1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập, nhận định Luật hành chính cuốn bài tập

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập, nhận định Luật hành chính
Chuyên ngành Luật hành chính
Thể loại Bài tập
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 169,21 KB

Nội dung

Bài tập, nhận định Luật hành chính cuốn bài tập. Gồm câu hỏi nhận định các chương, bài tập từng chương và lời giải tham khảo

Trang 1

Chương 1: Ngành LHC VN

A Nhận định (gv giải)

1 Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh chỉ bao gồm các quan hệ hành chính nhà nước

Đúng Luật HC có đối tượng điều chỉnh trong khuôn khổ hành chính nhà nước Bao gồm các quan hệ chấp hànhđiều hành phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước (các quan hệ hành chính) Gồm bốn nhóm, chỉ điều chỉnhcác quan hệ chấp hành điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước (hành chính công)

VD: Để chấp hành luật của QH thì CP phải ban hành văn bản hướng dẫn

2 Luật hành chính VN là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN vì nó có phương pháp điều chỉnh đặc thù

Sai Vì LHC có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh (các qh xã hộiphát sinh trong quản lý nhà nước) quyết định pp điều chỉnh: mệnh lệnh (bất bình đẳng), thỏa thuận (bình đẳng).Chứ ko có pp điều chỉnh đặc thù

3 Điều hành trong quản lý hành chính là phương tiện để chấp hành

Đúng.Vì điều hành trong quản lý hành chính là phương tiện để chấp hành Điều hành là hoạt động tổ chức, phốihợp, hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên đối tượng quản lý, bảo đảm cho các đối tượng quản lý thựchiện các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý đề ra Hoạt động điều hành phải căn cứ dựa trên những quy định của phápluật cũng như là chấp hành các quy định của pháp luật Quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện đốivới các công việc thuộc thẩm quyền của chủ thể quản lý

VD: Cảnh sát giao thông là chủ thể điều hành xử phạt các hành vi vi phạm giao thông dựa trên cơ sở là chấphành các nghị quyết về xử phạt các hành vi vi phạm giao thông

4 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính được hình thành chủ yếu từ đối tượng điều chỉnh của nó

Đúng Vì đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội mà bản chất các quan hệ xã hội như nào thì phương phápđiều chỉnh phải tương ứng như vậy bởi vì phương pháp điều chỉnh là cách thức mà chúng ta sử dụng để tác độnglên các quan hệ xã hội Bản chất mối quan hệ hành chính nó mang tính bất bình đẳng thì hương pháp bắt buộc làphương pháp quyền uy phục tùng Đối tượng điều chỉnh là yếu tố quyết định đến phương pháp điều chỉnh Đốitượng nào pp đó

VD: dân sự đối tượng điều chỉnh là những quan hệ mang tính chất bình đẳng Qhe LHC mang tính bất bìnhđẳng

5 Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật Hành chính sẽ dẫn đến thay đổi phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính

Sai Phạm vi là số lượng việc tăng lên hoặc giảm đi của các quan hệ pháp luật hành chính mà bản chất của quan

hệ hành chính không thay đổi thì phương pháp không thay đổi Phương pháp điều chỉnh được quyết định bởibản chất của mối quan hệ luật hành chính chứ không bị quyết định bởi phạm vi điều chỉnh của các quan hệ hành

chính Phạm vi điều chỉnh cỏ thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy nhu cầu pháp luật nhưng không ảnh hưởng tới pp điều chỉnh.

VD: Nhóm 1,2,3

Có 10 QHHC nếu giảm bớt đi 2 nhưng bản chất không thay đổi thì nó vẫn là quan hệ hành chính

6 Tùy nghi, sáng tạo là đặc trưng được hình thành từ tính chấp hành - điều hành của hoạt động hành chính nhà nước

Đúng Vì đặc biệt tính điều hành của hoạt động quản lý giải quyết các mối quan hệ cụ thể phát sinh cho nên từcác hoạt động điều hành có thể làm phát sinh tính tùy nghi sáng tạo cho hoạt động quản lí nhà nước để đáp ứng

Trang 2

yêu cầu quản lí và giải quyết các nhu cầu phát sinh.

Tùy nghi, sáng tạo là đặc trưng được hình thành từ tính chấp hành - điều hành của hoạt động hành chính nhànước được biểu hiện như:

+ Chủ thể quản lý có thể đưa ra những quy định riêng áp dụng cho các đối tượng đặc thù (luật giải quyết khiếunại không quá 30 ngày, còn ở miền núi thì không quá 45 ngày)

+ Chủ thể quản lý có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho những trường hợp cụ thể.+ Hoạt động lập quy của các cơ quan Hành chính nhà nước có thẩm quyền

7 Luật Hành chính là ngành luật điều chỉnh về hoạt động hành pháp nhà nước

Sai Vì hành pháp có khái niệm rộng Hoạt động hành chính và hoạt động hành pháp là hai khái niệm khác nhau

và giao nhau ở một số điểm chung Luật hành chính là ngành luật về quản lí nhà nước chứ không phải là ngànhluật thực hiện quyền hành pháp, quyền hành pháp là một trong ba loại quyền lực của nhà nước và nó có thểđược tiến hành bởi các cơ quan nhà nước khác nhau trong đó có thể có các cơ quan hành chính, và các cơ quannhà nước khác như chủ tịch nước Luật hành chính là ngành luật về quản lí nhà nước, nó chỉ giao một phần vớiquyền hành pháp nó cũng có thực thi pháp luật nhưng có thực hiện thêm các hoạt động khác nữa

8 Tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nhà nước

Đúng Vì không có một quan hệ hành chính nào mà chỉ có thỏa thuận Trong mọi mối quan hệ hành chính bìnhđiều vẫn mang yếu tố bất bình đẳng nhưng có thể là nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ hành chính

9 Phương pháp điều chỉnh thỏa thuận của ngành luật hành chính có thể thay thế phương pháp quyền

uy trong một số quan hệ hành chính

Sai Vì không thể thay thế được ngay cả khi mối quan hệ đó là bình đẳng thì yếu tố bất bình đẳng vẫn tồn tại,tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nên tính thỏa thuận không thể thay thế được.Dựa trên bản chất mối quan hệ quyền lực - phục từng thì phương pháp điều chỉnh thỏa thuận của ngành luậthành chính chỉ có thể bổ sung, không thể thay thế phương pháp quyền uy trong một số quan hệ hành chính

10 Hoạt động hành chính nhà nước là 1 cách gọi khác của quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp)

Đúng Vì quản lý nhà nước là hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực hành pháp (hoặc đểthực hiện quyền hành pháp), chủ yếu là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

11 Ngành luật hành chính có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành nhiều nhóm nhỏ

Sai Vì ngành luật hành chính tự nó không chia nhóm, do người nghiên cứu chia và không có quy định pháp luậtnào chia ngành luật hành chính ra các nhóm nhỏ

Ngành LHC không phân chia, diễn ra tự nhiên, chỉ phân chia về mặt khoa học, chia về mặt đối tượng (Các nhà

KH rảnh mới phân chia)

12 Phương pháp điều chỉnh của LHC chủ yếu được hình thành từ đối tượng điều chỉnh của luật hành chính (giống câu 4)

13 Các khái niệm: QLHCNN, hoạt động HCNN, hoạt động chấp hành – điều hành, QLNN có thể được hiểu như nhau.

Nhận định đúng vì theo nghĩa hẹp , Quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) là hoạt động mang tính chấp hành và điềuhành, chủ yếu do các cơ quan Hành chính nhà nước thực hiện, nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điềuhành việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước

- Nhận định sai

- Quản lý HC nhà nước thực chất cũng là HC nhà nước Quản lý với hành chính nghĩa như nhau nên QLHCNN

sẽ bị dư (thừa) Quản lý HCNN là 1 cách dùng thừa, ta nói quản lý NN hoặc HCNN QLHCNN và hoạt động

Trang 3

HCNN có thể thay thế cho nhau

- Hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước chỉ trên cơ sở quyền lực NN thì mới là HCNN (HC công).VD: Bản chất của HĐQL NN đó là chấp hành- điều hành NN Trong các tổ chức như nhà máy, công ty haytrong cộng đồng, dân cư vẫn có hoạt động chấp hành – điều hành Đó là chấp hành – điều hành phi nhà nước(HC tư)

- Quản lý NN hiểu theo nghĩa hẹp mới là chấp hành-điều hành NN với HCNN (giới hạn trong lĩnh vực hànhpháp) Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó là toàn bộ mọi hoạt động mang tính NN nhằm thực hiện chức năng,nhiệm vụ của nhà nước (bao gồm: hđ lập pháp, hành pháp và tư pháp)

14 “Điều hành” trong QLNN trước hết là để “chấp hành”.

Đúng Là 2 yếu tố đan xen lẫn nhau, điều hành có yếu tố chấp hành, điều hành là để chấp hành pháp luật tốthơn

- Chấp hành là phục tùng, tuân thủ quyền lực NN (thể hiện ở trong các vbpl) Là chấp hành pháp luật

- Điều hành là tổ chức chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng ql, nhằm để Chấp hành hay nhằm đưa các vănbản của CQ quyền lực NN và CQ NN cấp trên đi vào cuộc sống

15 Mọi hoạt động nhằm thực hiện chức năng QLNN đều phải được quy định trong văn bản pháp luật.

Nhận định sai vì không phải hoạt động nhằm thực hiện chức năng QLNN đều phải được quy định trong văn bảnpháp luật vì thực tiễn rộng nên đôi khi có những thứ chưa được quy định trong văn bản pháp luật

VD: Như trong đại dịch Covid - 19, Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ trong mua sắm vắc xin phòng bệnh.VD: Các hướng dẫn tuyên truyền như rửa tay 5 bước, quy trình phòng chống sốt rét,… không được quy địnhtrong VBPL nhưng là hoạt động thực hiện chức năng QLNN

16 Phạm vi của QLNN đồng thời là phạm vi điều chỉnh của Luật HC.

Nhận định sai Bởi vì phạm vi điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành - điều hànhphát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước Còn phạm vi của QLNN là tất cả những gì diễn ratrong lãnh thổ quốc gia Vì vậy, phạm vi QLNN rộng hơn phạm vi điều chỉnh của LHC

17 Luật HC là ngành luật về quản lý nhà nước.

Nhận định đúng Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước,hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước Ngoài ra:

- LHC còn xác định cơ chế quản lý HC trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- LHC quy định những hành vi nào là hành vi hành chính, biện phảp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức

và cá nhân thực hiện vi phạm hành chính

- LHC còn quy định chế độ công vụ và chế độ cán bộ, công chức, viên chức

Hoạt động chấp hành và điều hành, được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm của hoạt độnghành pháp và hoạt động hành chính – nhà nước hoặc hoạt động quản lý nhà nước Từ đó, chúng ta có thể kếtluận rằng, luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước

18 Chủ động, sáng tạo là đặc trưng riêng có của hoạt động hành chính nhà nước

Nhận định sai Đặc trưng của hoạt động HC nhà nước là chỉ huy, lãnh đạo, điều khiển Tính chủ động, sáng tạo được thể hiện nổi bật trong hành pháp cũng như QLNN Ngoài ra HCNN chỉ thường trực với đời sống, đáp ứng các yêu cầu của đời sống mà đời sống thì luôn luôn đặt ra các vấn đề mới mẻ nên phải có tính chủ động, sáng tạo cao Nhưng so với các hoạt động khác trong xã hội, hoạt động nào cũng cần tính chủ động sáng tạo không chỉ riêng hđ HCNN

Trang 4

19 QLHCNN không chỉ nhằm mục đích tổ chức, điều hành.

Nhận định đúng Mục đích của QLHCNN còn nhằm thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực chấp hành vàđiều hành, phải chấp hành đảm bảo sự đúng đắn trong việc thực hiện văn bản

20 Mọi hoạt động mang tính quyền lực NN đều được xem là quản lý nhà nước.

Nhận định sai khi theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước (theo nghĩa hẹp) là hoạt động mang tính chấp hành và điềuhành, chủ yếu do các cơ quan Hành chính nhà nước thực hiện, nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điềuhành việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước

21 Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước.

Nhận định đúng, cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước Còn những chủ thểkhác chỉ nhằm đảm bảo trật tự nhà nước

22 Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Nhận định sai Những quan hệ này có thể do Hiến pháp, Dân sự, Hành chính, điều chỉnh chứ không chỉ cóHành chính

VD: Ngoài hoạt động quản lý UBND cũng cần phải mua sắm trang thiết bị, vật tư để phục vụ cho hoạt độngcủa mình Đây là quan hệ do Dân sự điều chỉnh không phải do Hành chính

23 Quản lý nhà nước được thực hiện trong bao nhiêu ngành, lĩnh vực thì ngành Luật Hành chính có bấy nhiêu chế định tương ứng

Nhận định sai Ta có khái niệm về hệ thống ngành luật hành chính mà tổng thể các quy phạm pháp luật hànhchính được phân chia thành các dạng chế định Chế định này không phụ thuộc vào các ngành lĩnh vực mà nóphụ thuộc vào sự sắp xếp của các quy phạm pháp luật, các văn bản pháp luật điều chỉnh

Lấy khái niệm về hệ thống ngành luật hành chính: Tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính được chia thànhcác chế định luật và liên kết nhất định với nhau Các chế định này hợp thành hệ thống ngành luật hành chính

24 Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều là quan hệ quản lý nhà nước

Nhận định sai, mọi quan hệ xã hội có tập hợp các chế định tạo thành hệ thống quản lý nhà nước thì đều là quan

hệ quản lý nhà nước

25 Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật Hành chính.

Nhận định sai Còn là phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự chứ không chỉ thuộc về ngành Luật Hànhchính

26 Tính mệnh lệnh trong phương án điều chỉnh của Luật Hành chính là có thể thay đổi về mức độ

- Nhận định đúng VD: Thu hồi đất có thoả thuận thì sẽ dễ dàng, nhẹ nhàng hơn

27 Luật Hành chính có thể điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội

Nhận định sai Vì Luật Hành chính không điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bỏ phiếu tínnhiệm Đại biểu Quốc hội mà là do Luật Hiến Pháp điều chỉnh

28 Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính nội dung

Nhận định sai Ngoài ra Luật Hành chính còn điều chỉnh quan hệ về hình thức (các quan hệ thủ tục)

Vd: Để xử phạt vi phạm hành chính thì phải thông qua các thủ tục (lập biên bản, )

29 Luật Hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính tổ chức - điều hành

Trang 5

Nhận định sai Quan hệ hành chính không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tổ chức - điều hành tíchcực mà còn có còn xử lý, kỉ luật.

VD: Trong trường hợp phải bảo vệ pháp luật thì phải xử phạt vi phạm hành chính (tiêu cực)

30 Luật Hành chính điều chỉnh quan hệ tổ chức nhân sự trong tất cả các cơ quan nhà nước

Nhận định sai Không phải tất các CQNN đều do luật hành chính điều chỉnh quan hệ tổ chức nhân sự, có thểđược quy định bởi Hiến pháp

31 Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

Sai vì luật hành chính cũng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình của các doanh nghiệp nhưnhà nước quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, nộp thuế,

32 Phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” của ngành luật hành chính chỉ được sử dụng trong trường hợp pháp luật có quy định.

Đúng vì phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” của ngành luật hành chính chỉ được sử dụng trongtrường hợp pháp luật có quy định cụ thể là trong chế định hợp đồng hành chính

33 Có thể sử dụng chỉ phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thỏa thuận” đề điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà nước độc lập.

Sai vì ngoài phương pháp điều chỉnh “bình đẳng thỏa thuận”, còn có thể sử dụng phương pháp “quyền uy phục tùng” để điều chỉnh một quan hệ hành chính nhà nước độc lập Vì quan hệ xã hội mà Luật Hành Chínhđiều chỉnh là quan hệ chấp hành – điều hành với đặc trưng là sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham giaquan hệ

-34 Luật Hành chính được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành luật Dân sự.

Đúng, Luật Hành chính được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành luật Dân sự Luật hànhchính và Luật dân sự có mối quan hệ rất chặt chẽ, bởi trong nhiều trường hợp mặc dù là ngành luật công nhưngLuật hành chính vẫn điều chỉnh các quan hệ về tài sản như Luật dân sự ví dụ như việc đăng kí bản quyền khithực hiện quyền tác giả

35 Luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước.

Đúng, luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước Vì đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính lànhững quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật của ngành LuậtHành Chính điều chỉnh

36 Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội có tính ổn định cao.

Sai, vì đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội có tính tương đối ổn định, thườngxuyên thay đổi Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không phải lúc nào cũng là những quan hệ xã hộimang tính không bình đẳng, vẫn có những quan hệ mang tính bình đẳng dù không phải là chủ yếu và sự bìnhđẳng ấy chỉ mang tính tương đối

37 Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

Sai vì không phải quan hệ quản lý nào cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính chỉ có những quan hệ

xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hành Chínhđiều chỉnh mới được xem là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính

38 Mọi quan hệ xã hội có cơ quan hành chính nhà nước tham gia đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

Đúng, mọi quan hệ xã hội có cơ quan hành chính nhà nước tham gia đều là đối tượng điều chỉnh của Luật hànhchính Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý

Trang 6

nhà nước được các quy phạm pháp luật của ngành Luật Hành Chính điều chỉnh.

39 Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều là quan hệ quản lý nhà nước.

Sai vì không chỉ quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước mới được xem là quan hệ quản lýnhà nước Ngoài ra còn có các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhànước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước không có chức năng quản lý nhà nướcnhưng thực hiện những hoạt động quản lý nhà nước nhất định và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trìnhcác tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước nhất định thì đềuđược coi là quan hệ quản lý nhà nước

40 Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính chỉ bao gồm những quan hệ xã hội phát sinh trong quản

lý ngành, lĩnh vực cụ thể.

Đúng, quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạntrong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Có 9 lĩnh vực: Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nướcthẩm quyền chung cấp trên với cơquan hành chính nhà nước thẩm quyền cấp dưới Quan hệ quản lý giữa cơquan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cùngcấp Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cấp trên với cơ quan hành chínhnhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước có thẩmquyền riêng cùng cấp Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc.Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị cơ sở trực thuộc trungương đóng tại địa phương Quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị, chínhtrị - xã hội Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.Quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không có quốctịch

41 Luật hành chính phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành 3 nhóm.

Sai, luật hành chính không phân chia đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính là nhữngquan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật của ngành Luật HànhChính điều chỉnh

42 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành Chính mang tính bất bình đẳng là hoàn toàn do ý chí Nhà nước quyết định.

Sai vì phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính mang tính chấp hành - điều hành mới hoàn toàn do ý chíNhà nước quyết định chứ không phải là tính bất bình đẳng

43 Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Sai, không phải tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước Quản lýhành chính nhà nước được thực hiện bởi: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan hành chính nhànước trung ương, các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương

44 Luật hành chính là một ngành độc lập tương đối trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đúng, luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạmpháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếucác quan hệ - xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước

45 Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính với nhau.

Sai vì luật hành chính không chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính vớinhau, mà còn giữa cơ quan hành chính với các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức

Trang 7

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan nhà nước không có chức năng quản lý nhà nước nhưng thựchiện những hoạt động quản lý nhà nước nhất định và các tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền thựchiện các hoạt động quản lý nhà nước nhất định.

46 Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính chỉ là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.

Sai vì phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính không chỉ có phương pháp mệnh lệnh (phương phápquyền uy - phục tùng) mà còn có phương pháp thỏa thuận

47 Luật hành chính và luật hình sự không có liên quan gì nhau.

Sai, luật hành chính và luật hình sự đều điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật và cách xử lý đối với nhữnghành vi này, chỉ khác trong luật hình sự, tội phạm là loại vi phạm pháp luật có mức độ và tính chất nguy hiểmcho xã hội cao hơn so với luật hành chính Cả luật hành chính và luật hình sự có sự tương quan ở nhiệm vụ đảmbảo trật tự nhà nước

48 Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành.

Sai vì đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơquan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành mà còn trong hoạt động hành chính nội bộ, các tổchức hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền

49 Luật Hành chính Việt Nam không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành chính và người nước ngoài

mà do luật quốc tế điều chỉnh.

Sai, vì trong các quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính có lĩnh vực:quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch

và có hình thức xử phạt đối với người nước ngoài

50 Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam.

Sai vì bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Bầu cử ĐBQH,ĐBHĐND năm 2015 chứ không phải là của Luật Hành chính Việt Nam

Sai Quan hệ dân sự

3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H ban hành quyết định kỷ luật công chức C làm việc tại văn phòng

Ủy ban nhân dân quận.

Đúng Nhóm II

Trang 8

Chủ thể: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H

4 Lực lượng thanh niên xung phong tham gia điều tiết giao thông.

Đúng Nhóm IV

Chủ thể: Lực lượng thanh niên xung phong

5 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường PNL tiến hành đăng ký kết hôn cho anh A và chị B.

Đúng Nhóm I (9)

Chủ thể: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường PNL

6 Lực lượng kiểm lâm xử phạt người khai thác gỗ trái phép

Nhóm IV- Lực lượng kiểm lâm

7 Tòa án nhân dân TP H tổ chức tuyển dụng công chức ngạch Thư ký Tòa án.

Nhóm II- TAND TP H

8 Chủ nhiệm VPCP khen thưởng cho ông A công tác tại Văn phòng Chính phủ

Nhóm II-Chủ nhiệm VP CP

9 Lực lượng bảo vệ dân phố tham gia giữ hiện trường một vụ TNGT

Nhóm IV- LL bảo vệ dân phố

10 Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc kỷ luật công chức công tác tại Ủy ban dân tộc

Nhóm II- Chủ nhiệm UB dân tộc

b

- Trong quan hệ xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì chủ thể quản lý là Đoàn kiểm tra liên ngành của Cục Quản lý

Dược, đối tượng bị quản lý là Công ty TNHH Oripharm

- Trong quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước nhất định thì chủ thể quản lý là Phó Cục trưởng Cục quản lý dược Nguyễn

Tấn Đạt, đối tượng bị quản lý là Công ty TNHH Oripharm

Chương 2: QPPL HC, Nguồn của LHC VN

A Nhận định(gv giải)

1 Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 được Chính phủ ban hành ngày 26/02/2021 là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

Trang 9

Sai Vì Chính phủ không ban hành Nghị quyết văn bản mà chỉ ban hành Nghị định

2 Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó xác định: “Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng

15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc ” Chỉ thị nói trên là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

Sai Vì chỉ thị của TTCP không phải là VBQPPLHC mà là VB cá biệt hoặc chủ đạo

3 Quy định số 80-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/8/2022 quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là nguồn của Luật Hành chính.

Sai Vì văn bản của Đảng không phải nguồn của Luật Hành chính vì Đảng là tổ chức chính trị không phải cơquan nhà nước

4 Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.

Sai Vì ngoài các cơ quan hành chính nhà nước còn có những cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng quy phạmpháp luật hành chính

5 Ngày 15/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 839/QĐ-TTg về việc giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan Quyết định nói trên được xác định là nguồn của Luật Hành chính.

Sai Vì trường hợp này Quyết định của TTCP thuộc quyết định cá biệt nên ko phải là VBQPPLHC Quyết địnhcủa bà Đào Hồng Loan là cá biệt ->không phải là nguồn của LHC

6 Người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam không có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính.

Sai Vì Chánh án vẫn có quyền ban hành thông tư

7 Văn bản được thừa nhận là nguồn của Luật Hành chính khi chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính.

Đúng Vì nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, cóhiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhànước

8 Bà Nguyễn Thị A tổ chức tiệc tất niên tại nhà, các thành viên tham gia vừa ăn uống vừa hát karaoke đến 24h đêm, gây ồn ào cả khu phố Đây là hành vi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trái pháp luật.

Sai Vì hành vi của bà A là hành vi không chấp hành không phải là hành vi áp dụng Cơ quan nhà nước và người

có thẩm quyền mới có quyền áp dụng pháp luật

9 Bộ luật hình sự là nguồn của Luật Hành chính Việt Nam.

Sai Vì Bộ Luật hình sự không chứa QPPLHC

10.Quyết định của Thủ tướng CP luôn là nguồn của LHC.

Sai Chỉ có quyết định mang tính quy phạm mới được coi là nguồn

11 Quyết định do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành không là nguồn của LHC.

Sai Tổng Kiểm toán NN có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế,huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác do mình ban hành Từ đó, quyết định củaTổng Kiểm toán NN ban hành là nguồn của LHC

Trang 10

12.Các Nghị quyết của ĐCS VN không thể là nguồn của LHC.

Đúng Nguồn của LHC chứa đựng các văn bản có chứa QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN, phải do CQHCNNban hành mà ĐCS VN không phải là CQHCNN nên những văn bản do ĐCS VN ban hành không thể là nguồncủa LHC

13.Chỉ văn bản quy phạm PL HC do CQHC NN ban hành mới là nguồn của LHC.

Nhận định sai Văn bản QPPLHC chủ yếu do CQHCNN ban hành, ngoài ra còn có thể được ban hành bởi QHUBTVQH

14.Mọi VBQPPL đều là nguồn của LHC.

Nhận định sai Ngoài VBQPPL còn có Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định, pháp lệnh

15.VBQPPL HC chỉ chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ của chủ thể có thẩm quyền.

Nhận định sai Ngoài quyết định bãi bỏ của chủ thể, VBQPPL hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong vănbản hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng VBQPPL mới do CQNN ban hành văn bản đó

16.VBQPPL HC là những quy tắc hành vi có tính khuôn mẫu mang tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan NN, tổ chức và cá nhân.

Nhận định Đúng VBQPPL HC là những quy tắc hành vi có tính khuôn mẫu mang tính bắt buộc thi hành đốivới CQNN, tổ chức, cá nhân cụ thể

Như ví dụ: Mệnh lệnh phạt tiền trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A

17.QPPLHC được NN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng biện pháp duy nhất là HC.

Nhận định sai QPPLHC được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện có nhiều biện pháp: thuyết phục, hànhchính, cưỡng chế,…

18.Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VB QPHC được xác định ngay trong chính văn bản đó.

Nhận định sai Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL ngoài được xác định ngay trong chínhvăn bản đó; còn có thể được sử đổi, bổ sung, thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã banhành văn bản đó; bị bãi bỏ bằng một văn bản khác của CQNN có thẩm quyền Chỉ bắt buộc thời điểm phát sinh,thời điểm chấm dứt có thể có hoặc không

19.QPPLHC chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.

Nhận định đúng Bởi vì QPPLHC là quy tắc xử sự chung, được NN ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong QLNN và được NN bảo đảm thực hiện QPPLHC không điều chỉnh các QHXH khác

20.Do đặc trưng về tính mệnh lệnh – phục tùng trong quan hệ pháp luật hành chính nên quy phạm pháp luật hành chính luôn là những quy phạm mang tính bắt buộc.

Nhận định sai Do quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh là quan hệ chấp hành – điều hành với đặc trưng

là bất bình đẳng trong phương pháp phục tùng ngoài ra còn có yếu tố bình đẳng trong phương pháp thỏa thuậnnhưng sự thoả thuận ấy chỉ tương đối

21 Án lệ số 63/2073/AL về xem xét quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện được Hội đồng thẩm phán tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 2 năm 2023 và được công

bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24/2/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là nguồn của Luật Hành chính.

Đúng Lý thuyết, án lệ hc là nguồn của LHC (ít sài)

22 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐTĐHL ngày 07/12/2020 của Hội đồng trường là nguồn của Luật Hành chính

Trang 11

Sai Đây là VB nội bộ do đơn vị sự nghiệp ban hành nên không thể

23 Quyết định số 01/QĐ-TANDTC ngày 02/01/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân là văn bản quy phạm pháp luật hành chính

Sai Chánh án yêu cầu thông tư mới là nguồn

24 Chỉ các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính mới được thừa nhận là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

Sai Văn bản quy phạm là nguồn cơ bản chứ không phải duy nhất (VBQPPL, án lệ,…)

25 Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn dẫn đến áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.

Sai Chấp hành dưới dạng hành động không dẫn đến áp dụng, chỉ khi nào chấp hành dưới dạng ko hành độngmới dẫn đến áp dụng

26 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính chỉ có thể phát sinh hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm được ký ban hành hoặc thông qua.

Sai Chỉ trong trường hợp thông thường Khẩn cấp thì có hiệu lực trong ngày ký

27 Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lý giản tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể

Sai Nó là SKPL trực tiếp không phải gián tiếp

28 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính có thể ngưng hiệu lực thi hành khi bị đình chỉ việc thi hành

Đúng Hậu quả của đình chỉ là ngưng hiệu lực

29 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính bị ngưng hiệu lực thi hành thì có thể chấm dứt hiệu lực thi hành.

Sai Ngưng hiệu lực thì xảy ra 2 th: có thể tiếp tục hoặc chấm dứt

30 Văn bản quy phạm pháp luật hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thể có liệu lực kể từ ngày ký ban hành

Sai Văn bản cá biệt thì được, VB thường không được

Trang 12

2 Điều kiện để người nước ngoài tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính chỉ cần có năng lực pháp luật hành chính.

- Nhận định sai Ngoài năng lực pháp luật hành chính thì còn cần có năng lực chủ thể, năng lực hành vi hànhchính

3 Quyền của chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính luôn là khả năng tự mình thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền của mình.

- Nhận định sai Quyền của chủ thể trong qhplhc là khả năng sử xự theo những gì pháp luật cho phép Có thểyêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ quyền hợp pháp của mình Quyền tự mình, yêu cầuphía bên kia và yêu cầu cơ quan nhà nước

4 Quốc hội bầu Chánh án Tòa án dân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước làm phát sinh quan

hệ pháp luật hành chính.

- Nhận định sai Quốc hội bầu Chánh án Tòa án dân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước không làmphát sinh quan hệ hành chính, thuộc bên HP điều chỉnh

5 Hành vi gửi đơn khiếu nại của công dân là sự biến trong quan hệ pháp luật hành chính.

- Nhận định sai Hành vi nằm trong ý chí con người và chịu hậu quả pháp lý, còn sự biến không phụ thuộc ýchí con người Đây là hành vi chứ không phải sự biến

6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch là quan hệ pháp luật hành chính dọc.

- Nhận định sai Mối quan hệ trên là mối quan hệ hành chính ngang, phối hợp với nhau để ban hành

(Dọc: các cơ quan có liên hệ với nhau về mặt tổ chức.)

7 UBND quận A luôn là chủ thể bắt buộc khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

- Nhận định sai UBND quận A có thể là chủ thể thường hoặc chủ thể bắt buộc tùy vào hoàn cảnh, nhữngtrường hợp cụ thể khác nhau trừ Chính phủ do có vai trò cơ quan hành chính cao nhất Có thể trong quan hệpháp luật hành chính này là “chủ thể bắt buộc” nhưng trong quan hệ pháp luật khác lại là “chủ thể thường”

- Vd: Mqh giữa UBND tp với UBND quận A thì UBND tp là chủ thể bắt buộc còn UBND quận A là cấp dướinên là chủ thể thường

8 Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

- Sai Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn là chủ thể nhưng không thể tham gia quan hệ pháp luậthành chính mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật

9 Ông A – Chủ tịch UBND xã TH ủng hộ 1 triệu đồng cho tổ chức thiện nguyện trên địa bàn nhằm cứu trợ cho đồng bào miền trung bị thiệt hại trong trận lũ lụt Đây là quan hệ pháp luật hành chính.

- Nhận định sai Quan hệ pháp luật hành chính là các quan hệ phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước,điều chỉnh bởi các QPPLHC Trong trường hợp này là quan hệ pháp luật dân sự, không phải là đối tượng điềuchỉnh của plhc

10 Anh John (có quốc tịch Mỹ) du lịch tại VN trong 30 ngày Anh John không thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam vì là người nước ngoài, không cư trú tại Việt Nam.

- Nhận định sai Người nước ngoài vẫn có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính dù tạm trú Vẫn đượchưởng các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính- chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội do pháp luật VN quyđịnh Tuy nhiên không được tham gia tuyển dụng công chức

Trang 13

11 Quan hệ phát sinh trong hoạt động nội bộ của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đều là quan hệ hành chính.

- Sai, không phải quan hệ phát sinh trong hoạt động nội bộ của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội đều là quan hệ hành chính, đôi khi còn có quan hệ dân sự Quan hệ pháp luật hànhchính là QHXH phát sinh trong hoạt động QLNN giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theoquy định của PLHC Và tổ chức chính trị không thuộc CQNN

12 Tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính phải có tư cách pháp nhân.

- Sai, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân mà cầnphải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia bao gồm năng lực pháp luậthành chính và năng lực hành vi hành chính

- VD: Một doanh nghiệp tư nhân (không phải là pháp nhân: không có tài sản riêng, chịu trách nhiệm vô hạn),quên nộp báo cáo thuế, cơ quan có thẩm quyền có quyền xử phạt doanh nghiệp theo quy định

13 Trong quan hệ hành chính, chủ thể là cá nhân phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

- Sai Có những quan hệ không cần phải đủ 14 tuổi trở lên

- VD: Khoản 1 Điều 90 Luật xử lý vphc

14 Trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ gồm trách nhiệm đối với Nhà nước.

- Đúng, vì trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm trước Nhà nước Cánhân, tổ chức vi phạm hành chính xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụngchế tài đối với các chủ thể đó Do vậy, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước nhà nước (ví

dụ cảnh sát giao thông nhân danh văn bản nhà nước để xử phạt)

15 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh luôn là chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính.

- Sai, vì chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cơ quannhà nước, cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước, cán bộ, công chức chứ không phải chỉ

có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới được xem là chủ thể bắt buộc Và UBND không chỉ là chủ thể bắt buộc màcòn là chủ thể thường

- VD: Mqh giữa UBND tp với UBND quận A thì UBND TP là chủ thể bắt buộc còn UBND tình A là cấpdưới nên là chủ thể thường

16 Người nước ngoài luôn là chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính.

- Sai vì có trường hợp người nước ngoài là chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính ví dụ như chủtàu, máy bay được trao quyền chứ không phải luôn là chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính

17 Công dân không thể đơn phương làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.

- Sai, trong quan hệ pháp luật hành chính công dân có thể đơn phương làm phát sinh quan hệ pháp luật hànhchính như việc gửi đơn khiếu nại, đơn kết hôn QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu, đề nghị của bất cứ bênnào mà ko cần có sự đồng ý của phía bên kia VD: CSGT phát hiện vi phạm có thể xử phạt (Bên chủ bắt buộc),Công dân có thể khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền (Bên chủ thể thường)

18 Tổ chức Đảng không thể là chủ thể quản lý trong quan hệ pháp luật hành chính.

- Sai VD: Điểm đ Khoản 1 Điều 39 Luật cán bộ, công chức

19 Sở X ký hợp đồng lao động với chị K thời hạn 2 năm cho công việc văn thư lưu trữ Đây không phải

là quan hệ pháp luật hành chính

Trang 14

- Đúng, đây không phải là quan hệ pháp luật hành chính mà là quan hệ lao động (hợp đồng lao động có thờihạn) Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước giữa các chủthể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

1 Chỉ cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý.

Đúng Cơ quan HCNN là một loại CQ trong bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng qli NN.Được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, tạo thành một chỉnh thể thống nhất có tính thứbậc, có mối quan hệ lãnh đạo và phụ thuộc nhau về tổ chức, hoạt động và cơ chế phối hợp

2 Chỉ cơ quan có chức năng quản lý mới là cơ quan hành chính nhà nước.

Sai Không phải cơ quan nào có chức năng quản lý cũng đều là cơ quan hành chính nhà nước Vd: sở, phòng cơquan UBND có hành chính nhưng không thuộc quản lý nhà nước Hoạt động phần lớn các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước

3 Sở du lịch là cơ quan chuyên môn được thành lập ở tất cả đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Sai Vì theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định về Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địaphương: “Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch

Sở Du lịch được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

a) Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi

danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội (có khu du lịch quốc gia, điểm du lịchquốc gia hoặc đô thị du lịch, điểm tham quan, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, nổi bật);

b) Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và có giá trị kinh tế từ du lịch đóng góp vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của địa phương với

tỷ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.”

4 Sở nội vụ là cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù của từng địa phương.

Sai Vì theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định Sở Nội vụ là cơ quan chuyên mônđược thành lập theo sự thống nhất của từng địa phương

5 Thủ tướng chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu cơ quan thuộc chính phủ.

Sai Vì theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về Người đứng đầu và cấp phó của ngườiđứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ: “Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ bổnhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ trước Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và trước pháp luật.”

Vậy Thủ tướng Chính phủ không có quyền bãi nhiệm người đứng đầu cơ quan thuộc chính phủ

6 Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Sai Vì theo khoản 3 Điều 6 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định về Người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu sở: “Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu

và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc

Trang 15

sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.” Vậy Bộtrưởng Bộ Y tế không có quyền cách chức Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

7 Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là thanh tra tỉnh

Sai Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là thanh tra chuyên về ngành giáo dục

8 Chỉ cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nên các cơ quan nhà nước khác không được thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

Sai vì cơ quan nhà nước cũng thực hiện hoạt động quản lý nhà nước Ví dụ như Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiệnchức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước

9 Phòng không chỉ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đúng Vì ngoài là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Phòng còn là cơ quan chuyênmôn thuộc sở và phòng thuộc chi cục thuộc sở

10 Bộ trưởng không chỉ là người đứng đầu một Bộ.

Đúng

Với tư cách là thành viên của CP => Bộ trưởng cùng với tập thể Chính phủ chịu trách nhiệm liên đới trướcQuốc hội về hiệu quả hoạt động của Chính phủ (Đ33, 37 Luật TCCP 2015)

Với tư cách là người đứng đầu Bộ, CQNB => Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân (Đ34, 37 Luật TCCP 2015)

11 Cơ cấu tổ chức của CP bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc CP.

Nhận định sai Theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, cơ cấu tổ chức CP gồm các Bộ và cơ quanngang Bộ, không có cơ quan thuộc CP

12 Thành viên của CP bao gồm Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP, các Bộ trưởng và các Thứ trưởng.

Nhận định sai Theo Điều 2 Luật Tổ chức CP 2015, thành viên của CP gồm Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng

CP, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, không có Thứ trưởng

13 Hội đồng dân tộc và Uỷ ban dân tộc đều là cơ quan hành chính nhà nước.

Nhận định sai Chỉ có Uỷ ban dân tộc là CQHCNN vì thuộc cơ quan ngang Bộ, còn Hội đồng dân tộc khôngphải CQHC NN

14 Bộ chính trị không phải là cơ quan hành chính nhà nước.

16 Tất cả CQHCNN đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo.

Nhận định sai CQHCNN hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và hoạt động theo chế

độ thủ trưởng

17 Chủ tịch UBND cấp tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhận định sai Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền ban hành các Quyết định, Thông tư, các hướng dẫn

18 Phó Giám đốc Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm.

Trang 16

Nhận định sai Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.

19 Phòng Quản lý đô thị được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện.

Nhận định sai vì theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 37/2014/NĐ-CP, thì Phòng Quản lý đô thị chỉ đượcthành lập ở đơn vị hành chính cấp quận, và ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứ phòng quản lý đô thị khôngđược thành lập ở các đơn vị hành chính cấp huyện

20.Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý NN về công tác CB,CC,VC ở địa phương.

Nhận định sai Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý NN vềcông tác CB, CC, VC ở địa phương

1 Con của người nhiễm chất độc màu da cam được cộng điểm khi thi tuyển công chức

- Nhận định sai Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định: “Người dân tộc thiểu số,

sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt

sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt độngcách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt độngkháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng

20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển”

Phải đủ điều kiện là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mới được cộng điểmkhi thi tuyển công chức

2 Thời gian một nhiệm kỳ công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nhiều hơn 5 năm.

- Nhận định đúng Có thể kéo dài nhiệm kỳ đến độ tuổi nghỉ hưu Khoản 2 Điều 49 Nghị định

- Nhận định đúng Theo Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định:

“ Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sauđây:

1 Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

2 Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

3 Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

4 Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trongmột năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

Trang 17

5 Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luậtliên quan đến công chức.”

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

“2 Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc:

a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảohiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quyđịnh của pháp luật;”

Do đó công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là nghiện

ma túy

4 Công chức không có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.

Nhận định đúng Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức năm 2008(sđ, bs năm 2019) quy định:

“Điều 9 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

5. Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thìphải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành,đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về quyết định của mình.”

5 Công chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp.

- Nhận định sai Công chức không được góp vốn thành lập doanh nghiệp.Điều 20 Luật Cán bộ, công chứcnăm 2008 quy định: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ,công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tạiLuật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định củapháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

6 Người dự tuyển công chức được xem xét miễn thi môn tin học văn phòng khi có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên

- Nhận định đúng Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định: “d) Miễn phần thi tin họcđối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, côngnghệ thông tin;”

8.Ông A là Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 1.3 2021 ông A hết nhiệm kỳ (5 năm), nhưng ngày 1.10.2022 là thời điểm ông A đến tuổi nghỉ hưu thì có thể kéo dài nhiệm kỳ đến thời điểm ông A nghỉ hưu.

- Nhận định đúng Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 49 Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý

2 Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 nămcông tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.”Ông A còn dưới 5 năm công tác nên được kéo dài nhiệm kỳ đến thời điểm ông A nghỉ hưu

10.Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển.

- Sai, theo khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Trường hợp có từ 02 người trở lên

có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng thì người có điểm bài thi vòng 2 môn nghiệp vụ chuyên

Trang 18

ngành cao hơn là người trúng tuyển chứ không phải là bài thi viết.

12 Công chức là người không có chức vụ.

- Sai vì theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sđ,bs 2019): “Công chức là công dân Việt Nam,được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhândân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộcCông an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị

sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” nên công chức là người có chức vụ

13 Mọi công chức đều phải thực hiện chế độ tập sự.

- Sai vì theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/ NĐ - CP “ Không thực hiện chế độ tập sự đối với cáctrường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xãhội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đãđảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằnghoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2Điều này Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụngcông chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạchcông chức trước khi bổ nhiệm”, nên trong một số trường hợp công chức không cần phải thực hiện chế độ tập sự

14 Người được kết án mà chưa được xóa án tích thì không được dự tuyển công chức.

- Đúng, theo điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sđ,bs 2019) quy định: “Đang bị truy cứutrách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưađược xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục” nênngười được kết án mà chưa được xóa án tích thì không được dự tuyển công chức

17.Hoạt động của CBCC khi thi hành nhiệm vụ là công vụ.

Đúng điều 2 luật CBCC: “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.”

18 Nền công vụ VN là nền công vụ theo vị trí việc làm.

Sai.nền công vụ VN là nền công vụ theo chức nghiệp, không phải theo vị trí việc làm Trong hệ thống công vụcủa Việt Nam, công chức được phân loại theo ngạch, bậc Công chức hành chính thăng tiến nghề nghiệp theocác ngạch từ chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp

19.Khác với công chức, cán bộ được bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh.

Đúng theo khoản 1, điều 4 Luật CBCC: 1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

20 CB, CC không được làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Đúng, chỉ có viên chức mới làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

21 CB, CC có thể bị điều động, luân chuyển, biệt phái trong quá trình thực hiện công vụ.

Sai Cán bộ không có biệt phái

Trang 19

22 Công chức không được kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào.

Sai

Căn cứ Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chứckhông được làm liên quan đến đạo đức công vụ như sau:

“Điều 18 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4.Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình

thức.”

“Điều 19 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là

05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.”

“Điều 20 Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của

cơ quan có thẩm quyền.”

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định cán bộ công chức và viênchức không được làm những việc sau:

“Điều 20 Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

Trang 20

đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

- Bởi vì, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do ĐCS

VN lãnh đạo Căn cứ khoản 2 Điều 4 LCB, CC thì công chức có làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện

B Trắc nghiệm (Tham khảo)

1 Chủ tịch QH, phó Chủ tịch QH, Đại biểu QH (chuyên trách): CB

* Đại biểu QH kiêm nhiệm thì không phải

2 Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước: CB

Chủ nhiệm VP CTN, Phó chủ nhiệm VP CTN: CC

3 Bộ trưởng: CB

Còn lại: CC

4 Bí thư trung ương Đảng, các Ủy viên Bộ Chính trị: CB

5 Thẩm phán TAND các cấp, Kiểm Sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp: CC

6 Hiệu trưởng trường, Trương phòng Đào tạo Đại học công lập thuộc Bộ: VC

7 Chủ tịch UBND các cấp, ủy viên UBND các cấp: CB

8 Trường ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nam, Tây nguyên: CB

9 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp nhà nước: Không phải CB, CC,

VC nhưng được áp dụng quy chế pháp lý của CC

10 Bác sĩ bệnh viện công lập, Phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên đài truyền hình Việt Nam: VC

BT3:

Trang 21

a Tiếp nhận với điều kiện là thời gian làm việc bằng tối thiểu 5 năm trở lên

b Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền ban hành và điều động

CSPL: NĐ 138/2020 – Thẩm quyền điều động

- Văn bản sử dụng hình thức bổ nhiệm do CC quản lý

Chương 7 (2):Trách nhiệm kỷ luật CB, CC

A Nhận định (Tham khảo)

1 Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người.

Nhận định đúng Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định đối với công chức giữ chức vụlãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên

2 Ông A là chuyên viên thuộc UBND huyện X A thực hiện 3 hành vi vi phạm kỷ luật và các hành vi bị

xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ nhất: cảnh cáo, hành vi thứ 2: hạ bậc lương, hành vi thứ 3; hạ bậc lương Hình thức kỷ luật cuối cùng đối với ông A là: buộc thôi việc

Nhận định sai Khoản 2 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 2: Nguyên tắc xử lý kỷ luật

2 Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật Trong cùng một thời điểm xem xét xử

lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi

vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi viphạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêngtừng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luậtkhác nhau.”

3 Thư ký hội đồng kỷ luật công chức có thể là bất kỳ công chức nào trong cơ quan, đơn vị

Nhận định sai Theo điểm đ khoản 1, 2 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: “đ) 01 Ủy viên kiêm Thư

ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơquan được phân cấp quản lý công chức

4 Công chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân.

Đúng, theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống” là khiếu kiện thuộc thẩmquyền của Tòa án nhân dân

5 Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị áp dụng các hình thức kỷ luật như công chức cấp huyện trở lên.

Đúng theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: “Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtCán bộ, công chức và Luật Viên chức và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, côngchức (sau đây gọi chung là công chức)” Do đó, công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị áp dụng các hình thức kỷluật như công chức cấp huyện trở lên

6 Thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo là thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức.

Sai vì theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/ NĐ-CP: “Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạmgiữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừtrường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền”, việc chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo không nằmtrong các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật nên thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo là đã xemxét xử lý kỷ luật với công chức

7 Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật công chức.

Sai vì theo khoản 1 Điều 80 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sđ,bs 2019) quy định: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là

Trang 22

thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xemxét xử lý kỷ luật” và khoản 3 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sđ,bs 2019) ghi rằng: “Trường hợp cá nhân

đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyếtđịnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật;trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửiquyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật”, nên thời hạn ra quyếtđịnh xử lý kỷ luật có thể nằm trong hay nằm ngoài thời hiệu xử lý kỷ luật công chức

8 Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức luôn là người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Sai, theo Điều 24 Nghị định 112/2020/ NĐ - CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức chính là người

có thẩm quyền bổ nhiệm công chức ấy chứ không phải là người đứng đầu cơ quan đơn vị mà công chức đó đangcông tác,

9 Hội đồng kỷ luật công chức có thể không cần thành lập.

Đúng Theo khoản 3 điều 27 nghị định 112/2020/NĐ-CP: “3 Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.

b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.

Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.” Với những trường hợp đã được nêu ra thì không cần thành lập Hội đồng kỷ luật.

10 Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý đặc thù áp dụng với CB, CC.

Sai Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lú đặc thù áp dụng với CB, CC và cả viên chức

11 Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với công chức bị xử lý kỷ luật.

Sai khoản 3 điều 58 Luật CBCC: “3 Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau: a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.” Chuyển công tác khác không phải là hậu quả của công chức bị kỷ luật mà là hậu quả của

việc đánh giá CC

12 CB, CC đã nghỉ hưu hoặc thôi việc sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Sai khoản 5 điều 84 Luật CBCC: “5 Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc

xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác

Trang 23

trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.” Như vậy, CB, CC đã nghỉ hưu hoặc thôi việc vẫn có thể bị xử lý kỷ

luật tùy vào mức độ vi phạm

13 Quyết định kỷ luật CBCC là VBQPPL.

Sai quyết định kỷ luật CBCC không phải là VBQPPL mà là VB áp dụng PL

14 Chủ tịch Hội đồng kỷ luật CBCC đồng thời là người ra quyết định kỷ luật.

Sai điểm a, khoản 1, điều 28 NĐ 112/2020/NĐ-CP: “1 Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức” Vì vậy không chỉ có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là người ra quyết định

kỷ luật mà còn có cấp phó người đứng đầu cơ quan

15 Mọi quyết định kỷ luật CBCC đều phải bằng văn bản.

Đúng khoản 1 điều 30 NĐ 112/2020/NĐ-CP: “1 Trình tự ra quyết định kỷ luật

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử

lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền

xử lý kỷ luật.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm….”.

16 Thời hiệu xử lý kỷ luật CBCC phải bao gồm thời hạn xử lý kỷ luật.

Sai điều 80 Luật CBCC 2019

17 Hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu, hết thời hạn xử lý kỷ luật CBCC là như nhau.

Sai Người có thẩm quyền để quá thời hạn không xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm

18 Quy trình xử lý kỷ luật CBCC là một phần của thủ tục xử lý kỷ luật CBCC.

Đúng Nghị định 63/2010, thủ tục hành chính = quy trình + hồ sơ, giấy tờ

19 Vi phạm hành chính có thể là một căn cứ xử lý kỷ luật CBCC.

Đúng, điều 6 nghị định 112/2020

20 Chỉ khi phạm tội nghiêm trọng CBCC mới bị xử lý kỷ luật.

Sai theo khoản 2, điều 6, nghị định 112/2020, khi phạm tội gây hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì đều bị xử lý kỷ luật chứ không phải chỉ phạm tội nghiêm trọng thìCBCC mới bị xử lý kỷ luật

21 CC phạm tội tham nhũng bị tòa án phạt tù cho hưởng án treo thì không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

Sai k7, đ10 nghị định 34/2011: “ Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý” và k3, đ79 Luật CBCC: “Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”

Trang 24

22 CB, CC bị tòa án phạt tù thì đương nhiên thôi giữ chức vụ mà không cần ban hành quyết định.

Sai đ25, nghị định 112/2020: “Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:

1 Tổ chức họp kiểm điểm;

2 Thành lập Hội đồng kỷ luật;

3 Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

23 Không được xử lý kỷ luật công chức khi hành vi đã bị xử lý hình sự.

Đúng Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định Nguyên tắc xử lý kỷ luật: “Không

áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý

kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hìnhsự.” thì không được xử lý kỷ luật công chức khi hành vi đã bị xử lý kỷ luật

24 Quyết định xử lý kỷ luật sai về hình thức kỷ luật thì người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý

kỷ luật sẽ ban hành quyết định sửa quyết định xử lý kỷ luật đó.

Sai Quyết định xử lý kỷ luật sai về hình thức kỷ luật thì người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật

sẽ ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đó

25 A là chuyên viên công tác tại Chi cục Thuế quận X A thực hiện hành vi “không chấp hành quyết định điều động của người có thẩm quyền” Chủ tịch UBND quận X có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức A.

Đúng Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định Áp dụng hình thức kỷ luật khiểntrách đối với cán bộ, công chức: “Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩmquyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổchức, đơn vị;”

Vậy Chủ tịch UBND quận X có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức A

26 Hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức và viên chức là như nhau.

Sai Vì căn cứ vào khoản 2,3 Điều 7 và Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, không có hình thức xử lý kỷluật hạ bậc lương đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và hình thức xử lý kỷ luật giáng chứcđối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

27 Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã là Chủ tịch UBND cấp xã.

Sai Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định Thành phần Hội đồng kỷ luậtcông chức: “ Đối với công chức cấp xã, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động cấp huyện;

c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷluật;

d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn,nghiệp vụ của công chức cấp xã bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đại diện lãnh đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyệntrong trường hợp công chức vi phạm là Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, đại diện lãnh đạo Công an huyện trongtrường hợp công chức vi phạm là trưởng công an xã (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chínhquy theo quy định của Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018);”

Trang 25

Vậy chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã là Chủ tịch UBND cấp huyện.

28 Công chức cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức tuyển dụng.

Sai Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sđ,bs 2019) thì công chức cấp xã do Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng theo quy định của Chính phủ

29 Trình tự kỷ luật công chức chỉ bao gồm tổ chức họp kiểm điểm và thành lập hội đồng kỷ luật.

Nhận định sai Căn cứ Điều 25 NĐ 112/2020/NĐ-CP trình tự kỷ luật công chức được thực hiện theo các bước:

Tổ chức hợp kiểm điểm, Thành lập Hội đồng kỷ luật, Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật

30 Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng với mọi viên chức.

Nhận định sai Căn cứ Điều 15 NĐ 112/2020/NĐ-CP về việc kỷ luật đối với viên chức như sau: hình thức kỷluật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý, còn viên chức không giữ chức vụ quản lý chỉ bị khiểntrách, cảnh cáo, buộc thôi việc

D Bài tập tình huống (gv giải)

3 Đại diện ban tổ chức Đảng

4 Đại diện Công đoàn UBND tỉnh

5 Đại diện cơ quan tham mưu: Sở nội vụ tỉnh H

BT 2 Bà Nguyễn Thị T (CC không giữ chức vụ qly) , Nghị định 112

Trang 26

a Thời hiệu và thời hạn xlkl

- Thời hiệu xlkl: Theo K4 Đ5 dùng chứng chỉ AV giả để dự thi nâng ngạch không nằm trong nhóm áp dụng thờihiệu

- Thời hạn xử lý kỷ luật: 90 ngày hoặc 150 ngày kể từ ngày con bà T đủ 12 tháng tuổi

* Đang mang thai tháng thứ 4 => chờ con đủ 12 tháng tuổi mới được xlkl => 12 tháng + 5 tháng trong bụng

b Thành phần HĐKL

- Theo Đ28

1 Phó giám đốc sở tài chính (Theo K11 Đ2, anh trai không được có thẩm quyền)

2 Trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng của phòng thuộc sở tài chính nơi bà T làm việc (bà T làm trong 1 bộphận cụ thể)

3 1 UV là đại diện của Đảng ủy sở tài chính

4 1 UV HĐ là đại diện BCH công đoàn của Sở tài chính

5 Đại diện đến từ phòng tổ chức cán bộ của Sở tài chính: Giám đốc sở

c

Căn cứ K3 Đ 59 Luật CBCC, khi mà đang xem xét xử lý kỷ luật và đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thìkhông được thôi việc mà phải đợi được xử lý kỷ luật Vì xin thôi việc thì được hưởng trợ cấp, buộc thôi việc thìkhông được hưởng trợ cấp

BT3 Ông Lê Văn N, là Chủ tịch UBND tỉnh H => là CB

a Có thể xlkl hc đối với ông Lê Văn N vì mọi hành vi vp trong tg công tác của CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu

đề bị xl theo qđ của pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xlkl

CSPL: Khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008

b Hành vi: vppl phòng chống tham nhũng mức độ đặc biệt nghiêm trọng => Áp dụng buộc thôi việc

a Không, vì ông M vppl về bí mật nhà nước ở mức độ nghiêm trọng chứ không phải rất nghiêm trọng và cũng

không có tái phạm nên chỉ bị htkl cảnh cáo

CSPL: Đ.9 và Đ.10 NĐ 112

Ngày đăng: 31/07/2024, 08:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w