Câu 2: Ngồi mục đích giao thơng, theo quy định của pháp luật hè phốđược sử dụng vào mục đích gì , người sử dụng hè phố và cơ quan quản lý nhànước về hè phố có trách nhiệm gì khi sử dụng
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI:
Ngoài mục đích chính là giao thông, hè phố còn
có thể sử dụng vào một số mục đích khác Ở các thành phố lớn nói chung, Hà Nội nói riêng, tình trạng sử hè phố trái qui định xảy ra khá thường xuyên, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt là đối với người đi bộ Việc sử dụng hè phố không đúng qui định liên quan đến trách nhiệm của cả người sử dụng và các
cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
LỚP 4701 – NHÓM 4
Trang 2Hà Nội, tháng 5 năm 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 08/06/2023 Địa điểm: Trường đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 01 Lớp: 4701 Khoa: Pháp luật Hành chính - Nhà nước
Tổng số thành viên của nhóm:
+ Có mặt: 07
+ Vắng mặt: 0 (không tham gia làm việc nhóm)
Nội dung: Đánh giá mức độ tham gia làm việc nhóm của các thành viên
Môn học: Luật hành chính
Đề bài: Ngoài mục đích chính là giao thông, hè phố còn có thể sử dụng vào một
số mục đích khác Ở các thành phố lớn nói chung, Hà Nội nói riêng, tình trạng sử
hè phố trái qui định xảy ra khá thường xuyên, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt là đối với người đi bộ Việc sử dụng hè phố không đúng qui định liên quan đến trách nhiệm của cả người sử dụng và các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm, kết quả như sau:
S
T
T Mã SV Họ và tên
Tiến độ thực hiện
(đúng hạn)
Mức độ hoàn thành quả Kết
xếp loại
SV ký tên
Có Không Không tốt Trung bình Tốt
01 470114 Trần Phương
02 470115 Đồng Minh
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2023
Trưởng nhóm
Trang 3
Bùi Khánh Chi
MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 4
I MỞ ĐẦU 4
II NỘI DUNG 5
1 Câu 1: Xác định thẩm quyền quản lý hè phố tại thành phố Hà Nội, nêu căn
cứ pháp lý .5
2 Câu 2: Ngoài mục đích giao thông, theo quy định của pháp luật hè phố được sử dụng vào mục đích gì , người sử dụng hè phố và cơ quan quản lý nhà nước về hè phố có trách nhiệm gì khi sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông, nêu căn cứ pháp lý? 6
3 Câu 3: Nêu 3 hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng hè phố và phân ích cấu thành của các hành vi vi phạm đó 9
4 Câu 4: Đề xuất các giải pháp bảo đảm quản lí , sử dụng hè phố đúng mục đích 12 III.KẾT LUẬN 14
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4
ĐỀ BÀI
Ngoài mục đích chính là giao thông, hè phố còn có thể sử dụng vào một số mục đích khác Ở các thành phố lớn nói chung, Hà Nội nói riêng, tình trạng sử hè phố trái qui định xảy ra khá thường xuyên, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt là đối với người đi bộ Việc sử dụng hè phố không đúng qui định liên quan đến trách nhiệm của cả người sử dụng và các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
Câu hỏi:
1 Xác định thẩm quyền quản lý hè phố tại thành phố Hà Nội, nếu căn cứ pháp
lý
2 Ngoài mục đích giao thông, theo quy định của pháp luật, hè phố có thể sử dụng những mục đích gì khác, nêu căn cứ pháp lý Người sử dụng hè phố và cơ quan quản lý nhà nước về hè phố và cơ quan quản lí nhà nước về hè phố có trách nhiệm gì khi sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông, nêu căn cứ pháp
lí
3 Nêu 3 hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng hè phố và phân tích cấu thành của các hành vi vi phạm đó
4 Đề xuất các giải pháp bảo đảm quản lý, sử dụng hè phố đúng mục đích
I MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc người dân sử dụng vỉa hè, lòng đường vào mục đích kinh doanh hoặc lấn chiếm cho lợi ích cá nhân thay cho các hoạt động giao thông theo quy định vẫn luôn là tình trạng nhức nhối Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhu cầu kinh doanh cao, hoạt động văn hóa, sinh hoạt phong phú, sôi nổi, tình trạng sử dụng hè phố trái quy định xảy ra khá thường xuyên, gây trở ngại tới tình trạng an toàn giao thông Việc sử dụng hè phố không đúng quy định xuất phát một phần từ
sự thiếu ý thức, trách nhiệm của chủ thể vi phạm đối với tài sản công chung và cả
sự điều chỉnh chưa chặt chẽ, kịp thời, còn thiếu sót của cơ quan quản lý nhà nước
về giao thông Tuy nhiên, cũng có trường hợp các chủ thể sử dụng vỉa hè, lòng đường mà không vi phạm pháp luật Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi đưa ra những cái nhìn kĩ càng hơn về vấn đề này thông qua việc trả lời rõ ràng các câu hỏi
được đặt trong đề bài
Trang 5
II NỘI DUNG
1 Câu 1:
Xác định thẩm quyền quản lý hè phố tại thành phố Hà Nội, nêu căn cứ pháp
lý
1.1 Khái niệm về vỉa hè, lòng đường
Trước hết, vỉa hè hay lối đi bộ là phần đường đi bộ dọc bên cạnh một con đường Thông thường vỉa hè sẽ nhô cao hơn so với phần đường đi tuỳ theo mức độ
và thường được ngăn cách với phần đường bằng lề đường Theo định nghĩa pháp lý
“ Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người
đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.” Chức năng của hè phố vô cùng quan trọng ví dụ như để làm lối đi riêng cho người đi bộ, giúp người đi bộ có thể đi lại an toàn và thuận tiện hay để chứa đựng hạ tầng và tiện ích đô thị
1.2 Khái quát chung về tình trạng hè phố tại địa bàn thành phố Hà Nội
Hình ảnh hè phố, lòng đường luôn được bắt gặp ở những khu đô thị, là một phần của cuộc sống đô thị Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, bày hàng hóa, biển quảng cáo, bàn ghế kinh doanh ăn uống, ảnh hưởng đến lối đi của người
đi bộ đã trở thành vấn đề nhức nhối trong nhiều năm tại thành phố Hà Nội Tình trạng này dẫn đến việc người đi bộ phải đi xuống lòng đường trên phố Tây Sơn, đường Ô Chợ Dừa, phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa); phố Hàng Bún, Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), phố Hàng Mã, Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm) Nhiều vỉa hè khu phố cổ còn bị chiếm trọn, khách du lịch buộc phải đi xuống lòng đường Tình trạng này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là một trong những nguyên nhân gây cản trở, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ
Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì xe máy là phương tiện chủ yếu mà người dân sử dụng nên cần nhiều không gian để có thể dừng, đỗ xe Nhiều tuyến phố, cửa hàng khi xây dựng không tính đến chỗ để xe cho khách hàng, các tuyến đường khu phố cổ, vỉa hè rộng chưa đến 1m nên thiếu chỗ để xe cho chính người dân Thêm vào đó, việc buôn bán ở vỉa hè, lòng đường là hình ảnh quen thuộc và cũng là một thói quen ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân Có thể thấy, tình trạng cơ sở hạ tầng bị tắc nghẽn, thiếu quy hoạch, thiếu sự kết nối đồng bộ giữa những tuyến đường giao thông, vỉa hè và những khu vực xung
quanh, đặc biệt là chế tài pháp luật vẫn chưa đủ sức răn đe nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra vô cùng thường xuyên gây đau đầu đến các cơ quan quản lý đô thị và lực lượng chức năng
Trang 6Việc chiếm dụng, xâm lấn vỉa hè là một trong những nguyên nhân gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng Khi lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh, buôn bán sẽ gây nên tình trạng ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm và ở những tuyến đường chật hẹp Khi khách hàng đỗ xe dưới lòng đường để mua bán dễ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn Nhiều tài xế lái xe không thể quan sát được đèn tín hiệu, biển báo sẽ dễ gây ra va chạm Thêm vào đó còn có hành vi xâm chiếm vỉa
hè làm nơi trông giữ xe dẫn đến việc người đi bộ không còn chỗ đi lại và phải đi xuống dưới lòng đường, nơi mà rất nhiều xe cộ qua lại và chứa đựng nhiều mối nguy hiểm dành cho người đi bộ Thực trạng này không chỉ gây nguy hiểm về an
ninh trật tự mà còn làm mất mỹ quan đô thị
1.3 Thẩm quyền quản lý hè phố tại Hà Nội
Tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm vỉa hè tồn tại đã lâu nên chính quyền cũng
đã đề ra nhiều công văn nhằm hướng dẫn các cấp quản lý vỉa hè và đề ra các
hướng xử lý cũng như các mức phạt cho các hành vi vi phạm Theo Chương 3 quyết định số 20/2008/QĐ-UBND về ban hành quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội thẩm quyền quản lý hè phố thuộc
về các Sở, Ngành Thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn Trước hết, theo Điều 12 Quyết định số 20/2008-UBND,
sở, ngành thành phố Hà Nội có thẩm quyền quản lý hè phố trên địa bàn thành phố
Cụ thể, các đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hè phố Đồng thời, sở, ngành thành phố Hà Nội cũng chịu trách nhiệm về việc phát triển và quản lý hệ thống hè phố trên địa bàn Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý đối với các địa điểm sử dụng hè phố để kinh doanh bán hàng, quảng cáo, tạm đỗ xe và các hoạt động khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội Thêm vào đó cũng cần sự phối hợp với các sở, ngành khác và Công an thành phố Hà Nội để tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng hè phố, xử lý các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không đúng quy định, gây cản trở hoạt động của người đi bộ; điều tiết, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng hè phố theo đúng quy định; tổ chức xử lý chính quyền địa phương hoặc người vi phạm trong trường hợp không chấp hành quy định về hè phố.v.v
2 Câu 2:
Ngoài mục đích giao thông, theo quy định của pháp luật hè phố được sử dụng vào mục đích gì , người sử dụng hè phố và cơ quan quản lý nhà nước về hè phố có trách nhiệm gì khi sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông, nêu căn
cứ pháp lý?
Trang 72.1 Ngoài mục đích giao thông, theo quy định của pháp luật hè phố được
sử dụng vào mục đích gì
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Luật Giao thông đường bộ 2008
Cơ sở lý luận:
Theo điều 36 Luật giao thông 2008 quy định việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông Tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông vẫn được chấp nhận
Theo quy định tại khoản 4 điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ quy định rõ về việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông có nội dung cụ thể như sau:
+ Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
+ Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ
+ Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
+ Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó
+ Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau
+ Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe
Tuy nhiên vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
o Việc các chủ thể sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ không được gây mất trật tự, an toàn giao thông
Trang 8o Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét
o Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời
o Đối với trường hợp các chủ thể thực hiện việc sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, các hộ gia đình
sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi các chủ thể đó sử dụng tạm thời một phần hè phố Pháp luật cũng quy định, đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quy định thủ tục hành chính cụ thể về việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên tại Nghị định
100/2013/NĐ-CP, ta nhận thấy rằng, việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ chỉ ở trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ tiết
2 khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.Nếu như các chủ thể không sử dụng vỉa hè trong các trường hợp được quy định cụ thể như trên thì các chủ thể sẽ không có quyền sử dụng phần đất vỉa hè này không vào mục đích giao thông
2.2 Người sử dụng hè phố và cơ quan quản lý nhà nước về hè phố có trách nhiệm gì khi sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông, nêu căn cứ pháp lý?
Căn cứ pháp lý:
Luật Giao thông đường bộ 2008
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Trách nhiệm người sử dụng hè phố:
Bên cạnh vai trò của hè phố sử dụng hè phố được nêu bên trên, căn cứ khoản khoản 2 điều 35 luật giao thông đường bộ 2008, người sử dụng hè phố phải có trách nhiệm thông báo thông với ủy ban nhân dân phường, xã đối với một số trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 điều 1 nghị định
100/2013/NĐ-CP Đối với các trường hợp tại điểm a,d,đ thì phải trình xin phép UBND cấp tỉnh về việc sử dụng về sử dụng hè phố và khi sử dụng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông
Như vậy người sử dụng hè phố phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bắt đầu sử dụng hè phố ngoài mục đích giao
Trang 9thông, ngoài ra người sử dụng hè phố phải có trách nhiệm khi sử dụng không được ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông
Đối với những hành vi cố tình vi phạm, xâm lấn lòng đường và hè phố, sử dụng hè phố không đúng mục đích, không có sự cho phép từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt hành chính tuỳ vào mức độ vi phạm
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
Dựa vào luật giao thông đường bộ 2008, điều 1 nghị định 100/2013/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước
Như vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phê duyệt hoặc không phê duyệt cho người muốn sử dụng hè phố và quy định thủ tục hành chính về vấn
đề này, ngoài ra các cơ quan có liên quan đến việc sử dụng hè phố có chức năng phối hợp quản lý, thu phí vấn đề nêu trên
3 Câu 3:
Nêu 3 hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng hè phố và phân ích cấu thành của các hành vi vi phạm đó
3.1 Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô
ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này Vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể Mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu sau: hành vi vi phạm hành chính, mặt chủ quan, khách thể của vi phạm hành chính và chủ thể của vi phạm hành chính
3.2 Ví dụ
Từ đó, nhóm chúng tôi đã đưa ra các ví dụ và phân tích cấu thành vi phạm hành chính trong các tình huống đó, cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Ngày 20/10/2020, Anh A (18 tuổi, trú tại đường La Thành, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) sử dụng trái phép hè phố ở đoạn đường Nguyễn Chí Thanh, Đống
Đa, Hà Nội để: kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa gây cản trở việc đi lại của người đi bộ
Trang 10 Hành vi vi phạm hành chính ở đây, vi phạm quy định căn cứ vào khoản 2 điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008
Điều 35 Các hoạt động khác trên đường bộ
1 Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội
2 Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông
Cụ thể cấu thành vi phạm hành chính ở đây bao gồm:
Mặt khách quan:
Hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh dịch vụ ăn uống và bày bán hàng hoá
- Thời gian: 20/10/2020
- Địa điểm: ở một đoạn trên đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Mặt chủ quan:
- Lỗi: lỗi cố ý