ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
- Những hộ dân tham gia công tác chuyển quyền SDĐ
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015-2017
- Phạm vi về nội dung: Đánh giá tất cả các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 trên khu vực nghiên cứu tại thị trấn Việt Quang.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Văn phòng đăng ký đất đai - chi nhánh huyện Bắc Quang
Nội dung 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất đai thị trấn Việt Quang
- ĐKTN và KT- XH của thị trấn Việt Quang
- Tình hình quản lý đất đai.
Nội dung 2 Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn thị trấn Việt Quang giai đoạn 2015 - 2017
- Đánh giá công tác chuyển đổi QSDĐ thị trấn Việt Quang
- Đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ thị trấn Việt Quang.
- Đánh giá công tác tặng cho QSDĐ thị trấn Việt Quang.
- Đánh giá công tác thừa kế QSDĐ thị trấn Việt Quang.
- Đánh giá công tác cho thuê,cho thuê lại QSDĐ thị trấn Việt Quang.
- Đánh giá công tác góp vốn QSDĐ thị trấn Việt Quang
- Đánh giá công tác thế chấp QSDĐ tại thị trấn Việt Quang.
Nội dung 3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất
Nội dung 4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài gồm: Tư liệu tại các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu khoa học như các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước Tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, UBND huyện và UBND thị trấn Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và công tác chuyển quyền sử dụng đất
Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra của:
- Các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu: Phỏng vấn các hộ dân đã từng thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn để biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất.
- Các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Phỏng vấn các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn để từ đó đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong công tác này.
- Tổng số phiếu điều tra: 55 phiếu
+ Nhóm 1: Người dân trên địa bàn thị trấn Việt Quang Số phiếu: 46 phiếu
+Nhóm 2: Cán bộ quản lý cấp huyện và cấp thị trấn Số phiếu 09 phiếu (09 cán bộ)
3.4.3 Phương pháp xử lý thống kê
- Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công tác chuyển QSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.
3.4.4 Phương pháp phân tích so sánh
- Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Việt Quang
Thị trấn Việt Quang có 9 thôn và 14 tổ Nằm ở trung Tâm huyện lỵ Bắc Quang, có tổng diện tích tự nhiên là 4697,52 ha, có vị trí tiếp giáp theo các hướng sau:
-Phía Bắc giáp xã Tân Lập huyện Bắc Quang và huyện Hoàng Su Phì.
-Phía Đông giáp xã Việt Vinh và xã Quang Minh.
-Phía Tây giáp huyện Quang Bình.
-Phía Nam giáp xã Hùng An và xã Việt Hồng. Đồ thị 4.1 Sơ đồ vị trí thị trấn Việt Quang
Thị trấn Việt Quang có vị trí thuận lợi, hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang cũng như của tỉnh Hà Giang Là đầu mối giao thông liên hệ giữa các tỉnh bạn và Thủ đô Hà Nội.
Thị trấn Việt Qang, hyện Bắc Quang có địa hình tương đối phức tạp độ cao trung bình từ 100 - 1.500 m, đá mẹ lộ thiên tạo thành cụm và chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau.
- Địa hình nui cao: Độ cao trên 500m trở lên chủ yếu là phía Bắc kéu dài từ xã Tân Lập huyện Bắc Quang và huyện Hoàng Su Phì xuống, phần lớn đất ở khu vực địa hình này có độ dốc trên 30 0
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 - 500m, phân bố ở phía nam giáp xã Việt Hồng và xã Hùng An.
4.1.2.2 Về khí hậu, thời tiết
Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa nên thường có mưa bão vào mùa hè và chia thành 2 mùa rõ rệt đó là: Mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân cả năm 22,5 0 C, nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 0 C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
- Lượng mưa bình quân hàng năm 4.665mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.
- Lượng bốc hơi bình quân của thị trấn bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng vụ đông xuân.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%
- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Nhìn chung thị trấn Việt Quang có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang chủ yếu là có các con suối nhỏ, tất cả các con suối, hồ, kênh đều có lưu lượng nước phụ thuộc vào thời tiết khí hậu Vào các tháng mùa khô nước ở các con suối trên địa bàn thường xuống thấp Còn mùa mưa thì ngược lại.
4.1.2.4 Tài nguyên đất Đất đai của thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang được hình thành do nguồn gốc phát sinh hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ.
Nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Việt Quang khá dồi dào, được cung cấp chủ yếu từ con suối thủy và hàng chục khe suối nhỏ khác nhau
- Tài nguyên rừng: Thị trấn có tổng diện tích đất rừng là 3.348,39ha chiêm
71,28% tổng diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Ngọc am
-Tài nguyên nhân văn: Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng Nhân dân các dân tộc trong thị trấn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, là thuận lợi để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong thị trấn vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng thị trấn Việt Quang giàu, đẹp, văn minh.
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
4.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm bình quân đầu người/năm 2017 là 37,9 triệu đồng
- Lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp: Do kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình đã đầu tư xây dựng nhà ở kiên cố, một số cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng sản xuất, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đi vào hoạt động có hiệu quả như: Sản xuất đúc ép bê tông, sản xuất tôn múi, sản xuất gạch không nung, cơ sở khai thác sản xuất đá xây dựng; mở rộng nhà xưởng sản xuất sản phẩm cơ khí các loại như khung nhôm, cửa xếp, duy trì và mở rộng sản xuất chế biến gỗ, chế biến chè Tổng doanh thu sản xuất thủ công nghiệp đạt 144 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch và tăng 4,2 tỷ đồng so với năm 2016
- Sản xuất nông, lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm
2017 đạt 79 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 18 tỷ đồng so với năm 2016.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong năm là 4.418/3.822 triệu đồng, đạt 115,6% kế hoạch huyện giao
-Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại thị trấn Việt Quang giai đoạn 2015 – 2017
4.2.1 Đánh giá kết quả công tác chuyển đổi quyền sử dụng đất thị trấn Việt Quang giai đoạn 2015 – 2017
Chuyển đổi QSDĐ là phương thức đơn giản nhất của việc chuyển QSDĐ, chỉ bao hàm là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất, nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai hiện nay.
Có hai loại hình chuyển đổi QSDĐ: một là chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau; hai là chuyển đổi QSDĐ do dồn điền đổi thửa theo chủ trương của Nhà nước.
Bảng 4.3 Bảng kết quả công tác chuyển đổi QSDĐ
Số trường hợp đăng Số trường hợp đã thực
Tỷ lệ (%) Trường Diện tích Trường Diện tích hợp (m 2 ) hợp (m 2 )
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Bắc Quang) Qua bảng cho ta thấy năm 2015 và năm 2017 trên địa bàn thị trấn Việt Quang không có trường hợp nào chuyển đổi QSDĐ Năm 2016 có 33 trường hợp chuyển đổi QSDĐ với diện tích là 51.900 m 2 được thực hiện Năm 2015 và 2017 không có trường hợp nào chuyển đổi QSDĐ vì việc phân bố đất nông nghiệp đã tương đối ổn định cho việc sản xuất với người dân và người dân sử dụng hình thức chuyển nhượng là chủ yếu.
4.2.2 Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thị trấn Việt Quang giai đoạn 2015 – 2017
Chuyển nhượng QSDĐ là hình thức rất phổ biến của việc chuyển QSDĐ Như vậy, chuyển QSDĐ được hiểu là việc mua bán QSDĐ giữa các chủ thể sử dụng đất. Trên địa bàn thị trấn Việt Quang, từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, hoạt động chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn diễn ra khá sôi động cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 4.4: Kết quả công tác chuyển nhượng QSDĐ
Số trường hợp đăng Số trường hợp đã thực
Tỷ lệ (%) Trường Diện tích Trường Diện tích hợp (m 2 ) hợp (m 2 )
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Bắc Quang) Từ kết quả của bảng 4.4 cho thất hoạt động chuyển nhựng QSDĐ trên địa bàn thị trấn Việt Quang diễn ra hết sức sôi động Các hoạt động chuyển nhượng chủ yếu diễn ra giữa các hộ gia đình, cá nhân với hộ gia đình Tổng số cá nhân đăng ký chuyển nhượng QSDĐ trong 3 năm là 1229 trường hợp với tổng số diện tích là
900.900 m 2 Phần lớn số diện tích này đang được sử dụng vào mục đích kinh doanh và để ở
Tất cả các trường hợp đều là chuyển nhượng QSDĐ đều được giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, kịp thời theo đúng theo trình tự thủ tục đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, đáp ứng nhu cầu của người dân, không có trường hợp nào hồ sơ bị trả lại.
Tuy nhiên, công tác chuyển nhượng QSDĐ tại thị trấn còn có những vướng mắc, tồn tại đòi hỏi phải được giải quyết:
– Việc thực hiện các văn bản pháp luật và quy định trong Luật Đất đai còn chậm trễ và chưa hoàn thiện nên hoạt động chuyển nhượng QSDĐ còn gặp nhiều hạn chế.
– Số lượng cán bộ còn ít, không đáp ứng đủ nên nhiều khi gây ra bức xúc không thể tránh khỏi cho người dân.
4.2.3 Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người chuyển sử dụng không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống, tuy nhiên cũng không loại trừ ngoài quan hệ này.
Bảng 4.5: Kết quả tặng cho QSDĐ giai đoạn 2015 – 2017
Số trường hợp đăng Số trường hợp đã thực
Tỷ lệ (%) Trường Diện tích Trường Diện tích hợp (m 2 ) hợp (m 2 )
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Bắc Quang) Qua số liệu thu thập được cho thấy, từ năm 2015 – 2017 trên địa bàn toàn thị trấn Việt Quang có
355 trường hợp đăng ký tặng cho QSDĐ với diện tích hoàn thành là 334.100 m 2 và 100% là của cá nhân tặng cho cá nhân Có thể nói trong 3 năm tình hình chuyển QSDĐ dưới hình thức tặng cho QSDĐ trên địa bàn thị trấn Việt Quang diễn ra rất sôi động Tất cả các trường hợp đăng ký 2015 - 2017 đều được hoàn thành thủ tục và được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
4.2.4 Kết quả công tác thừa kế QSDĐ
Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Từ Luật Đất đai 1993 trở đi nhà nước thừa nhận QSDĐ có giá trị và cho phép người sử dụng được chuyển quyền sử dụng rộng rãi theo quy định của pháp luật Từ đó QSDĐ được coi như một tài sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền để thừa kế Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo quy định của bộ luật dân sự về để thừa kế.
Bảng 4.6: Kết quả thừa kế QSDĐ giai đoạn 2015 - 2017
Số trường hợp đăng Số trường hợp đã thực
Tỷ lệ (%) Trường Diện tích Trường Diện tích hợp (m 2 ) hợp (m 2 )
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Bắc Quang) Từ năm 2015 –
2017 có tổng cộng 130 trường hợp đăng ký thừa kế QSDĐ trên địa bàn tại thị trấn
Việt Quang với tổng diện tích 121.800 m 2 Tất cả 130 trường hợp trong giai đoạn năm 2015 – 2017 đã hoàn thành thủ tục và đúng quy định của pháp luật Các trường hợp thừa kế trên chủ yếu diễn ra với hai loại đất là đất ở và đất nông nghiệp
Việc viết di chúc để thừa kế tài sản của mình cho người thân, đây không phải là một việc mới lạ Nhiều người chọn hình thức tặng cho thay thừa kế vì không phải chịu thuế Chính do sự hiểu biết về pháp luật của người dân chưa được sâu rộng nên việc thực hiện công tác chuyển QSDĐ bằng hình thức thừa kế QSDĐ vẫn chưa diễn ra thực sự đúng với tình hình của thị trấn.
4.2.5 Kết quả công tác góp vốn bằng giá trị QSDĐ tại địa bàn thị trấn Việt Quang – huyện Bắc Quang giai đoạn 2015 – 2017
Quyền góp vốn bằng giá trị QSDĐ là việc người sử dụng đất có quyền coi giá trị QSDĐ của mình như một tài sản dân sự đặc biệt để góp với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh Việc góp này có thể xảy ra giữa 2 hay nhiều đối tác và rất linh động, các đối tác có thể góp đất, góp tiền, hoặc góp cái khác như sức lao động, công nghệ, máy móc theo thoả thuận.
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp hồ sơ góp vốn bằng QSD đất từ 2015 - 2017
Số trường hợp đăng Số trường hợp đã thực
Tỷ lệ (%) Trường Diện tích Trường Diện tích hợp (m 2 ) hợp (m 2 )
Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt quang về chuyển quyền sử dụng đất
4.3.1 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về chuyển quyền sử dụng đất
Thị trấn Việt Quang có vị trí địa lý thuận lợi, là một trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện Bắc Quang Nên các hoạt động về mọi mặt ở đây đều nhộn nhịp, người dân xã cũng sẽ nắm bắt và tiếp cận thông tin nhanh nhạy, việc cập nhập những văn bản mới cũng không khó khăn. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý cũng như của người dân trên địa bàn thị trấn Việt Quang về công tác chuyển QSDĐ, cho chúng ta hiểu thêm phần nào về kết quả chuyển QSDĐ tại thị trấn Việt Quang trong thời gian qua Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.2: Những hiểu biết cơ bản của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang
0 về chuyển quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ trả lời đúng về các vấn đề cơ bản của chuyểnQSDĐ của cán bộ quản lý và người dân tại thị trấn Việt Quang là rất cao Trong đó, nhóm đối tượng cán bộ có sự hiểu biết đúng cao nhất 100% và người dân có sự hiểu biết đạt 89,5%.
Qua kết quả phỏng vấn trên thấy sự hiểu biết đúng của cán bộ và người dân về những vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ là khá cao cho thấy trình độ nhận thức của người dân tại thị trấn Việt Quang đã được nâng cao về kiến thức pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng Người dân đã có những cách tiếp cận với những nguồn thông tin thuận lợi tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
4.3.2 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt quang về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
4.3.2.1 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.3 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua những số liệu phỏng vấn trên cho thấy có tỷ lệ hiểu biết đúng về hình thức chuyển đổi QSDĐ là tương đối cao Trong đó nhóm đối tượng CBQL có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất 100%, nhóm đối tượng NSDĐ trả lời đúng thấp hơn là 83,36 %.
Hiện nay người dân khi nói đến chuyển đổi và chuyển mục đích sử dụng đất vẫn hay có những nhầm lẫn, chưa phân biệt được Trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân để có thể thấy được hết những lợi ích của hình thức chuyển QSDĐ này.
4.3.2.2 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.4 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Như vậy qua điều tra ta thấy sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về chuyển nhượng QSDĐ là khá cao và chênh lệch về sự hiểu biết giữa các nhóm đối tượng không lớn Sự hiểu biết của người dân về chuyển nhượng QSDĐ là 92,5 % với 100% của cán bộ quản lý.
Có được kết quả trên là do đây là hoạt động diễn ra khá sôi động tại thị trấn Việt Quang cũng như trên địa bàn toàn huyện Bắc Quang, nên người dân thường xuyên được tiếp xúc cũng như tìm hiểu rõ ràng về nó.
4.3.2.3 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị thị trấn Việt Quang về hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.5 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua biểu đồ 4.5 cho chúng ta thấy người dân đã có những hiểu biết khái quát về cho thuê, cho thuê lại QSDĐ nhưng những vấn đề cụ thể cũng như chi tiết về vấn đề này người dân vẫn chưa nắm được như chưa phân biệt rõ nguồn gốc của đất cho thuê lại Tỷ lệ người dân trả lời đúng khá cao đạt 77,68%, cán bộ quản lý cũng trả lời đạt 100%.
Như vậy có thể thấy rằng hoạt động cho thuê, cho thuê lại trên địa bàn thị trấn Việt Quang diễn ra còn ít nhưng do không nghiên cứu rõ ràng Luật nên tỷ lệ trả lời đúng cao Cần nâng cao hiểu biết cho người dân hơn nữa để nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng khi được Nhà nước bảo hộ đầy đủ.
4.3.2.4 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.6 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu điều tra cho thấy sự hiểu biết của người dân thị trấn Việt Quang về tặng cho QSDĐ ở mức cao Thấy được người dân biết về tặng cho QSDĐ đáng khích lệ 84,09% và cán bộ quản lý hiểu biết đạt 100% Hình thức tặng cho QSDĐ là hình thức không còn xa lạ với người sử dụng đất từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời.
Do nhu cầu tặng đất, tách đất cho con cái nên người dân phần nào đã có sự tìm hiểu trình tự thủ tục của hoạt động này Nhiều người dân tuy chưa nắm rõ quy định nhưng suy nghĩ của họ rất sát và chính xác.
4.3.2.5 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.7 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng điều tra cho thấy sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về thừa kế QSDĐ là cao Hình thức thừa kế QSDĐ là một hình thức phức tạp nhưng cán bộ quản lý và người dân đã nắm được rõ về quy trình, thủ tục thực hiện quyền thừa kế Điều này được thể hiện ở tỷ lệ trả lời đúng của CBQL rất cao đạt 100% và 87,3% tỷ lệ đúng của người dân.
4.3.2.6 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.8 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Thế chấp bằng giá trị QSDĐ là hoạt động khá được quan tâm trên địa bàn thị trấn Việt Quang trong những năm qua do vậy sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân thị trấn Việt Quang về thế chấp QSDĐ khá cao Nhóm CBQL có tỷ lệ trả lời đúng 100% cao hơn so với nhóm NSDĐ đạt 88,97%.
Do nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh nên người dân thường mang đi thế chấp nên có sự hiểu biết nhất định về thế chấp QSDĐ.
4.3.2.7 Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Biểu đồ 4.9 Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ hiểu biết đúng của CBQL và NSDĐ về hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ còn ở mức thấp hơn so với những hình thức khác Tỷ lệ hiểu đúng cao hơn là nhóm CBQL với 100% và nhóm NSDĐ đạt 80,3%.
Hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ là một hình thức mà trong thực tế người dân ít có cơ hội tham gia vào, do vậy sự hiểu biết của người dân về lĩnh vực này còn hạn chế.
4.3.3 Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt Quang về chuyển quyền sử dụng đất
Cán bộ quản lý Người sử dụng đất
Biểu đồ 4.10 Biểu đồ tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Việt
Quang về các hình thức chuyển QSDĐ
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Qua quá trình thực tập nghiên cứu về công tác quản lý đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng, cùng với việc điều tra phỏng vấn ý kiến người dân về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất Thực tế cho thấy có những thuận lợi, khó khăn của công tác chuyển QSDĐ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chuyển quyền sử dụng đất như sau:
Người dân đã có những hiểu biết nhất định, đúng đắn và có sự quan tâm hơn đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng Họ có sự chủ động trong việc tìm kiếm, nghiên cứu Luật, có những sự đóng góp vô cùng cần thiết.
Cán bộ địa chính có nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác chuyển QSDĐ, tâm huyết với công việc Công tác quản lý của thị trấn cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ ngày càng cao, công tác tuyên truyền đến người dân được triển khai một cách hợp lý.
Các thủ tục rờm rà không cần thiết đã được loại bỏ với sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) đã phần nào giúp cho công tác tiếp nhận, quản lý tốt hơn tránh sự phiền hà cho người dân.
Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai vẫn còn chồng chéo, còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn.
Tình trạng người dân chưa nắm rõ pháp luật về đất đai dẫn đến việc hồ sơ chuyển quyền thường không đủ giấy tờ cần thiết, sửa chữa nhiều lần làm mất thời gian của cả người dân và cán bộ Nguồn nhân lực cán bộ đáp ứng không đủ, sự hiểu biết của người dân hạn chế, sự phối hợp giữa người dân và quản lý chưa đồng nhất Mặt khác việc mua bán không khai báo chính quyền, không làm thủ tục hành chính, không đúng mục đích,… là những khó khăn cần giải quyết.
Từ những khó khăn, tồn tại trên, trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng mặc dù các cấp chính quyền địa phương cũng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm thực hiện tốt công tác chuyển quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao:
– Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đối tới người dân, giúp người dân hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất đai Tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, để việc chuyển quyền sử dụng đất thực sự trở thành thị trường giao dịch đặc biệt.
– Đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ địa chính không ngừng tự học và bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn Thường xuyên kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn, phải cương quyết xử lý trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, trái với pháp luật.
– Cần đầu tư hơn nữa trong việc dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn xã theo dữ liệu số.
– Cần xem xét, củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý đất đai Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm,thái độ tận tình trong công tác tiếp dân Có được sự phối hợp của cán bộ quản lý và người dân thì mới có thể đạt đến độ hoàn chỉnh được.