi trường và các ngành liênquan quản lý, giám sát, kiểm tra các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế,thu tiền SDĐ… góp phần bảo đảm quyền lợi cho NSDĐ và tăng nguồn thu ngân sách.Trong 6 tháng đầu năm 2016 Quận đã ban hành 157 Quyết định thu hồi đất củacác HGĐ-CN thuộc các dự án trên địa bàn Đã giải quyết chi trả 161 tỷ đồng, đã có
127 hồ sơ bàn giao mặt bằng
II.1.6 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê tháng 6 năm 2016, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Quận
đã giao theo đối tượng để sử dụng, quản lý với diện tích 7.144,553ha, trong đó:
Trang 21- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 3.773,02 ha, chiếm 48,6% diện tích đất tự nhiên.
- UBND cấp phường sử dụng: 47,88 ha, chiếm 1% diện tích đất tự nhiên
- UBND cấp phường quản lý: 189,83 ha, chiếm 3,98% diện tích đất tự nhiên
- Tổ chức kinh tế sử dụng: 927,09 ha, chiếm 19,46% diện tích đất tự nhiên
- Cơ quan nhà nước sử dụng: 350,35 ha, chiếm 7,35% diện tích đất tự nhiên
- Tổ chức khác sử dụng: 57,5 ha, chiếm 1,21% diện tích đất tự nhiên
- Tổ chức khác quản lý: 798,6 ha, chiếm 16,76% diện tích đất tự nhiên
- Các nhà đầu tư liên doanh sử dụng: 6,63 ha, chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên
- Các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài sử dụng: 58,56 ha, chiếm 1,23% diện tíchđất tự nhiên
- Cộng đồng dân cư sử dụng: 9,46 ha, chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên
- Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý: 3,43 ha, chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên.Kết quả thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ (theo báo cáo kiểm kêđất đai năm 2015): trên địa bàn Quận hiện có tổng cộng 45,95ha đất đã có quyết địnhgiao đất, cho thuê đất, cho phép CMĐSDĐ nhưng chưa thực hiện, trong đó cụ thể nhưsau:
- Diện tích đất ở là 14,87 ha, chiếm 0,31% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
HGĐ-CN quản lý sử dụng: 1,26 ha, chiếm 0,03% so với tổng diện tích tựnhiên;
Tổ chức kinh tế là 13,61 ha, chiếm 0,28% so với tổng diện tích tự nhiên
- Diện tích đất chuyên dùng là 31,08 ha,chiếm 0,64% so với tổng diện tích tự nhiên,trong đó:
HGĐ-CN quản lý sử dụng 0,54 ha, chiếm 0,01% so với tổng diện tích tựnhiên;
Tổ chức kinh tế là 19,26 ha chiếm 0,4% so với tổng diện tích tự nhiên;
Cơ quan đơn vị nhà nước quản lý sử dụng 11,27 ha, chiếm 0,23% so với tổngdiện tích tự nhiên
Công tác thu hồi đất phục vụ các công trình dự án mặc dù được chú trọng nhưngviệc thực thi đối với một số công trình còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đónguyên nhân chủ yếu là do công tác định giá đất, việc bồi thường còn chưa hợp lý và