1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của sự hài lòng trong công việc đến cuộc sống của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA O

Trang 2

Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu và ThS Mai Thị Mỹ Quyên Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Trương Thị Lan Anh

5 Thư ký: TS Phạm Ngọc Trâm Anh

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Hiền MSHV: 1870679 Ngày, tháng, năm sinh: 03/01/1980 Nơi sinh: Trà Vinh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101

I TÊN ĐỀ TÀI:

Tiếng Việt: Tác động của sự hài lòng trong công việc đến cuộc sống của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh: Impact of job satisfaction on employees' lives in Ho Chi Minh City

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định mức độ tác động của sự hài lòng trong công việc lên chất lượng cuộc sống và hạnh phúc trong cuộc sống của người lao động tại Tp.HCM

- Xác định mức độ tác động của chất lượng cuộc sống lên hạnh phúc trong cuộc sống của người lao động Tp.HCM

- Đưa ra hàm ý quản trị có liên quan

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/9/2021

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/6/2022

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS Lê Nguyễn Hậu và ThS Mai Thị Mỹ Quyên

PGS.TS Lê Nguyễn Hậu ThS Mai Thị Mỹ Quyên

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp HCM, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của Quý Thầy/Cô, em kính xin gửi lời trân trọng cảm ơn chân thành đến sự quan tâm, nhiệt huyết của Quý Thầy/Cô khi giảng dạy Điều này tạo cho em động lực, sự cố gắng, nhiệt huyết và cũng như say mê trong học tập, nghiên cứu và đi đến hoàn thành luận văn này

Em trân trọng kính xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Nguyễn Hậu và ThS Mai Thị Mỹ Quyên đã dành rất nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Chính sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình và động viên chân thành của Thầy và Cô đã truyền cho em nhiều động lực tìm tòi những kiến thức, phương pháp để có thể thực hiện tốt luận văn này

Con xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ đã luôn lo lắng và động viên con trong suốt những năm vừa qua

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè Cảm ơn mọi người đã luôn ủng hộ, động viên em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt trong giai đoạn thực hiện luận văn

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn tất cả tình cảm, sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô, Anh/Chị và các bạn trong thời gian qua

Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022

Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Trang 5

TÓM TẮT

Trong xu hướng phát triển quốc tế hóa ngày càng cao của nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì đời sống và nhu cầu của người dân cũng ngày càng được nâng cao Thông qua đó, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được thay đổi từng ngày theo sự phát triển chung của thế giới và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, hiện nay, hòa chung vào sự phát triển này, vấn đề phát triển kinh tế ngoài sự phát triển phồn thịnh thì vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng không ít đến đời sống của người dân, đặc biệt là người lao động, là nguồn lực tạo ra của cải vật chất, xã hội Thông qua nghiên cứu này, tác giả, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra những tác động của sự hài lòng trong công việc đến cuộc sống của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) Qua phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu khảo sát trực tiếp người lao động tại Tp HCM, nghiên cứu một phần nào tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc như: giáo dục, đào tạo, chế độ đời sống an sinh xã hội bao gồm sức khỏe và quan hệ cộng đồng, hàng hóa phong phú, giao thông công cộng bao gồm kiến trúc chính sách quy hoạch hạ tầng không còn tình trạng nước ngập; định cư, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tự do cá nhân và thủ tục hành chính

Trang 6

ABSTRACT

In the growing internationalization trend of the industrialization and modernization of the country, the living standards and needs of the people are also increasingly improved Through that, people's quality of life is also changed day by day according to the general development of the world and Vietnam in particular However, at present, in harmony with this development, the problem of economic development, in addition to the prosperous development, still has its negative sides that have greatly affected people's lives, especially especially workers, are the resources to create material and social wealth Through this study, the author and the research team want to find out the effects of job satisfaction on the lives of workers in Ho Chi Minh City (HCMC) Through descriptive statistical analysis, exploratory factor analysis with direct survey data of employees in Ho Chi Minh City, the study partly found out the factors affecting job satisfaction to quality of life and happiness such as: education, training, social security life mode including health and community relations, abundant goods, public transport including policy architecture infrastructure planning is no longer flooded; settlement, the support of the local government personal freedom and administrative procedures

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, ngoài các tài liệu tham khảo được để hoàn thành nghiên cứu, luận văn này không sử dụng các ý tưởng, nội dung từ bất kỳ ai khác, và các nội dung trong luận văn này cũng chưa từng được gửi cho bất kỳ chương trình, cơ sở giáo dục hay nghiên cứu nào khác Tôi hiểu rằng bất kỳ nội dung nào mâu thuẫn với cam kết trên cũng đồng nghĩa với việc luận văn bị từ chối đối với chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của

Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp HCM

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 4

1.6 Bố cục luận văn 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of Life) 5

2.1.1 Định nghĩa khái niệm 5

2.1.2 Các thành tố của chất lượng cuộc sống 6

2.1.2.1 Sức khỏe thể chất (Physical Healthy) 7

2.1.2.2 Yếu tố tâm lý (Psychological Quality of Life) 8

2.1.2.3 Quan hệ xã hội (Social Relations Quality of Life) 9

2.1.2.4 Môi trường (Quality of Living Environment) 10

2.2 Hạnh phúc 11

2.3 Sự hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) 12

2.3.1 Định nghĩa 12

2.3.2 Các thành phần của sự hài lòng trong công việc 13

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: 14

2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu 14

Trang 9

2.4.1.1 Tác động của sự hài lòng công việc đến chất lượng cuộc sống 14

2.4.1.2 Tác động của sự hài lòng công việc đến hạnh phúc 15

2.4.1.3 Tác động của chất lượng cuộc sống đến hạnh phúc 16

2.4.2 Mô hình nghiên cứu: 18

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Quy trình nghiên cứu 19

3.2 Hình thành thang đo sơ bộ 20

3.2.1 Thang đo sơ bộ 20

3.2.2 Phỏng vấn và hiệu chỉnh thang đo 22

3.3 Nghiên cứu chính thức 25

3.3.1 Thiết kế mẫu 25

3.3.2 Thu thập và xử lý số liệu 25

3.3.2.1 Thu thập số liệu 25

3.3.2.2 Xử lý số liệu 25

Tóm tắt chương 3 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Mô tả mẫu 28

4.1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 28

4.1.2 Kiểm định phân phối chuẩn của biến quan sát 29

4.2 Kiểm định sơ bộ thang đo 30

4.2.1 Kiểm định sơ bộ tính đơn hướng của thang đo bằng EFA 31

4.2.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha 33

4.3 Kiểm định độ giá trị 34

4.3.1 Kiểm định độ giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy của các thang đo bằng CFA 34

4.3.1.1 Độ phù hợp của mô hình 34

4.3.1.2 Kiểm định độ giá trị hội tụ 35

4.3.2 Kiểm định độ giá trị phân biệt 38

4.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 39

4.4 Kiểm định mô hình cấu trúc 39

4.4.1 Kiểm định giả thuyết 39

Trang 10

4.4.2 Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình 40

Tóm tắt chương 4 41

CHƯƠNG 5: HÀM Ý ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu 42

5.2 Một số hàm ý ứng dụng kết quả nghiên cứu 42

5.2.1 Sự hài lòng trong công việc của người lao động (H1) 42

5.2.2 Đánh giá thang đo sự hài lòng trong công việc đến hạnh phúc về cuộc sống hiện tại (H2) 43

5.2.3 Chất lượng cuộc sống có tác động tích cực đến hạnh phúc của người lao động (H3) 43

5.2.4 Hàm ý quản trị trong quy tắc trong tổ chức 47

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC: 52

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát định tính 52

Phụ lục 2: Kết quả định tính sơ bộ và thang đo điều chỉnh 55

Phụ lục 3 Thang đo điều chỉnh và chính thức 57

Phụ lục 4 Phiếu khảo sát chính thức 59

Phụ lục 5: Kết quả phân tích CFA 62

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 65

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.2 Thang đo gốc và thang đo sơ bộ 20

Bảng 3.3 Thang đo chính thức và mã hóa 23

Bảng 3.3 Thang đo chính thức và mã hóa 23

Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức (N=258) 28

Bảng 4.2 Mô tả biến quan sát 30

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định sơ bộ các thang đo (lần 1) 31

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định sơ bộ các thang đo (lần 2) 33

Bảng 4.5 Mô hình thang đo tới hạn 35

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá các thang đo 36

Bảng 4.7 Hệ số tương quan giữa các khái niệm (Kết quả Bootstrap, độ tin cậy 95%) 38

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc và kiểm định giả thuyết 40

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu 18 Hình 3.1 Quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học (theo Nguyễn Đình Thọ, 2013) 19

Trang 13

EFA: Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory Factor Analysic

KMO: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin

SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính – Structural equation modeling

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc trong cuộc sống là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Đầu tư cho chất lượng cuộc sống là đầu tư cho sự phát triển, góp phần xây dựng nguồn lực có chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cải thiện chất lượng cuộc sống đặc biệt khía cạnh sức khỏe để nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam là vấn đề then chốt và cấp bách của nước ta hiện nay, trong đó người lao động là đối tượng cần lưu tâm bởi Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ người lao động cao nhất trong lịch sử khi chiếm khoảng 33% dân số và dự kiến thời kỳ này sẽ kéo dài cho đến năm 2040

Trong bối cảnh kinh tế xã hội trước đây, con người cảm thấy rằng cuộc sống họ được đảm bảo thông qua yếu tố ấm no và được chăm sóc sức khỏe tốt là được Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp cho mỗi cá nhân ngày càng được quan tâm, mỗi cá thể đều có rất nhiều nhu cầu và được phân theo các cấp bậc khác nhau (Abraham Maslow, 1950), từ những nhu cầu cơ bản như ấm no, sức khỏe, đến các nhu cầu bậc cao hơn như sự kết nối xã hội hay nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu thể hiện bản thân, …

Trong những năm gần đây, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp của con người ngày càng tăng cao Điều này được thể hiện thông qua việc các khái niệm như chất lượng cuộc sống (quality of life), hạnh phúc (happiness) hay sự hài lòng với cuộc sống (life satisfaction) ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, những người làm chính sách (policy makers) cũng như toàn xã hội (Medvedev & Landhuis, 2018) Theo Medvedev & Landhuis (2018), ngoài các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng nền kinh tế (GDP, GNP) thì khái niệm về chất lượng cuộc sống, sự hài lòng về cuộc sống, well-being (sự viên mãn) đã và đang trở thành một trong những chỉ số để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2021) đã công bố danh sách 11 nước đứng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống Trong đó, họ không dựa trên những tiêu chí cụ thể như GDP, mà dựa trên chỉ số “chất lượng cuộc sống” bao gồm các tiêu chí như tình hình việc làm, tuổi thọ, chất lượng giáo dục của người dân hay tính cộng đồng của một

Trang 15

người … Chỉ số này cũng cho thấy một cách chủ quan về chất lượng cuộc sống của mỗi quốc gia dựa trên những tiêu chí gần gũi nhất để thể hiện mối quan tâm của họ về nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cho người dân của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Tại Việt Nam, theo báo cáo Expat Insider 2021 được InterNations công bố ngày 18/5/2021, Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách các nơi sống tốt nhất trên thế giới đối với người nước ngoài trong năm 2021 Thông qua bản báo cáo trên, để hội nhập quốc tế, ngoài mục tiêu tăng các chỉ tiêu kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đặt mục tiêu chất lượng cuộc sống, hài lòng về cuộc sống và hạnh phúc là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực thi Có đạt được mục tiêu này thì người dân mới an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý công tác, cống hiến hết công sức mình cho đất nước (Chương trình Sức khỏe Việt Nam phê duyệt ngày 02/9/2018 theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII)

Hiện nay, Việt Nam đang thuộc nước có nền kinh tế đang phát triển, căn cứ theo số liệu của Liên hiệp Quốc, tính đến tháng 4/2022, Việt Nam có hơn 98 triệu người Để khai thác nguồn lực sẵn có này, yếu tố đầu tiên không chỉ là nguồn lao động dồi dào mà quan trọng hơn là làm sao để tăng năng suất, chất lượng lao động Nói cách khác, không chỉ nằm ở trình độ, kỹ năng lao động mà còn là sự quan tâm, làm sao người lao động hài lòng với công việc của họ và chất lượng cuộc sống của họ như thế nào để họ an tâm công tác Đây là nền tảng cho sự bền vững của xã hội, trong đó người lao động Việt Nam có cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua yếu tố chất lượng cuộc sống và hạnh phúc là vấn đề quan trọng được đặt ra gần đây của nhà nước và các nhà nghiên cứu chính sách xã hội Trong sự quan tâm chung đó, các nhà quản trị cũng đặt ra vấn đề về vai trò của công việc của người lao động đối với cuộc sống của họ (Saari và Judge, 2004; Spector, 2007)

Đặc biệt, vấn đề nêu trên cũng là mối quan tâm lớn của Chính quyền và các doanh nghiệp tại Tp HCM, một thành phố lớn nhất Việt Nam, là nơi năng động nhất và nguồn lực lao động rất nhiều bởi cơ cấu dân số trẻ và nhiều nguồn lao động từ các tỉnh khác nhập cư Mối quan tâm đặc biệt này được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đặt mục tiêu “Xây dựng Tp.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” nhằm nâng cao các yếu tố về chất lượng cuộc sống, hài lòng về cuộc sống và hạnh phúc

Trang 16

Ở góc nhìn khác, vi mô hơn, cuộc sống của mỗi người lao động được cấu thành bởi hai thành tố chính là 1) công việc và 2) gia đình (cuộc sống riêng) Hai thành tố này chắc chắn sẽ có vai trò tương tác với nhau Cụ thể hơn, sự hài lòng trong công việc ắt hẳn sẽ có tác động đến sự hài lòng và chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, lược khảo lý thuyết sơ bộ cho thấy rằng mức độ và cách thức tác động như thế nào là vấn đề chưa được xác định rõ trong các nghiên cứu trước đây Ở Việt Nam, theo hiểu biết của người viết, các mối quan hệ này cũng chưa thấy được trình bày trong các nghiên cứu gần đây

Những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của công việc và cuộc sống của người lao động Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng Do đó, những hiểu biết về vai trò và tác động cụ thể của sự hài lòng trong công việc đối với chất lượng cuộc sống và sự hài lòng

với cuộc sống sẽ hết sức có giá trị và ý nghĩa Từ những lý do đó, đề tài “Tác động của sự hài lòng trong công việc đến cuộc sống của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh”

được hình thành

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định mức độ tác động của sự hài lòng trong công việc lên chất lượng cuộc sống và hạnh phúc trong cuộc sống của người lao động tại Tp.HCM

- Xác định mức độ tác động của chất lượng cuộc sống lên hạnh phúc trong cuộc sống của người lao động Tp.HCM

- Đưa ra hàm ý quản trị có liên quan

1.3 Phạm vi nghiên cứu

5/2021

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp định lượng Cụ thể, nghiên cứu sẽ được thực hiện qua 2 bước:

tại Tp.HCM để điều chỉnh thang đo

hình và rút ra kết luận

Trang 17

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc là một đòi hỏi chính đáng của mỗi cá nhân và luôn biến động theo từng điều kiện cụ thể Có thể nói, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc nhắc nhiều đến vấn đề chất lượng của các thành tố phát triển nói chung, đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc nói riêng là các mục tiêu cần đạt được của các quốc gia nhằm thỏa mãn cuộc sống người dân của họ, cụ thể hơn họ chính là nguồn để nâng phát triển nền kinh tế xã hội của nước đó

Nghiên cứu này giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò của sự hài lòng trong công việc đối với chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người lao động Hiểu được tầm quan trọng của sự hài lòng trong công việc giúp nhà quản trị đưa ra các giải pháp hiệu quả, kịp thời để thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích, quan tâm kịp thời cũng như ngăn chặn, kiểm soát tối đa sự tác động ảnh hưởng của nó, từ đó nâng cao thành quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống cho người lao động Tp.HCM

1.6 Bố cục luận văn

Báo cáo nghiên cứu được trình bày gồm 05 chương Chương 1 trình bày tổng quan đề tài bao gồm các nội dung: cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu Chương 2 là cơ sở lý thuyết, tác giả giới thiệu khái niệm về chất lượng cuộc sống và các thành tố của chất lượng cuộc sống, khái niệm sự hài lòng và hạnh phúc của người lao động Tiếp đó, lược khảo các nghiên cứu đi trước có liên quan được thực hiện làm cơ sở cho việc đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 tác giả sẽ trình bày chi tiết phần thiết kế nghiên cứu, quá trình và phương pháp thực hiện nghiên cứu như: thu thập thông tin, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, kỹ thuật phân tích dữ liệu thông qua nghiên cứu định tính và định lượng Chương 4 trình bày nội dung kết quả nghiên cứu gồm thống kê mô tả mẫu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và thảo luận kết quả Và Chương 5, tác giả tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, đưa ra các hàm ý nhằm xác định được sự tác động của sự hài lòng công việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động tại Tp HCM Nêu các điểm hạn chế của nghiên cứu, đồng thời đưa ra hướng nghiên cứu tương lai

Trang 18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 giới thiệu khái niệm chất lượng cuộc sống và các thành tố của chất lượng cuộc sống, khái niệm sự hài lòng trong công việc và hạnh phúc của người lao động Tiếp đó, lược khảo các nghiên cứu đi trước có liên quan được thực hiện làm cơ sở cho việc đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of Life) 2.1.1 Định nghĩa

Theo Sharma (1998), trích bởi Nguyễn Kim Thoa (2003), chất lượng cuộc sống là cảm giác được thỏa mãn với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người Thêm vào đó, chất lượng cuộc sống (CLCS) là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, sự viên mãn (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội

CLCS là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao CLCS cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế Thuật ngữ CLCS được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư Hàng năm, Công ty Mercer đều công bố bảng xếp hạng CLCS của các thành phố lớn trên thế giới, dựa vào 39 tiêu chí, được chia thành 10 nhóm: (1) Nhóm về môi trường chính trị xã hội (2) Về môi trường kinh tế (3) Về môi trường văn hóa xã hội (4) Về y tế và chăm sóc sức khỏe (5) Về giáo dục và đào tạo (6) Về dịch vụ công và vận chuyển (7) Về vui chơi giải trí (8) Về cung cấp sản phẩm tiêu dùng (9) Về nhà ở (10) Về môi trường tự nhiên

Theo The World Health Organization Quality of Life Group (WHOQOL, 1995), CLCS được định nghĩa là những cảm nhận của cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị nơi người đó đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ Đây là một khái niệm có phạm vi rộng bị ảnh hưởng một cách phức tạp bởi các yếu tố như sức khỏe thể chất, trạng thái tâm

Trang 19

lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và đặc điểm môi trường của họ Theo WHO Quality of Life Group (WHOQOL, 1997) đã đề xuất gồm 04 thành tố như sau: sức khỏe thể chất, yếu tố tâm lý, quan hệ xã hội và môi trường Các thành tố này được chấp nhận rộng rãi khi xem xét CLCS ở các quốc gia, trong đó có Yao và cộng sự (2002), cho thấy một mô hình bốn yếu tố: vật lý; tâm lý; xã hội; và môi trường, để đo lường CLCS và sức khỏe nói chung

Trên cơ sở đó, nghiên cứu này kế thừa quan điểm và định nghĩa của WHO, xem CLCS là một cảm nhận mang tính chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên nên tác giả đã chọn nhằm xác định cảm nhận và gồm 4 thành tố vừa nêu

2.1.2 Các thành tố của CLCS

WHO (1995) đã đưa ra tiêu chí CLCS (Quality of life-100), mức độ hạnh phúc gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số thành tố như sau: 1) Sức khỏe thể chất; 2) Yếu tố tâm lý; 3) Quan hệ xã hội; 4) Môi trường

Schuessler & Fisher, 1985; Veenhoven, 2006, khái niệm CLCS được sử dụng trong nhiều loại hình xã hội các ngành khoa học, bao gồm xã hội học, tâm lý học, kinh tế học và khoa học chính trị Ruut Veenhoven (2006) cho rằng, tất cả khoa học xã hội đều đề cập đến 'chất lượng cuộc sống' theo một cách nào đó Khái niệm này không được nghiên cứu rộng rãi trong xã hội học (Ferriss, 2004; Markides, 2000; Schuessler và Fisher, 1985), mặc dù nhiều thành phần của nó Đây có thể là một lời giải thích cho sự thiếu nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa vốn xã hội và CLCS, vô số nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội và các khía cạnh khác nhau của CLCS Mặc dù “mối quan tâm về cuộc sống tốt đẹp có lẽ cũng lâu đời như nền văn minh” (Schuessler & Fisher, 1985) Schuessler và Fisher (1985), đã tách ra hai phần gồm chất lượng và cuộc sống Chất lượng được chấp nhận rộng rãi để trở thành một cấp, nằm trong khoảng từ cao đến thấp Cuộc sống là thường bị thu hẹp trong đời sống tinh thần, hoặc cảm giác hài lòng hoặc không hài lòng với các khía cạnh của cuộc sống hoặc cuộc sống nói chung Vì vậy, CLCS thường được định nghĩa là thứ bậc từ cao đến thấp của cảm giác hài lòng hoặc không hài lòng với cuộc sống hoặc các khía cạnh khác nhau của nó Lauer (1978) sử dụng một định nghĩa như vậy: “CLCS là một khái niệm rộng bao gồm những thứ như cơ hội kinh tế, cơ sở y tế, môi trường có lợi cho sức khỏe tốt, tiếp cận với các hoạt động giải trí và văn hóa”

Nhiều lĩnh vực CLCS đã được nghiên cứu, chẳng hạn như sức khỏe, sức khỏe tâm thần, sức khỏe của học sinh- hiện hữu, chính phủ, nhà ở, gia đình và cộng đồng (Andrews

Trang 20

và Withey 1976; Michalos Năm 2003; Sirgy và Cornwell 2001; Sirgy và cộng sự Năm 2000; Veenhoven 2006)

Trong các nghiên cứu gần đây, CLCS được Tổ chức Y tế Thế giới WHO (WHOQOL, 1995, trang 1404) định nghĩa là “nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của nền văn hóa và hệ thống giá trị nơi họ sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ”

CLCS là một phạm trù khá rộng, liên quan đến giá trị cảm nhận tích cực hay tiêu cực của mỗi cá nhân tại thời điểm khảo sát, mỗi cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách sống chủ quan để cảm thấy hạnh phúc nhất Tuy nhiên CLCS và hạnh phúc lại chịu chi phối bởi cộng đồng, vào những người chịu trách nhiệm xã hội và vào môi trường sống xung quanh và để tìm ra nguyên nhân, tác động của sự hài lòng trong công việc đến cuộc sống của người lao động tại Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng, là một trong hai thành phố lớn tại Việt Nam và tác giả chọn mô hình của WHOQOL để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình

Nội dung cụ thể của từng thành tố CLCS theo WHOQOL sẽ được trình bày ngay sau đây:

2.1.2.1 Sức khỏe thể chất (Physical Healthy)

Theo WHO, “sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" Sức khỏe là nguồn lực giá trị giúp cho con người làm chủ bản thân mình, xã hội và đời sống kinh tế, cho họ sự tự do làm việc, học tập và tham gia tích cực vào hoạt động gia đình, đời sống cộng đồng

Theo Tremblay MS và cộng sự (2010), sức khỏe thể chất là một trạng thái của sức khỏe và đặc biệt hơn là khả năng thực hiện các khía cạnh của thể thao, nghề nghiệp và các hoạt động hàng ngày Sự khỏe mạnh về thể chất nói chung đạt được thông qua tiêu thụ dinh dưỡng hợp lý tập thể dục vừa phải De Groot GC, Fagerström L (2011) Tình trạng sức khỏe của một người bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân người đó và yếu tố môi trường - xã hội Trong số các yếu tố kể trên, một vài yếu tố có thể kiểm soát được ví dụ như mỗi người có thể chọn cho mình việc làm, một lối sống lành mạnh, phong cách sống, … Tuy nhiên sức khỏe thể chất có những yếu tố, chẳng hạn như yếu tố di truyền thì không thể kiểm soát được, được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh, cơ sở là sức lực, sự nhanh

Trang 21

nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường và nghỉ ngơi đầy đủ Malina R (2010)

Sức khỏe là cách nói chung nhất, không xác định được tính chính xác cụ thể như chiều dài, chiều rộng mà phải sử dụng cách đo lường gián tiếp thông qua nhiều bước khác nhau, McDowell (2006)

Sức khỏe có hai cấp độ, thứ nhất, là cấp độ sức khỏe dân số tức là sức khỏe tổng thể của tất cả người dân, thứ hai, là sức khỏe cá nhân Trong nghiên cứu này, mục tiêu hướng đến là sức khỏe cá nhân Trước sự phát triển của xã hội ngày nay, quan điểm về sức khỏe thể chất cũng đã có nhiều thay đổi, McDowell (2006) sức khỏe thể chất thì sức khỏe được hiểu là “Khả năng sống sót” do đó, tỷ lệ chết là thước đo được sử dụng để đo lường sức khỏe Kế tiếp, quan điểm sức khỏe thay đổi là “Không bị bệnh tật”, thể hiện thể chất, chỉ số bệnh tật được sử dụng làm thước đo Theo WHO (1998) thì sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật

Xã hội ngày một phát triển và con người cũng đang từng bước quan tâm, cải thiện sức khỏe thể chất của mình Sức khỏe thể chất là một trạng thái của sức khỏe được coi là thước đo khả năng hoạt động hiệu quả và hiệu quả của cơ thể trong các hoạt động làm việc, giải trí và đặc biệt hơn là khả năng thực hiện các khía cạnh của thể thao, nghề nghiệp Chứng cứ khoa học ngày càng tăng đã chứng minh rằng sức khỏe của một cá thể cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bên cạnh chăm sóc y tế nhận được (Marmot và Wilkinson, 2006; WHO, 2008)

2.1.2.2 Yếu tố tâm lý (Psychological Quality of Life)

Theo WHO, yếu tố tâm lý (sức khỏe tinh thần) là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng Vì vậy, con người có sức khỏe tinh thần tốt thì mọi hành vi, cử xử, hoạt động đều năng động, tư duy suy nghĩ tích cực để có thể đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ tích cực, giúp khỏe mạnh, hạnh phúc, gia tăng năng lượng, động lực, mọi việc cố gắng tìm điểm tốt nhất có thể trong tình huống xấu và nhận định khả năng bản thân theo chiều hướng tích cực

Theo WHO, sức khỏe tinh thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà

Trang 22

còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất Sức khỏe tinh thần đóng vai trò then chốt trong sức khỏe toàn diện của con người Sức khỏe tinh thần không ổn định tác động đến khả năng đưa ra quyết định, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng làm tốt trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và các quan hệ xã hội khác (bạn bè, nơi làm việc và cộng đồng) Sức khỏe tinh thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình, được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, Cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm

2.1.2.3 Quan hệ xã hội (Social Relations Quality of Life)

Theo WHO, quan hệ xã hội là các mối quan hệ giữa người với người xuất hiện trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, được hình thành trong môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý và đặc điểm, ứng xử của mỗi cá nhân Mối quan hệ xã hội cũng được xem như sức khoẻ xã hội, thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, khu phố, nơi công cộng, cơ quan, … Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội (Mai Đình Đoài, 2018)

Trang 23

2.1.2.4 Môi trường (Quality of Living Environment)

Môi trường là một khái niệm rất rộng, có ảnh hưởng lớn đến sự sống và phát triển của con người (Hội nghị Stockholm về môi trường, 1972) Theo WHO thì chưa định nghĩa rõ về môi trường sống

Boisvert (1977) là một nhóm các kết quả có tác động tích cực đến đời sống nơi làm việc đối với từng cá nhân, tổ chức và xã hội

Carlson (1980) là cả mục tiêu và quá trình thực hiện liên tục để đạt được mục tiêu Khi là mục tiêu, môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc là sự cam kết của tổ chức để cải thiện công việc: tạo ra sự thu hút, sự thỏa mãn và công việc hiệu quả và môi trường làm việc cho mọi người ở mọi cấp bậc của tổ chức Khi là một quá trình, môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc kêu gọi những nỗ lực để thực hiện mục tiêu này thông qua sự tham gia tích cực của tất cả các cá nhân trong tổ chức

Beukema (1987) là một mức độ cho phép nhân viên có thể sắp đặt công việc chủ động, phù hợp với sự chọn lựa, sự quan tâm và nhu cầu Nó là mức độ quyền lực mà một tổ chức trao cho nhân viên của nó để thực hiện công việc Định nghĩa này nhấn mạnh đến chọn lựa của nhân viên về sự hứng thú trong khi thực hiện công việc

Robbins (1989) là quá trình mà tổ chức đáp lại nhu cầu của người lao động bằng cách phát triển thể chế để cho phép người lao động được quyền lên tiếng trong những quyết định về cuộc sống tại nơi làm việc của họ

Efraty & Sirgy (2001) là sự hài lòng của nhân viên với những nhu cầu cá nhân thông qua các nguồn lực, hoạt động và kết quả xuất phát từ sự tham gia tại nơi làm việc

Luthans (2005) là một nỗ lực để phát triển điều kiện làm việc thêm thỏa mãn thông qua nỗ lực công tác giữa cấp quản lý và nhân viên Môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc, là những điều kiện thuận lợi trong môi trường của nơi làm việc hỗ trợ và làm tăng mức độ thỏa mãn của người lao động bằng cách cung cấp cho họ những lợi ích kinh tế, sự ổn định, điều kiện làm việc, mối quan hệ giữa cá nhân tổ chức, những giá trị của cá nhân trong công việc

Tóm lại, môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc cần quan tâm đến không chỉ là cải thiện cuộc sống nơi làm việc, mà còn cuộc sống bên

Trang 24

ngoài công việc của nhân viên để người lao động có thể cân bằng được công việc và cuộc sống

2.2 Hạnh phúc

Hạnh phúc và chất lượng cuộc sống thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học vào cuối thế kỷ 20 dẫn đến nghiên cứu ngày càng tăng trong khu vực này (Diener, 1984; Nhóm WHOQOL, 1998a, 1998b) Với xu hướng phát triển bền vững, con người càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh kinh tế (Kristoffersen, 2010) Các thống kê về dữ liệu sức khỏe được sử dụng rộng rãi cùng với các chỉ số kinh tế bởi các nhà kinh tế (Kahneman & Krueger, 2006) Hiện tại, không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu trong việc xác định hạnh phúc và các cấu trúc liên quan (Diener, 2006; Diener và cộng sự, 2010; Rojas & Veenhoven, 2013; Kern và cộng sự, 2014; Shin & Johnson, 1978)

Theo Diener và cộng sự (1999), hạnh phúc được xác định là những đánh giá nhận thức và cảm xúc của một người về cuộc sống của họ, là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Trạng thái hạnh phúc chủ quan đạt được khi ai đó được trải nghiệm cảm xúc dễ chịu, ít khi gặp tâm trạng tiêu cực và có sự hài lòng cao về cuộc sống, là một cảm xúc bậc cao, mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí

Ngày nay, nhiều tổ chức, để giúp nhân viên có một cuộc sống tốt giờ đây còn quan trọng hơn sự hài lòng và lòng trung thành (Johnson et al., 2020) Trong lịch sử, con người luôn phấn đấu để đạt được hạnh phúc và coi đó là điều quan trọng nhất, là mục tiêu trong cuộc sống (Compton 2005), hạnh phúc của người lao động đã trở nên rất quan trọng là mối bận tâm trong môi trường làm việc (Johnson et al., 2020), thậm chí trở nên càng quan trọng hơn trong suốt quá trình đại dịch bùng phát (Toniolo-Barrios and Pitt, 2021)

Thuật ngữ hạnh phúc được sử dụng thay thế cho các khái niệm khác như hạnh phúc chủ quan, hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống, sự tái nhận thức mới về hạnh phúc (Diener, 2006), CLCS (Ratzlaff et al 2000) và tác động tích cực và tiêu cực (Fordyca, 1988) Sự thiếu thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khi xác định hạnh phúc dẫn đến sự nhầm lẫn khi vận hành và xác định các tiền đề liên quan và hậu quả của nó (Medvedev and Landhuis, 2018) Để giải quyết vấn đề này, Medvedev and Landhuis (2018) cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho việc thay thế được sử dụng của hạnh phúc (happiness) và hạnh phúc chủ quan (subjective well-being) Qua đó, hạnh phúc là “sự đánh

Trang 25

giá toàn cầu về sự hài lòng trong cuộc sống” (Diener, 2006) Cảm giác hạnh phúc luôn là một suy nghĩ tích cực có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và việc làm của bạn Sự thư giãn cùng cân bằng cũng mang lại cảm giác hạnh phúc tự nhiên, theo đó tiêu chí của chính họ đã bao gồm sự hài lòng trong cuộc sống (khía cạnh nhận thức) và tác động tích cực/tiêu cực (khía cạnh tình cảm) (Hills & Argyle, 2002) Ngoài ra, CLCS là sự tốt đẹp được nhận thức của một cuộc sống cá nhân đối với các khía cạnh cuộc sống khác nhau (sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, mối quan hệ xã hội và môi trường) thúc đẩy mức độ hạnh phúc (Medvedev and Landhuis, 2018) Trong công tác quản lý, theo Garg (2017) và Pawar (2016), lập luận rằng chất lượng trải nghiệm của nhân viên và cách họ thực hiện công việc sẽ góp phần vào hạnh phúc của nhân viên

Nghiên cứu đa văn hóa cũng đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho ưu thế của hạnh phúc so với các giá trị cá nhân khác như sức khỏe thể chất, sự giàu có hoặc tình yêu (Skevington, MacArthur & Somerset, 1997) Bản chất, hạnh phúc là sự xác định, đánh giá chủ quan của mỗi người, dựa trên mục tiêu riêng của mỗi người (Csikszentmihaliy, 1992)

Các công trình nghiên cứu (Diener, 2000; Judge & ctg.,2000; Kesebir & Diener,2009; Lyubomirsky&ctg.,2005; Lyubomirsky & ctg., 2005) được đúc kết lại rằng, những người hạnh phúc hoạt động tốt hơn trong cuộc sống so với những người kém hạnh phúc; họ làm việc hiệu quả hơn, tham gia vào xã hội nhiều hơn, thu nhập cao hơn Bên cạnh đó những người hạnh phúc có sức khỏe tốt hơn những người không hạnh phúc, Argyle (1996a) cho thấy rằng hạnh phúc chủ quan có lợi cho sức khỏe của cá nhân, cả về thể chất và tinh thần Hơn trên hết là mức độ phúc lợi chủ quan cao có liên quan tích cực đến hệ miễn dịch mạng hệ thống, tỷ lệ mắc bênh ít hơn và tuổi thọ cao hơn (Pressman & Cohen, 2005)

2.3 Sự hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) 2.3.1 Định nghĩa

Sự hài lòng trong công việc được hiểu và đo lường theo cả 2 khía cạnh: sự hài lòng chung đối với công việc và sự hài lòng đối với các thành phần trong công việc Khái niệm sự hài lòng chung được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu như nghiên cứu của Levy và William (1998), Currivan (1999), Locke (1976), Price (1997)

Có khá nhiều định nghĩa về sự hài lòng trong công việc, chẳng hạn như theo Locke (1976) thì sự hài lòng trong công việc là trạng thái thích thú hoặc trạng thái tình cảm tích cực từ việc đánh giá công việc hoặc kinh nghiệm mà công việc mang lại

Trang 26

Còn theo James L Price (1997) thì sự hài lòng trong công việc được định nghĩa là mức độ mà nhân viên hướng đến công việc với tình cảm tích cực trong tổ chức

Ngoài ra, theo Spector (1997) thì sự hài lòng trong công việc là mức độ mà nhân viên cảm thấy thích công việc đó Nhiều người cảm thấy thích thú công việc thì họ nhận thấy công việc là trọng tâm trong cuộc sống của họ, trong khi những người ghét công việc thì họ chỉ làm bởi vì đó là bắt buộc

Theo Smith và cộng sự (1969) thì sự hài lòng đối với các thành phần công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương của họ

Theo Price (1997) thì cả 2 cách tiếp cận sự hài lòng chung và sự hài lòng trong công việc đều phù hợp để đo lường sự hài lòng Tuy nhiên, cách tiếp cận theo thành phần công việc sẽ giúp nhà quản trị biết rõ hơn về những điểm mạnh, điểm yếu trong việc điều hành tổ chức và những hoạt động nào mà nhân viên đánh giá cao hơn hoặc đánh giá thấp hơn Do vậy, nghiên cứu này tiếp cập sự hài lòng theo hướng các thành phần công việc

2.3.2 Các nghiên cứu trước về hài lòng trong công việc

Ngày nay giữ chân người lao động giỏi với tổ chức ngày càng trở nên rất quan trọng của người quản lý, kể cả các nhà chính sách và cả các nhà nghiên cứu Theo Smith và cộng sự (1969) thì các thành phần của hài lòng trong công việc bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương, lãnh đạo và đồng nghiệp

Theo Locke (1976) thì các thành phần hài lòng trong công việc bao gồm: bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, sự công nhận, phúc lợi, điều kiện làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp và chính sách của tổ chức

Theo Spector (1997) thì các thành phần của hài lòng trong công việc bao gồm: đồng nghiệp, sự đánh giá cao, phúc lợi, điều kiện làm việc, tiền lương, thăng tiến, lãnh đạo và chính sách của tổ chức

Whitehead & Lindquist (1986), người lao động hài lòng trong công việc hơn nếu họ được tự chủ trong công việc hay sử dụng các kỹ năng tốt nhất của họ cho công việc

Theo Lambert và cộng sự (2002), người lao động hài lòng trong công việc được thể hiện qua sự đánh giá cao và sự ủng hộ từ người quản lý hay cơ hội thăng tiến và cơ hội học tập

Trang 27

Trần Kim Dung (2005) thì 07 thành phần của hài lòng trong công việc bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, phúc lợi và điều kiện làm việc

Black & Porter (2000), cho thấy rằng tất cả các hoạt động trong một tổ chức được từ con người trong tổ chức đó, các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới (Canny và cộng sự, 1992)

Tương tự như vậy, Ting (1997) đã nêu ra rằng bằng chứng thực nghiệm liên tục rằng đặc điểm công việc như sự hài lòng về lương, cơ hội thăng tiến, nhiệm vụ rõ ràng, các mối quan hệ, sự giám sát có tác động lên sự hài lòng trong công việc của người lao động

Đồng thời một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Ellickson và Logsdon (2002) phản ánh rằng sự hài lòng công việc của người lao động đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhận thức về sự hài lòng trong tiền lương, cơ hội phát triển thăng tiến, mối quan hệ trong và ngoài xã hội, thu nhập tăng cao nâng chất lượng cuộc sống cao, trong nghiên cứu cũng đề cập đến sự quản lý hiệu quả về hành chính và phúc lợi, thông qua tác động trực tiếp đến công việc và cuộc sống đời sống xã hội của người lao động Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng trong công việc của người lao động có ảnh hưởng tích cực đếu hiệu quả công việc Hài lòng trong công việc là một khái niệm không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Spector (1997) cho rằng sự hài lòng công việc đơn giản là sự yêu thích công việc và các khía cạnh công việc và xem sự hài lòng công việc như biến hành vi Hài lòng công việc cũng được xem như việc hài lòng với các khía cạnh cụ thể hoặc hài lòng chung với công việc Một số tác giả khác cho rằng sự hài lòng công việc được xem là do ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân người lao động hoặc các tác động của tổ chức đối với các cảm nhận về công việc (Bergmann, 1981, theo Luddy, 2005)

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.1.1 Tác động của sự hài lòng công việc đến chất lượng cuộc sống

Tác động của sự hài lòng trong công việc lên CLCS được lý giải nhờ lý thuyết xây dựng và mở rộng cảm xúc tích cực (Fredrickson, 1998), cảm xúc tích cực sẽ tạo động lực cho người lao động hăng say trong công việc và cũng chính trong cuộc sống của họ, họ sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá các sự kiện trong cuộc sống tích cực hơn (My-Quyen và cộng sự, 2020), nghĩa là nhìn nhận CLCS tốt hơn

Trang 28

Sự hài lòng trong công việc cũng liên quan đến mức độ trách nhiệm trong công việc cũng thể hiện qua việc có trách nhiệm với cấp trên/cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và các bên có liên quan để đảm bảo công việc vận hành trôi chảy và ý thức xây dựng công việc một cách chuyên nghiệp (Pincherle, 1972) Chúng ta có thể gọi đó là văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp mạnh, tích cực sẽ tăng hiệu quả hoạt động, đều đó đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động Do đó, doanh nghiệp luôn quan tâm tạo niềm tin mạnh mẽ hơn cho nhân viên vào triển vọng phát triển trong tương lai để nhân viên luôn thấy tự hào khi được làm việc trong đơn vị Như vậy sẽ tạo được sự tích cực đóng góp của nhân viên cho sự phát triển và tạo được sự trung thành của họ, tạo được động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân và giữ chân được những nhân viên giỏi Đây là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc và chất lượng cuộc sống của người lao động như Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011) cho thấy 05 yếu tố: lương, mối quan hệ với cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi

Mối quan hệ cũng bao gồm nhân tố gia đình, quan hệ trong gia đình, đây là mối quan hệ cá nhân vì Việt nam chúng ta mang truyền thống tình cảm gia đình khắng khít nên nếu có mối quan hệ tốt, hòa thuận sẽ tác động tích cực đến suy nghĩ, yếu tô tâm lý (sức khỏe tinh thần), sức khỏe thể chất, … ổn định, chính là tác động tích cực đến công việc Người lao động có công việc tốt, đáp ứng đủ nhu cầu sống của một gia đình thì sẽ có chất lượng cuộc sống tốt

Từ các nhận định trên, tác giả đề xuất giả thuyết:

H1: Sự hài lòng trong công việc có tác động tích cực (+) đến chất lượng cuộc sống của người lao động

2.4.1.2 Tác động của sự hài lòng công việc đến hạnh phúc

Ngày nay, nền kinh tế xã hội ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng thay đổi, áp lực giữa công việc và gia đình ảnh hưởng ngày càng nhiều đến CLCS Tinh thần của con người bị chi phối và tác động rất nhiều từ nhiều yếu tố khác nhau, yếu tố tâm lý (sức khỏe tinh thần) có vai trò tác động rất lớn đến thành quả công việc và CLCS Đây là một nhân tố quan trọng tạo nên hạnh phúc của mỗi cá nhân

Trang 29

Sự hài lòng công việc là trạng thái cảm xúc tích cực của người lao động với công việc thể hiện hành vi và niềm tin của họ, qua đó, thể hiện cảm nhận được hạnh phúc của họ và được giải thích bằng các lý thuyết về động lực dựa trên tuổi thọ (Vroom, 1964) và lý thuyết lan tỏa (Sirgy, 2012) Lý thuyết đầu tiên cho rằng một cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ của họ sẽ nhận được những phần thưởng có giá trị bên trong và bên ngoài, sự công nhận, thăng tiến, lợi ích tài chính, quyền tự quyết định, … , dẫn đến sự hài lòng trong công việc (Vroom, 1964; Lawder and Porter, 1967) Giá trị nhận được càng nhiều từ công việc của họ, chiếm hơn một phần ba cuộc đời của họ (Wrzesniewski et al 1997), qua đó chất lượng cuộc sống của họ càng tốt hơn (Greenhaus and Powell, 2006) Lý thuyết thứ hai đưa ra hiệu ứng lan tỏa nhấn mạnh sự hài lòng trong cuộc sống của một người có thể được chuyển sang lĩnh vực khác (Edwards and Rothbard, 2000) Bằng cách đó, sự hài lòng với công việc sẽ lan tỏa sang cuộc sống và làm cho cuộc sống hài lòng (Rodríguez-Munoz et al, 2014) Nói cách khác, khi một người cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ có nhiều khả năng hạnh phúc hơn trong cuộc sống của mình

Từ các nhận định trên, tác giả đề xuất giả thuyết:

H2: Sự hài lòng trong công việc có tác động tích cực (+) đến hạnh phúc của người lao động

2.4.1.3 Tác động của chất lượng cuộc sống đến hạnh phúc

Phần lớn các nghiên cứu trước đây đã sử dụng CLCS hoặc hạnh phúc như là kết quả cuối cùng của cuộc sống Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi đã xem xét và đề xuất sự khác biệt về khái niệm giữa hai cấu trúc Trong phần này, Medvedev và Landhuis (2018) để đề xuất rằng CLCS là một trong những yếu tố quyết định sự hạnh phúc

Cốt lõi của CLCS là mức độ tốt đẹp của các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hiện tại của một cá nhân Ngược lại, hạnh phúc có sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tích cực trong hành động và kỳ vọng về những khía cạnh của cuộc sống cá nhân

Nghiên cứu của Hills & Argyle (2002) dựa trên bảng câu hỏi về hạnh phúc của Oxford (OHQ), đã được bắt nguồn từ Bản Kiểm kê Hạnh phúc của Oxford, (OHI, Argyle, Martin, & Crossland, 1989)), bao gồm 29 mục, được thể hiện như một thước đo rộng rãi về hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc chủ quan, đo lường mức độ hạnh phúc, sức khỏe tâm lý, mục tiêu sống, các mối quan hệ xã hội, … Thông qua đó, các nghiên cứu của Hills & Argyle được đánh giá gần gũi với WHOQOL Do đó, mức độ hạnh phúc được xác định không chỉ bởi

Trang 30

sự tốt đẹp của cuộc sống mà còn bởi kỳ vọng cá nhân Lập luận này ban đầu được hỗ trợ bởi một bài kiểm tra thực nghiệm trên 180 sinh viên ở New Zealand của Medvedev và Landhuis (2018) Họ đã phát hiện ra rằng các thành phần của CLCS ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc, trong đó CLCS tâm lý đóng góp quan trọng nhất, sau đó là CLCS về thể chất và xã hội, tương ứng

Cuối thế kỷ 20, vấn đề CLCS và hạnh phúc đã được các nhà tâm lý quan tâm dẫn đến nghiên cứu ngày càng tăng trong khu vực này (Diener, 1984; Nhóm WHOQOL, 1998a, 1998b) CLCS và hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh kinh tế học (Kristoffersen, 2010), và dữ liệu sức khỏe được sử dụng rộng rãi cùng với các chỉ số kinh tế bởi các nhà kinh tế (Kahneman & Krueger, 2006)

Trong bối cảnh hiện tại, để đánh giá lại mối quan hệ giữa CLCC và hạnh phúc trong một môi trường nghiên cứu mới với sự khác biệt trong các đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa Do đó, giả thuyết được phát biểu như sau

H3: Chất lượng cuộc sống có tác động tích cực (+) đến hạnh phúc của người lao động

Trang 31

2.3.2 Mô hình nghiên cứu:

Từ những lập luận nêu trên, nghiên cứu này đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 3 giả thuyết

H1: Sự hài lòng trong công việc có tác động tích cực (+) đến chất lượng cuộc sống của người lao động

H2: Sự hài lòng trong công việc có tác động tích cực (+) đến hạnh phúc của người lao động

H3: Chất lượng cuộc sống có tác động tích cực (+) đến hạnh phúc của người lao động

Sức khỏe thể chất

Yếu tố tâm lý

Quan hệ xã hội Chất lượng cuộc

Trang 32

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã trình bày tại chương hai, chương này sẽ tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu, các thang đo, thiết kế mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu

3.1 Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm định lý thuyết khoa học vì vây, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng Quá trình này được thực hiện theo quy trình tại Hình 3.1 như sau:

Khe hổng => Câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết => Mô hình, giả thuyết

Kết luận

Thu thập dữ liệu chính thức Hình thành thang đo sơ bộ

Kiểm định thang đo giai đoạn sơ bộ Phỏng vấn và hiệu chỉnh

Lấy mẫu thử nghiệm

Trang 33

Hai bước đầu trong quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học (câu hỏi nghiên cứu và mô hình, giả thuyết) đã được trình bày ở chương 2 Các bước còn lại của quy trình sẽ được mô tả cụ thể trong nội dung tiếp sau đây

3.2 Hình thành thang đo sơ bộ 3.2.1 Thang đo sơ bộ

Thang đo trong nghiên cứu này được kế thừa từ các tác giả đi trước, cụ thể, thang đo Chất lượng cuộc sống được kế thừa từ WHOQOL (1995) và Yao & ctg (2002), thang đo hạnh phúc về cuộc sống của Hills & Argyle (2002), thang đo sự hài lòng trong công việc của Brayfield & Rothe (1951) Cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Thang đo gốc và thang đo sơ bộ

Yếu tố/khái

Chất lượng cuộc sống (WHOQOL

1995, Yao & ctg, 2002)

Sức khỏe thể chất

1 To what extent do you feel that (physical) pain prevents you from doing what you need to do?

Tôi hài lòng về giấc ngủ của mình

2 Do you have enough energy for everyday life?

Tôi có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày của mình

3 How satisfied are you with your sleep?

Các sinh hoạt của tôi bị cản trở bởi các đau đớn trong cơ thể 4 How well are you able to get

Tôi có thể thực hiện dễ dàng các sinh hoạt hằng ngày của mình

6 How much do you need any medical treatment to function in your daily life?

Tôi cần thuốc men hỗ trợ cho các sinh hoạt hằng ngày của mình

7 How satisfied are you with your capacity for work?

Tôi hài lòng về năng lực làm việc của mình

Yếu tố tâm lý

8 How much do you enjoy life? Tôi đang yêu thích và tận hưởng cuộc sống

9 How well are you able to

concentrate? Tôi có khả năng tập trung tốt 10 How satisfied are you with

yourself?

Tôi hài lòng với chính bản thân mình

Trang 34

Yếu tố/khái

11 Are you able to accept your bodily appearance?

Tôi chấp nhận diện mạo cơ thể của mình

12 How often do you have negative feelings, such as blue mood, despair, anxiety, depression?

Tôi thường có cảm giác tiêu cực như buồn rầu, thất vọng, lo lắng, chán nản, v.v

13 To what extent do you feel your life to be meaningful?

Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật có ý nghĩa

15 How satisfied are you with the support you get from your friends

Tôi hài lòng về những hỗ trợ từ bạn bè hay đồng nghiệp

16 How satisfied are you with your sex life?

Tôi hài lòng về đời sống tình dục của mình

17 Do you feel respected by others? Tôi cảm thấy được người khác tôn trọng

19 Howsatisfiedare youwith the conditionsof your living place

Tôi hài lòng với điều kiện vật chất nơi đang sống

20 Have you enough money to meet your needs?

Tôi có đủ tiền bạc cho nhu cầu cuộc sống của mình

21 How satisfied are you with your access to health services?

Tôi hài lòng về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế khi cần 22 How available to you is the

information that you need in acquiring new information your day-to-day life?

Tôi có thể tiếp cận những thông tin cần cho cuộc sống hằng ngày của mình

23 To what extent do you have the opportunity for leisure activities?

Tôi có thể tham gia các hoạt động giải trí mà mình muốn 24 How healthy is your physical

environment?

Tôi đang sống trong môi trường lành mạnh (ít ô nhiễm, vệ sinh, khói bụi, ồn ào) 25 How satisfied are you with your

26 I don’t feel particularly pleased with the way I am (-)

Tôi cảm thấy không thực sự hài lòng với chính mình 27 I feel that life is very rewarding Tôi cảm thấy cuộc đời thật

đáng sống

Trang 35

Yếu tố/khái

28 I am well satisfied about everything in my life

Tôi hài lòng với mọi thứ trong cuộc sống của mình

29 I don’t think I look attractive (-) Tôi không nghĩ mình có duyên/hấp dẫn

30 I find beauty in some things Tôi tìm thấy nét đẹp trong nhiều thứ chung quanh mình 31 I can fit in everything I want to Tôi có thể thích nghi dễ dàng

với mọi thứ khi tôi muốn 32 I feel fully mentally alert Tôi cảm thấy hoàn toàn sảng

khoái về tinh thần 33 I do not have particularly happy

memories of the past (-)

Tôi không hề có những ký ức hạnh phúc về quá khứ

Sự hài lòng trong công

việc

(Brayfield & Rothe,

36 I am seldomly bored with my job Hiếm khi tôi thấy chán với công việc của mình

37 I would not consider taking another job

Tôi không nghĩ đến việc tìm công việc khác

38 Most days I am enthusiastic about my work

Tôi làm việc hăng hái trong hầu hết thời gian

39 I feel fairly satisfied with my present job

Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của mình

3.2.2 Phỏng vấn và hiệu chỉnh thang đo

Như đã đề cập ở thang đo sơ bộ, thang đo trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu trước (ở nước ngoài lẫn trong nước), nên có thể sẽ gây ra khó hiểu cho người được khảo sát Vì thế, thang đo cần được xem xét và hiệu chỉnh trước khi tiến hành điều tra chính thức

Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu sơ bộ với hai bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm thu thập các thông tin cần thiết, liên quan đến nội dung thang đo, biến quan sát dưới góc độ của người được khảo sát nhằm điều chỉnh, bổ sung các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu Dựa vào các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống, sự hài lòng trong công việc cũng như hạnh phúc đã được xác định, tác giả tiến hành lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu sơ bộ định tính là người lao động tại Tp HCM Từ dữ liệu thu

Trang 36

thập được từ nghiên cứu sơ bộ định tính, tác giả sẽ hiệu chỉnh các biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi mới nhằm phục vụ việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi phỏng vấn trực tiếp với người lao động đang làm việc tại Tp.HCM để xác định bảng câu hỏi có phù hợp, dễ hiểu đúng với câu hỏi đặt ra, định tính để hiệu chỉnh nội dung thang đo cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Kết quả điều chỉnh thang đo được trình bày tại Phụ lục 2

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ định lượng để đánh giá mức độ phù hợp của thang đo, làm cơ sở để hình thành thang đo chính thức Tác giả tiến hành bước nghiên cứu sơ bộ định lượng bằng cách phát phiếu khảo sát Từ bộ dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ đánh giá độ tin cậy bằng các phương pháp định lượng nhằm loại các biến không phù hợp Sau đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi phục vụ trong nghiên cứu định lượng chính thức với các phát biểu đo lường các khái niệm như trình bày tại Bảng 3.3

Bảng 3.3: Thang đo chính thức và mã hóa

Chất lượng cuộc sống

QOL05 Tôi luôn có giấc ngủ rất tốt

QOL06 Tôi phải uống thuốc để hỗ trợ cho các hoạt động hằng ngày của mình

QOL07 Tôi thao tác thành thạo các công việc hằng ngày của mình

Yếu tố tâm lý

QOL08 Tôi cảm thấy rất yêu thích cuộc sống của mình QOL09 Tôi thấy mình có khả năng tập trung tốt khi làm

Trang 37

QOL13 Tôi đang sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa (cho cá nhân mình và xã hội)

QOL18 Tôi cảm thấy an toàn trong mọi mặt của cuộc

sống hằng ngày của mình

QOL19 Tôi thấy điều kiện vật chất nơi (nhà) tôi ở là rất tốt

QOL20 Tôi có đủ tiền bạc cho nhu cầu cuộc sống của mình

QOL21 Tôi dễ dàng tìm được cơ sở y tế vừa ý khi cần khám chữa bệnh

QOL22 Tôi dễ dàng tìm thấy những thông tin cần cho cuộc sống của mình

QOL23 Tôi dễ dàng thực hiện các hoạt động giải trí mà mình muốn

QOL24 Tôi đang có môi trường sống rất tốt (ít ô nhiễm, vệ sinh, khói bụi, ồn ào)

QOL 25 Tôi đang có phương tiện đi lại/giao thông rất tốt (xe cộ và đường sá)

HAPPY27 Tôi cảm thấy cuộc đời rất đáng sống

HAPPY28 Tôi cảm thấy hài lòng với mọi thứ trong cuộc sống của mình

HAPPY29 Tôi nghĩ mình tự tin (về diện mạo hoặc/và giao tiếp với người khác)

HAPPY 30 Tôi tìm thấy những điều tốt đẹp từ những thứ chung quanh mình

HAPPY31 Tôi có thể dễ dàng thích nghi với những điều mà tôi muốn

HAPPY32 Tôi cảm thấy tinh thần hoàn toàn sảng khoái HAPPY33 Tôi có những ký ức đẹp về quá khứ

Sự hài lòng trong công việc

JOBSAT34 Tôi thấy thực sự yêu thích công việc của mình JOBSAT35 Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của

mình

JOBSAT36 Hiếm khi tôi thấy chán với công việc của mình JOBSAT37 Tôi không nghĩ đến việc đi tìm công việc khác JOBSAT38 Tôi làm việc hăng hái trong hầu hết thời gian

Trang 38

3.3 Nghiên cứu chính thức 3.3.1 Thiết kế mẫu

Đối tượng khảo sát người lao động đang làm việc tại Tp.HCM

Tác giả lựa chon phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện) cho nghiên cứu này Lý do chọn mẫu thuận tiện là vì đối tượng chọn mẫu dễ tiếp cận, sẵn sàng hợp tác trả lời bảng câu hỏi khảo sát, chất lượng bảng khảo sát đáng tin cậy hơn và tiết kiệm được thời gian và chi phí Các bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp cho người trả lời thông qua hình thức phiếu khảo sát và email (khảo sát trực tiếp/trực tuyến (online), cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là N=mx5 Với số biến quan sát là 38, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 38x5 = 190

Thời gian khảo sát từ tháng 4/2021 – tháng 5/2021

3.3.2 Thu thập và xử lý số liệu 3.3.2.1 Thu thập số liệu

Sau khi xác định cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu, tác giả sẽ sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành thu thập dữ liệu theo đúng đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện qua khảo sát trực tiếp thời gian từ tháng 4/2021 – tháng 5/2021, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 06 đáp viên để hiệu chỉnh thang đo, phỏng vấn sơ bộ 50 người trước khi hình thành thang đo chính thức, phỏng vấn để lấy dữ liệu chính thức Các dữ liệu được lấy thông qua mối quan hệ cá nhân, đáp viên trả lời đang công tác tại các công ty, đơn vị đang hoạt động tại Tp HCM

Công cụ thu thập là phiếu khảo sát bảng câu hỏi, được thiết kế gồm 04 phần như trình bày tại Phụ lục 4, người được khảo sát sẽ trả lời phiếu gồm 04 phần cụ thể như sau:

1) Phần 1: Thông tin chung của người được khảo sát 2) Phần 2: Về chất lượng cuộc sống

3) Phần 3: Cảm nhận về cuộc sống và việc làm hiện tại 4) Phần 4: Các thông tin khác

3.3.2.2 Xử lý số liệu

* Kiểm định sơ bộ thang đo gồm 2 bước:

- Phương pháp kiểm định sơ bộ:

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để rút trích các nhân tố từ dữ liệu nghiên cứu nhằm gom các biến có mối tương quan với nhau thành một nhóm Phân tích

Trang 39

EFA cần thực hiện riêng cho từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của thang đo đó Phương pháp này sẽ thực hiện bằng phép trích Principal axis factoring với phép xoay Promax với tiêu chuẩn sau:

Hệ số KMO ≥ 0.50 (Othman & Owen, 2002) với ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤ 0.50 Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố khám phá là các biến phải tương quan với nhau Nếu kiểm định có ý nghĩa thống kê với Sig ≤ 0.05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Tiêu chuẩn Kaiser loại bỏ những nhân tố kém quan trọng với Eigenvalue < 1.0 Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria) phải > 50% Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.30 được xem là đạt mức tối thiểu để đảm bảo tính thiết thực của EFA và đạt mức quan trọng khi hệ số này > 0.40 và được xem là có ý nghĩa thực tiễn khi hệ số > 0.50

Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được kiểm định bằng Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan của các biến quan sát, cho biết các biến có liên kết với nhau hay không Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ nhất quán của các biến đo lường càng cao

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha khi lớn hơn 0.8 được xem là thang đo tốt, từ 0.7 – 0.8 được xem là sử dụng được, còn từ 0.6 – 0.7 cũng được xem là đủ điều kiện, nhưng thường được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt như khái niệm nghiên cứu là hoàn toàn mới (Trọng & Ngọc, 2008)

Hệ số tương quan biến tổng: Các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ (cụ thể nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác và sẽ được loại ra để tăng độ tin cậy của thang đo (Nunnally, 1978)

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w