1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) của hợp đồng-ứng dụng thực tiễn hợp đồng ở Việt Nam

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chỉ Số Đánh Giá Thực Hiện (KPI) Của Hợp Đồng - Ứng Dụng Thực Tiễn Hợp Đồng Ở Việt Nam
Tác giả Lý Tùng Dương
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Hồng Luân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu (14)
    • 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu (16)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (17)
      • 1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật (17)
      • 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (17)
    • 1.7 Cấu trúc của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (18)
    • 2.1 Các định nghĩa và khái niệm (18)
      • 2.1.1 Định nghĩa về hợp đồng (18)
      • 2.1.2 Phân loại hợp đồng xây dựng (18)
      • 2.1.3 Hợp đồng trọn gói (18)
      • 2.1.4 Hợp đồng theo đơn giá cố định (20)
      • 2.1.5 Hợp đồng theo đơn giá cố định (20)
      • 2.1.6 Hợp đồng theo thời gian (20)
      • 2.1.7 Hợp đồng phí cộng phí (21)
      • 2.1.8 Nội dung quản lý hợp đồng (23)
      • 2.1.9 Khái niệm về chỉ số đánh giá (23)
    • 2.2 Định nghĩa chỉ số KPI hợp đồng (26)
    • 2.3 Các nghiên cứu liên quan (26)
    • 2.4 Kết luận (30)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (32)
    • 3.2 Thiết kế bảng câu hỏi (33)
    • 3.3 Phương pháp thu thập thông tin (34)
    • 3.4 Xác định kích thước mẫu (35)
    • 3.5 Cách thức lấy mẫu (35)
    • 3.6 Cách thức phân phối bảng câu hỏi (35)
    • 3.7 Cách thức duyệt lại dữ liệu (36)
    • 3.8 Xử lý dữ liệu (36)
    • 3.9 Các công cụ nghiên cứu (37)
    • 3.10 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s alpha (37)
    • 3.11 Tóm tắt chương 3 (38)
    • 3.12 Kết luận (38)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ TRONG HỢP ĐỒNG (40)
    • 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu (40)
    • 4.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các yếu tố (47)
  • CHƯƠNG 5 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (64)
    • 5.1 Nội dung chỉ số đánh giá thực hiện hợp đồng (64)
    • 5.2 Cách thức thiết lập chỉ số KPI (64)
    • 5.3 Bảng phân tích chỉ số thực hiện (KPI) của hợp đồng (64)
    • 5.4 Cách tính KPI (68)
    • 5.5 Kết luận (68)
  • CHƯƠNG 6: THỰC TẾ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TẠI VIỆT NAM (70)
    • 6.1 Nêu vấn đề (70)
    • 6.2 Kết quả sơ bộ việc sử dụng hợp đồng tại Việt Nam (71)
    • 6.3 So sánh tổng quan hiệu quả quản lý việc sử dụng hợp đồng tại Việt Nam (76)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

TỔNG QUAN

Các định nghĩa và khái niệm

2.1.1 Định nghĩa về hợp đồng:

Theo khoản 1,2,3 – Điều 2 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/04/2015 nêu rõ rằng “hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” Trong đó, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, tổng thầu hoặc nhà thầu chính và bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc là nhà thầu chính, bên nhận thầu có thể là liên doanh các nhà thầu

2.1.2 Phân loại hợp đồng xây dựng:

Tùy theo quy mô, tính chất, điều kiệu thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau

Theo Điều 62 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì hợp đồng trọn gói được phân chia như sau: hợp đồng cơ bản, hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện nội dung hợp đồng, hợp đồng được thanh toán một hoặc nhiều lần tương ứng tổng giá trị hợp đồng a) Phạm vi áp dụng hợp đồng trọn gói:

Theo Khoản 1c – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì phạm vi áp dụng:

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

- Dịch vụ phi tư vấn đơn giản

- Gói thầu mua sắm hàng hóa

- Xây lắp, hỗn hợp quy mô nhỏ

Theo Điều 63 – Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có quy định hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ như sau:

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng

- Gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng b) Điều kiện áp dụng trọn gói:

Theo Khoản 5a – Điều 15 – Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định:

- Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên đã xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc trong hợp đồng

- Nếu là hợp đồng EPC, EC, PC và hợp đồng chìa khóa trao tay trong trường hợp chưa xác định rõ khối lượng, đơn giá nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực, kinh nghiệm để tính toán xác định giá hợp đồng là trọn gói

- Khi áp dụng ký kết hợp đồng trọn gói thì các bên phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro (như đơn giá, khối lượng) vào giá gói thầu, giá hợp đồng c) Điều chỉnh khối lượng công việc theo hợp đồng trọn gói:

Theo Khoản 2 – Điều 36 – Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

- Chỉ được điều chỉnh cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài hợp đồng (đối với hợp đồng thi công, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng

Theo Khoản 2a – Điều 37 – Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

- Phát sinh khối lượng ngoài phạm vi hợp đồng (Đối với hợp đồng thi công; cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế Đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện)

- Khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng Trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành

- Trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

2.1.4 Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Theo Điều 62 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việcc trong hợp đồng Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng a) Điều kiện áp dụng:

Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng

2.1.5 Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Theo Điều 62 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì Hợp đồng có đơn giá có thể điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng Nhà thầu được thanh toán theo số lượng khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh a) Điều kiện áp dụng: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng

2.1.6 Hợp đồng theo thời gian:

Theo Điều 62 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì Hợp đồng theo thời

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu tư vấn Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày , giờ và các khoản thù lao Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng a) Phạm vi áp dụng hợp đồng trọn gói:

Theo Khoản 1c – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013 thì phạm vi áp dụng: Cho gói thầu tư vấn b) Điều kiện áp dụng:

Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định này

2.1.7 Hợp đồng phí cộng phí:

Theo Điều 140 – Luật xây dựng số 2014/QH thì hợp đồng theo chi phí cộng phí là giá hợp đồng chưa xác định được giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về nguyên tắc xác định Giá hợp đồng bằng cách quy định về nguyên tắc xác định chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận trên khối lượng, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng làm cơ sở thanh toán, quyết toán Nhu cầu cần loại hợp đồng này là vì chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc và chi phí trực tiếp để thực hiện các công việc của hợp đồng ngay tại thời điểm ký kết Chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận được các bên thỏa thuận theo tỷ lệ (%) hoặc theo một giá trị cụ thể được cố định hoặc thay đổi (tăng, giảm, có hoặc không khống chế mức tối đa, tối thiểu) trên cơ sở chi phí trực tiếp thực tế hợp lý

Hợp đồng chi phí cộng phí được xếp vào loại hợp đồng dựa trên chi phí (phân biệt với loại hợp đồng dựa trên giá: đơn giá hoặc giá trọn gói) theo cách phân loại phổ biến trên thế giới Trong loại hợp đồng này, bên giao thầu (thường là chủ đầu tư, nhưng cũng có thể là nhà thầu hoặc nhà thầu phụ) chấp nhận trả cho bên nhận thầu (nhà thầu hoặc thầu phụ) tất cả các chi phí bên nhận thầu bỏ ra để thực hiện dự án cộng thêm một khoản tiền (gọi là

Định nghĩa chỉ số KPI hợp đồng

Là một loại các chỉ số nghiên cứu có sẵn dùng để đánh giá mức độ quản lý dự án, tính hiệu quả trong việc vận hành dự án được quy định trong hợp đồng như tiến độ, chất lượng, sự phối hợp các bên, sự hài lòng của đội gnũ tham gia,…

Chỉ số KPI hợp đồng được sử dụng để đánh giá khi dự án đã và đang hoạt động Qua đó để đưa ra những giải pháp tối ưu trong công tác quản lý nhằm tối ưu hóa việc quản lý dự án hiệu quả.

Các nghiên cứu liên quan

Alber P.C.Chan là một chuyên gia trong việc đo lường sự thành công của dự án đã đưa ra một bộ KPI để đo lường sự thành công của dự án xây dựng, bao gồm cả chỉ số khách qua và chủ quan

Bảng 2.1 Bộ KPI đánh giá thành công của dự án xây dựng (Alber P C.Chan 2008)

Nối tiếp nghiên cứu đó bài báo đưa ra nhiều bộ KPI để đánh giá thành công dự án nhưng tùy thuộc vào vùng lãnh thổ, loại dự án, sự quan tâm của chủ đầu tư, sự quan tâm

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân của nhà thầu… mà nên sử dụng KPI cho phù hợp với mục tiêu cần đánh giá và khả năng sẵn có của dữ liệu Đối với ngành xây dựng tại Việt Nam, một nghiên cứu của Luu và cộng sự 2008 đã đưa ra bộ KPI để đánh giá dự án nhằm cải thiện việc quản lý thực hiện các dự án của các nhà thầu lớn tại Việt Nam bằng phương pháp Benchmarking

Bảng 2.2 Bộ KPI đánh giá sự thực hiện dự án của Luu và cộng sự (2008)

Qua bảng tổng quan ta có thể thấy có rất nhiều loại KPI để đánh giá dự án xây dựng Đây là một nguồn đáng tin cậy để tham khảo và lựa chọn ra các KPI phù hợp cho việc đánh giá từng khía cạnh của dự án Đối với mỗi khía cạnh sẽ có các KPI tương ứng đánh giá, khía cạnh hợp đồng cũng vậy Mặc dù là khía cạnh riêng nhưng để đánh giá hiệu quả của từng loại hợp đồng, ta đều xét tới những chỉ tiêu, những điều khoản có trong hợp đồng Những điều khoản này lại là

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân tiêu chuẩn để cấu thành cho một dự án Vì vậy gần như các chỉ số đánh giá hiệu quả hợp đồng và chỉ số đánh giá hiệu quả dự án đều có nét tương đồng nhau

Trong luận văn này có thể tham khảo các chỉ số đánh giá dự án xây dụng để hình thành nên các chỉ số đánh giá sự thực hiện` hợp đồng

Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài

STT Tài liệu tham khảo Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năm

1 Willoughby (1995) Xác định điều kiện để thành công của dự án thiết kế trọn gói Thiết kế

2 Kaplanogu & Arditi (2009) Đánh giá trước các rủi ro khi thực hiện dự án trong hợp đồng trọn gói để giảm thiểu các rủi ro khi đưa ra mức giá phù hợp

Nhóm tác giả: Lại Văn

Quản lý thực hiện hợp đồng tại Việt Nam

Xác định 5 nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hợp đồng xây dựng gồm (1) Cơ chế chính sách nhà nước, (2) Năng lực chuyên môn, (3) Năng lực chuyên môn của nhà thầu xây lắp, (4) năng lực chuyên môn nhà thầu tư vấn, (5) Chất lượng hồ sơ

Lê Khánh Linh: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau

Xác định 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tỉnh Cà Mau gồm (1) Nhà tư vấn (2) Nhà đầu từ, (3) Nhà thầu, (4) nguồn vốn, (5) ngoại vị, (6) sự thuận lợi

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

STT Tài liệu tham khảo Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năm

Alleman Douglas: Các Mục tiêu đạt được trong Quan hệ Đối tác Công tư thông qua

Các Chỉ số đánh giá: Áp dụng đặc tính kỹ thuật và

Nâng cao quy mô, giảm bớt gánh nặng tài chính

Quản lý hiệu suất là công cụ để mang lại giá trị

Trinkunas: Hệ thống thông tin cho phân tích cấu trúc hợp đồng xây dựng

Xác định tầm quan trọng và phức tạp của quá trình làm hợp đồng xây dựng, xác định vòng đời trong mỗi giai đoạn của hợp đồng để áp dụng loại hợp đồng và nghiên cứu kĩ các điều khoản hợp đồng khi kí kết

Pignaturo and Ilde Rizzo: Đo lường hiệu quả hợp đồng công việc công cộng:

Một ứng dụng không phụ thuộc

Nghiên cứu cho thấy khi thực hiện hợp đồng công trình xây dựng thì thường xảy ra chi phí vượt mức và trì hoãn bởi các lí do: Thiết kế ban đầu kém, dự báo chi phí không chính xác, các dự phòng không lường trước được, chủ quan trong việc lập chi phí, hành vi cơ hội của các công ty

Y.Zhang và cộng sự: Nhân tố thành công trong dự án năng lượng hiệu quả (EPC) của Trung Quốc

Nghiên cứu thu được 26 nhân tố thuộc

5 giai đoạn khác nhau của dự án: đánh giá hiẹn trạng sơ bộ, xác định chính xác, đàm phán, thực hiện, chuyển giao

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

STT Tài liệu tham khảo Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năm

Serrat; Sonia Rodríguez; and Rafaela BortoliniCác

Chỉ số Hiệu quả Truyền thông Chính để Lựa chọn

Nhà thầu Dự án Xây dựng

Nghiên cứu 6 nhân tố đánh giá truyền thông lựa chọn nhà thầu: Cấu trúc luồng giao tiếp, công cụ quản lý giao tiếp, phương tiện và kênh, chất lượng thông tin, khu vực quản lý,

Ahrens: Nhận thức quản lý về các Chỉ số Hiệu suất

Nghiên cứu 15 yếu tố đánh giá điều hành dự án: đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, an toàn, doanh số, nguồn quản lý, giá, thời gian hoàn thành, thời gian ngưng, chất lượng, dòng tiền, % hoàn thành, thời gian lao động, thời gian hao phí, động lực

Kết luận

Chỉ số đánh giá (KPI) đã được sử dụng rất nhiều trong các công tác quản lý, đặc biệt là lĩnh vực nhân sự, kinh doanh trên toàn cầu bởi sự đa dạng, quy trình, hiệu quả, tuân thủ mà nó mang lại Như những phân tích ở trên thì có thể thấy KPI là công cụ đánh giá rất tiềm năng mà mỗi tổ chức, mỗi sự vận hành luôn rất cần để đánh giá mức độ và phát triển

Chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) của dự án tuy không phải là mới trong lĩnh vực nghiên cứu trong ngành xây dựng Tuy nhiên việc đánh giá các loại hợp đồng lại là một khía cạnh khá mới Nhìn chung về tổng thể sẽ không có sự khác biệt nhiều trong việc nghiên cứu các yếu tố đánh giá thành công của dự án cũng như thực hiện hợp đồng, chỉ khác nhau một vài yếu tố đặc thù

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Từ các bài nghiên cứu của các chuyên gia, đặc biệt là bài nghiên cứu của Alber P C.Chan cũng như Luu và các cộng sự là tiền để để phát triển thêm các nhân tố, các chỉ tiêu đánh giá trong luận văn này

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thông thường đều cần sử dụng cả 2 phương pháp để nghiên cứu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng được thực hiện bởi kỹ thuật tương ứng với nhau

Phương pháp định lượng dựa trên các số liệu đã được xử lý và sử dụng SPSS để phân tích mức độ tin cậy của các yếu tố chính kết hợp với sử dụng Hệ số Cronbach’s Alpha nhằm phân tích mối tương quan giữa các yếu tố

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp luận văn trình bày rõ hơn về những đánh giá của các chuyên gia qua những số liệu được khảo sát trước đó Từ đó có thể đề xuất những yếu tố tối ưu cho viêc lựa chọn chỉ số đánh giá hợp đồng.

Thiết kế bảng câu hỏi

Từ vấn đề thực tế và các nghiên cứu liên quan Điều chỉnh, bổ sung các nguyên nhân

Kết luận, kiến nghị Đưa ra các rủi ro khi áp dụng hợp đồng trọn gói trong dự án thi công nhà cao tầng

Thiết kế sơ bộ bảng khảo sát

Thiết kế bảng khảo sát hoàn chỉnh

Bảng khảo sát rõ ràng, chính xác, dể hiểu và không gây nhầm lẫn

Thu thập, sàng lọc và phân tích dữ liệu Khảo sát đại trà

Hình 3.1: Quy trình xây dựng bảng khảo sát Dựa trên bảng sơ đồ các yếu tố, đề tài tiến hành tham vấn ý kiến các chuyên gia và người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, trong việc tham gia hợp đồng trọn gói (gồm

4 chuyên gia với vai trò là chủ đầu tư có kinh nghiệm trên 10 năm, 3 chuyên gia với vai trò là tư vấn quản lý dự án có kinh nghiệm 8 năm và 5 chuyên gia với vai trò là tổng thầu thi công có kinh nghiệm từ 10 năm đã từng tham gia các loại hợp đồng xây dựng Đánh giá sơ bộ Đưa ra các yếu tố đánh giá hợp đồng

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Phương pháp thu thập thông tin

- Ở giai đoạn này của nghiên cứu, một bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các yếu tố đã được xác định tại giai đoạn 1 và các chỉ số đánh giá hiệu suất hợp đồng

- Những người tham gia trả lời bảng câu hỏi ở giai đoạn này được yêu cầu đánh giá mức đọ thực hiện của các vấn đề liên quan trong DA cụ thể mà họ đã trực tiếp quản lý trước đây theo thang đo năm khoảng Likert

- Các chuyên gia tham khảo đến từ: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland), Công ty cổ phần Nova E&C, Công ty cổ phần xây dựng Central, Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Binh, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ricons,…

Bố cục bảng khảo sát

Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của cuộc khảo sát để người được khảo sát hiểu và hợp tác cho nghiên cứu này

Phần A: Phần thông tin chung, phần này nhằm mục đích thu thập khái quát thông tin về người tham gia thực hiện khảo sát, nhưng đây là phần đầu vào đặc biệt quan trọng trong việc quyết định kết quả khảo sát Cần lựa chọn nguồn vào chất lượng, minh bạch trong việc khảo sát nhằm giúp thông tin khảo sát được chính xác, trung thực và đạt kết quả cao nhất có thể

Phần B: Trình bày 14 nhân tố đánh giá hiệu quả từng loại hợp đồng trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert để đánh giá mức độ đồng ý của người khảo sát

Bảng 3.1: Bảng thang đo giá trị các biến rủi ro theo Likert

Các yếu tố Rất không hiêu quả Không hiệu quả Hiệu quả Tương đối hiệu quả Rất hiệu quả Điểm 1 2 3 4 5

Phần C: Phần mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khi đánh giá hiệu quả các loại hợp đồng và các tiêu chí lựa chọn như ở Phần B

Phần D: Phần thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát Mục đích để kiểm tra chính

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân xác đối tượng, thông tin để có thể trao đổi hoặc bổ sung khi thiếu thông tin khảo sát và gửi kết quả nghiên cứu đầy đủ và chính xác nhất đến đối tượng đã tham gia khảo sát.

Xác định kích thước mẫu

Khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa hoàn thiện thì trước khi phát câu hỏi khảo sát cần phải xác định kích thước mẫu cần thiết (Số lượng người khảo sát phù hợp để thu về được kích thước mẫu phù hợp)

Kích thước mẫu cần phải được tính toán trước khi khảo sát để được dữ liệu chất lượng Tính toán sơ bộ 4 đến 5 lần số lượng biến được sử dụng trong phân tích có thể đạt kết quả tốt và có giá trị phản ánh thực tế (Hoàng và Chu, 2008).

Cách thức lấy mẫu

Thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện

Lựa chọn nguồn đầu vào chính xác

Sử dụng phối hợp việc khảo sát và thu thập thông tin hiện đại để thống kê nhanh kết quả đạt được

Thực hiện theo trình tự để tránh nhầm lẫn và sai sót kết quả

Loại bỏ ngay lập tức các mẫu không đạt yêu cầu để tránh mất thời gian cho việc thống kê kết quả trong tương lai.

Cách thức phân phối bảng câu hỏi

Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia

Phỏng vấn qua điện thoại, Zalo, Facebook để thuận tiện trong việc trao đổi, cũng như góp ý các vấn để về bảng câu hỏi đưa ra

Danh sách dự kiến hơn 250 người tham gia cuộc khảo sát đã và đang làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức, hiệp hội Đối tượng khảo sát được xác định từ nhiều nguồn: Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư kinh tế xây dựng, học viên sau đại học, bạn bè của đối tượng nghiên cứu, đối tác và từ người đã được khảo sát giới thiệu

Bảng câu hỏi được gửi đi theo hai cách: trực tiếp và khảo sát online Vì vấn đề thời gian làm việc của đối tượng khảo sát, cũng như đối tác nên việc khảo sát online sẽ được ưu tiên

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân phát huy hơn

Kết quả thu được tổng cộng 250 bảng online cụ thể như sau:

Bảng khảo sát bằng Google docs gửi đến 250 bảng đến trực tiếp bạn bè theo qua ứng dụng trao đổi thông tin phổ biến (Zalo, Facebook, Instagram) thu về được 213 bảng trả lời khảo sát chiếm tỷ lệ 85,2%.

Cách thức duyệt lại dữ liệu

Kiểm duyệt những bảng khảo sát để sàng lọc, loại trừ các bảng khảo sát không đảm bảo chất lượng như sau:

- Loại bỏ các bảng trả lời thiếu thông tin quá nhiều và không trung thực, có dấu hiệu trả lời qua loa trong việc khảo sát

- Những bảng câu hỏi có dữ liệu chưa đầy đủ thì phải liên hệ trực tiếp, yêu cầu bổ sung thông tin để hoàn thiện bảng câu hỏi

Cần có thời gian thu lại bảng câu hỏi cũng như nhắc nhở trước khi thu thập lại, để mọi người có sự tranh thủ và chính xác trong việc khảo sát.

Xử lý dữ liệu

Đề tài tiến hành kiểm duyệt 213 bảng trả lời, và đã sàng lọc, loại bỏ những trường hợp sau:

- Loại bỏ 1 bảng trả lời khảo sát trùng lặp lại do đối tượng khảo sát online chưa hiểu rõ cách dùng Google docs Dẫn đến việc khảo sát 2 lần, kiểm tra bằng cách dựa theo thông tin của người khảo sát

- Loại bỏ 7 bảng trả lời khảo sát thu hồi về nhưng chưa có khảo sát

- Loại bỏ 3 bảng trả lời khảo sát có cùng một mức độ đánh giá

- Loại bỏ 2 bảng trả lời khảo sát khuyết câu trả lời và không để lại đầy đủ thông tin liên hệ để bổ sung

Tổng hợp: qua bước kiểm duyệt 213 bảng trả lời khảo sát theo các điều kiện đã đề ra, nghiên cứu đã sàng lọc được 200 bảng hợp lệ, loại bỏ 13 bảng không hợp lệ

Tỷ lệ phản hồi hợp lệ (valid responses) trên tổng số bảng trả lời khảo sát thu về là: 200/213 = 93.9%

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Tỷ lệ phản hồi hợp lệ trên tổng số bảng khảo sát gửi đi: 200/250 = 80 %

Các công cụ nghiên cứu

Bảng 3.2: Các công cụ nghiên cứu

STT Công Việc Phương Pháp Và Công Cụ nghiên cứu

- Thống kê mô tả Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu, bảng biểu, đồ thị…

- Sử dụng phần mềm SPSS20

2 Phân tích độ tin cậy thang đo

- Sử dụng phần mềm SPSS20

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết các biến quan sát trong cùng một yếu tố có đóng góp vào việc đo lượng khái niệm của yếu tố hay không và mức độ đóng góp ở mức độ nào Đây là cơ sở giúp ra đánh giá sơ bộ chất lượng công tác khảo sát từ khâu thiết lập bảng câu hỏi đến khâu thu thập và kiểm duyệt dữ liệu, đồng thời sàng lọc những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm yếu tố (Hoàng và Chu, 2008)

Theo (Hoàng và Chu, 2008) thì mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

STT Nội dung Đánh giá

1 Từ 0.8 đến gần bằng 1 Thang đo lường rất tốt

2 Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 Thang đo lường sử dụng tốt

3 Từ 0.6 trở lên Thang đo lường đủ điều kiện

Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩnKhi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha cho một nhân tố, nếu hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhỏ hơn 0.6 và không có biến nào trong nhóm có Cronbach’s Alpha if Item

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Deleted lớn hơn 0.6 thì cần xem xét loại bỏ cả nhân tố Chúng ta cần chú ý đến giá trị của Cronbach’s Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễu hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét Nếu giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted của một biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm và Corrected Item – Toal Correlation biến đó nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo (Hoàng và Chu, 2008).

Tóm tắt chương 3

1 Trình bày tổng quát, cách thức, quy trình thực hiện nghiên cứu

2 Cách thiết kế bảng khảo sát, mô tả cấu trúc bảng khảo sát

3 Dự tính cỡ mẫu thu thập đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu

4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát

5 Xác định các phương pháp, công cụ phân tích thống kê, bao gồm: Thống kế mô tả, kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha

6 Công cụ sử dụng cho nghiên cứu: SPSS 20, Execl.

Kết luận

Quy trình và phương pháp nghiên cứu của việc nghiên cứu chỉ số đánh giá (KPI) hợp đồng tương tự như các nội dung nghiên cứu khác Dựa vào kết quả khảo sát từ các chuyên gia, từ đó sử dụng các công cụ phục vụ cho nghiên cứu để xác định các kết quả liên quan

Việc đánh giá chuyên môn về hợp đồng xây dựng là một khía cạnh chuyên môn đặc thù , do đó nên việc chọn mẫu cũng cụ thể hơn là những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân sữ dụng và có nghiên cứu, kiến thức cơ bản về hợp đồng Sẽ giúp ích tương đối trong hướng phát triển của luận văn này

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Thời gian công tác trong ngành xây dựng

Dưới 3 năm Từ 3 - 5 năm Từ 5 - 10 năm Trên 10 năm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ TRONG HỢP ĐỒNG

Thống kê mô tả dữ liệu

Từ 200 bảng trả lời khảo sát hợp lệ, đề tài tiến hành tổng hợp, thống kê mô tả về 200 quan sát đã thu nhập được

1 Thời gian công tác trong ngành xây dựng:

Bảng 4.1: Bảng thống kê năm kinh nghiệm

Hình 4.1: Biểu đồ thời gian công tác

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Nhận xét: Qua biểu đồ thời gian công tác có thể thấy số lượng chuyên gia có kinh nghiệm tham gia vào cuộc khảo sát này rất đáng tin cậy Cụ thể như từ 5-10 năm chiếm 48% và trên 10 năm chiếm 12% Thâm niên công tác trong khoảng thời gian trên là khoảng thời gian chín của sự nghiệp, kiến thức chuyên môn rất sâu và rộng

Bảng 4.2: Vị trí công tác

2 Vị trí đang công tác là: Số lượng

Giám đốc/Phó giám đốc/Ban lãnh đạo 4 2.0% 2%

Trưởng/ Phó/ bộ phận phòng ban/CHT 13 6.5% 9%

Kỹ sư, KTS công trình 113 56.5% 65%

Kỹ sư quản lý chi phí 67 33.5% 99%

Hình 4.2: Biểu đồ vị trí công tác

Vị trí Anh/Chị đang công tác là:

Giám đốc/Phó giám đốc/Ban lãnh đạo

Trưởng/ Phó/ bộ phận phòng ban/CHT

Kỹ sư, KTS công trình

Kỹ sư quản lý chi phí

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Nhận xét: Qua biểu đồ vị trí công tác có thể thấy sự đa dạng của các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát Từ những chuyên gia về xây dựng cấp cao đang giữ chức vụ lớn cho đến những luật sư chuyên ngành Điều đó chứng minh thêm độ tin cậy của nghiên cứu này

Bảng 4.3: Số lượng dự án xây dựng tham gia

3 Số lượng các dự án xây dựng đã từng tham gia:

Hình 4.3: Biểu đồ dự án đã tham gia

Nhận xét: Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy kinh nghiệm của các chuyên gia tham gia vào cuộc khảo sát tương đối nhiều Từ 5-7 dự án (chiếm gần 50%)

Số lượng các dự án xây dựng mà Anh/Chị đã từng tham gia

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Lĩnh vực dự án mà Anh/Chị đã từng tham gia

Chủ đầu tư/Ban QLDA

Tư vấn giám sát – Tư vấn Quản lý dự án

Nhà thầu chính/phụ Đơn vị thiết kế (kết cấu, kiến trúc, MEP, …)

4 Lĩnh vực dự án đã từng tham gia: Số lượng

Chủ đầu tư/Ban QLDA 18 9.0% 9.0%

Tư vấn giám sát – Tư vấn Quản lý dự án 16 8.0% 17.0%

Nhà thầu chính/phụ 97 48.5% 65.5% Đơn vị thiết kế (kết cấu, kiến trúc,

Bảng 4.4: Lĩnh vực dự án/vai trò vị trí trong dự án đã tham gia

Hình 4.4: Biểu đồ dự án đã tham gia

Nhận xét: Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy sự da dạng của nhân tố đánh giá Tỷ lệ tham gia đánh giá tương đối đồng đều từ chủ đầu tư, đơn vị thi công cho đến đơn vị tư vấn Điều này mang đến cách nhìn bao quát cho đề tài nghiên cứu

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

5 Hạng mục trong dự án mà

Anh/Chị đã từng tham gia:

Bảng 4.5: Hạng mục trong dự án đã từng tham gia

Hình 4.5: Biểu đồ hạng mục trong dự án đã tham gia

Nhận xét: Sự hài hòa, cân băng trong biểu đồ trên có thể đem lại chuyên môn tốt của bài nghiên cứu này Các chuyên gia tham gia đánh giá đa số đến từ lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp (chiếm 70%) vì lĩnh vực này tương đối nhiều gói thầu nhỏ quản lý, chiếm lượng thời gian và nhân công tham gia nhiều

Hạng mục trong dự án mà Anh/Chị đã từng tham gia

Hạ tầng kỹ thuật Dân dụng Công nghiệp

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

A6 Anh/chị đã tham gia soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng chưa?

Bảng 4.6: Việc tham gia soạn thảo hợp đồng thi công

Hình 4.6: Biểu đồ khảo sát việc tham gia soạn thảo hơp đồng

Nhận xét: Từ biểu đồ trên có thể thấy số lượng các chuyên gia đã và đang tham gia việc soạn thảo hợp đồng trong dự án chiếm tỷ trọng rất lớn (71%) Điều đó mang lại giá trị rất lớn cho bài nghiên cứu này Với các kinh nghiệm từ việc soạn thảo, chọn lựa hợp đồng trong công tác quản lý dự án sẽ là thước đo giá trị trong bài nghiên cứu

Anh/chị đã tham gia soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng chưa?

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

A.7 Hình thức hợp đồng mà anh/chị đã sử dụng trong quá trình làm việc

Hợp đồng theo đơn giá cố định 112 56.0% 84.0%

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh 5 2.5% 86.5%

Hợp đồng theo thời gian 5 2.5% 89.0%

Hợp đồng theo giá kết hợp 13 6.5% 95.5%

Hợp đồng phí cộng phí 9 4.5% 100.0%

Bảng 4.7 : Hình thức hợp đồng sử dụng

Hình 4.7: Biểu đồ khảo sát hình thức sử dụng hơp đồng

Nhận xét: Biểu đồ trên thể hiện hình thức hợp đồng mà hầu hết các chuyên gia tham gia soạn thảo Đây là thước đo tham khảo tiền đề trước khi đi sâu vào bài nghiên cứu này Đối tượng tham gia khảo sát khá phù hợp để đánh giá mức độ sử dụng cũng như phân tích các chỉ số của luận văn này

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các yếu tố

Mục tiêu của việc kiểm tra thang đo là kiểm định về mức độ chặt chẽ của thang đo trước khi tiến hành các bước phân tích thống kê tiếp theo

Bảng 4.1: Bảng chi tiết các yếu tố đánh giá tương ứng cho các loại hợp đồng

STT NỘI DUNG YẾU TỐ GHI CHÚ

1 Tiến độ thực hiện công việc thực tế

2 Sự phối hợp công việc giữa CĐT/TVGS/Nhà thầu

3 Kiểm soát chi phí giữa CĐT và nhà thầu/Nhà thầu chính và nhà thầu phụ

5 Tiến độ thanh toán hàng kì

6 Điều chỉnh/thay đổi hạng mục phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng

7 Chi phí sửa chữa/defect hạng mục trước khi bàn giao công trình mức độ thấp là hạn chế chi phí sửa chữa

8 Mức độ kiểm soát hao hụt vật tư

9 Thời gian thực hiện hợp đồng

10 Cân bằng, chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia (tổng thầu, TVGS, thầu phụ, CĐT)

11 Điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các điều khoản đã kí mức độ thấp là hạn chế sửa đổi

12 Sự rõ ràng trong việc phân chia phạm vi công việc

13 Giải quyết tranh chấp, thương lượng

14 Sự hài lòng của đội ngũ kĩ sư thực hiện dự án

Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Đa số chuyên gia đánh giá các yếu tố mức độ trên trung bình, không có các yếu tố nào đột biến dẫn đến việc khảo sát và đánhg giá lại

- Độ lệch chuẩn dao động từ mức 0.85~1.2 tương đối nhỏ Quan điểm đánh giá tương đối gần nhau

- Sau khi đã đánh giá, xử lý số liệu, loại bỏ các số liệu không đúng, không trung thực, các yếu tố đánh giá trên đã đồng bộ và thực tế trong việc đánh giá

Total 200 100.0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố hợp đồng trọn gói

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố hợp đồng trọn gói

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố hợp đồng đơn giá cố định

Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố hợp đồng đơn giá cố định

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố hợp đồng đơn giá điều chỉnh

Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố hợp đồng đơn giá điều chỉnh

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố hợp đồng đơn giá kết hợp

Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố hợp đồng đơn giá kết hợp

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Bảng 4.18: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu tố hợp đồng phí cộng phí

Bảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố hợp đồng phí cộng phí

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha = 0.97; Độ tin cậy thang đo đạt trên mức yêu cầu và có thể đánh giá là rất tốt

- Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

N Minimum Maximum Mean Std Deviation Skewness Kurtosis Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std Error Statistic Std Error

HD_TRONGOI3 200 1 5 3.93 1.126 -.811 172 -.274 342 uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

HD_DG_CODINH1 200 1 5 3.72 1.205 -.515 172 -.722 342 uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

HD_PHICONGPHI3 200 1 5 3.54 961 -.304 172 -.163 342 uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

HD_DG_KETHOP1 200 1 5 3.32 924 196 172 063 342 uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

Bảng 4.20: Phân tích xếp hạng các yếu tố

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

- Thông qua việc xếp hạng các yếu tố nghiêu cứu cho thấy thứ tự xếp hạng của các yếu tố đánh giá hợp đồng cho từng loại hợp đồng xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp

- Yếu tố đánh giá cao nhất là “Điều kiện thanh toán” của hợp đồng trọn gói Điều đó nói nên rằng Khi hợp đồng đã được thống nhất toàn bộ giá trị từ ban đầu, không phát sinh hạng mục nào thêm thì khi đến đợt thanh toán, việc thống nhất khối lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như nhà thầu phụ dễ dàng hơn rất nhiều

- Tiếp theo là yếu tố “Sự phối hợp công việc giữa CĐT/TVGS/Nhà thầu” trong hợp đồng đơn giá cố định Điều đó thể hiện rõ ràng khi dự án được sử dụng hợp đồng trên thì phạm vi công việc của các bên trong hợp đồng đều được phân định rõ ràng, chuyên môn hóa các bên, không ủy thác bất kì yếu tố rủi ro cho 1 bên nào gánh chịu Từ đó sự phối hợp giữa các bên tham gia đạt được sự trơn tru tốt nhất

- Tiếp theo các yếu tố được đánh giá khá cao trong hợp đồng trọn gói như: Sự hài lòng của kĩ sư tham gia dự án, giải quyết tranh chấp thương lượng hay sự rõ ràng trong phân chia công việc Những con số đều nói nên rằng sự tối ưu của hợp đồng trọn gói trong việc điều hành dự án Không thể phủ nhận đặc tính riêng của từng loại hợp đồng được sử dụng cho từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau Nhưng việc sử dụng hợp đồng trọn gói tiết kiệm khá nhiều thời gian cũng như công sức cho đội ngũ tham gia Ngoài ra việc phân chia quyền và nghĩa vụ tách bạch ngay từ ban đầu cũng khiến cho việc vận hành dự án diễn ra suôn sẻ

- Tiếp theo sau đó là những nhân tố thuộc hợp đồng phí cộng phí Mặc dù được sử dụng khá ít trong các dự án Việt Nam nhưng bằng sự tối ưu của nó bằng nhiều biến thể, điển hình là được sử dụng tại Mỹ, Úc, Anh thì tương lai gần sẽ có nghị định, thông tư cụ thể hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng rộng rãi

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Nội dung chỉ số đánh giá thực hiện hợp đồng

Từ những yếu tố được chọn lựa để đánh giá chỉ số thực hiện (KPI) hợp đồng và các nghiên cứu tương tự của tác giả Albert P.C Chan về các yếu tố ảnh hưởng của dự án hay

Bộ chỉ sổ KPI để đánh giá thành công dự án của Luu và cộng sự 2004.

Cách thức thiết lập chỉ số KPI

- Căn cứ vào 14 nhân tố đánh giá hiệu quả của hợp đồng, từ những giá trị tạo ra nhân tố đó để thiết lập nên công thức tạo thành hoặc mức độ đánh giá nhân tố đó theo thang Likert

- Mô tả chi tiết ý nghĩa, cách thức vận hành của nhân tố đó

- Phân tích, đánh giá trọng số nhân tố đó theo mức độ quan trọng

- Thiết lập chi tiết công thức/mức độ đánh giá nhân tố Phân rã công thức cho việc thực hiện được/không thực hiện được; hoàn thành sớm/trễ Có thể đánh giá theo % hoặc đơn vị cụ thể tương đương với ý nghĩa nhân tố

- Viết quy chế và đánh giá

Bảng phân tích chỉ số thực hiện (KPI) của hợp đồng

Từ Bảng chi tiết các yếu tố đánh giá tương ứng cho các loại hợp đồng (Bảng 4.2) nêu ra 14 yếu tô đánh giá Tuy nhiên sau khi phân tích số liệu và ý nghĩa của các yếu tố Nhận thấy yếu tố “Thời gian thực hiện hợp đồng” là yếu tố thứ (9) có ý nghĩa tương đồng với yếu tố “Tiến độ công việc thực tế” là yếu tố thứ (1) dẫn đến kết quả khảo sát có sự tương đương nhau Vì vậy thống nhất loại bỏ yếu tố thứ (9) và giữ nguyên yếu tố thứ (1)

Bảng phân tích chỉ số thực hiện (KPI) của hợp đồng được rút gọn như sau: uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

BẢNG 5.1 BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ (KPI) HỢP ĐỒNG

STT TÊN MỤC TIÊU MÔ TẢ Công thức tính Trọng số

1 Tiến độ thực hiện công việc thực tế Tiến độ thực tế so với quy định trong hợp đồng

- Chênh lệch thời gian hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu (của từng hạng mục thi công) = Ngày hoàn thành thực tế - Ngày mục tiêu của kế hoạch

- Ngày hoàn thành thực tế căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng hạng mục thi công

- Điểm đạt (%) của từng hạng mục thi công:

Trễ 30 ngày = -1%; tối đa -20% trễ 60 ngày điểm đạt của hạng mục thi công đó là 0%

Điểm đạt của từng dự án (%) là trung bình cộng điểm đạt các hạng mục của dự án

Điểm đạt KPI (%) = Trung bình điểm đạt của tất cả các dự án theo kế hoạch

2 Sự phối hợp công việc giữa CĐT/TVGS/Nhà thầu

Công việc trơn tru, ít vướng mắc

5% uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

Kiểm soát sản lượng giữa CĐT và nhà thầu/Chi phí Nhà thầu chính và nhà thầu phụ

Chi phí tiết kiệm = Giá trị giao thầu/Giá trị HĐ ban đầu Điểm đạt trên 0.95 = 100%

5 Tiến độ thanh toán hàng kì Thời gian thanh toán quy định trong hợp đồng

Thanh toán sớm: sớm 1 ngày +2%

Thanh toán trễ hạn: trễ 1 ngày -3% 10%

6 Điều chỉnh/thay đổi hạng mục phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng

Chi phí sửa chữa/defect hạng mục trước khi bàn giao công trình

Là tỷ số chi phí nhà thầu phải bỏ ra để sửa chữa lại hạng mục không đạt yêu cầu nghiệm thu

Tỷ lệ chi phí làm lại: (Chi phí làm lại/chi phí thi công)*100

8 Mức độ kiểm soát hao hụt vật tư Là phần vật tư hao hụt khi thi công

Tỷ lệ hao hụt=(KL thực tế-Lý thuyết)/KL lý thuyết

10% uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

Cân bằng, chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia (tổng thầu, TVGS, thầu phụ, CĐT)

10 Điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các điều khoản đã kí

11 Sự rõ ràng trong việc phân chia phạm vi công việc

Quy định phạm vi công việc trong thi công

12 Giải quyết tranh chấp, thương lượng Hạn chế việc tranh chấp, tranh cãi

13 Sự hài lòng của đội ngũ kĩ sư thực hiện dự án

Sự thoải mái, hài lòng của đội ngũ kĩ sư

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Cách tính KPI

Các chỉ số KPI có thể tính ngay được như: Tiến độ thực hiện công việc thực tế (1); Kiểm soát sản lượng giữa CĐT và nhà thầu/Chi phí giữa nhà thầu và nhà thầu phụ (3); Tiến độ thanh toán hàng kì (5); Chi phí sửa chữa/Defect hạng mục trước khi bàn giao (7); Mức độ kiểm soát vật tư (8) bằng các công thức đã có sẵn khi dự án đã hoàn thành hoặc trong quá trình tham gia dự án

Các chỉ số KPI còn lại phải khảo sát lại đội ngũ tham gia dự án như: GDDA, Chỉ huy trưởng, các kĩ sư phụ trách chuyên môn,… Sau khi tổng hợp khảo sát bằng thang đo Libert, tiến hành tính điểm trung bình đánh giá cho các yếu tố trên và điền vào bảng đánh giá KPI

Kết luận

Để đánh giá tổng thể chung của hợp đồng, 13 yếu tố đánh giá đã được các chuyên gia tư vấn áp dụng từng trọng số tương ứng (Bảng 5.1) như sau:

• Đối với các yếu tố chủ chốt để đánh giá dự án như tiến độ, chất lượng, thanh toán, phát sinh hạng mục, hao hụt vật tư, rủi ro dự án, điều khoản chi tiết, tranh chấp và sự hài lòng của đội ngũ kĩ sư tương ứng với trọng số là 10%

• Đối với các yếu tố ít quan trọng hơn như sự phối hợp các nhà thầu, sữ rõ ràng trong phạm vi công, phương thức thanh toán và chi pí sửa chữa lại tương ứng với trọng số là 5%

- Đối với yếu tố tiến độ thi công thực tế: Được xác định bằng Chênh lệch thời gian hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu (của từng hạng mục thi công) = Ngày hoàn thành thực tế - Ngày mục tiêu của kế hoạch Để dễ dàng trong việc đánh giá và tăng hiệu quả sản xuất, KPI đánh giá thêm độ sớm/trễ của dự án bằng cách cộng/trừ vào điểm KPI Sau đó, xét trên tổng điểm nếu điểm đạt dưới 80%, điểm KPI là 0% Có nghĩa là dự án bị chậm tiến độ và sự quản lý không hiệu quả Tương tư nếu điểm trên 80% thì điểm KPI tương ứng là 90% - 120% có nghĩa là dự án quản lý tốt về mặt tiền độ

- Đối với yếu tố tiến đô thanh toán Hợp đồng có quy định nhà thầu sẽ được thanh

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân toán sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ/nghiệm thu nội bộ Công thức tính KPI áp dụng như sau: Thanh toán đúng hạn sẽ là 100% và tương tự sẽ +- 2%/ngày nếu thanh toán sớm hoặc trễ

- Đối với Kiểm soát sản lượng giữa CĐT và nhà thầu/Chi phí Nhà thầu chính và nhà thầu phụ được áp dụng công thức Chi phí tiết kiệm = Giá trị giao thầu/Giá trị HĐ ban đầu Điểm đạt trên 0.95 = 100%, từ 0.9-0.95 = 90%, từ 0.8-0.9 = 80%, từ 0.7-0.8 = 60%

- Tương tự với yếu tố Chi phí sửa chữa/defect hạng mục trước khi bàn giao công trình được xác định bằng công thức như sau: Tỷ lệ chi phí làm lại: (Chi phí làm lại/chi phí thi công)*100, Từ 0.5-1.2 = 100%, Từ 1.8-1.2: 80%, Từ : 2.6-1.2: 60%, >2.6: 40%

- Các yếu tố tượng hình, không đánh giá qua bằng công thức được thì được sử dụng kết quả từ thang đo Likert như: Sự hài lòng, giải quyết thương lượng, cân bằng chia sẻ rủi ro, sự rõ ràng trong phân chia công việc,…

- Sau khi lần lượt tính toán và đánh giá các yếu tố như trên, người tham gia đánh giá sẽ tổng hợp được điểm KPI tương tự với từng loại hợp đồng dự án Nếu tham gia đánh giá nhiều dạng hợp đồng cùng một lúc có thể so sánh các chỉ số KPI với nhau, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể điều chỉnh và tối ưu hơn cho việc sử dụng loại hợp đồng đó để triển khai cho các dự án tương đương tiếp theo

Ngoài ra chỉ số đánh giá trên có thể phát triển rộng, thay thế bằng các chỉ số khác với những cách thức nghiên cứu tương tự để đánh giá thêm nhiều hạng mục khác như dự án, chất lượng công trình, giảm thiểu rủi ro,…

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

THỰC TẾ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TẠI VIỆT NAM

Nêu vấn đề

Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, ngành xây dựng Việt Nam đã có bước chuyển mình rất lớn Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng và nhiều cơ chế, chính sách về hoạt động xây dựng đã được tập trung xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ

4, tháng 12/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, là sự kiện quan trọng nhất của ngành Xây dựng Việt Nam, tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng rộng lớn, đa dạng, phong phú, đã làm cho các hoạt động xây dựng đi dần vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng xây dựng được đảm bảo

Cùng với Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kiến trúc cũng đã được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản Trong những năm qua, Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền nhiều Thông tư, Quyết định thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ

Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý hợp đồng tiếp tục được đổi mới một cách căn bản, toàn diện theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập Hệ thống văn bản quy chuẩn xây dựng liên tục được cập nhật và bổ sung cho các hệ thống văn bản cũ, các Nghị định và Thông tư mới liên tục được ban hành

Có thể thấy ngành xây dựng nói chung và Chính phủ nói riêng rất nỗ lực trong việc quản lý và điều hành việc sử dụng hợp đồng Luôn cập nhật những cái mới trong công tác quản lý, học hỏi từ những nền kinh tế phát triển để tạo nên ngành xây dựng Việt Nam năng động hơn, toàn diện hơn

Vì vậy sự đa dạng hóa trong việc lựa chọn và quản lý hợp đồng cũng làm cho chất lượng ngành ngày càng phát triển Mỗi một dự án, công trình có những cơ chế tính chất, đặc thù

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân khác nhau nên mỗi loại hợp đồng được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý từng giai đoạn dự án một cách chặt chẽ, mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia

Kết quả sơ bộ việc sử dụng hợp đồng tại Việt Nam

HĐ đơn giá cố định

HĐ đơn giá điều chỉnh

HĐ theo giá kết hợp

1 Xây dựng nhà cao tầng/thấp tầng/nhà xưởng 77 98 3 0 23

2 Xây dựng đường xá, hạ tầng 16 89 71 23 1

3 Tư vấn thiết kế/đấu thầu/dự toán 146 21 0 0 33

4 Cung cấp thiết bị công nghệ 24 98 0 67 11

5 Cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công 67 119 3 9 2

6 Thiết kế và thi công 110 48 0 3 39

Bảng 6.2: Kết quả khảo sát việc lựa chọn hợp đồng tương ứng với hạng mục công trình

Hình 6.2.1: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng xây dựng nhà cao tầng/thấp

Xây dựng nhà cao tầng/thấp tầng/nhà xưởng

Hợp đồng trọn gói HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh HĐ theo giá kết hợp HĐ phí cộng phí

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Hình 6.2.2: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng xây dựng đường xa, hạ tầng

Hình 6.2.3: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng xây dựng tư vấn thiết kế/đấu thầu/dự toán

Xây dựng đường xá, hạ tầng

Hợp đồng trọn gói HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh

HĐ theo giá kết hợp HĐ phí cộng phí

Tư vấn thiết kế/đấu thầu/dự toán

Hợp đồng trọn gói HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh

HĐ theo giá kết hợp HĐ phí cộng phí

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Hình 6.2.4: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

Hình 6.2.5: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công

Cung cấp thiết bị công nghệ

STT Hợp đồng trọn gói

HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh HĐ theo giá kết hợp

Cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công

Hợp đồng trọn gói HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh

HĐ theo giá kết hợp HĐ phí cộng phí

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Hình 6.2.6: Biểu đồ khảo sát việc lựa chọn hợp đồng thiết kế thi công Đánh giá:

- Qua biểu đồ khảo sát có thể thấy tùy từng trường hợp, từng loại dự án, từng tính chất công việc để lựa chọn từng loại hợp đồng sẽ tối ưu hiệu suất quản lý

- Về việc thi công công trình dân dụng & công nghiệp, các chuyên gia nhận định việc sử dụng Hợp đồng đơn giá cố định (chiếm 49%) và hợp đồng trọn gói (38%) sẽ khiến cho công việc được trơn tru và việc kiểm soát nghiệm thu từng đầu mục diễn ra chi tiết, đảm bảo hơn

- Khác với thi công công trình dân dụng và công nghiệp thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng được các chuyên gia đánh giá ngoài việc sử dụng hợp đồng đơn giá cố định (44%) thì việc sử dụng hợp đồng đơn giá điều chỉnh (35%) là một sự lựa chọn tốt đối với các công trình lớn, thời gian thi công dài Do đó yếu tố trượt giá, gia tăng của nguyên vật liệu là điều chắc chắn xảy ra

- Đối với hợp đồng thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án thì việc sử dụng hợp đồng trọn gói sẽ đơn giản phương thức thanh toán hơn Vì lí do chuyên biệt là ngành tư vấn Các

Thiết kế và thi công

Hợp đồng trọn gói HĐ đơn giá cố định HĐ đơn giá điều chỉnh

HĐ theo giá kết hợp HĐ phí cộng phí

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân chuyên gia sẽ bám sát tiến độ thực hiện để đánh giá sản lượng đạt được hàng kì

- Đặc biệt nhất loại hợp đồng trong thời gian gần đây được sử dung nhiều là Thiết kế thi công (D&B) là sản phẩm tiếng nói chung giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công Sự tin tưởng của chủ đầu tư đối với kinh nghiệm thiết kế các sản phẩm của nhà thầu và với việc nhà thầu tiếp cận công việc ngay từ ban đầu nên những chi tiết nhỏ nhất đều được nhà thầu triển khai và nắm bắt Và việc sử dụng hợp đồng trọn gói để cố định toàn bộ giá trị cũng như phân chia rõ ràng trong công tác quản lý đôi bên sẽ tạo việc quản lý hiệu quả trong các đầu mục của hợp đồng.

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

So sánh tổng quan hiệu quả quản lý việc sử dụng hợp đồng tại Việt Nam

Lấy ví dụ về 3 công trình tương đương về quy mô nhưng sử dụng 3 hợp đồng kí giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính

- Dự án (X): Khu căn hộ - Trung tâm thương mại dịch vụ X

- Dự án (Y): Trung tâm thương mại, dịch vụ căn hộ Y

STT Nội dung thông tin

Dự án X Dự án Y Dự án Z

1 hầm + 4 tầng Podium + 30 tầng điển hình

1 hầm + 1 trệt + 8 tầng điển hình

2 Hình thức hợp đồng: Đơn giá cố định Trọn gói (Lumpsum) Phí cộng phí

4 Hình thức thanh toán: Hàng tháng 1 lần Theo hạng mục Theo hạng mục

5 Tiến độ thi công 700 ngày 700 ngày 365 ngày

1 Phát sinh ngoài hợp đồng:

2 Tiến độ thi 650 ngày 600 ngày 430 ngày

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân công:

Theo như bảng so sánh phía trên về 3 dự án xây dựng dân dụng sử dụng 3 loại hợp đồng theo đơn giá khác nhau Nhà thầu chính lựa chọn phương án Hợp đồng trọn gói sẽ quản lý nhỉnh hơn về tiến độ cũng như chi phí Bởi vì chủ đầu tư muốn gói gọn toàn bộ chi phí sau khi làm việc các ban ban đầu, trước khi kí hợp đồng và giúp cho nhà thầu quản lý hiệu quả hơn Và bằng sự thống nhất rõ ràng ngay từ đầu, nhà thầu đã có thể lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng cho từng hạng mục, đầu việc để có những phương án quản lý chặt chẽ về tiến độ cũng như chi phí đầu ra Tối ưu hóa toàn bộ nhân tố thực hiện dự án

Tuy nhiên để việc quản lý trong quá trình thi công diễn ra thuận lợi thì việc quản lý trong thời gian đấu thầu đối với hợp đồng trọn gói cũng rất quan trọng Từ việc đảm bảo đầy đủ đầu mục, cũng như khối lượng không phát sinh thêm đến việc đáp ứng yêu cầu về tiến độ, tiêu chuẩn kĩ thuật, biện pháp thi công,… từ chủ đầu tư là bài toán rất áp lực với đội ngũ kĩ sư của nhà thầu khi bắt đầu tiến hành công việc Nếu lựa chọn hợp đồng Đơn giá cố định thì nhà thầu sẽ dễ dàng hơn trong việc đảm bảo khối lượng dự thầu với khối lượng thi công thực tế

Cũng như việc tổ chức thi công thực tế của nhà thầu đối với Hợp đồng trọn gói sẽ mang một tâm lý khẩn trương, tỷ mỉ, chặt chẽ vì nếu như không quản lý chặt từng khâu trong thi công Nhà thầu sẽ phải trả giá rất đắt nếu có sai sót cũng như phát sinh không thể bù trừ được Vì vậy áp lực thi công của các công trình với hợp đồng trên rất lớn Để đảm bảo an toàn tài chính cũng như rủi ro trong khi thi công, nhà thầu thi công sẽ lựa chọn hợp đồng với đơn giá cố định Với hợp đồng này ngoài việc đảm bảo đầy đủ đầu mục trong BOQ thì việc tổ chức thi công cũng sẽ dễ dàng hơn Ngoài ra để tối ưu hóa lợi nhuận thì việc quản lý đơn giá cũng như tiến độ luôn là vấn đề cốt lõi mà các kĩ sư chú trọng đến và đó là quy luật tất yếu trong thi công

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

6.4 Áp dụng chỉ số đánh giá KPI để đánh giá 3 dự án trên:

Sau khi hoàn thành các dự án trên Bộ yếu tố được đánh giá bằng 12 người tham gia vào dự án:

- Kỹ sư shop drawing/BPTC: 1

Từ kết quả nhận được, sau khi tiến hành tổng hợp, ta có dược bảng tổng hợp chỉ số đánh giá như sau: uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

TIÊU Công thức tính Trọng số

Dự án X Dự án Y Dự án Z

1 Tiến độ thực hiện công việc thực tế

- Chênh lệch thời gian hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu (của từng hạng mục thi công) = Ngày hoàn thành thực tế - Ngày mục tiêu của kế hoạch

- Ngày hoàn thành thực tế căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng hạng mục thi công

- Điểm đạt (%) của từng hạng mục thi công:

Trễ 30 ngày = -1%; tối đa -20% trễ 60 ngày = điểm đạt của hạng mục thi công đó là 0%

Điểm đạt của từng dự án (%) là trung bình cộng điểm đạt các hạng mục của dự án

Điểm đạt KPI (%) = Trung bình điểm đạt của tất cả các dự án theo kế hoạch

Sự phối hợp công việc giữa

Kiểm soát sản lượng giữa CĐT và nhà thầu/Chi phí Nhà thầu

Chi phí tiết kiệm = Giá trị giao thầu/Giá trị HĐ ban đầu Điểm đạt trên 0.95 = 100%

10% 0.92 90% 0.97 100% 0.89 80% uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L chính và nhà thầu phụ Từ 0.7-0.8 = 60%

5 Tiến độ thanh toán hàng kì

Thanh toán sớm: sớm 1 ngày +2%

Thanh toán trễ hạn: trễ 1 ngày -3% 10% 30/30 ngày 100% 28/30 ngày 104% 30 ngày 100%

6 Điều chỉnh/thay đổi hạng mục phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng

Chi phí sửa chữa/defect hạng mục trước khi bàn giao công trình

Tỷ lệ chi phí làm lại: (Chi phí làm lại/chi phí thi công)*100

8 Mức độ kiểm soát hao hụt vật tư

Tỷ lệ hao hụt=(KL thực tế-Lý thuyết)/KL lý thuyết

Cân bằng, chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia (tổng thầu, TVGS, thầu phụ, CĐT)

10% 4.2 95% 3.6 80% 2.9 50% uận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân L

10 Điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các điều khoản đã kí

11 Sự rõ ràng trong việc phân chia phạm vi công việc

12 Giải quyết tranh chấp, thương lượng

13 Sự hài lòng của đội ngũ kĩ sư thực hiện dự án

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Từ bảng so sánh chỉ số KPI của 3 loại hợp đồng tương đương với 3 dự án khác nhau ta có thể đánh giá thêm:

- Chỉ số KPI giúp đánh giá tổng thể hiệu quả không những của hợp đồng mà còn đánh giá bức tranh chung của dự án Chỉ số cho thấy được sự quản lý của dự án, từ đó những chuyên gia phụ trách dự án có thể thấy được những tiềm năng cũng như rủi ro để phát huy và khắc phục những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý, sử dụng hợp đồng

- Có thể thấy được sự hiệu quả của các dự án sử dụng hợp đồng trọn gói (Lumpsum)

Và đó đang là xu thế của thị trường khi hầu hết các chủ đầu tư muốn gói gọn toàn bộ chi phí sau khi fix ban đầu, và giúp cho nhà thầu quản lý hiệu quả hơn Hợp đồng đơn giá cố định vẫn giữ được sự ổn định của nó từ trước đến này khi cân bằng giữa chủ đầu tư-nhà thầu chính; nhà thầu chính-nhà thầu phụ Tuy nhiên với giai đoạn phát triển của thị trường xây dựng hiện này thì loại hợp đồng này cần có những phương thức quản lý hiệu quả hơn nữa để tối ưu những lợi thế mà hợp đồng này đang có

- Về hợp đồng phí cộng phí được đánh giá thì hiệu quả hợp đồng này đang thấp hơn so với hai loại hợp đồng còn lại là đơn giá cố định và trọn gói Tuy nhiên do chưa có văn bản nào tại Việt Nam hướng dẫn cách sử dụng và quản lý nên việc sử dụng và quản lý vẫn có hơi bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình sử dụng là điều không thể tránh khỏi Theo phân tích trong bài báo “ Hợp đồng phí cộng phí trong các dự án đầu tư xây dựng Cost plus a fee contracts in construction projects” – N.T Quân, tạp chí kinh tế xây dựng, số 2 2015 thì có thể thấy các thị trường xây dựng của các nước Châu Âu và Châu Mỹ đang rất ưa chuộng loại hợp đồng này Đây là loại hợp đồng có tiềm năng rất lớn, hi vọng chính phủ sẽ sớm ban hành các Nghị định và Thông tư cụ thể hướng dẫn sử dụng loại hợp đồng đầy triển vọng tại thị trường ngành xây dựng Việt Nam

Luận Văn Thạc Sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] S. Beatham, C. Anumba, and T. Thorpe, “KPIs: A Critical appraisal of their use in construction,” Benchmarking: An International Journal, vol. 11, no. 1, 2004, pp 93- 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KPIs: A Critical appraisal of their use in construction,” Benchmarking: "An International Journal
[3] D. Parmenter, Key performance Indicator Developing, Implementing and using winning KPIs, Willey & son, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Key performance Indicator Developing, Implementing and using winning KPIs
[4] Q. He, T. Wang; A. P. C. Chan, and J. Xu, “Developing a List of Key Performance Indictors for Benchmarking the Success of Construction Megaprojects.”Journal of Construction Engineering and Management, vol. 147, iss. 2, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing a List of Key Performance Indictors for Benchmarking the Success of Construction Megaprojects.” "Journal of Construction Engineering and Management
[8] J. F. Y. Yeung; A. P. C. Chan, and D. W. M. Chan, “Developing a Benchmarking Model for Construction Projects in Hong Kong,” J. Cons.Eng, vol 14, no. 5, pp 705- 716, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing a Benchmarking Model for Construction Projects in Hong Kong,” "J. Cons.Eng
[9] N. Forcada, C. Serrat, S. Rodríguez, and R. Bortolini, “Communication Key Performance Indicators for Selecting Construction Project Bidders,” J. Cons. Eng, vol. 33, no. 6, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Communication Key Performance Indicators for Selecting Construction Project Bidders,” "J. Cons. Eng
[10] T. Đ. Nghĩa, “Nghiên cứu và đề xuất mẫu hợp đồng thi công xây dựng dựa trên thông lệ quốc tế và phù hợp với Việt Nam,” Luận văn Thạc sĩ, Đại học bách khoa TP.HCM, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và đề xuất mẫu hợp đồng thi công xây dựng dựa trên thông lệ quốc tế và phù hợp với Việt Nam
[12] The CSI Construction Contract Administration Practice Guide, Willey & Sons, 2020 [13] A. P. C. Chan, D. Scott, and A. P. L. Chan, "Factors Affecting the Success of aConstruction Project,” J. Cons.Eng, vol. 130, no. 1, pp 153-155, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting the Success of a Construction Project
[14] H. A. Bassioni, A. D. F. Price, and T. M. Hassan, “Performance Measurement in Construction,” Jounal of Management in Engineering, vol. 20, iss. 4, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Performance Measurement in Construction,” "Jounal of Management in Engineering
[15] Y. L Jiang, Z. Wu, Z. H. Zhong, and H. Zhang, “Developing Key Performance Indicators and National Standards for Effective Chinese Transit Metropolis Traffic Evaluations,” 11th Asia Pacific Transportation Development Conference and 29 th ICTPA Annual Conference, Hsinchu, Taiwan, May 27–29, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing Key Performance Indicators and National Standards for Effective Chinese Transit Metropolis Traffic Evaluations,” "11th Asia Pacific Transportation Development Conference and 29"th"ICTPA Annual Conference
[16] M. Sibiya, C. Aigbavboa, and W. Thwala, “Construction Projects Key Performance Indicators: A Case of the South African Construction Industry.” Conference: 2015 International Conference on Construction and Real Estate Management, ASCE, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction Projects Key Performance Indicators: A Case of the South African Construction Industry.” "Conference: 2015 International Conference on Construction and Real Estate Managemen
[17] N. T. H. Tiên, “Phân tích chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thầu thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.” Luận văn Thạc sĩ, Đại học bách khoa TP.HCM, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thầu thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp
[19] “Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.” Nghị định số 37/2015/NĐ – CP ngày 22/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
[20] “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.” Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
[23] T. Hoàng và N. M. N. Chu, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: NXB Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
[24] J. Yuan, C. Wang, M. Skibniewski, and Q. Li, “Developing Key Performance Indicators for Public-Private Partnership Projects: Questionnaire Survey and Analysis.” Journal of Management in Engineering, vol. 28, pp. 252-264, 2012. DOI:http://dx.doi.org/10.1061/(ASCE)ME.1943-5479.0000113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing Key Performance Indicators for Public-Private Partnership Projects: Questionnaire Survey and Analysis".” Journal of Management in Engineering
[25] V. L. Lại et al., “Quản lý thực hiện hợp đồng tại Việt Nam,” Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, số 29, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al"., “Quản lý thực hiện hợp đồng tại Việt Nam",” Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng
[26] L. K. Lan, “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau,” Luận văn Thạc sĩ, Đại học bách khoa TP.HCM, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau
[27] Kaplanogu and Arditi, “Pre-project peer reviews in GMP/lump sum contracts.” Engineering Construction & Architectural Management, vol. 16, no. 2, pp. 175-185, 2009. DOI:10.1108/09699980910938046 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pre-project peer reviews in GMP/lump sum contracts.” "Engineering Construction & Architectural Management
[28] C. Guccio, G. Pignaturo, and I. Rizzo, “Đo lường hiệu quả hợp đồng công việc công cộng - Một ứng dụng không phụ thuộc,” Journal of Public Procurement, vol. 12, iss Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường hiệu quả hợp đồng công việc công cộng-Một ứng dụng không phụ thuộc,”"Journal of Public Procurement

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN