Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Trang 11, Vì nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị nên tất cả các
tổ chức trong hệ thống này đều phải phụ thuộc và phục tùng nhà nước.
Nhận định sai
Nhà nước đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị bởi nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt, nắm giữ nguồn của cải, vật chất to lớn trong xã hội Với quyền lực và nguồn của cải vật chất, nhà nước tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như toàn bộ hệ thống chính trị Không những thế,nhà nước cũng là chủ thể quan trọng vận hành hệ thống chính trị bởi nó có quyền lực chính trị đặc biệt- sử dụng vũ lực một cách độc quyền trong xã hội- thực hiện áp đặt với các chủ thể, thiết chế chính trị trong xã hội Các thiết chê chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước Hoạt động của những thiết chế chính trị hướng đến nhà nước, tham gia vào công việc của nhà nước Bằng việc tham gia vào các hoạt động tổ chức bộ máy nhà nước, các đảng phái chính trị có thể nắm quyền quản lý đất nước và từ đó ảnh hưởng nhất định đến sự tổ chức và hoạt động của nhà nước
2, Tất cả những nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyền thì tất cả quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị và đàn áp, bóc lột giai cấp bị trị.
Nhận định sai
Nguyên tắc tập quyền là tập trung quyền lực nhà nước vào tay một người hoặc một cơ quan nào đó Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong nhà nước chủ nô, phong kiến, vua nắm cả 3 quyền trên và nhà vua có quyền lực tối cao, vô hạn Còn nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ Theo đó, quyền lực nhà nước
Trang 2tập trung vào một cơ quan mà cơ quan đó do nhân dân bầu ra, thể hiện nguyện vọng ý chí của nhân dân Vậy, nhà nước với quyền lực công cộng đặc biệt, không chỉ bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền mà còn thể hiện ý chí của giai cấp bị trị trong chừng mực nhất định, cũng như bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
3, Các quan hệ pháp luật đều chỉ thể hiện ý chí nhà nước.
Nhận định sai
Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí, tức thông qua hành vi chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, ta biết được ý chí của chủ thể đó Có thể đó là ý chí đơn phương của một bên, hoặc ý chí của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật trong khuôn khổ ý chí của nhà nước thể hiện trong quy phạm pháp luật Tức, không phải mọi quan hệ pháp luật đều chỉ thể hiện ý chí nhà nước Có những quan hệ pháp luật, chẳng hạn như quan
hệ hôn nhân, nhà nước không trực tiếp tham gia vào, không phải là một bên tham gia quan hệ pháp luật mà chỉ đặt ra những điều kiện nhằm kiểm soát, khi chủ thể đáp ứng những điều kiện đó thì họ chủ động tham gia và thể hiện ý chí của mình
4,Tất cả các chủ thể vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Nhận định đúng
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý của việc thực hiện vi phạm pháp luật, được thể hiện bằng việc nhà nước buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những thiệt hại nhất định về vật chất hoặc tinh thần, được quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật, do các lĩnh vực pháp luật tương ứng xác định Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với cá nhân , tổ chức khi họ đã vi phạm pháp luật, tức cơ sở của trách nhiệm pháp lý
là vi phạm pháp luật
Trang 35, Khi không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh một
quan hệ pháp luật thì áp dụng án lệ.
Nhận định sai
Khi không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật thì áp dụng pháp luật tương tự Áp dụng pháp luật tương tự là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật hoặc những quy phạm pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội cần được xử lí nhưng quan hệ cần được xử lí có nội dung tương tự với quan hệ pháp luật mà quy phạm được sử dụng ở trên điều chỉnh Có 2 loại áp dụng pháp luật tương tự Áp dụng tương tự QPPL là việc lựa chọn quy phạm hiệu lực pháp luật làm căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến trước, nhưng nội dung tương tự vụ việc được QPPL này điều chỉnh Khi không thể áp dụng tương tự QPPL, ta thực hiện áp dụng tương tự pháp luật, tức sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
I, Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước là có chủ
quyền quốc gia Hãy lí giải vì sao các nhà nước có cấu trúc nhà nước liên bang lại có 2 chủ quyền quốc gia? Cho ví dụ về biểu hiện và khác biệt giữa hai chủ quyền này?
Theo định nghĩa, nhà nước liên bang là nhà nước do hai hay nhiều nước thành viên hoặc các bang hợp thành Như vậy, nhà nước liên bang được hình thành từ nhiều bang hay nhà nước thành viên có chủ quyền, ở đó có sự phân chia chủ quyền giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang Nguyên nhân của đặc điểm 2 chủ quyền quốc gia xuất phát từ lịch sử hình thành của các nhà nước liên bang, nhiều tiểu bang hay nhà nước thành viên thỏa hiệp, tạo sự ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành nhà nước liên bang thống nhất nhằm theo đuổi một mục tiêu cụ thể Cấu trúc NN liên bang thường được xây dựng ở những nhà nước có lãnh thổ rộng lớn, có sự đa dạng,
Trang 4phức tạp về địa lý, chủng tộc, văn hóa, tập quán, tôn giáo NN liên bang vừa đảm bảo
sự quản lý thống nhất của NN vừa đảm bảo quyền của các quốc gia thành viên, bảo đảm
tự do cá nhân, đa dạng xã hội
Liên bang Nga là nhà nước theo hình thức cấu trúc liên bang, gồm 22 nước thành viên
Về thẩm quyền đặc biệt của liên bang, Hiến pháp liên bang là cơ sở pháp lý cho việc phân chia thẩm quyền giữa liên bang và các nước thành viên, đồng thời là cơ sở thiết lập và kiểm soát các thiết chế quyền lực nhà nước Tổng thống liên bang Nga có thẩm quyền bổ nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan hành pháp các nước cộng hòa thành viên Về thẩm quyền đặc biệt của các nước thành viên, mỗi nước có quyền tự thiết lập ngôn ngữ chính thức, có hiến pháp riêng Quốc hội của mỗi nước có thẩm quyền bổ nhiệm đối với chức danh tổng thống nước cộng hòa thành viên
II, Cho ví dụ về 2 trường hợp áp dụng pháp luật, phân tích vai trò nhà nước Nêu tên các văn bản áp dụng pháp luật trong hai
trường hợp đó.
Về trường hợp áp dụng pháp luật khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật: Xử lí hình sự hành vi buôn lậu, tàng trữ trái phép chất ma túy
- Vai trò của nhà nước: thông qua việc trao quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an), Nhà nước thực hiện quyền pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự, yêu cầu chủ thể liên quan thực hiện nghĩa vụ pháp lý hay yêu cầu họ chấm dứt hành vi gây cản trở nhằm đáp ứng quyền của mình
- Tên văn bản: Quyết định khởi tố hình sự, Bản cáo trạng (VKS); Bản án hình sự sơ thẩm, Quyết định sơ thẩm (tòa)
Trang 5CLC KHÓA 46B
1, Nhiệm vụ của nhà nước hình thành sau khi chức năng xuất hiện
và bị quyết định bởi các chức năng nhà nước.
Nhận định sai
Nhiệm vụ nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết Trong mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, nhiệm vụ chiến lược là cơ sở xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước Chức năng nhà nước
là phương diện thực hiện nhiệm vụ nhà nước, một nhiệm vụ cơ bản chiến lược liên quan chặt chẽ đến mọi chức năng nhà nước và thực hiện bởi tất cả chức năng nhà nước Ngược lại, việc thực hiện một chức năng cũng nhằm giải quyết nhiều nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, trước mắt của nhà nước
2, Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý
rõ ràng, chính xác thể hiện thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Nhận định sai
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật là dạng biểu hiện, phương thức tồn tại của pháp luật có thể xác định được, yêu cầu nội dung pháp luật phải được thể hiện trong những hình thức xác định, thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác
và một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp Còn thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ đối với những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, mọi chủ thể đều bắt buộc tuân thủ pháp luật
Trang 63, Đặc điểm chung các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
áp dụng pháp luật là mang tính bắt buộc chung.
Nhận định sai
VBQPPL và VBAPDL đều là các văn bản pháp luật, do cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể có liên quan và được hình thức hóa dưới dạng văn bản dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể Tính bắt buộc chung là thuộc tính của văn bản quy phạm pháp luật, trong khi đó VBADPL có tính chất cá biệt, cụ thể Các quan hệ cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh là rất cụ thể ,cá biệt Vậy nên phải có một quá trình đưa nội dung khái quát của quy phạm pháp luật vào các quan hệ cụ thể
I, Vì sao nhà nước phải thu thuế bắt buộc?
Thuế được xem là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp CSVC cho nhà nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhà nước Thuế là nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế Với vai trò quản lí và điều tiết những vấn đề
cơ bản nhất, quan trọng nhất của xã hội, nhà nước cần có khoản thu mang tính chất ổn định để phục vụ việc triển khai các nhiệm vụ, chức năng Nhà nước xác lập quyền lực kinh tế cũng như xác lập chức năng quản lí nền kinh tế thông qua hoạch định mục tiêu, tạo môi trường cho các hoạt động kinh tế, trực tiếp điều tiết, bảo đảm trật tự pháp lý của các quan hệ trong nền kinh tế
Trang 71, Sự kiện pháp lý có thúc đẩy cho các bên tham gia vào quan hệ pháp luật?
Nhận định sai
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động 3 yếu tố: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý Trong đó, QPPL là yếu tố tiền đề , vì không
có QPPL tác động thì quan hệ xã hội không trở thành quan hệ pháp luật Còn năng lực chủ thể là điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý Nhưng dù
có đủ 2 yếu tố trên thì quan hệ pháp luật mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình Sự kiện pháp lý đóng vai trò cầu nối giữa quan hệ pháp luật mô hình và quan hệ pháp luật cụ thể hình thành trong đời sống pháp luật Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong QPPL gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời sống
2, Trong mọi trường hợp áp dụng pháp luật trở về trước thì đều có lợi cho người áp dụng?
Nhận định đúng
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc mới phát sinh hiệu lực để giải quyết những vụ việc cụ thể xảy ra trước Nguyên tắc chung là việc áp dụng hiệu lực trở về trước phải theo hướng có lợi cho cá nhân, tổ chức
và phù hợp với thực tiễn xã hội, đạo đức xã hội Vậy, các trường hợp sau thì không áp dụng hiệu lực pháp luật trở về trước Một, quy định trách nhiệm pháp lý mối cho những hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó, pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý Hai, quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Trang 83, Trong 3 loại quyền lực thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trong nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
Nhận định sai
Quyền lực kinh tế được xem là quan trọng nhất, thông qua việc nhà nước, giai cấp cầm xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp thống trị và thông qua xác lập và thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế Theo quan điểm của Mác: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng nên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị.” Khi có được ưu thế trong quyền lực kinh
tế, giai cấp thống trị tiếp tục thiết lập và nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất trong bộ máy nhà nước như quân đội, tòa án, cảnh sát, pháp luật để điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích buộc các giai cấp phục tùng ý chí của mình và thực hiện sự đàn áp giai cấp với giai cấp đối lập Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng và tuyên truyền, giáo dục tư tưởng ấy vào đời sống xã hội bằng nhà nước nhằm áp đặt nhận thức, tư tưởng trong xã hội, góp phần hình thành sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị
4, Quyền lực chỉ tồn tại trong xã hội có nhà nước.
Nhận định sai
Quyền lực không chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có nhà nước và đấu tranh giai cấp Công xã nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội chưa có phân chia giai cấp và chưa xuất hiện nhà nước, tuy nhiên trong tổ chức quản lý xã hội, thị tộc và bộ lạc cũng đã biết sử dụng quyền lực để giữa xã hội trong một trật tự nhất định Cơ quan quản lý cao nhất của thị tộc là Hội đồng thị tộc,quyết định của hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với các thành viên, họ thực hiện một cách tự
Trang 9nguyện Nếu không tự nguyện thực hiện quyết định đó thì quyết định của thị tộc được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế tự nhiên mang tính chất cộng đồng mạnh mẽ