Các tác giả đã nghiên cứu 217 bài báo liên quan đến chủ đề CĐStrong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 từ cơ sở dữ liệu trực tuyến của WOS Web ofScience và các bài báo được xuất bản trên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do chính bản thân hoàn thành Các tàiliệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong khoá luận có nguồn trích dẫn đầy đủ
và trung thực Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Trang 3Nguyễn Bích Thuỷ
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, quý thầy cô các Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế cùng toàn thể các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học cũng như đề án tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế này
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh, người đã giành nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Nguyễn Bích Thuỷ
MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề án 1 2.
Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 3 2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 5 3 Mục tiêu nghiên cứu 6 3.1 Mục tiêu chung 6 3.2 Mục tiêu cụ thể 6 4 Đối tượng và phạm
vi nghiên cứu 6 5 Phương pháp nghiên
cứu 6 5.1 Phương pháp thu thập
dữ liệu 6 5.2 Phương pháp phân tích dữ
liệu 7 6 Kết cấu đề
án 7 CHƯƠNG 1: CƠ
Trang 4SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 8 1.1 Tổng quan về
Chuyển đổi số 8 1.1.1 Khái niệm về Chuyển đổi số 8 1.1.2 Đặc điểm của Chuyển đổi số 10 1.1.3 Lợi ích của Chuyển đổi số 11 1.2 Các giai đoạn Chuyển đổi số của doanh nghiệp 14 1.2.1 Giai đoạn Chuyển đổi số 1: Số hóa thông tin 14 1.2.2 Giai đoạn Chuyển đổi số 2: Số hóa quy trình 16 1.2.3 Giai đoạn Chuyển đổi số 3: Chuyển đổi toàn diện 18 1.3 Các xu hướng Chuyển đổi số trong bối cảnh
hiện nay 20 1.3.1 Internet vạn vật 20 1.3.2 Điện toán đám mây 21 1.3.3 Blockchain, NFT và
Metaverse 21 1.3.4 Trí tuệ nhân tạo AI và học máy 23 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chuyển đổi số tại doanh nghiệp 24 1.4.1 Các nhân tố khách quan 24 1.4.2 Các yếu tố chủ quan 28 1.5 Điều kiện
để doanh nghiệp thực hiện Chuyển đổi số thành công 30 1.6 Các tiêu chí
để đánh giá mức độ Chuyển đổi số tại doanh nghiệp 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 35 2.1.
Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 35 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35 2.1.2 Quy
mô, cơ cấu tổ chức 40 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh 43 2.2 Thực trạng
Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà 44
2.2.1 Nhận thức và quan điểm về Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 44 2.2.2 Phân tích thực trạng các hoạt động Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà 48 2.3 Đánh giá chung về quá
trình Chuyển đổi số của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà 55 2.3.1 Những kết quả và lợi ích đạt được trong quá trình Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 55 2.3.2 Những khó khăn và hạn chế trong quá trình Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 556 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 59 3.1 Mục tiêu Chuyển đổi số của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trong thời gian
tới 59 3.1.1 Bối cảnh Chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 59 3.1.2 Mục tiêu Chuyển
đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
60 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao quá trình Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn
phòng phẩm Hồng Hà 61 3.2.1 Giải pháp nâng cao công tác số hóa thông tin tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 61 3.2.2 Giải pháp nâng cao công tác số hóa quy trình tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 62 3.2.3 Giải pháp nâng cao công tác chuyển đổi số toàn diện tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
63 3.3 Một số kiến nghị đối với các
doanh nghiệp nói chung liên quan đến công tác Chuyển đổi
số 66 3.4 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan đến công tác Chuyển đổi số tại doanh
nghiệp 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TRANG Hình 1.1: Ba giai đoạn chính của quá trình CĐS 14 Hình 1.2: 6 trụ cột theo chỉ số DBI cho DN lớn 32 Hình 2.1: Trụ sở chính của CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà tại phố Lý Thường Kiệt 35 Hình 2.2: Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà thời kì đầu thành lập 37 Hình 2.3: Đại hội đại biểu cổ đông thành lập CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà.38 Hình 2.4: Lễ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới của CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà 39 Hình 2.5: Hình minh họa các sản phẩm của CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà 43 HÌNH 2.6: HÌNH MINH HỌA CHO QUÁ TRÌNH SỐ HÓA DỮ LIỆU TẠI
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN 49
Trang 6Hình 2.7: Hình minh họa quá trình số hóa dữ liệu tại phòng Hành chính – Nhân
sự 50 Hình 2.8: Hình minh họa quá trình số hóa dữ liệu KH tại phòng Kinh doanh 51 Hình 2.9: Hình minh họa quy trình làm việc xuyên suốt qua các phòng ban tại
DN 5
2 Hình 2.10: Hình minh họa cho phần mềm quản lý tài liệu tại DN 53 Hình 2.11: Hình minh họa quá trình quản lý hồ sơ BHXH của CBCNV trên phần mềm 55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện nhận thức về xu hướng CĐS chung và xu hướng CĐS của ngành trong ban lãnh đạo DN 44 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mức độ đầu tư vào CĐS tại DN 45 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ sẵn sàng thực hiện CĐS của CBCNV tại
DN .4
6 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động tại DN theo phòng ban 47
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các hoạt động chính DN thực hiện trong giai đoạn Số hóa thông tin 16 Sơ
đồ 1.2: Các hoạt động chính DN thực hiện trong giai đoạn Số hóa quy trình 17 Sơ đồ 1.3: Các hoạt động chính mà DN thực hiện trong giai đoạn Chuyển đổi toàn
diện 19 Sơ
đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà 40
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TT&TT Ministry of Information
and Communications
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trang 7CNTT Information technology Công nghệ thông tin
Xuất hiện và tồn tại trong lịch sử của nhân loại, nền công nghiệp toàn cầu đã trải qua
3 cuộc CMCN Bắt đầu từ những năm 2000, thế giới đã bước vào cuộc CMCN 4.0 với đặctrưng là việc ứng dụng công nghệ – kỹ thuật của nhiều lĩnh vực đem đến một thế giớiđược tự động hóa, hiện đại hóa và thông minh hơn với tốc độ rất nhanh Những đột phácông nghệ qua quá trình tương tác và thúc đẩy nhau đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn trước đâytại hầu khắp các ngành công nghiệp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, tạo ra sự thay đổicủa toàn bộ mô hình quản trị, hệ thống sản xuất, kinh doanh của tất cả các DN Đó cũngđược hiểu là một phần khái niệm của quá trình Chuyển đổi số (CĐS) Nó không chỉ làcách đi trong chặng đường phát triển thời CMCN 4.0, mà còn là cơ hội vô giá để pháttriển đất nước Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một
DN hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho
KH
Xuất phát điểm từ đầu những năm 2000 và ngày càng trở nên rõ ràng từ cuộcCMCN 4.0, CĐS mang lại sự kết nối liền mạch cho các hệ thống và quy trình Các DNtrên toàn cầu cần có những biện pháp mới từ đó có thể áp dụng và sắp xếp lại một cách
Trang 8hợp lý mô hình quản trị, quy trình sản xuất và chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứngvới những thách thức và cơ hội mà CĐS mang lại
Các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu những chặng đầu tiên của cuộc CMCN 4.0, một cuộc cách mạng vượt trội so với các cuộc CMCN trước đây CMCN 4.0 đã, đang và
sẽ tạo ra những ảnh hưởng với mức độ phủ sóng toàn diện, các mô hình kinh doanh, cách thức sản xuất sẽ được nhân rộng theo cấp số nhân, từ đó kéo theo sự tăng trưởng đa lĩnh vực, đa ngành nghề CĐS được đánh giá là yếu tố không thế thiếu để thế giới có thể tiếp cận CMCN 4.0 thành công và không bị tụt hậu lại phía sau
Hiện nay, quá trình CĐS cần được nhận thức không chỉ đơn giản là quá trình số hoá màđây là quá trình có khả năng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của DN, bao gồm chămsóc và quản lý trải nghiệm của KH, các hoạt động bao gồm kinh doanh, quản lý nội bộ
DN Theo nghiên cứu của tác giả Sugathan năm 2018, CĐS là sự tổng hợp và áp dụngcông nghệ số để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thịtrường và tạo ra nguồn lực có giá trị cho DN Thị trường phát triển như châu Á - Thái
Bình Dương, theo Microsoft và IDG (2023), dự kiến CĐS sẽ đóng góp khoảng
1 70% vào GDP vào năm 2024, mang lại tăng trưởng mạnh mẽ Tác giả Sugathan cũng chỉ
ra rằng CĐS sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường lao động toàn cầu, với 85% côngviệc thay đổi và 27% công việc sẽ biến mất trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng năngsuất và sức cạnh tranh của DN
Từ những vấn đề nêu trên, một câu hỏi được đặt ra như một thách thức đối với nước
ta, rằng chúng ta đã, đang và sẽ làm những gì để có thể bước vào chặng hành trình tiến tớiCuộc CMCN 4.0 và thực hiện CĐS Trong giai đoạn từ 2017 đến 2023, Nhà nước đã tăngcường các biện pháp nhằm phát huy tối đa năng lực tiếp cận CMCN 4.0 thông qua việcban hành "Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4.5.2017" Cùng với đó, Bộ
TT&TT cũng đã công bố Đề án cấp Quốc gia về CĐS vào tháng 4 năm 2019, với mục tiêuđưa thứ hạng của VN trong quá trình CĐS vào nhóm 4 của ASEAN về xếp hạng số hóaquốc gia từ nay đến năm 2025 Tuy nhiên, quá trình CĐS không hề đơn giản Các DN cầnphải xây dựng định hướng và kế hoạch chiến lược CĐS cùng với việc kết hợp triển khaitheo từng giai đoạn nhằm phù hợp với hiện trạng DN Việc này không chỉ đòi hỏi sự kiêntrì mà còn cần sự nỗ lực không ngừng từ các DN để tận dụng được tiềm năng mà CĐSđem lại
Hầu hết các DN đều đang gặp phải một vấn đề bất cập, đó là họ chưa thật sự hàilòng với tốc độ triển khai CĐS so với mục tiêu đề ra ban đầu Điều này cho thấy việc hỗtrợ các hoạt động trong DN trong quá trình CĐS còn nhiều thiếu sót Đặc biệt, các CTCP
Trang 9đang gặp nhiều thách thức trong việc nhận định thực trạng, hình thành chiến lược, xácđịnh hướng đi theo từng bước và lập kế hoạch hành động cho quá trình CĐS của mình Do
đó, để đánh giá chính xác, chi tiết và phù hợp cho các DN trong quá trình CĐS, cần cónhững đề án nghiên cứu một cách tổng quan thực trạng CĐS trong DN để chỉ ra nhữngtồn đọng cũng như những bất cập, từ đó đề xuất hướng đi cho ban lãnh đạo DN để bắt kịpvới quá trình CĐS đang diễn ra mạnh mẽ trên thế Điều này cũng cần sự giúp đỡ và đảmbảo hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu kinh tế, Nhà nước và các tổ chức thẩm quyền có liênquan nhằm tạo ra môi trường và thời cơ thuận lợi cho việc phát triển quá trình CĐS ở cấp
và thiếu văn hóa kỹ thuật số trong tổ chức Đối với DN này, việc thích ứng và thay đổimạnh mẽ là bắt buộc cần phải diễn ra nếu muốn có năng lực cạnh tranh và có chỗ đứngtrong lĩnh vực mà DN đang kinh doanh Đề án sẽ phân tích và đánh giá thực trạng của DN
và đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua những thách thức này, từ việc cải thiện kỹ năng vànhân lực đến việc thiết lập nền tảng công nghệ và cải thiện văn hoá DN để
đáp ứng với yêu cầu của thế giới số hóa Đồng thời, nghiên cứu cũng có thể đóng góp vàoviệc hiểu rõ hơn về quy trình CĐS trong các DN nhỏ và trung bình, giúp tạo ra nhữnghướng dẫn và khuyến nghị chung cho cả cộng đồng DN
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện tại ở VN khái niệm về CĐS đang nhận được quan tâm sau khi CMCN 4.0 tácđộng mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội Đã có rất nhiều các đề tài nghiêncứu về chủ đề này, tiêu biểu có thể kể đến:
Khương (2019) nghiên cứu về DN VN trước công cuộc chuyển đổi số: thấu hiểu xuthế toàn cầu và nâng cao tư duy chiến lược Thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới vớinhững thay đổi phi thường, trong đó có công cuộc CĐS rộng khắp trên mọi lĩnh vực và ởmọi quốc gia đóng vai trò nền tảng và là động lực chủ đạo Trong kỷ nguyên với nhữngthách thức và cơ hội chưa từng có này, các quốc gia và DN có khát vọng lớn, tầm nhìn
Trang 10thời đại và chiến lược thực thi sắc bén có thể làm nên những thành quả phát triển vượtbậc Bài viết khái quát những đặc trưng và xu thế lớn của thời đại và nêu lên một số nộidung của việc nâng tầm tư duy chiến lược mà các DN tại VN cần lưu ý trong nỗ lực thiết
kế và triển khai công cuộc CĐS của mình
Khương (2019) đi sâu vào tìm hiểu dự báo tác động của chuyển đổi số tới kết quả sản xuất– kinh doanh của 500 doanh nghiệp lớn nhất VN Tốc độ tăng trưởng của 500 DN lớn nhấtluôn là một chỉ báo quan trọng về tiềm năng phát triển và sức mạnh cạnh tranh của mộtquốc gia Thêm vào đó, mức đóng góp của CĐS vào tăng trưởng các DN này còn là thước
đo rất ý nghĩa về nỗ lực nắm bắt cuộc CMCN 4.0 của toàn nền kinh tế và khả năng thíchứng của nó trong chặng đường phía trước Bài viết sử dụng số liệu về 500 DN lớn nhất của
VN (VN500) được cung cấp bởi Công ty cổ phần báo cáo đánh giá
3
VN (VNR) để dự báo giá trị mà các DN này có thể tạo ra thêm từ công cuộc CĐS của họ Cuốn sách về CĐS của Dũng (2020) đề cập về sự phát triển và những thách thức từquá trình CĐS đang và sẽ diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng Bên cạnh đó, cuốn sách cũng
đề cập tới những sản phẩm dịch vụ số do các công ty FinTech cung cấp FinTech là công
ty sử dụng công nghệ số vào các hoạt động, dịch vụ tài chính Hệ quả từ sự thành
công của các doanh nghiệp số như Fintech là doanh nghiệp truyền thống sẽ dần mất vị thế
và phải san sẻ doanh số, lợi nhuận cho các doanh nghiệp số Yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi số là con người, con người là trung tâm của quá trình chuyển đổi số này
Quyết (2021) lại nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi sốthành công của doanh nghiệp ở VN Đây là một nghiên cứu khám phá nhằm xác định cácnhân tố ảnh hưởng đến CĐS thành công của các DN tại VN Để xác định các nhân tố ảnhhưởng, nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu và vận dụng khung phân tíchTOE (viết tắt của Công nghệ - Tổ chức - Môi trường) Sử dụng phần mềm thống kê SPSS
22 để phân tích mô hình hồi quy với điều tra 200 mẫu điều tra hợp lệ, nghiên cứu xác lậpđược bảy nhân tố có ảnh hưởng đến CĐS thành công của các DN ở
VN, xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: (i) Chính sách pháp luật và hỗ trợ của chínhphủ; (ii) An toàn, bảo mật thông tin của DN; (iii) Quy trình số hóa; (iv) Chiến lược CĐScủa DN; các nhân tố (v) Nhân lực của DN; (vi) Cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanhcủa DN; và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến có mức ảnh hưởng thấp tương đươngnhau đến CĐS thành công của DN
Thảo Nhi & cộng sự (2023) đánh giá các tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp VN trong bối cảnh mới Mục tiêu của nghiên cứu này là
Trang 11nhằm nghiên cứu tác động của CĐS tới hiệu quả kinh doanh của các DN tại VN trong bối cảnh mới Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng tác động của CĐS tới hiệu quả kinh doanh của các DN, từ đó xây sựng mô hình hồi quy hỗn hợp để đánh giá tác động của CĐS tới doanh thu thuần của DN Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 100 DN tại VN ở khắp các lĩnh vực Kết quả nghiên cứu cho thấy CĐS có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của DN Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, hiệu quả kinh doanh còn bị ảnh hưởng bởi quy mô tài sản của DN, tốc độ tăng trưởng doanh thu, đầu tư tài sản cố định, lạm phát và COVID-19.
4
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Peng & Tao (2022) nghiên cứu mô hình đo lường mối quan hệ giữa CĐS và hiệusuất của DN để đánh giá xem liệu CĐS tạo động lực cho việc đổi mới hay không Nghiêncứu đã phân tích sâu hơn tác động của quá trình CĐS đến các DN đổi mới sáng tạo dựatrên sự đổi mới và hiệu quả Tác giả đã lựa chọn các DN tại thành phố Thượng Hải vàThâm Quyến của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2020 để tiến hành thực nghiệm; với
1578 mẫu là các DN, trong đó có 527 có thực hiện CĐS và 1051 chưa thực hiện CĐS Cáckết quả cho thấy CĐS đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các DN; giúp giảm chiphí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả, và đã khuyến khích đổi mới DN Nghiên cứu này
có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng cho các nhà quản trị về việc đổi mới sáng tạo cho
DN, đồng thời nhận biết được tầm quan trọng của việc số hóa trong việc phát triển kinh tế
xã hội nói chung và DN nói riêng
Nghiên cứu của Kraus & cộng sự (2022) tập trung về vấn đề CĐS trong nghiên cứukinh doanh và quản lý Các tác giả đã nghiên cứu 217 bài báo liên quan đến chủ đề CĐStrong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 từ cơ sở dữ liệu trực tuyến của WOS (Web ofScience) và các bài báo được xuất bản trên các tạp chí ABS với xếp hạng từ 2 sao trở lên.Thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, nghiên cứu này đã vạch
ra được biểu đồ về sự phát triển của nghiên cứu CĐS trong các lĩnh vực kinh doanh vàquản lý, đồng thời cũng đã đề xuất một sơ đồ thể hiện sự liên quan của CĐS đến lĩnh vựckinh doanh và quản lý Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về CĐS trong các lĩnh vực kinhdoanh và quản lý, nhưng cho đến nay các nghiên cứu vẫn còn nhiều
giới hạn, rời rạc, kéo theo những hạn chế nhất định Do đó, nghiên cứu này cũng chỉ racần cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm mục đích phát triển một định nghĩa thống nhất vàhoàn thiện về thuật ngữ “CĐS” từ quan điểm kinh doanh và quản lý Ngoài ra, nghiên cứunày cũng đã mở ra nhiều định hướng nghiên cứu mới như: nghiên cứu những tác động củaCĐS đến các loại hình tổ chức, các ngành nghề; nghiên cứu các chiến lược để
Trang 12đưa CĐS vào các DN mới thành lập hoặc đang tăng trưởng; nghiên cứu những cơ hội và thách thức của các DN khác nhau khi thực hiện CĐS
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập rất nhiều đến các khía cạnhcủa CĐS tác động đến DN nhưng ở cấp độ vĩ mô, tuy nhiên chưa có đề tài cụ thể về hoạt
động CĐS diễn ra như thế nào tại DN nhất định, nhất là đối với mô hình các
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về CĐS, nhận thức và hoạt động CĐS thực tế tại CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đáng giá thực trạng CĐS của CTCP Văn phòng phẩmHồng Hà theo các giai đoạn CĐS cụ thể với khoảng thời gian từ năm 2021 đếnnăm 2023: giai đoạn DN Hồng Hà tiến hành áp dụng các công cụ CĐS theo quy
mô phòng ban sau ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để phân tích thực trạng về các hoạt động CĐS của CTCP Văn phòng phẩm Hồng
Hà, đề án sử dụng các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ hệ thống tài liệu CĐS của DN
Trang 13Ngoài ra, đề án còn sử dụng các số liệu được thu thập từ Google forms và từ các nguồnbáo cáo của CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà, kèm theo đó là trích dẫn từ các thông tư,nghị định của Chính phủ ban hành, cũng như kết hợp các bài nghiên cứu cũng như cácnhận định của các nhà kinh tế bày tỏ quan điểm về tình hình CĐS của DN hiện nay.
6
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được tìm kiếm và thu thập sẽ được phân tích thông qua các biểu đồthống kê dạng bảng, sử dụng xuyên suốt trong chương 2 để hệ thống hóa các dữ liệu vềthực trạng hoạt động CĐS tại CTCP Văn phòng phẩm Hồng Hà Từ đó rút ra nhận xét,đánh giá về hoạt động này theo từng giai đoạn đối với DN
6 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề án bao gồm các
chương cụ thể là:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Chuyển đổi số
- Chương 2: Thực trạng Chuyển đổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quá trình Chuyểnđổi số tại Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 147
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1 Tổng quan về Chuyển đổi số
1.1.1 Khái niệm về Chuyển đổi số
Định nghĩa về CĐS về bản chất đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, tuy nhiên chỉ đến khi cuộc CMCN lần thứ 4 bước vào giai đoạn bùng nổ thì sự xuất hiện của CĐS mới thật
sự khiến cả thế giới chú ý và trở nên phổ biến Nhưng CĐS lại không dễ dàng để định nghĩa bởi quá trình này có sự khác biệt khi áp dụng vào từng lĩnh vực khác nhau Bởi lẽ thuật ngữ này không phải hoàn toàn mới xuất hiện mà chỉ đến khi cuộc CMCN 4.0 xuất hiện thì khái niệm này mới thật sự được nhắc đến nhiều
Bên cạnh đó, CĐS cần được hiểu rõ rằng đó không chỉ là quá trình số hóa, mà đó làmột quá trình thay đổi và ảnh hưởng đến các quy trình vận hành trong DN, bao gồm quản
lý và nâng cao trải nghiệm của KH, các hoạt động về kinh doanh hay quản lý nội bộ (theotrích dẫn nghiên cứu của Sugathan và cộng sự năm 2018)
Đồng thời, nghiên cứu của Kane và cộng sự (2015) đã khẳng định rằng khả năng CĐS của DN thường được áp dụng và thể hiện bằng những khía cạnh cụ thể như quy trìnhsản xuất, quy trình kinh doanh, kênh bán hàng và chuỗi cung ứng
Như vậy, CĐS không chỉ là một quá trình áp dụng các tiến bộ về công nghệ mà còn
là một bước tiến lớn trong việc thay đổi toàn diện cách DN tiếp cận và thực hiện kinhdoanh, mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị cho KH và khẳng định vị thế cạnh tranh trênthị trường Trước khi đi vào phân tích chi tiết về khái niệm CĐS, ta cần phân biệt địnhnghĩa của hai giai đoạn trong CĐS đó là Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình Số hóa dữliệu là chuyển đổi tài liệu dạng giấy thành định dạng số để máy tính có thể lưu trữ vàtruyền thông tin Trong khi đó, số hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ để
đổi mới trong hoạt động kinh doanh hiện tại, chuyển đổi các quy trình kinh doanh và tạo
ra được một môi trường kinh doanh kỹ thuật số (D R A Schallmo & Williams, 2019) Theo Công ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghệ thông tin Gartner, CĐS được định nghĩa là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới Ở cấp độ này, việc áp dụng ứng dụng công nghệ số không chỉ là việc nâng cấp và hỗ trợ các phương pháp truyền thống, mà còn mở ra những dạng thức đổi mới và sáng tạo trong cả một lĩnh vực
8 Điều này có nghĩa là CĐS không chỉ dừng lại ở việc sử dụng công nghệ để cải thiệnquy trình hiện tại, mà còn đòi hỏi sự thay đổi cách tiếp cận vấn đề và tạo ra những môhình kinh doanh hoàn toàn mới Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa công việc hiện
Trang 15có, CĐS thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, mở ra cánh cửa cho các cơ hội mới và tạo ra giátrị cho DN
Ngoài ra, CĐS là những thay đổi một cách cục bộ và toàn diện liên quan đến ápdụng những thành tựu của công nghệ số vào các khía cạnh của đời sống và xã hội, nângcao chất lượng cuộc sống cũng như môi trường làm việc của mọi người
Đối với đề án này, định nghĩa “CĐS” sẽ được khái quát theo nghĩa đó là quá trìnhcủa sự kết hợp toàn diện các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các quy trình cũngnhư sơ đồ bộ máy của một DN, áp dụng thành tựu về công nghệ nhằm sửa đổi và nâng caocách thức vận hành cũng như mô hình kinh doanh để đem đến những hiệu quả
và tiết kiệm được chi phí cho DN CĐS sẽ là quá trình từ mô hình tổ chức DN theo kiểu truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn, Internet cho vạn vật, điện toán đám mây và máy học nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa DN
Ngoài ra, phần lớn các DN vẫn hay có sự nhầm lẫn khi sử dụng ba khái niệm giữa
“Chuyển đổi toàn diện”, “Số hóa thông tin” và “Số hóa quy trình” Cả ba định nghĩa này
về cơ bản đều đề cập đến việc áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh của một tổ chức, nhưng mỗi định nghĩa lại tập trung vào những phần khác nhau của quá trình
Có thể hiểu một cách đơn giản, “Số hóa thông tin” là quá trình chuyển đổi các dữliệu từ định dạng truyền thống thành dạng điện tử, từ đó tạo ra khả năng lưu trữ, xử lý vàtruy cập dễ dàng hơn “Số hoá quy trình” lại đề cập đến quá trình chuyển đổi quy trình thủcông sang các quy trình áp dụng công nghệ như ứng dụng phần mềm Bên cạnh đó,
“Chuyển đổi toàn diện” là việc sử dụng tất cả dữ liệu dã được số hóa, cùng với ứng dụngcông nghệ về phân tích, biến đổi và lưu trữ từ đó hình thành những dữ liệu mang giá trịmới
Như vậy, cả ba định nghĩa trên đều được coi là những giai đoạn chính mà DN phải trải qua để thực hiện quá trình CĐS
Thứ hai, đặc điểm chính của CĐS là tiếp cận lấy KH làm trung tầm, tập trung vào
Trang 16việc tạo ra giá trị cho KH và cải thiện trải nghiệm của họ thông qua các kênh và giải pháp
kỹ thuật số
Thứ ba, CĐS nhấn mạnh vào việc sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định, thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược và thúc đẩy kết quả kinh doanh
Thứ tư, các sáng kiến CĐS thường ưu tiên sự nhanh nhẹn và linh hoạt, cho phép DNthích ứng nhanh chóng với những thay đổi của động lực thị trường, sở thích của KH và tiến bộ công nghệ
Thứ năm, CĐS thúc đẩy văn hóa đổi mới và sáng tạo, khuyến khích các tổ chứckhám phá những ý tưởng mới, thử nghiệm các công nghệ mới nổi và liên tục cải tiến cácquy trình và dịch vụ
Thứ sáu, CĐS nhằm mục đích hợp lý hóa các hoạt động, tăng hiệu quả và tối ưu hóa các quy trình thông qua tự động hóa, số hóa và loại bỏ các tác vụ thủ công Nhìn chung, CĐS là một hành trình nhiều mặt, bao gồm việc tận dụng các công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy đổi mới, nâng cao trải nghiệm của KH và đạt được sự tăng trưởng bền vững
trong nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng ngày nay 1.1.2.2 Mục đích
➢ Nâng cao trải nghiệm cho KH
Một trong những mục đích chính của CĐS là cải thiện trải nghiệm của KH bằng cách cung cấp các tương tác liền mạch, cá nhân hóa và thuận tiện trên nhiều kênh kỹ thuật
số khác nhau Điều này bao gồm tối ưu hóa trang web, ứng dụng di động và các điểm tiếp xúc kỹ thuật số khác để đáp ứng mong đợi và sở thích của KH ➢ Xây dựng hiệu quả hoạt động
CĐS nhằm mục đích hợp lý hóa các quy trình nội bộ, tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại
và cải thiện hiệu quả hoạt động tổng thể Bằng cách tận dụng các công nghệ kỹ thuật số
như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa quy trình bằng robot và phân tích dữ liệu,
10
DN có thể tăng năng suất, giảm chi phí và đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của thị trường và nhu cầu của KH
➢ Đổi mới và tăng cường lợi thế cạnh tranh
CĐS thúc đẩy văn hóa đổi mới và cho phép DN phát triển các sản phẩm, dịch vụ và
mô hình kinh doanh mới Bằng cách nắm bắt các công nghệ mới nổi và khám phá các phương pháp tiếp cận mới, DN có thể tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các cơ hội thị trường mới và duy trì lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Trang 17➢ Khả năng phục hồi và thích ứng của DN
CĐS giúp DN xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng để vượt qua những bất ổn
và gián đoạn Bằng cách số hóa các quy trình, áp dụng các giải pháp dựa trên đám mây và
áp dụng cách sắp xếp công việc linh hoạt, DN có thể chống chọi tốt hơn với những tháchthức như suy thoái kinh tế, thiên tai và khủng hoảng toàn cầu
➢ Thay đổi về văn hóa và tổ chức
CĐS thường kéo theo sự thay đổi về văn hóa và tổ chức, bao gồm thay đổi tư duy, thúc đẩy hợp tác và thúc đẩy văn hóa học tập Bằng cách khuyến khích sự cởi mở để thay đổi, trao quyền cho nhân viên và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số, DN có thể tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn và tối đa hóa tác động của các sáng kiến
kỹ thuật số
➢ Tính bền vững và trách nhiệm với môi trường
CĐS có thể góp phần vào các nỗ lực bền vững bằng cách giảm mức tiêu thụ giấy,giảm thiểu mức sử dụng năng lượng và cho phép làm việc từ xa và cộng tác ảo Bằng cáchnắm bắt các công nghệ kỹ thuật số, các tổ chức có thể áp dụng các hoạt động thân thiệnvới môi trường hơn và đóng góp vào các nỗ lực bảo tồn môi trường
Có thể nói, mục đích của CĐS là tận dụng công nghệ một cách chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng nhu cầu và mong đợi
ngày càng tăng của KH, nhân viên và các bên liên quan trong thời đại kỹ thuật số 1.1.3 Lợi ích của Chuyển đổi số
Không thể phủ nhận CĐS đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tăngtrưởng của các DN và tổ chức trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ Sauđây là một số vai trò tiêu biểu mà CĐS đem lại cho các DN:
11
Thứ nhất, CĐS giúp tiết kiệm chi phí hoạt động cho DN Đối với phần lớn các DN
VN, các quy trình đều được thực hiện trên giấy tờ thủ công Sau khi số hóa các hợp đồng
cũ thì quy trình ký kết hợp đồng đã thay đổi nhờ chữ ký số và hợp đồng điện tử Hiện tại,quy trình ký hợp đồng không còn quá dài, không phải gặp gỡ trực tiếp, tốn thời gian vànguồn lực, mà diễn ra nhanh chóng Và hiệu lực của hợp đồng điện tử không khác biệt gì
so với hợp đồng giấy Tóm lại, nhờ CĐS, giá trị nhận lại và dễ dàng thấy được của bất kỳ
DN nào cũng là “giảm thiểu được chi phí hoạt động” Không chỉ tiết kiệm chi phí bằngbởi số hóa các dữ liệu vật lý sang dữ liệu online mà từ những dữ liệu online này, DN sẽ
Trang 18xây dựng ra các số hóa các quy trình nhằm giảm thiểu công sức và thời gian mà kết quảvẫn đạt được như cũ
Thứ hai, việc quản lý thông tin và khai thác tài nguyên trở nên hiệu quả hơn nhờ việc
tiến hành CĐS Bất kỳ một DN dù nhỏ hay lớn đều có một lượng thông tin khổng lồ từ nội
bộ hay phát sinh từ KH, đối tác, hệ sinh thái Trước đây, việc quản lý các nguồn thông tin này là thủ công và cực kỳ phức tạp Các thông tin dưới dạng vật lý như giấy tờ, số
liệu.v.v.v thường:
✓ Dễ bị hỏng hóc, bị mờ, bị mất bởi thời gian dài hoặc sự vô tình của con người ✓ Mỗi phòng bạn có số liệu riêng và dễ dẫn đến sai lệch số liệu giữa các phòng ban ✓ Tài liệu dưới dạng vật lý nên việc số liệu bị phân tán Việc kết nối các dữ liệu, quản lý các thông tin là cực kỳ phức tạp và tốn thời gian
CĐS bao gồm việc xây dựng lộ trình và triển khai các công cụ, ứng dụng giúp tối ưu hoạt động kinh doanh, dựa trên sự hợp nhất giữ thông tin và tài nguyên Thay vì phần mềm và cơ sở dữ liệu phân tán, các nguồn lực trở nên tập trung hơn, qua đó gia tăng sự hiệu quả Bên cạnh đó, nó cũng bổ trợ rất tốt cho văn hóa số “Lấy KH làm trung tâm” đang được triển khai ở nhiều DN
Thứ ba, CĐS làm nâng cao trải nghiệm KH Theo một nghiên cứu được đưa ra bới
SAP, 92% các nhà lãnh đạo cho rằng các biện pháp, chiến lược chuyển đổi thành công sẽcải thiện trải nghiệm tổng thể của KH Nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng liên tụcthay đổi và ngày càng tăng cao KH giờ đây có quá nhiều lựa chọn tương tự với mức giáphải chăng
12
Ví dụ thực tế: Trong ngành ngân hàng tài chính: Khi áp dụng công nghệ AI, côngnghệ sinh trắc học và internet vạn vật (IoT), ngân hàng dễ dàng cá nhân hóa được các góivay cho từng KH Công nghệ sinh trắc học giúp định danh KH nhanh chóng, chính xác,kết hợp với các thông tin lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, ngân hàng có khả năng dễ dàngnhận biết được tên KH, thói quen tiêu dùng, tình hình tài chính hiện tại.v.v.v Từ đó, côngnghệ AI sẽ hỗ trợ đề xuất các gói vay phù hợp với từng KH, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi,bán chéo các sản phẩm ngân hàng và gia tăng mức độ hài lòng, gắn bó với KH
Thứ tư, văn hóa DN được xây dựng tốt hơn CĐS đi đôi với chuyển đổi văn hóa.
Trang 19Trên thực tế, chúng giống như hai mặt của một đồng tiền, phụ thuộc vào nhau để pháttriển và tồn tại Một lợi ích của CĐS dễ nhận thấy là giúp nuôi dưỡng văn hóa tích cựccho tổ chức Đầu tư vào CĐS đồng nghĩa với việc DN nỗ lực xây dựng văn hóa khuyếnkhích đổi mới Khi đó nhân viên sẽ cởi mở hơn với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức
và quy trình hoạt động Họ không ngại thử thách, thử nghiệm các sáng kiến, ý tưởng mới,dám nói lên suy nghĩ của mình Mỗi cá nhân đều có tinh thần như vậy sẽ duy trì tổ chứcluôn vận động, phát triển và không ngừng học hỏi, tiếp cận điều mới, sẵn sàng đối mặt vớimọi thách thức
Thứ năm, cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ công ty Việc ứng dụng các
công nghệ số, tập trung và khai thác dữ liệu tốt hơn, giúp từng nhân viên trong công ty có thể giảm thiểu được thời gian lãng phí, tập trung vào các công việc mang lại hiệu quả cao hơn
Ví dụ thực tế: Thực hiện chuyển đổi dữ liệu Data Lake giúp DN cải thiện hiệu suấtlao động của nhân viên tài chính dựa trên thời gian tiết kiệm được trong quá trình xử lýcác báo cáo Nếu như trước kia, nhân viên tài chính trung bình mỗi ngày mất 1 giờ đồng
hồ để xử lý báo cáo thì nay chỉ mất 10 phút Với số lượng 1.000 nhân viên, tổng thời gian
DN tiết kiệm đạt 4.000 giờ làm việc mỗi tháng
Thứ sáu, tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị DN CĐS còn giúp
các DN khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân viên Những công việc có giá trị giatăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà DN không tốn chi phí và người quản lý dễdàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời
13
1.2 Các giai đoạn Chuyển đổi số của doanh nghiệp
CĐS là một quá trình toàn diện, bao gồm sự biến đổi không chỉ của cá nhân mà còncủa tổ chức, cả về cách thức sống, cách làm việc và phương thức sản xuất Quá trìnhchuyển đổi này được chia thành ba giai đoạn quan trọng bao gồm Số hóa dữ liệu Số hóaquy trình và CĐS tổng thể
Trang 20Hình 1.1: Ba giai đoạn chính của quá trình CĐS
Nguồn: Website 1Office.vn
1.2.1 Giai đoạn Chuyển đổi số 1: Số hóa thông tin
Số hóa thông tin được định nghĩa là quá trình thay đổi các dữ liệu và thông tin từ dạng truyền thống là dạng giấy hoặc dạng phi kỹ thuật số sang định dạng hoàn toàn mới là
kỹ thuật số Có thể hiểu một cách đơn giản đó là việc sử dụng tính năng quét hoặc chụp lạicác văn bản giấy tờ để sao chép lên các định dạng tệp điện tử như tệp PDF, Excel hoặc cácđịnh dạng khác cho phép người dùng có thể xử lý và lưu trữ lâu dài trên máy tính
Dưới đây là một số đặc điểm của quá trình này:
- Sử dụng công nghệ quét và chụp ảnh: Dữ liệu giấy tờ thường được quét hoặc chụp
ảnh để chuyển đổi sang dạng điện tử Công nghệ quét và chụp ảnh cung cấpphương tiện hiệu quả để tạo ra các bản sao kỹ thuật số của các tài liệu giấy tờ
- Nhận dạng dữ liệu tức thời: Sau khi được quét hoặc chụp ảnh, các công nghệ nhận
dạng kỹ thuật số được sử dụng để nhận dạng và nhận biết các dữ liệu trong hình ảnh bao gồm việc nhận dạng văn bản, số hóa hình ảnh, và các kỹ thuật khác để trích xuất thông tin từ dữ liệu hình ảnh
14
- Xử lý và lưu trữ khoa học: Dữ liệu sau khi được số hóa được xử lý và lưu trữ trong
các hệ thống và cơ sở dữ liệu điện tử đòi hỏi DN cần tổ chức, phân loại và lưu trữ
dữ liệu theo cách mà nó có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập
- Tăng cường bảo mật thông tin: Quá trình này đòi hỏi các biện pháp bảo mật để đảm
bảo rằng thông tin không bị mất, bị hỏng hoặc bị truy cập trái phép Từ đó, việc áp dụng các chính sách bảo mật thông tin, mã hóa dữ liệu và kiểm soát truy cập được chú trọng và đầu tư hơn
Quá trình này góp phần giúp đỡ các DN dễ dàng hơn trong công tác quản lý và truycập vào dữ liệu Vì lúc này các dữ liệu của DN được xử lý tập trung và thuận lợi trong
Trang 21việc tra cứu, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực so với việc tìm kiếm thông tin theophương pháp truyền thống cũ
Đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, việc chuyển đổi dữ liệu này được coi là bước
mở đầu trong quá trình CĐS Bởi quá trình này không chỉ tiết kiệm nguồn lực về tài chínhcho DN mà còn tạo ra bước đệm cho các giai đoạn tiếp theo trong quá trình DN thực hiệnCĐS
15
Để thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả, DN cần làm theo các bước sau:
Sơ đồ 1.1: Các hoạt động chính DN thực hiện trong giai đoạn Số hóa thông tin
Tìm kiếm vàlựa chọn giảipháp số hóa thông tin
Xây dựnglớp bảo mật để bảo
vệ thông tin
Hướng dẫn
và đào tạođồng bộ nhân sự vềcách số hóathông tin
Trang 22Nguồn: Website amis.misa.vn
Các DN vừa và nhỏ thường dậm chân ở giai đoạn 1 của CĐS bởi khối lượng và mức
độ phức tạp của dữ liệu còn thấp Và nếu các DN muốn đạt hiệu quả cao tại hoạt độngCĐS tiếp theo, bắt buộc DN đó phải làm tốt giai đoạn đầu tiên này
Nhìn chung, số hoá thường được xem là bước khởi đầu an toàn của CĐS Tuy nhiênbài toán không chỉ đến từ việc DN phải làm thế nào để thu thập dữ liệu mà nó còn đến từviệc DN sẽ làm các bước tiếp theo như thế nào sau khi dữ liệu đã được số hoá Bởi lẽ đó,
DN cụ thể là ban lãnh đạo cần đưa ra đường lối chiến lược kinh doanh rõ ràng và chi tiết
để đảm bảo dữ liệu được dùng sẽ tạo ra các giá trị mới cho DN
1.2.2 Giai đoạn Chuyển đổi số 2: Số hóa quy trình
Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên của CĐS là số hóa thông tin, giai đoạn tiếptheo mà DN cần thực hiện là số hóa quy trình Thực chất giai đoạn này bao gồm việc thayđổi các quy trình cũ sang phiên bản mới áp dụng công nghệ kỹ thuật số
Tại thời điểm này, DN thường sẽ ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa và tổ chức lạicác hoạt động kinh doanh Việc áp dụng các công cụ và hệ thống kỹ thuật số có thể giúpcải thiện hiệu suất và giảm chi phí, từ việc tự động hóa quy trình đến việc tăng cường giaotiếp và hợp tác thông qua các dịch vụ và công cụ trực tuyến
Đồng thời, để đạt được hiệu quả như mong đợi trong giai đoạn này, việc tái đào tạo
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều cần được chú trọng Bởi lẽ họ sẽ là người
sử dụng các công nghệ trong quy trình mới, vậy nên bộ phận này cần hiểu rõ về những thay đổi và lợi ích mà quá trình chuyển đổi này mang lại
16
Quá trình số hóa quy trình gồm có những đặc điểm tiêu biểu dưới đây: - Quy trình được phân tích cụ thể: Quy trình kinh doanh được xác định và phân tích để hiểu rõ các
bước, quy định và luồng công việc hiện tại Điều này giúp xác định các phòng ban nào
có thể tối ưu hóa và tự động hóa nhanh nhất - Quy trình được tối ưu hóa và theo dõi chặt chẽ: Sau khi triển khai, quy trình số hóa được tối ưu hóa và theo dõi để đảm bảo
rằng chúng hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị cho tổ chức
- Tích hợp và mở rộng hệ thống: Quy trình số hóa có thể được tích hợp vào các hệ
thống và quy trình kinh doanh khác nhau trong DN, và có thể được mở rộng để ápdụng cho các khu vực mới hoặc các bộ phận khác nhau
- Tính bảo mật và tuân thủ: Trong quá trình số hóa quy trình, việc bảo mật thông tin và
tuân thủ các quy định và chuẩn mực là rất quan trọng DN sẽ thiết lập các biệnpháp bảo mật phù hợp và tuân thủ các quy định về quản lý dữ liệu và quy trìnhkinh doanh
Trang 23Một số ví dụ cụ thể về các công cụ và cách thức DN lựa chọn áp dụng trong giaiđoạn này bao gồm hệ thống giám sát tự động, triển khai hội nghị từ xa, phần mềm quản lý
dự án trực tuyến, và nhiều hơn nữa Điều này giúp DN tăng cường khả năng cạnh tranh vàthích ứng với môi trường kinh doanh kỹ thuật số ngày càng phát triển
Các hoạt động chính trong giai đoạn số hóa quy trình bao gồm:
Sơ đồ 1.2: Các hoạt động chính DN thực hiện trong giai đoạn Số hóa quy trình
Ứng dụng công
nghệ – phần mềm để hỗ trợ hoạtđộng số hóa quytrình
Đào tạo và pháttriển nhân sự trongcách sử dụng cácquy trình kỹ thuật
ưu hiệu quả và năng suất làm việc Ví dụ như: DN sản xuất, thương mại,…
* Chú ý: Việc số hóa quy trình cần có kế hoạch chi tiết để đảm bảo các hoạt động diễn ra đạt được mục tiêu như mong muốn
Điểm phân biệt giữa hai giai đoạn của CĐS đó là ở giai đoạn đầu, trọng tâm chủ yếu liên quan đến thông tin và dữ liệu của DN, trong khi đó ở giai đoạn tiếp theo tập trung vàothay đổi quy trình và cải thiện nguồn lực con người tại DN Tuy nhiên, mô hình kinh
doanh vẫn giữ nguyên trong hai giai đoạn này
Mặc dù mô hình kinh doanh chưa có sự thay đổi trong cả hai giai đoạn đầu của CĐS,nhưng các yếu tố có thể kể đến như khả năng chi trả, bảo mật và khả năng thích ứng đượccoi là đóng vai trò không nhỏ trong việc thực hiện chuyển đổi Đây cũng là lưu ý đối vớicác DN vừa và nhỏ, cần có sự xem xét về khả năng thực hiện quá trình trên để tránh cácrủi ro và chi phí không cần thiết
1.2.3 Giai đoạn Chuyển đổi số 3: Chuyển đổi toàn diện
Trang 24Giai đoạn chuyển đổi toàn diện là chương cuối cùng trong quá trình CĐS của một
DN Mục đích cuối cùng chính là gặt hái một sự chuyển đổi tổng thể và chi tiết trong cáchthức vận hành và kinh doanh của DN, nhờ vào việc vận dụng phổ biến của công nghệ kỹthuật số
Tại giai đoạn cuối cùng này, DN thường tập trung xây dựng một tư duy chiến lược
đó là lấy KH làm trọng tâm từ đó tìm hiểu những nhu cầu và gia tăng tương tác của KH với DN Từ đó DN làm mới cách tiếp cận kinh doanh tổng thể để hình thành nên ưu thế về cạnh tranh và duy trì được mức độ tăng trưởng bền vững
18
Các hoạt động chính mà DN thực hiện tại giai đoạn này có thể kể đến như: Sơ đồ 1.3: Các hoạt động chính mà DN thực hiện trong giai đoạn Chuyển đổi toàn
diện
Cải thiện và tối
ưu hóa quy trình
để thích nghivới thay đổi quy
trình công việc
Thiết lập các biệnpháp quản lý rủi
ro và bảo mật phù
hợp
Theo dõi vàđánh giá tiến độcủa quá trìnhCĐS
Nguồn:Website digital.fpt.com
Các đặc điểm chính của giai đoạn CĐS toàn diện bao gồm:
Trang 25- Tích hợp công nghệ và quy trình kinh doanh: Công nghệ số được tích hợp sâu vào
mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ quản lý KH đến sản xuất và phân phối
- Tối ưu hóa tổ chức và cơ cấu công việc: DN thực hiện các điều chỉnh tổ chức và cơ
cấu công việc để phản ánh các yêu cầu mới từ việc sử dụng công nghệ số, bao gồmviệc tái cấu trúc các bộ phận, quy trình làm việc linh hoạt hơn, và tạo ra môi trườnglàm việc thú vị và sáng tạo hơn
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Cung cấp đào tạo và hỗ trợ đào tạo liên tục cho
nhân viên để họ có thể sử dụng hiệu quả công nghệ mới và tham gia vào quy trìnhkinh doanh mới
- Tạo ra giá trị cho KH: Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm KH thông qua việc
sử dụng công nghệ số để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, cá nhân hóa hơn
và dễ dàng tiếp cận hơn
- Liên kết toàn diện với hệ sinh thái số: Xây dựng mối quan hệ cộng tác với các đối tác
và nhà cung cấp công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái số mạnh mẽ, tăng cường khảnăng cạnh tranh và sáng tạo
19
- Đo lường và tối ưu hóa hiệu suất: Thiết lập các chỉ số hiệu suất kinh doanh, sử dụng
dữ liệu và phân tích để liên tục đo lường và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh Giai đoạn cuối cùng này được coi thời điểm mà DN có thể thấy được những lợi ích to lớn từ việc CĐS
Ví dụ về quá trình CĐS toàn diện theo các lĩnh vực khác nhau, có thể bắt gặp như
ngành Ngân hàng số hóa dịch vụ tài chính Ngành này sử dụng các ứng dụng di động và
trang web để cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, bao gồm chuyển khoản tiền, thanhtoán hóa đơn và quản lý tài khoản Họ cũng có thể sử dụng công nghệ nhận dạng sinh trắchọc hoặc hai yếu tố để cải thiện bảo mật cho KH Tiếp đến, tại các trường học sử
dụng các nền tảng học trực tuyến, phần mềm quản lý học tập, và thiết bị di động để cungcấp một môi trường học tập linh hoạt và tiện lợi cho sinh viên Điều này có thể bao gồmcác lớp học trực tuyến, bài giảng video, bài kiểm tra trực tuyến, và cả phản hồi tức thì từgiáo viên Ngoài ra, CĐS toàn diện xuất hiện tại lĩnh vực Văn phòng số hóa hồ sơ và quytrình làm việc: DN có thể sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ điện tử để số hóa và tổ chức tàiliệu quan trọng Họ cũng có thể triển khai hệ thống quản lý tài liệu và quy trình làm việctrực tuyến để tối ưu hóa hiệu suất và tính hiệu quả của nhân viên
1.3 Các xu hướng Chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Internet vạn vật
Trang 26IoT thường được nhắc tới như là một hệ thống mạng lưới mà ở đó có các đối tượngvật lý hoặc "vật thể" được nhúng với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác chophép chúng kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống khác qua internet Về cơbản, IoT cho phép các đối tượng này thu thập và trao đổi dữ liệu, khiến chúng trở nênthông minh và có khả năng tương tác với môi trường hoặc với các thiết bị được kết nốikhác mà không cần sự can thiệp của con người
Nói một cách đơn giản hơn, IoT là khái niệm kết nối bất kỳ thiết bị nào có công tắcbật và tắt với internet (và/hoặc với nhau) Điều này bao gồm mọi thứ từ điện thoại diđộng, máy pha cà phê, máy giặt, tai nghe, đèn, thiết bị đeo và hầu hết mọi thứ khác mà ta
có thể nghĩ tới
IoT có tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp và khía cạnh khác nhau củacuộc sống hàng ngày bằng cách cho phép cải thiện hiệu quả, tự động hóa và ra quyết địnhdựa trên những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu thời gian thực Tuy nhiên, nó cũng làm
20 dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư, bảo mật và quản lý dữ liệu cần được giải quyết để
áp dụng rộng rãi và triển khai thành công
Cùng với sự phát triển bùng nổ của IoT, mạng không dây thế hệ 5G chính là bước tiến hỗ trợ cho quá trình CĐS diễn ra nhanh hơn
1.3.2 Điện toán đám mây
Điện toán đám mây đề cập đến việc cung cấp các dịch vụ điện toán—bao gồm máychủ, bộ lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm, v.v.—qua internet, thường được gọi là
"đám mây" Thay vì lưu trữ các dịch vụ này trên máy chủ vật lý hoặc máy tính cá nhân,điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập các tài nguyên và ứng dụng từ các trungtâm dữ liệu từ xa do nhà cung cấp dịch vụ đám mây vận hành
Điện toán đám mây cho phép các tổ chức tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên máytính của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang thayđổi mà không cần đầu tư ban đầu lớn vào phần cứng hoặc cơ sở hạ tầng Bằng cách loại
bỏ nhu cầu mua và bảo trì phần cứng và cơ sở hạ tầng tại chỗ, điện toán đám mây có thểgiảm chi phí CNTT, cải thiện khả năng dự đoán chi phí và giảm chi phí vốn
Điện toán đám mây mang lại sự linh hoạt để triển khai nhanh chóng các ứng dụng,dịch vụ và tài nguyên cơ sở hạ tầng mới, cho phép các tổ chức đổi mới nhanh hơn và phảnứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường Các nhà cung cấp dịch vụ đám mâythường cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và các biện pháp dự phòng để đảm bảo tính sẵnsàng và độ tin cậy cao của dịch vụ, thường vượt xa những gì các tổ chức riêng lẻ có thể
Trang 27đạt được với cơ sở hạ tầng tại chỗ
Như vậy, lưu trữ đám mây thể hiện các nguyên tắc của điện toán đám mây bằng cáchcung cấp quyền truy cập theo yêu cầu vào các tài nguyên lưu trữ có thể mở rộng, đáng tincậy và tiết kiệm chi phí qua internet Nó chứng tỏ cách công nghệ đám mây cho phépngười dùng lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của họ một cách liền mạch từ mọi nơi, mọilúc, bằng bất kỳ thiết bị nào
1.3.3 Blockchain, NFT và Metaverse
Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán cho phép lưu giữ hồ sơ giao dịch một cách an toàn, minh bạch và phi tập trung trên mạng máy tính Ban đầu được phát triển làmcông nghệ cơ bản cho các loại tiền điện tử như Bitcoin, blockchain đã phát triển để được
áp dụng trong nhiều ngành khác nhau ngoài tài chính
21 Công nghệ chuỗi khối có tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp khácnhau bằng cách tăng cường tính bảo mật, hiệu quả và tính minh bạch trong quy trình giaodịch Nó đang được khám phá và áp dụng trong các lĩnh vực như tài chính, chăm sóc sứckhỏe, quản lý chuỗi cung ứng, bất động sản và chính phủ, cùng nhiều lĩnh vực khác, đểhợp lý hóa hoạt động, giảm chi phí cũng như giảm thiểu gian lận và tham nhũng
NFT là viết tắt của từ Non-fungible token, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mã thôngbáo không thể thay thế Về cơ bản, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trênblockchain và đó có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một bài hát, một đoạn video hay mộttrò chơi điện tử, Điều đặc biệt là mỗi NFT đều chỉ có duy nhất một mã định danh và làtài sản riêng thuộc về một chủ sở hữu Hiện nay, các NFT thường được người dùng tiếnhành giao dịch bằng tiền số và đôi khi có thể thay thế bằng USD
Mặc dù mới được ra mắt vào năm 2014, NFTs vẫn đang thu hút được nhiều sự chú ýđến và trở thành một cách thịnh hành để mua bán các tác phẩm nghệ thuật số Số tiềnkhổng lồ lên tới 174 triệu USD đã được chi trả cho NFT hồi tháng 11 năm 2017 NFTkhông thể phân tách và có các mã số nhận diện độc nhất Bà Arry Yu, chủ tịch Hội đồngCascadia Blockchain của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Washington và CEO củaYellow Umbrella Ventures cho biết: "Về bản chất, NFTs có thể tạo ra tình trạng khanhiếm kỹ thuật số."
Nguồn gốc của Metaverse xuất phát từ nhà văn Neil Stephenson Trong quyển tiểuthuyết khoa học viễn tưởng xuất bản năm 1992 Snow Crash, Stephenson đã sử dụng thuậtngữ Metaverse để mô tả thiết bị kế thừa thực tế ảo cho Internet
Metaverse được cho là sẽ trở thành thế hệ tiếp theo của Internet - sự kết hợp chặt chẽ
Trang 28và chân thực giữa thế giới vật lý và thế giới số Internet đã được biết đến là một mạng lướikhổng lồ bao gồm hàng tỷ máy tính, hàng triệu máy chủ và các thiết bị điện tử khác.Người dùng Internet có thể giao tiếp với nhau, xem và tương tác với các trang web cũngnhư mua bán hàng hóa dịch vụ Metaverse không cạnh tranh với giá trị của internet Nóđược xây dựng dựa trên nền tảng của riêng Trong khi internet là thứ mà mọi người có thểduyệt (browse) thì ở một mức độ nào đó, mọi người có thể “sống" trong Metaverse.
22
1.3.4 Trí tuệ nhân tạo AI và học máy
Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) là các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ vớinhau nhằm mục đích cho phép máy tính hoặc máy móc thực hiện các nhiệm vụ thường đòihỏi trí thông minh của con người Mặc dù AI là một khái niệm rộng hơn bao gồm bất kỳ
kỹ thuật hoặc công nghệ nào cho phép máy móc bắt chước trí thông minh của con người,nhưng học máy là một tập hợp con của AI tập trung vào việc xây dựng các hệ thống có thểhọc từ dữ liệu và cải thiện theo thời gian mà không cần lập trình rõ ràng
Trí tuệ nhân tạo (AI) đề cập đến việc mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người
bằng máy móc, bao gồm học tập, lý luận, giải quyết vấn đề, nhận thức và hiểu ngôn ngữ
Kỹ thuật AI có thể được phân thành hai loại chính: AI thu hẹp và AI tổng quát AI hẹp haycòn gọi là AI yếu, được thiết kế để thực hiện các tác vụ cụ thể trong một miền giới hạn, chẳng hạn như nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên hoặc chơi trò chơi AI tổng quát, còn được gọi là AI mạnh mẽ, sẽ sở hữu khả năng hiểu, học hỏi và áp dụng kiến thức trên nhiều nhiệm vụ và lĩnh vực, tương tự như trí thông minh của con người Các ứng dụng
AI rất phổ biến và đa dạng, bao gồm trợ lý ảo (ví dụ: Siri, Alexa), hệ thống khuyến nghị (ví dụ: Netflix, Amazon), xe tự hành, chẩn đoán y tế, phát hiện gian lận, v.v
Học máy (ML) là một tập hợp con của AI tập trung vào phát triển các thuật toán và
mô hình cho phép máy tính học từ dữ liệu và đưa ra dự đoán hoặc quyết định mà khôngcần được lập trình rõ ràng Thuật toán ML có thể được phân thành ba loại chính: học cógiám sát, học không giám sát và học tăng cường Trong học có giám sát, các mô hình học
từ dữ liệu được dán nhãn, đưa ra dự đoán hoặc phân loại dựa trên các cặp đầu vào-đầu ra.Học không giám sát liên quan đến việc học các mẫu và cấu trúc từ dữ liệu không được gắnnhãn Học tăng cường liên quan đến việc học thông qua thử và sai, trong đó các tác nhânthực hiện hành động trong môi trường để tối đa hóa phần thưởng
Các thuật toán và kỹ thuật ML bao gồm hồi quy tuyến tính, hồi quy logistic, cây quyết
Trang 29định, máy vectơ hỗ trợ, mạng thần kinh, thuật toán phân cụm, v.v Ứng dụng ML trải rộngtrên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhận dạng hình ảnh và giọng nói, xử lý ngôn ngữ
tự nhiên, phân tích dự đoán, hệ thống đề xuất, phương tiện tự hành, robot và chăm sóc sứckhỏe
23 Nhìn chung, công nghệ AI và máy học đang phát triển và chuyển đổi nhanh chóngcác ngành công nghiệp, cho phép tự động hóa, cải thiện việc ra quyết định, nâng cao năngsuất và mở ra các khả năng mới trên nhiều ứng dụng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chuyển đổi số tại doanh nghiệp
1.4.1 Các nhân tố khách quan
1.4.1.1 Về chính trị
Chính trị của VN ổn định trong nhiều năm liên tục Chính phủ, Nhà nước VN chủ trương tăng cường hợp tác, mở cửa, thúc đẩy cho thương mại đa chiều, thu hút đầu tư và ngày càng có được vị thế trên thế giới Chính phủ VN cũng ý thức được tầm quan trọng của CĐS nên có nhiều hoạt động thúc đẩy cho việc phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ và CĐS, bao gồm cả việc xây dựng, kiến tạo và hướng tới chính phủ số, xã hội số thể hiện trong một số văn bản, chính sách đáng chú ý như:
(1) Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sáchchủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4, trong đó chỉ rõ về mục tiêu, tầm nhìn và 08nhóm chủ trương, chính sách hỗ trợ cho cuộc CMCN lần từ 4 cùng các chỉ đạo cho các cấp
lãnh đạo, các cơ quan Đảng các cấp trực thuộc phối hợp triển khai
(2) Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủban hành “Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” tạo cơ sở cho các cấp quản lý xâydựng các khung pháp lý và chính sách hỗ trợ cho việc đẩy mạnh kinh tế chia sẻ – là một
mô hình kinh tế xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ;
(3) Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021- 2025; (4) Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệtChương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Chương trình xácđịnh tầm nhìn đến năm 2030, VN sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiênphong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt độngquản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phương thứcsống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp, v.v
Trang 3024 (5) Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 01/01/2020 của Thủ tướng chính phủ, về thúc đẩyphát triển DN công nghệ số VN, đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 100.000 doanhnghiệp công nghệ số và kinh tế số chiếm trên 30% GDP
Và rất nhiều chương trình quốc gia, các quyết định khác của Chính phủ thúc đẩyCĐS, ứng dụng CNTT như Quyết định số 392/2015/QĐ-TTg ngày 27/3/ 2015 về việc hỗtrợ xây dựng 7 khu công nghệ thông tin tập trung; Quyết định 392/QĐ-TTg ngày27/3/2015 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; v.v
Ngoài ra, từ góc độ quản lý DN, Chính phủ đã có nhiều qui định, yêu cầu, khuyếnkhích ứng dụng phần mềm hoặc giao dịch qua mạng trong một số hoạt động báo cáo, khaibáo nhà nước cũng góp phần thúc đẩy quá trình CĐS, có thể kể đến như khai báo thuế quamạng, khai báo bảo hiểm qua mạng, hóa đơn điện tử, chữ ký số, khai báo hải quan điện tử,v.v Các yêu cầu này đã góp phần khiến các DN có ý thức sử dụng các phần mềm, giảipháp công nghệ cho hoạt động quản trị
1.4.1.2 Về kinh tế
Kinh tế vĩ mô VN là điểm sáng lớn, tích cực VN nhiều năm liên tiếp có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Châu Á và thế giới, lạm phát ổn định, đồng tiền không bị mất giá, môi trường đầu tư và kinh doanh ổn định, là điểm đến đầu tư của nhiều Tập Đoàn kinh tế lớn trên thế giới
VN gia nhập WTO và ký kết nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia khác, đặcbiệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày08/3/2018, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữaViệt Nam và EU ngày 30/6/2019 Đây là một trong những cú hích lớn đối với nền kinh tế,thương mại hai chiều, đặc biệt là xuất khẩu và đầu tư vào Việt Nam
Kinh tế trong nước phát triển nhờ hạ tầng giao thông, thông tin tốt và tỷ lệ dân số đang trong độ tuổi lao động cao (dân số vàng) Với hơn 90 triệu dân, bản thân Việt Nam
đã là một thị trường tiềm năng cho các DN phát triển
Theo một dự báo mới đây của Quỹ tiền tệ quốc tế, năm 2020, Việt Nam là một trong
số ít quốc gia có thể giữ được đà tăng trưởng GDP dương (khoảng 1,6%) so với mức GDPtoàn cầu tăng trưởng âm 4,4% Cũng theo dự báo này, Việt Nam sẽ vươn lên là nền kinh
tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á
25 Chính sách ưu đãi thuế cho DN khoa học và DN phát triển phần mềm phần nào hỗ trợ
Trang 31được hoạt động của DN Nhiều chính sách ưu đãi thuế thu hút đầu tư nước ngoài góp phần
vào việc phát triển của ngày ICT, giá trị xuất khẩu việc làm cho nhiều công nhân Tóm lại, tình hình kinh tế của VN có ảnh hưởng lớn đến quá trình CĐS bằng cáchtạo ra cơ hội, thách thức và điều kiện cần thiết cho sự phát triển của công nghệ số trongcác tổ chức và DN
1.4.1.3 Về công nghệ
VN là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng internet, điện thoại di độngthông minh, mạng xã hội thuộc hàng tốt trên thế giới Lực lượng giới trẻ đông đảo, tiếpcận nhanh với công nghệ Hạ tầng kết nối của VN tương đối tốt, internet hầu như đã phổbiến với chi phí không quá cao, đặc biệt là “dữ liệu” 3G/4G/5G của các nhà mạng; tốc độkết nối đảm bảo cho các hoạt động cơ bản, hầu hết người dân và DN đều có khả năng chitrả; các khách sạn, nhà hàng, các điểm kinh doanh hầu hết đều cung cấp wifi miễn phí Ngành công nghệ thông tin được chính phủ lựa chọn là một trong những nghành mũinhọn Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2019, doanh thu ngành công nghiệp côngnghệ thông tin, điện tử viễn thông ước đạt 112 tỷ USD, tăng 98% so với năm 2018, giảiquyết việc làm cho một triệu lao động, đóng góp hơn 14% tổng GDP Theo báo cáo về chỉ
số kỹ năng của Coursera năm 2020, Việt Nam xếp hạng 22 toàn cầu về “công nghệ” nóichung (xếp hạng 2 Châu Á) và hạng 53 về “khoa học dữ liệu”
VN đã đạt được sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực mạng và cơ sở hạ tầng CNTT.Các mạng di động và internet đã trở nên phổ biến và phát triển, cung cấp nền tảng choviệc CĐS ở mọi lĩnh vực Sự phổ biến của dịch vụ đám mây đã giúp các DN và tổ chức ở
VN tiếp cận với các giải pháp công nghệ mà trước đây có thể là khó khăn hoặc tốn kém.Điều này cung cấp cho họ khả năng linh hoạt cao hơn và giảm thiểu chi phí về cơ sở hạtầng
Các công nghệ cho phát triển phần mềm cũng phát triển và giúp cho quán trình pháttriển ứng dụng trở nên nhanh chóng như kiến trúc Microservices, Kubernetes, Docker, CI/
CD, DevOps, GraphQL, React Native, NodeJS, Python, NET Core, Woocommerce, cácnền tảng Low Code Platform, v.v
26 Hiện nay việc tích hợp giữa các ứng dụng đã không còn trở nên phức tạp như xưa,các chuẩn phổ biến cho việc tích hợp như SOAP, REST, JSON, v.v hoặc các bên thứ 3cung cấp dịch vụ tích hợp dữ liệu như Mulesoft, Dell Boomi, v.v
Ngoài ra, sự phát triển của IoT và các công nghệ cảm biến đã mở ra cánh cửa cho
Trang 32việc thu thập dữ liệu từ một loạt các nguồn khác nhau Điều này có thể được áp dụngtrong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp thông minh đến quản lý thành phố thông minh Những nhân tố công nghệ này không chỉ ảnh hưởng đến việc CĐS ở VN mà còn mở
ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và xã hội Tuy nhiên, để tậndụng được lợi ích đầy đủ của chúng, cần có sự đầu tư và cam kết từ cả chính phủ, DN vàcộng đồng người dùng
- Luật pháp về Thương mại Điện tử: Luật pháp về thương mại điện tử quy định về các hoạt động thương mại trực tuyến, bao gồm quy định về việc xác nhận và xác thực giao dịch, bảo vệ người tiêu dùng, và giải quyết tranh chấp Các quy định trong lĩnh vực này ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường thương mại điện tử và dịch
vụ trực tuyến
- Luật pháp về CNTT và Truyền thông: Luật này quy định về việc sử dụng và quản lýCNTT, bao gồm các quy định về an ninh mạng, quản lý tên miền, và quy định vềtrách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng internet và các dịch vụtrực tuyến
- Luật pháp về Quản lý Dữ liệu và Chuỗi Cung ứng: Luật pháp này có thể quy định về việc quản lý và bảo vệ dữ liệu trong các lĩnh vực như y tế, tài chính, và
27 logistics Các quy định này có thể ảnh hưởng đến cách tổ chức và DN thu thập, lưutrữ, và chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng
- Luật pháp về An ninh mạng và Phòng Chống Tội phạm mạng: Việc có chính sách vàluật pháp về an ninh mạng và phòng chống tội phạm mạng là cực kỳ quan trọng đểbảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu quan trọng VN cần có các quy định pháp lýmạnh mẽ để đảm bảo an toàn và an ninh cho không gian mạng
Những yếu tố pháp lý này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc triển khai các dự án và sáng
Trang 33kiến số, đồng thời đảm bảo sự an toàn và bảo vệ cho người dùng và DN tham gia vào môitrường số Đồng thời, sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng của pháp luật cũng quan trọng
để đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường
1.4.2 Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1 Hạ tầng kỹ thuật
Để thúc đẩy quá trình CĐS vấn đề hạ tầng cũng có vai trò khá quan trọng ảnh hưởngđến sự thành công khi triển khai chiến lược về CĐS Hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng internet
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là cơ sở cho việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và tạođiều kiện cho sự tương tác trong quá trình thực hiện CĐS của DN Sự sẵn sàng của cơ sở
hạ tầng kỹ thuật số không phải là yếu tố quyết định duy nhất đối với “CĐS”, nhưng nó làyếu tố quan trọng nhất Khả năng truy cập và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đóng vai trò là nềntảng cho việc kết nối, trao đổi thông tin mang tính tự do và không giới hạn phạm vi trêntoàn cầu
Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại cùng với chi phí phù hợp sẽ là nền tảng choquá trình CĐS Trong quá trình CĐS, xử lý và phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng
và cốt lõi cho việc thay đổi, phát triển các hoạt động kinh tế
Tiếp đến, cơ sở hạ tầng internet là yếu tố quan trọng đối với DN, cung cấp tốc độ kết nốitrực tuyến Nếu tốc độ kết nối chậm, các DN có thể gặp khó khăn trong việc truy cập và
sử dụng các dịch vụ trực tuyến, làm chậm quá trình làm việc và giao tiếp
Cơ sở hạ tầng internet cần được bảo vệ chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho dữ liệu vàthông tin của DN Các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng và quản lý rủi ro cũng cầnđược xem xét một cách cẩn thận Hạ tầng này cần có khả năng hỗ trợ các công nghệ mớinhư trí tuệ nhân tạo, blockchain, Internet of Things (IoT) và máy học Các công nghệ này thường đòi hỏi băng thông cao và tính linh hoạt cao từ cơ sở hạ tầng internet
28 Tóm lại, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và đáng tin cậy sẽ giúp DN tận dụng được tất cả các lợi ích của thế giới kỹ thuật số
1.4.2.2 Chiến lược kinh doanh số
Chiến lược kinh doanh số có vai trò quan trọng trong quá trình CĐS vì nó định hìnhcách mà một tổ chức sử dụng công nghệ thông tin để đạt được mục tiêu kinh doanh và tạo
ra giá trị cho KH Chiến lược kinh doanh số giúp xác định những lĩnh vực hoặc dự án cụthể mà tổ chức cần đầu tư để đạt được mục tiêu kinh doanh Việc quyết định này có thểliên quan đến việc triển khai hệ thống CRM mới, cải thiện trải nghiệm khách hàng trựctuyến, hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua IoT và trí tuệ nhân tạo
Trang 34Ngoài ra, nó cũng có thể định hình văn hóa tổ chức, khuyến khích sự đổi mới và linhhoạt trong việc sử dụng công nghệ Việc xây dựng một văn hóa kinh doanh số có thể thúcđẩy sự chuyển đổi số bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ sáng tạo và thích ứng vớicông nghệ mới
Tóm lại, chiến lược kinh doanh số không chỉ là một bản kế hoạch cho việc triển khaicông nghệ số, mà còn là cơ sở cho việc định hình cách mà tổ chức tận dụng công nghệ đểcải thiện hiệu suất, tăng trưởng và sáng tạo Sử dụng công nghệ số để tự động hóa và tối
ưu hóa các quy trình kinh doanh từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí, tăng hiệu suất vàchất lượng dịch vụ nhờ vậy mà quy trình kinh doanh cũng được tối ưu hoá Việc xây dựngmột chiến lược kinh doanh số còn giúp cho DN tiếp cận và tương tác với KH một cáchhiệu quả, từ đó mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng thông qua việc tăng tươngtác các kênh trực tuyến và mạng xã hội
1.4.2.3 Nền tảng công nghệ số
CĐS không chỉ là một quá trình đơn thuần về công nghệ mà còn đồng thời là một sựthay đổi đáng kể trong cơ cấu công việc và vai trò tại nơi làm việc Điều này làm thay đổi
cả cấu trúc tổ chức và yêu cầu kỹ năng của nhân viên
Theo Loebbecke và Picot (2015), tính liên kết kỹ thuật số cho phép sự xuất hiện củacác nhóm vị trí chéo trên toàn bộ DN Điều này có nghĩa là các vị trí công việc không cònđược giới hạn bởi cấp bậc hay bộ phận mà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong
tổ chức Các công việc mới có thể yêu cầu kỹ năng kỹ thuật số, khả năng làm việc độc lập
và khả năng làm việc theo nhóm
Trong một môi trường kỹ thuật số, như White (2012) đã đề cập, nơi làm việc cần phải linh hoạt, có nguyên tắc và giàu trí tưởng tượng Điều này đòi hỏi sự sẵn sàng thích
29 nghi với các công nghệ mới, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo từ các nhânviên DN cần phải xây dựng một nền tảng ứng dụng công nghệ trong hoạt động hiện hànhsao cho phù hợp và linh hoạt Điều này có thể đảm bảo rằng họ có thể tận dụng được tất cảcác cơ hội mà CĐS mang lại, từ việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh đến tạo ra các sảnphẩm và dịch vụ mới Một cách tiếp cận toàn diện và linh hoạt với công nghệ sẽ giúp DNtạo ra một nền tảng cho sự phát triển và thành công trong tương lai
1.4.2.4 Văn hoá DN
CĐS không chỉ là về công nghệ, mà còn là về nền văn hóa của DN Điều này đặt ra yêu cầu cao về sự minh bạch và chia sẻ dữ liệu trong quá trình làm việc và kinh doanh Minh bạch cao trong quy trình làm việc và kinh doanh không chỉ tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường làm việc mở cửa và minh
Trang 35bạch Điều này có thể thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới trong tổ chức Tuy nhiên, CĐS cũng
có thể gây ra xung đột văn hóa giữa các nhân viên Nhân viên trẻ, thông thạo về công nghệ số nhưng thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh truyền thống, có thể có góc nhìn khác biệt và mong muốn thay đổi nhanh chóng Trong khi đó, nhân viên lớn tuổi, có kinh nghiệm trong kinh doanh truyền thống nhưng thiếu kiến thức về công nghệ, có thể khá khó khăn trong việc chấp nhận và thích nghi với các thay đổi kỹ thuật số
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự lãnh đạo thông thái và sự hỗ trợ từ cấp quản lýcao hơn để tạo ra một môi trường làm việc đồng thuận và hỗ trợ cho việc học hỏi và chia
sẻ kiến thức giữa các thế hệ nhân viên Cũng quan trọng là phải có các chương trình đàotạo và hỗ trợ để giúp nhân viên thích nghi với công nghệ mới và kỹ thuật số Bằng cáchnày, DN có thể tận dụng được sức mạnh của cả hai thế hệ nhân viên để đạt được sự thànhcông trong CĐS
1.5 Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện Chuyển đổi số thành công ➢
Thiết lập chiến lược CĐS và văn hoá dài hạn
Công nghệ chỉ là một phần của CĐS Để CĐS thành công, DN cần có một tư duy vàmột văn hóa đổi mới Nhân viên cần biết cách sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đềtrong công việc hiệu quả hơn DN cũng cần có một chiến lược quản lý và kinh doanh bềnvững, và thích ứng với thay đổi theo xu thế toàn cầu
30 CĐS không chỉ là mục tiêu ngắn hạn để tăng lợi nhuận và năng suất CĐS là mộtquá trình liên tục để tạo ra những giá trị mới cho DN và KH Và để làm được điều đó, DNcần có một nền tảng văn hóa CĐS vững chắc
➢ Gắn kết và tối ưu hoá trải nghiệm KH
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “86% người mua sẽ chi trả nhiều hơn cho 1 trải nghiệm
KH tốt, nhưng chỉ 1% KH cảm thấy rằng các nhà cung cấp đáp ứng được sự kỳ vọng củahọ.”
Khi mà công nghệ ngày càng phát triển và người tiêu dùng giờ đây đang sống trongmột thế giới phẳng, một tập đoàn đa quốc gia hay một công ty khởi nghiệp nhỏ cũng đều
có cơ hội công bằng KH có nhiều lựa chọn hơn và quan tâm đến trải nghiệm dịch vụ, sựgắn kết với thương hiệu và khả năng tiếp cận thông tin Đó cũng chính là những yếu tốquan trọng trong quyết định mua hàng
Hiện nay, ngày càng nhiều DN ứng dụng CRM trong nâng cao trải nghiệm KH nhằm
Trang 36xây dựng mối quan hệ trung thành dài lâu với KH, góp phần tăng trưởng doanh số và doanh thu cho DN
➢ Xây dựng kế hoạch CĐS, tiến hành từng bước, cải tiến không ngừng Rất nhiều DN,
đặc biệt là các DN sản xuất truyền thống thường gặp rất nhiều khó khăn trong CĐS, không biết phải bắt đầu từ đâu và thay đổi diều gì trong một bộ máy đang được vận hành nhịp nhàng của công ty Chính vì vậy, họ thường mắc phải sai lầm khi vội vã sử dụng những mô hình sẵn có để áp dụng vào DN mình, mong đem lại hiệu quả tức thì
CĐS là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự thận trọng của DN DN không thể ápdụng một mô hình chung cho tất cả các trường hợp, mà phải phù hợp với hoàn cảnh vàđặc thù của mình Thêm vào đó, không phải tất cả mọi vấn đề của DN đều cần phải được
số hóa Nếu quá tham lam, nóng vội khi áp dụng công nghệ thông tin, DN sẽ dễ bị sa đà,không có đủ nguồn lực và thời gian để giải quyết những vấn đề cốt lõi nhất Hãy tập trungvào những vấn đề then chốt nhất và tiến hành bài bản, và phải luôn sẵn sàng thay đổi theothực tiễn kinh doanh
DN cần có một lộ trình rõ ràng và thực hiện từng bước một Cần xét đến các yếu tốnhư văn hóa DN, quy trình làm việc, phương thức quản lý và KH mục tiêu khi áp dụngcông nghệ thông tin Mỗi dự án đầu tư kỹ thuật số cần phải tính trước tỷ suất hoàn
31 vốn (ROI) trước khi thực hiện Chi phí, lợi ích CĐS của mỗi phòng ban đều phải lên kế hoạch trước khi thực hiện
➢ Quyết đoán trong việc áp dụng công nghệ
CĐS là một quá trình thực tế và cần sự hành động của DN Việc lựa chọn các côngnghệ mới và phù hợp là rất quan trọng, nhưng cũng cần tính toán hiệu quả, chi phí và lợiích VN có điều kiện phát triển hạ tầng và công nghệ để áp dụng các công nghệ tiên tiếnnhất để tạo lợi thế cạnh tranh
➢ Phân tích và quản lý dữ liệu
Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu DN cần có những công cụ xử lý chuyên nghiệp để biến dữ liệu thành tài sản vốn và con số “biết nói” Do đó, việc thu thập, quản lý và sử dụng thông tin một cách hệ thống và khoa học là rất quan trọng cho các DN, đặc biệt là các hệ thống sản xuất lớn
1.6 Các tiêu chí để đánh giá mức độ Chuyển đổi số tại doanh nghiệp Theo Quyết định
số 2158/QĐ-BTTTT, DN lớn, hợp tác xã quy mô thành viên hoặc quy mô tổng nguồn vốn