1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống học tập trực tuyến (E-Learning)

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Quốc Trung

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Phạm Ngọc Thúy

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Duy Thanh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 15/06/2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS TS Nguyễn Mạnh Tuân

2 Thư kí: TS Nguyễn Vũ Quang

3 Phản biện 1: PGS TS Phạm Ngọc Thúy 4 Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Thanh 5 Ủy viên: PGS TS Phạm Quốc Trung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lí chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN DUY HÙNG MSHV: 2170288 Ngày, tháng, năm sinh: 26-06-1981 Nơi sinh: Quảng Ngãi Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8 34 01 01

I TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ THỐNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) FACTORS AFFECTING TO E-

LEARNING SYSTEM SUCCESS

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu: Kiểm chứng mô hình đánh giá cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning tại Việt Nam nhằm làm cơ sở bổ sung thêm cho lí thuyết về e-learning và hệ thống thông tin quản lí Đề xuất hàm ý quản lí để các nhà quản trị có thể triển khai

thành công hệ thống e-learning

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 13-02-2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06-06-2023

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS PHẠM QUỐC TRUNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ là cột mốc quan trọng để kết thúc chương trình học, đồng thời cũng là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên bài bản nhất của tôi bên lĩnh vực khoa học xã hội, nên đối với tôi nó rất có ý nghĩa về mặt kỉ niệm, về mặt học thuật có thể đây là tiền đề giúp tôi định hướng phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học sau này

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp Đặc biệt là sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình từ thầy Phạm Quốc Trung, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Quốc Trung và toàn thể quý thầy cô khoa Quản lí công nghiệp và các khoa khác của Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong thời gian qua giúp tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này

Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là những anh chị em MBA các khóa trước đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và tài liệu giúp tôi có thể hoàn thành thành luận văn tốt nhất có thể

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình luôn là động lực lớn để tôi cố gắng học tập và vượt qua khó khăn để đạt được thành quả này

Tp HCM, ngày tháng năm 2023

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Duy Hùng

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu này nhằm kiểm định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống e-learning tại Việt Nam Dựa trên mục tiêu đó, mô hình nghiên cứu được kế thừa và nghiên cứu lại nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) Trong phạm vi của nghiên cứu này thì sự thành công của hệ thống e-learning chính là đảm bảo thỏa mãn như cầu (Hassanzadeh và cộng sự., 2012) và những lợi ích mà người dùng đạt được (DeLone & McLean, 2003) khi sử dụng hệ thống e-learning mang lại từ đó thúc đẩy họ sử dụng hệ thống e-learning để học tập nhiều hơn

Mô hình nghiên cứu này được xem xét nghiên cứu về sự thành công của hệ thống learning theo hướng tiếp cận đa chiều bằng sự kết hợp của các hướng tiếp cận Sự thành công của hệ thống thông tin, mô hình chấp nhận công nghệ TAM, UTAUT, Sự hài lòng của người dùng và Chất lượng của e-learning

e-Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính sơ bộ dùng phương pháp thảo luận tay đôi để hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi với 440 mẫu được chọn lọc Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy có một yếu tố Chất lượng hệ thống đào tạo không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, có chín yếu tố là Chất lượng giảng viên, Chất lượng thông tin, Chất lượng dịch vụ, Chất lượng người học, Chất lượng hệ thống hỗ trợ, Chất lượng hệ thống kĩ thuật, Nhận thức sự hài lòng, Nhận thức hữu ích và Sử dụng có tác động trực tiếp đến Lợi ích của người dùng khi sử dụng hệ thống học tập trực tuyến (e-learning) Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) cần phải được nghiên cứu thêm trong bối cảnh e-

learning ở Việt Nam

Trang 6

ABSTRACT

This study aims to test and measure the impact of factors affecting the success of the e-learning system in Vietnam Based on that goal, the research model is inherited and studied by Al-Fraihat et al (2020) Within the scope of this study, the success of the e-learning system is to ensure the satisfaction of the needs (Hassanzadeh et al., 2012) and the benefits achieved by the users (DeLone & McLean, 2003) When using the e-learning system, it motivates them to use the e-learning system to learn more This research model is considered to study the success of the e-learning system in the direction of a multi-dimensional approach by a combination of the approaches The success of the information system, the technology acceptance model TAM, UTAUT, User Satisfaction and Quality of e-learning

The research was conducted through two steps, preliminary qualitative research and quantitative research Preliminary qualitative research using the method of face-to-face discussion to recalibrate the scale accordingly Quantitative research using questionnaire survey method with 440 selected samples Collected data were used to evaluate the reliability of the scale by Cronbach's Alpha coefficient analysis, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), and structural model analysis linearity (SEM) and hypothesis testing of the research model

Research results show that there is a factor of Quality of the training system that is not statistically significant in the model, there are nine factors: Quality of lecturers, Quality of information, Quality of service, Quality of learners, Quality of support systems, Quality of technical systems, Perceived satisfaction, Perceived usefulness and Use have a direct impact on the benefits of users when using an e-learning system Thus, the research results show the research model of Al-Fraihat et al (2020) needs to be further studied in the context of e-learning in Vietnam

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phạm Quốc Trung và không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu của các tác giả khác để làm thành sản phẩm của riêng mình

Tất cả thông tin thứ cấp được sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn này đều được thu thập rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt nội dung của luận văn do tôi thực hiện Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền và bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện nếu có

Tp.HCM, ngày tháng năm 2023

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Duy Hùng

Trang 8

1.4 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5 Ý nghĩa của đề tài 5

1.6 Bố cục đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Cơ sở lí thuyết 7

2.1.1 Thực trạng nghiên cứu về sự thành công của e-learning ở Việt Nam 7

2.1.2 Sự thành công của hệ thống học tập điện tử (E-learning system) 7

2.1.2.1 Theo mô hình sự thành công của hệ thống thông tin 8

2.1.2.2 Theo mô hình chấp nhận công nghệ 10

2.1.2.3 Theo mô hình sự hài lòng của người dùng 11

2.1.2.4 Theo mô hình chất lượng của e-learning 12

2.2 Các nghiên cứu trước đây 16

2.2.1 Nghiên cứu “Đánh giá sự thành công của hệ thống e-learning: một nghiên cứu thực nghiệm” của (Al-Fraihat và cộng sự., 2020) 16

2.2.2 Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định thành công của elearning: nghiên cứu thực nghiệm ở Brazil” của (Cidral và cộng sự., 2018) 17

2.2.3 Nghiên cứu “Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống e-learning trong trường đại học” của (Hassanzadeh và cộng sự., 2012) 18

2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 19

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19

2.3.2 Các giả thuyết 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Quy trình nghiên cứu 30

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 31

3.1.2 Nghiên cứu chính thức 32

3.2 Xây dựng thang đo khái niệm nghiên cứu 35

3.2.1 Thang đo Chất lượng hệ thống kĩ thuật (Technical System Quality) 36

Trang 9

3.2.2 Thang đo Chất lượng thông tin (Information Quality) 37

3.2.3 Thang đo Chất lượng dịch vụ (Service Quality) 38

3.2.4 Thang đo Chất lượng hệ thống đào tạo (Educational System Quality) 39 3.2.5 Thang đo Chất lượng hệ thống hỗ trợ (Support System Quality) 40

3.2.6 Thang đo Chất lượng người học (Learner Quality) 41

3.2.7 Thang đo Chất lượng giảng viên (Instructor Quality) 42

3.2.8 Thang đo Nhận thức sự hài lòng (Perceived Satisfaction) 43

3.2.9 Thang đo Nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness) 44

3.2.10 Thang đo Sử dụng hệ thống (USE) 45

3.2.11 Thang đo Lợi ích (Benefits) 45

3.3 Xây dựng phiếu khảo sát 46

3.4 Mẫu 47

3.5 Kĩ thuật phân tích số liệu 48

3.6 Tóm tắt chương 3 50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả 51

4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 53

4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) 56

4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 59

4.4.1 Kiểm định tính đơn hướng 60

4.4.2 Kiểm định độ tin cậy 60

4.4.3 Kiểm định giá trị hội tụ 63

4.4.4 Kiểm định giá trị phân biệt 63

4.5 Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính và các giả thuyết 65

4.5.1 Kiểm định mô hình lí thuyết và các giả thuyết bằng SEM 65

4.5.2 Đánh giá mô hình lí thuyết bằng Bootstrap 66

4.5.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết 67

4.6 Thảo luận kết quả 75

Trang 10

5.2.1 Kết quả và đóng góp về phương pháp nghiên cứu 80

5.2.2 Kết quả và đóng góp về mặt lí thuyết 80

5.3 Hàm ý quản trị 80

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 93

PHỤ LỤC C: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 98

135

Trang 11

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết

AMOS Analysis of Moment Structures Phần mềm phân tích thống kê AVE Average Variance Extracted Phương sai trích bình quân BELS Blended E-Learning System Hệ thống e-learning Blended CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số phù hợp so sánh CMIN/df Chi-Square/Degree of Freedom

CNTT Information technology Công nghệ thông tin CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp DDLM Demand-Driven Learning

Model

Mô hình học tập theo nhu cầu

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GFI Goodness of Fit Index Chỉ số mô hình phù hợp LMS Learning Management System Hệ thống quản lí học tập ML Maximum Likelihood Phương pháp ước lượng OLS Online Learning Systems Hệ thống học tập trực tuyến PLS Partial Least Squares Phương pháp phân tích thống kê QAA Quality Assurance Agency Cơ quan đảm bảo chất lượng

RMSEA Root Mean Square Residual Sự phù hợp dựa trên sai số gần đúng SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

Phần mềm phân tích thống kê của IBM

TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ TLI Tucker-Lewis Index Chỉ số phù hợp gia tăng TRA Theory of Reasoned Action Lí thuyết hành động hợp lí UTAUT Unified Theory of Acceptance

and Use of Technology

Lí thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ

WBL Web-Based Learning Hệ thống học tập dựa trên web

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3 1: Kết quả phỏng vấn sơ bộ 31

Bảng 3 2: thang đo Chất lượng hệ thống kĩ thuật 36

Bảng 3 3: thang đo Chất lượng thông tin 37

Bảng 3 4: thang đo Chất lượng dịch vụ 39

Bảng 3 5: thang đo Chất lượng hệ thống đào tạo 39

Bảng 3 6: thang đo Chất lượng hệ thống hỗ trợ 41

Bảng 3 7: thang đo Chất lượng người học 42

Bảng 3 8: thang đo Chất lượng giảng viên 42

Bảng 3 9: thang đo Nhận thức sự hài lòng 43

Bảng 3 10: thang đo Nhận thức hữu ích 44

Bảng 3 11: thang đo Sử dụng hệ thống 45

Bảng 3 12: thang đo Lợi ích 46

Bảng 4 1: Kết quả thống kê mô tả 51

Bảng 4 2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo 54

Bảng 4 3: Kiểm định KMO và Bartlett 56

Bảng 4 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 57

Bảng 4 5: Kết quả kiểm định giá trị hội tụ, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích 61

Bảng 4 6: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 63

Bảng 4 7: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N=500 66

Bảng 4 8: Kết quả kiểm định các giả thuyết trong SEM 67

Trang 13

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1: Mô hình đánh giá sự thành công của hệ thống E-learning 17

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu thành công của e-learning 18

Hình 2 3: Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống e-learning 19

Hình 2 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 20

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu 30

Hình 4 1: Kết quả phân tích CFA (chuẩn hoá) mô hình tới hạn 60

Hình 4 2: Kết quả phân tích SEM 65

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do hình thành đề tài

Sự phát triển của CNTT đã thúc đẩy những cải tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, kinh doanh, y tế và đào tạo, Kết quả là, đào tạo đã phát triển nhanh chóng và kích thích việc áp dụng e-learning, là kết quả trực tiếp của sự tích hợp đào tạo và công nghệ và được coi là một phương tiện mạnh mẽ để học tập (Al-Fraihat, Joy, & Sinclair, 2017) E-learning đã trở thành chủ đạo trong ngành giáo dục và đào tạo và đã được áp dụng rộng rãi trong đào tạo đại học

Hệ thống e-learning trong bối cảnh nghiên cứu có sẵn để sử dụng tự nguyện, do đó việc sử dụng hệ thống có thể đóng vai trò là yếu tố quyết định lợi ích từ việc sử dụng hệ thống Nói cách khác, lợi ích của hệ thống e-learning không thể đạt được nếu người học không sử dụng hệ thống (Abdullah & Ward, 2016; Lai, Wang, & Lei, 2012; Pituch & Lee, 2006; Seddon, 1997)

Ảnh hưởng của sự hài lòng của người dùng đối với những lợi ích đạt được từ hệ thống đã được nghiên cứu thực nghiệm cho thấy là đáng kể trong mô hình thành công của hệ thống thông tin DeLone & McLean (2003) Hassanzadeh và cộng sự (2012) giải thích rằng khi người sử dụng hệ thống e-learning hài lòng hơn, họ đang sử dụng hệ thống và những lợi ích của việc sử dụng hệ thống sẽ đạt được Tương tự, nếu sinh viên nhận thấy rằng hệ thống e-learning hữu ích cho họ, họ sẽ có nhiều khả năng sử dụng nó hơn

Thông qua các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa việc sử dụng và lợi ích của hệ thống đã được tìm thấy là đáng kể (Chen và Tseng, 2012; Garcia-Smith & Effken, 2013; Hou, 2012) Ở cấp độ tổ chức, việc sử dụng hệ thống e-learning để cung cấp các khóa đào tạo cho nhân viên được chứng minh là ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến lợi ích cuối cùng của công ty (Chen và Tseng, 2012) Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự (Halawi và cộng sự, 2008; Kositanurit và cộng sự, 2006; Zhu & Kraemer, 2005) Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng hệ thống có thể nâng cao tích

Trang 15

cực lợi ích của sinh viên về việc nâng cao kiến thức, tiết kiệm thời gian và quản lí quá trình học tập một cách có hệ thống

Cidral và cộng sự (2018) đã phân loại các nghiên cứu trong e-learning từ năm 2001 đến năm 2016 cho thấy rằng các nghiên cứu từ năm 2001 bắt đầu tập trung vào ý định sử dụng, áp dụng, khả năng sử dụng, nội dung khóa học và khả năng tùy chỉnh và phát triển sau đó bao gồm sự hài lòng từ năm 2007 Gần đây, từ năm 2013, các nghiên cứu đã tập trung vào “sự thành công chung của e-learning và về cách các đặc điểm của học sinh ảnh hưởng đến e-learning” (Cidral và cộng sự., 2018) Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã quan tâm nhiều hơn đến bản thân công nghệ này Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng trở nên đáng tin cậy và dễ tiếp cận, nghiên cứu gần đây đã tập trung nhiều hơn vào thái độ và tương tác của sinh viên và giảng viên, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của e-learning (Liaw, Huang, & Chen, 2007; Selim, 2007)

Hệ thống e-learning là một hệ thống thông tin tích hợp các thực thể con người (tức là người học và giảng viên) và các thực thể không phải con người (ví dụ: hệ thống quản lí học tập), điều quan trọng là phải điều tra nhiều khía cạnh của thành công liên quan đến cả hai các thực thể Như vậy, rõ ràng là cần có một mô hình thành công toàn diện cho nhiều cấp độ thành công (Eom & Ashill, 2018) Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đánh giá các hệ thống này để tiếp tục cải tiến và đáp ứng nhu cầu của người học Do thực tế là các yếu tố thành công của e-learning khác nhau về ý nghĩa tương đối của chúng dựa trên bối cảnh, các chiến lược khác nhau đã được áp dụng để đối phó với những yếu tố này Ví dụ, ở các nước đang phát triển, các trở ngại về nguồn lực, khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng, cũng như sự tồn tại của các đặc điểm giao tiếp và vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội (ví dụ người học và giảng viên) được chú ý nhiều hơn Ngược lại, ở các nước phát triển, việc tăng cường học tập suốt đời, chất lượng thông tin, tính hữu ích của hệ thống và các cân nhắc về đạo đức và pháp lí được chú trọng hơn (Mohammadi, 2015)

Trang 16

Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo đại học hoặc các trung tâm, các học viện đào tạo các khóa học ngắn hạn đều đã sử dụng hệ thống quản lí học tập (LMS) để hỗ trợ cho quá trình đào tạo và quản lí đào tạo Theo đó, chất lượng của các hệ thống e-learning đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu đáng kể và một số lượng lớn các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định các yếu tố thành công của e-learning để tối đa hóa hiệu quả của các hệ thống này (Islam, 2013; Mohammadi, 2015; Mtebe & Raphael, 2018; Park, 2009) Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đã kiểm tra các phần riêng lẻ của các yếu tố then chốt của sự thành công của hệ thống e-learning mà bỏ qua tác động tổng hợp của các biến thành công tương tác với nhau (Eom & Ashill, 2018) Một hướng nghiên cứu khác đã đề cập đến các mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố chất lượng của e-learning và việc sử dụng hoặc sự hài lòng (Selim, 2003; Ozkan & Koseler, 2009)

Chất lượng của các yếu tố liên quan đến hệ thống e-learning luôn là những vấn đề thách thức các nhà quản lí về khả năng đáp ứng, cũng như tính linh hoạt của nó Hầu hết các hệ thống e-learning hiện tại đã có tính linh hoạt rất cao nhờ công nghệ có thể sử dụng trên trình duyệt web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động, điều đó tạo sự thuận tiện để cho người dùng có thể sử dụng hệ thống e-learning dễ dàng Tuy nhiên, sự hài lòng, nhận thức hữu ích và năng lực sử dụng cũng như lợi ích của nó về các yếu tố liên quan đến chất lượng của hệ thống e-learning vẫn còn đang là một dấu hỏi lớn khi mà nhiều người dùng thường gặp phải nhiều vấn đề về sự cố cũng như chất lượng hỗ trợ từ hệ thống e-learning Theo đó, Nhận thức sự hài lòng, việc sử dụng cũng như lợi ích của họ bị ảnh hưởng Do đó, việc xác định các yếu tố cũng như mô hình đánh giá sự thành công của hệ thống e-learning để kiểm chứng là cần thiết

Nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) đã kết hợp các yếu tố và khía cạnh quyết định sự thành công của hệ thống e-learning đã và đang được quan tâm gần đây của người dùng e-learning Đó là sự kết hợp của bốn hướng tiếp cận lần lượt là Mô hình sự thành công của hệ thống thông tin, Mô hình sự hài lòng người dùng, Mô hình chấp nhận công nghệ TAM và Mô hình chất lượng e-learning để xác định mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning Theo hướng tiếp

Trang 17

cận Mô hình sự thành công của hệ thống thông tin của DeLone & McLean (2003) để đánh giá sự thành công qua lợi ích của người dùng đạt được khi sử dụng hệ thống Al-Fraihat và cộng sự (2020) xem xét hệ thống e-learning như là một hệ thống thông tin Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của của hệ thống thông tin cũng như hệ thống e-learning Mặt khác, theo ba hướng tiếp cận còn lại tác giả cũng tìm thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của người dùng hệ thống e-learning Do đó, Lợi ích của người dùng càng nhiều thì sự thành công của hệ thống e-learning càng cao Vì vậy, nghiên cứu này được xem xét là nghiên cứu theo hướng tiếp cận mang tính đa chiều Qua đó, lợi ích của người dùng được đánh giá một cách tổng thể, toàn diện và chặt chẽ hơn qua các yếu tố về chất lượng, sự hài lòng và chấp nhận công nghệ

Hiện tại, các nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin cũng như hệ thống e-learning và hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning ở Việt Nam là không nhiều Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và e-learning cũng đang phát triển như một xu thế thiết yếu của thời đại Điều này phù hợp với định hướng của Al-Fraihat và cộng sự (2020) là muốn thực hiện khảo sát thực nghiệm ở các nước có nền kinh tế đang phát triển để có thể đánh giá toàn diện hơn về các yếu tố cũng như mô hình đánh giá sự thành công Do đó, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của e-learning ở Việt Nam” là cần thiết

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau:

• Khảo sát nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) tại Việt Nam, qua đó kiểm chứng mô hình đánh giá cũng như khám phá, kiểm định và đo lường mức độ tác động của các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống e-learning tại Việt Nam nhằm làm cơ sở bổ sung thêm cho lí thuyết về sự thành công của hệ thống e-learning và hệ thống thông tin quản lí

Trang 18

• Đề xuất hàm ý quản lí để các nhà quản trị có thể triển khai thành công hệ thống e-learning tại Việt Nam Qua đó nâng cao lợi ích của người dùng cũng như nâng cao sự thành công của hệ thống e-learning

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

• Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, dùng phương pháp thảo luận tay đôi với các bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các chuyên gia có hiểu biết về hệ thống E-learning Thông tin thu được từ nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo

• Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dùng kĩ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi Thông tin thu được từ nghiên cứu chính thức này nhằm mục đích: (1) đánh giá sơ bộ các thang đo: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng thông qua phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và (2) khẳng định lại các thang đo bằng hệ số tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và kiểm định mô hình lí thuyết: phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng thông qua phần mềm AMOS (Analysis of Moment Structures)

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Trang 19

Đề tài nghiên cứu đem lại một số ý nghĩa về lí thuyết cũng như thực tiễn, cụ thể như sau:

• Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lí luận và các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống e-learning

• Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu không những cho ngành quản trị kinh doanh và tiếp thị nói riêng mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác

• Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần củng cố thêm thông tin để các doanh nghiệp tiến hành cải thiện các yếu tố ảnh hưởng từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn

1.6 Bố cục đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:

• Chương 1: Tổng quan – Trình bày lí do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu

• Chương 2: Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu – Trình bày tổng quan lí thuyết nghiên cứu, thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu

• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu, thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu

• Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lí thuyết và các giả thuyết đề ra • Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Trình bày tóm tắt các kết quả chính, những

đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí thuyết

2.1.1 Thực trạng nghiên cứu về sự thành công của e-learning ở Việt Nam

Qua tìm hiểu các nghiên cứu trước đây có nhiều nghiên cứu về sự thành công của hệ thống e-learning cung như hệ thống thông tin ở Việt Nam Tuy nhiên đó chỉ là những nghiên cứu theo hướng tiếp cận riêng lẻ và nghiên cứu theo hướng tiếp cận đa chiều cho thấy còn nhiều hạn chế Cụ thể:

Qua tìm kiếm trên Google Scholar với từ khóa “Sự thành công của hệ thống learning” thì kết quả cho thấy có một bài Sự thành công của e-learning dưới góc nhìn giá trị kinh doanh của công nghệ thông tin (Nguyễn, D T 2022) Với từ khóa “E-learning systems success in Vietnam” thì có rất nhiều các nghiên cứu về sự thành công của hệ thống e-learning khác nhưng hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên một trong các hướng tiếp cận mô hình chấp nhận công nghệ TAM, UTAUT hoặc sự hài lòng của người dùng như nghiên cứu “Impact factor on learning achievement and knowledge transfer of students through e-learning system at Bach Khoa University, Vietnam” của Pham & Huynh (2017), “Impact Factors on Using of E-learning System and Learning Achievement of Students at Several Universities in Vietnam” của Pham & Tran (2018) mà chưa có nghiên cứu về sự thành công của hệ thống e-learning theo hướng tiếp cận đa chiều nhưn nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020)

e-2.1.2 Sự thành công của hệ thống học tập điện tử (E-learning system)

Trong nghiên cứu này, xem xét hệ thống e-learning như là một hệ thống thông tin Do đó, sự thành công của một hệ thống e-learning được xem như Sự thành công của một hệ thống thông tin Bên cạnh đó, theo mô hình Sự thành công của hệ thống thông tin của DeLone & McLean (2003) thì sự thành công của hệ thống tin là những lợi ích mà người dùng sử dụng hệ thống thông tin đạt được Ngoài ra, sự thành công của hệ thống học tập trực tuyến là việc đảm bảo thỏa mãn nhu cầu người dùng (Hassanzadeh và cộng sự., 2012) Do vây, Sự thành công của hệ thống e-learning chính là đảm bảo

Trang 21

thỏa mãn như cầu (sự hài lòng) và những lợi ích mà người dùng đạt được khi sử dụng hệ thống e-learning mang lại từ đó thúc đẩy họ sử dụng hệ thống e-learning để học tập nhiều hơn Như vậy, khi người dùng sử dụng hệ thống e-learning càng đạt được nhiều lợi ích và đảm bảo được sự hài lòng thì sự thành công càng cao

Như đã trình bày trong phần 1.1, Al-Fraihat và cộng sự (2020) đã kết bốn hướng tiếp cận khác nhau để đánh giá lợi ích mà người dùng đạt được cũng chính là sự thành công của hệ thống e-learning một cách tổng thể, toàn diện và chặt chẽ hơn Trong phạm vi của nghiên cứu này thì hướng tiếp cận đa chiều này là sự kết hợp của các hướng tiếp cận Sự thành công của hệ thống thông tin, Mô hình chấp nhận công nghệ TAM, UTAUT, Sự hài lòng của người dùng và Chất lượng của e-learning Để làm rõ hơn về Sự thành công của hệ thống e-learning theo hướng tiếp cận đa chiều này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các hướng tiếp cận này như sau:

2.1.2.1 Theo mô hình sự thành công của hệ thống thông tin

Trong bối cảnh của hệ thống thông tin, những nỗ lực để xác định sự thành công của hệ thống thông tin là hạn chế và không chính xác do tính chất phức tạp và liên ngành của lĩnh vực này (Petter và cộng sự, 2008) Để giải quyết vấn đề này, DeLone & McLean (1992) đã giới thiệu một mô hình đo lường mức độ thành công của hệ thống thông tin, sau khi xem xét 180 bài báo nghiên cứu được xuất bản trong giai đoạn 1981–1987 để đo lường mức độ thành công của hệ thống thông tin Mô hình chứa sáu biến: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng, sự hài lòng của người dùng, tác động của cá nhân và tác động của tổ chức

Seddon và Kiew (1994) là một trong những nhà nghiên cứu ban đầu đã thử nghiệm một phần mô hình và hỗ trợ một số giả thuyết trong mô hình Những nhà nghiên cứu khác (ví dụ: Pitt, Watson, & Kavan, 1995) đã kết hợp "chất lượng dịch vụ" vào mô hình Seddon (1997) đã chỉ trích mô hình của họ và coi mối quan hệ qua lại giữa việc sử dụng và sự hài lòng của người dùng là rất khó hiểu Ông đã xác định lại mô hình và thay thế "việc sử dụng hệ thống" bằng "nhận thức hữu ích" và chỉ cho phép một hướng quan hệ nhân quả Rai và cộng sự (2002) đã so sánh mô hình của mở rộng mô

Trang 22

hình của DeLone & McLean (1992) và Seddon (1997) cho thấy rằng có mối tương quan giữa nhận thức hữu ích và việc sử dụng Mười năm sau, DeLone & McLean cập nhật mô hình của họ Mô hình mới đã giới thiệu 'chất lượng dịch vụ' như một cấu trúc mới cho mô hình, cấu trúc "sử dụng" được chia thành "ý định sử dụng" và "sử dụng" để đo lường sự thành công của hệ thống trong các lĩnh vực mà việc sử dụng hệ thống là tự nguyện và bắt buộc, và hai cấu trúc (tác động cá nhân và tổ chức) đã được hợp nhất thành lợi ích Các nhà nghiên cứu đã áp dụng mô hình này một phần và toàn bộ để hiểu rõ hơn về sự thành công của nhiều hệ thống thông tin bao gồm hệ thống e-learning (Chen, 2010; Cidral và cộng sự, 2018; Hassanzadeh và cộng sự, 2012; Lin, 2007; Lwoga, 2014; Marjanovic và cộng sự, 2016; Wang & Chiu, 2011) Một nghiên cứu về việc sử dụng thực tế hệ thống học tập trực tuyến OLS (Lin, 2007) đã phát hiện ra ảnh hưởng đáng kể của chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ đối với việc sử dụng thực tế thông qua sự hài lòng của người dùng và hành vi ý định sử dụng OLS Một nghiên cứu khác của Eom và cộng sự (2012) cũng cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin trong việc sử dụng hệ thống Ngược lại, trong các nghiên cứu được thực hiện tại một trường đại học Australian của Klobas và McGill (2010) và Cidral và cộng sự (2018) tại các trường đại học Brazil, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa các khía cạnh chất lượng và việc sử dụng Sự mâu thuẫn giữa các nghiên cứu có thể là do tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện của việc sử dụng hệ thống, theo Eom và cộng sự (2012), điều này có thể được giải thích bởi thực tế là, trong bối cảnh bắt buộc, sinh viên sử dụng hệ thống e-learning bất kể chất lượng của nó như thế nào vì nó là nơi duy nhất để truy cập các tài nguyên học tập, trong khi trong bối cảnh tự nguyện, các khía cạnh chất lượng của hệ thống ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống hay không của người dùng Một lí do khác có thể là do các biến can thiệp khác không được mô hình giải thích Ngoài ra, kết quả có thể phụ thuộc vào cả bối cảnh của nghiên cứu và sự khác biệt về mẫu Cũng có sự khác biệt giữa phương sai được giải thích (R2) bởi các yếu tố chất lượng giữa các biến phụ thuộc trong các mô hình này Vì lí do đó, Eom và cộng sự (2012) tuyên bố rằng “mô hình DeLone & McLean có khả năng giải thích hạn chế trong việc giải thích vai trò của

Trang 23

các hệ thống e-learning đối với kết quả của e-learning” Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi nghiên cứu thêm để điều tra các yếu tố chất lượng của e-learning để tăng sức mạnh giải thích của mô hình DeLone & McLean (Awang, Osman, & Aji, 2018; Eom và cộng sự., 2012)

2.1.2.2 Theo mô hình chấp nhận công nghệ

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và cộng sự (1989) là hướng thứ hai để đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin Đây là lí thuyết được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường sự thành công của công nghệ mới về mức độ chấp nhận và sử dụng công nghệ (Surendran, 2012) Mô hình này được thành lập dựa trên lí thuyết Hành động có lí trí (TRA) và được phân loại theo các lí thuyết Tâm lí xã hội Mô hình gợi ý rằng khi người dùng được tiếp cận với công nghệ mới, một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của họ về cách thức và thời điểm họ sẽ sử dụng nó (Davis, 1989) Dựa trên mô hình này, các yếu tố bên ngoài, yếu tố xã hội (ví dụ: kĩ năng và ngôn ngữ), yếu tố văn hóa và yếu tố chính trị (tức là tác động của việc sử dụng công nghệ trong chính trị), là những yếu tố quyết định nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng (Surendran, 2012) Đổi lại, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng là những yếu tố quyết định chính đến thái độ sử dụng công nghệ và ý định sử dụng Kế tiếp, hành vi có ý định sử dụng là yếu tố quyết định chính của việc sử dụng hệ thống thực tế

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên việc kiểm tra thực nghiệm tính mạnh mẽ và hợp lệ của mô hình này, cũng như các thang đo và công cụ của nó Mô hình đã được mở rộng rộng rãi bằng cách sử dụng các biến khác nhau và cũng đã được sử dụng thành công để giải thích tính hữu ích và cách sử dụng trong các bối cảnh khác nhau, bao gồm cả bối cảnh của e-learning

Venkatesh và cộng sự (2012) đã xây dựng lí thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Sự ra đời của UTAUT đã nâng cao đáng kể sức mạnh giải thích của phương sai trong ý định sử dụng và đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi

Trang 24

Các nghiên cứu được thực hiện với TAM trong bối cảnh hệ thống e-learning đã sử dụng mô hình để dự đoán tính hữu dụng, ý định sử dụng và cách sử dụng của các hệ thống e-learning Dựa trên nghiên cứu tài liệu được thực hiện bởi Abdullah và Ward (2016), năm yếu tố bên ngoài được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất và được xác nhận là có mối quan hệ với TAM trong bối cảnh e-learning là hiệu quả bản thân, tiêu chuẩn chủ quan, thích thú, lo lắng về máy tính, và kinh nghiệm trước đây

Theo nghiên cứu tổng quan được thực hiện bởi Šumak, HeričKo và PušNik (2011), TAM là lí thuyết phổ biến nhất được áp dụng trong nghiên cứu chấp nhận e-learning với 86% các nghiên cứu sử dụng mô hình này như một lí thuyết nền tảng

2.1.2.3 Theo mô hình sự hài lòng của người dùng

Một hướng quan trọng khác của nghiên cứu hệ thống thông tin là cách tiếp cận sự hài lòng của người dùng Sự hài lòng đã được coi là thước đo cơ bản cho sự thành công, hiệu quả, sử dụng và chấp nhận hệ thống thông tin (DeLone & McLean, 1992; Seddon, 1997) Remenyi và Money (1991) đã định nghĩa sự hài lòng của người dùng là thước đo sự khác biệt giữa kỳ vọng của người dùng về một hệ thống thông tin cụ thể so với hiệu suất cảm nhận của hệ thống Cyert & March (1963) được cho là những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm về sự hài lòng của người dùng để đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin, và cho rằng nếu một hệ thống thông tin đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì sự hài lòng của họ sẽ tăng lên Tương tự, Evans (1976 trích dẫn trong Thong & Yap, 1996) cho rằng mức độ hài lòng thấp hơn về hệ thống thông tin sẽ cản trở việc sử dụng hệ thống Seddon và Kiew (1994), Igbaria và Tan (1997) đã kết luận trong nghiên cứu của mình rằng sự hài lòng của người dùng là thước đo chung và quan trọng nhất cho sự thành công của hệ thống thông tin

DeLone & McLean (1992) sử dụng sự hài lòng như một cấu trúc duy nhất trong mô hình của họ do độ tin cậy và hiệu lực cao so với các thước đo khác

Theo Sun và cộng sự (2008) coi sáu khía cạnh là người học, giảng viên, khóa học, công nghệ, thiết kế và môi trường là những khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học Mười ba yếu tố trong sáu khía cạnh này đã được đưa ra giả

Trang 25

thuyết và trong số này, sự lo lắng về máy tính, thái độ của giảng viên đối với học trực tuyến, chất lượng khóa học, tính linh hoạt, nhận thức hữu ích, tính dễ sử dụng và tính đa dạng trong đánh giá, đã nhận được sự hỗ trợ thực nghiệm Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc cải thiện sự hài lòng của người dùng, thông qua những yếu tố này, thúc đẩy một hệ thống e-learning thành công Một đóng góp quan trọng khác trong đánh giá thành công của e-learning là mô hình được đề xuất bởi Ozkan và Koseler (2009) Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình lục giác dựa trên các yếu tố chất lượng (chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ) và các vấn đề xã hội (yếu tố hỗ trợ, quan điểm của người học và thái độ của giảng viên) Mối quan hệ giữa sáu khía cạnh và sự hài lòng trong e-learning được tìm thấy có ý nghĩa 76,9% phương sai của sự hài lòng trong e-learning Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mô hình này nên được coi là cơ bản để đánh giá hiệu quả của e-learning và khuyến nghị mở rộng mô hình với các khía cạnh khác Một nghiên cứu khác về môi trường hệ thống e-learning kết hợp do Wu, Tennyson và Hsia thực hiện (2010) đã giới thiệu mô hình hài lòng về e-learning BELS đã được thử nghiệm với 212 người tham gia Các phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng tính hiệu quả của máy tính, kỳ vọng về hiệu suất, chức năng hệ thống, tính năng nội dung, tương tác và môi trường học tập, là những yếu tố chính quyết định sự hài lòng trong học tập của sinh viên Tất cả các mối quan hệ được tìm thấy có ý nghĩa Mô hình giải thích 67,8% phương sai của sự hài lòng trong học tập với BELS

2.1.2.4 Theo mô hình chất lượng của e-learning

Hướng nghiên cứu thứ tư trong đánh giá hệ thống e-learning là đánh giá chất lượng tổng thể của e-learning Một mô hình quan trọng được đề xuất bởi MacDonald và cộng sự (2001) là Mô hình học tập theo nhu cầu (DDLM) để đánh giá các hệ thống học tập dựa trên web (WBL) Mô hình được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thiết kế các mô hình học tập mới đáp ứng nhu cầu của người dùng Mô hình kết hợp năm khía cạnh: nhu cầu của người tiêu dùng (tức là nội dung chất lượng, phân phối và dịch vụ); cấu trúc cao cấp làm tiêu chuẩn chất lượng, nghĩa là “nền tảng cần thiết để có thể cung cấp mức độ nội dung, phân phối và dịch vụ này” (MacDonald và cộng

Trang 26

sự., 2001), đòi hỏi phải hiểu nhu cầu của người học xem xét động cơ của người học; người hỗ trợ học tập để thiết lập một môi trường học tập hợp tác lành mạnh; chiến lược sư phạm; thực hiện các chiến lược đánh giá thường xuyên và đánh giá người học; và đảm bảo môi trường e-learning thuận tiện cho người học Khía cạnh thứ ba là kết quả của người học, ví dụ, chi phí thấp hơn cho người học, lợi thế cá nhân và đạt được kết quả học tập Khía cạnh thứ tư là đánh giá chương trình đang diễn ra và khía cạnh thứ năm là sự thích nghi và cải tiến liên tục Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng những cấu trúc này là công thức mà các chương trình WBL có thể thành công và mô hình đã được các nhà nghiên cứu xác nhận và thử nghiệm theo kinh nghiệm (MacDonald và cộng sự., 2005) Ehlers (2004) nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu nhu cầu của người học trước khi bắt đầu bất kỳ dự án e-learning nào Theo đó, chất lượng của e-learning là một quá trình đồng sản xuất giữa người học và môi trường học tập để tạo điều kiện và trao quyền cho người học

Abdellatief và cộng sự (2011) đề xuất một mô hình chất lượng từ quan điểm của nhà phát triển dựa trên bốn biến số: nội dung dịch vụ, chức năng hệ thống, công nghệ thông tin và độ tin cậy của hệ thống

Khung đánh giá chất lượng e-learning của Ireland và cộng sự (2009) tập trung vào việc nâng cao kĩ năng của các học giả và coi đây là yếu tố kích thích chính của chất lượng e-learning

Một hướng khác để đánh giá chất lượng của e-learning là bằng cách thành lập các cơ quan và chương trình để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của e-learning, chẳng hạn như Viện Chính sách Đào tạo Đại học ở Hoa Kỳ, Chương trình e-learning của Liên minh Châu Âu và Chất lượng Cơ quan đảm bảo QAA ở Anh (Oliver, 2005) Hơn nữa, ở Châu Âu, một cuộc khảo sát về chất lượng của e-learning đã được thực hiện để đánh giá chất lượng e-learning (Massy, 2002) Tuy nhiên, do sự phức tạp của các hệ thống e-learning, sự đa dạng của các bên liên quan đến e-learning và tính tổng quát của khái niệm "chất lượng", có sự không chắc chắn và mơ hồ giữa những gì thực sự tạo nên một cách tiếp cận e-learning chất lượng (Oliver, 2005) Ngoài ra, việc xác

Trang 27

định các phép đo chính xác phù hợp để đánh giá hệ thống e-learning dựa trên các phương pháp tiếp cận chất lượng trở nên khó khăn vì các tiêu chí khác nhau giữa các tổ chức này với tổ chức khác

Qua khảo sát và kết hợp bốn hướng tiếp cận trên Al-Fraihat và cộng sự (2020) để đánh giá sự thành công của hệ thống e-learning bằng cách xác định và khám phá các yếu tố tác động đến lợi ích của người dùng Các yếu tố tác động đến lợi ích càng cao, người dùng càng đạt được lợi ích thì cũng có nghĩa sự thành công càng cao Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, bằng sự kết hợp này có thể đánh giá được lợi ích của người dùng một cách tổng thể, toàn diện và chặt chẽ Các yếu tố được xác định và khám phá trong phạm vi của nghiên cứu này tương ứng với mười một khái niệm sau đây:

Lợi ích

Lợi ích của việc sử dụng hệ thống e-learning là tác động của hệ thống e-learning đối với một người, nhóm, tổ chức, ngành hoặc cộng đồng Theo thời gian, lợi ích của việc sử dụng hệ thống không còn là độc quyền của mỗi người và ngày càng mở rộng sang các tổ chức và mối quan hệ cộng đồng (DeLone & McLean, 2003)

Nhận thức sự hài lòng

Trang 28

Sự hài lòng của người dùng là yếu tố quyết định việc xây dựng lợi ích Ảnh hưởng của sự hài lòng của người dùng đối với những lợi ích đạt được từ hệ thống đã được thực nghiệm cho thấy là đáng kể trong mô hình thành công của hệ thống thông tin DeLone & McLean (2003) Hassanzadeh và cộng sự (2012) giải thích rằng khi người sử dụng hệ thống e-learning hài lòng hơn, họ đang sử dụng hệ thống và những lợi ích của việc sử dụng hệ thống sẽ đạt được Remenyi và Money (1991) đã định nghĩa sự hài lòng của người dùng là thước đo sự khác biệt giữa kỳ vọng của người dùng về một hệ thống thông tin cụ thể so với hiệu suất cảm nhận của hệ thống

Chất lượng giảng viên

Chất lượng giảng viên đánh giá các chỉ số chất lượng của giảng viên, chẳng hạn như thái độ của giảng viên, sự nhiệt tình, phản ứng nhanh chóng đối với người học trong hệ thống e-learning và giao tiếp với người học

Chất lượng người học

Chất lượng người học được sử dụng để nắm bắt các khía cạnh khác nhau của chất lượng liên quan đến người học, chẳng hạn như thái độ của người học, sự lo lắng, kinh nghiệm trước đây và hiệu quả của bản thân

Chất lượng hệ thống hỗ trợ

Chất lượng hệ thống hỗ trợ tương ứng với các vấn đề hỗ trợ trong hệ thống e-learning liên quan đến đạo đức và các vấn đề pháp lí, và thúc đẩy hệ thống e-learning (Al-Fraihat và cộng sự., 2018)

Chất lượng hệ thống đào tạo

Chất lượng hệ thống đào tạo là chất lượng hệ thống theo các tính năng và khả năng tạo điều kiện và cải thiện việc dạy và học (Hassanzadeh và cộng sự., 2012)

Chất lượng dịch vụ

Trang 29

Chất lượng dịch vụ là một thước đo thành công của hệ thống thông tin liên quan đến mô hình Delone va McLean (2003)

Chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin là một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu trong việc đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin và e-learning do vai trò thiết yếu của thông tin trong việc đạt được các mục tiêu học tập và các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng thông tin kém (Al-Sabawy, 2013)

Chất lượng hệ thống kĩ thuật

Chất lượng hệ thống kĩ thuật là thước đo liên quan đến các vấn đề như độ tin cậy của hệ thống, tính khả dụng, tính dễ sử dụng của các tính năng của hệ thống, v.v Chất lượng hệ thống kĩ thuật được giả định trong mô hình của chúng tôi là một yếu tố quyết định ba cấu trúc: tính hữu ích được cảm nhận, Nhận thức sự hài lòng và việc sử dụng (Al-Fraihat và cộng sự., 2020)

2.2 Các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Nghiên cứu “Đánh giá sự thành công của hệ thống e-learning: một nghiên cứu thực nghiệm” của (Al-Fraihat và cộng sự., 2020)

Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố được xem xét để đánh giá sự thành công của hệ thống e-learning và đề xuất một mô hình thành công của e-learning bằng cách kết hợp các yếu tố này Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra một mô hình toàn diện đã được phát triển để cung cấp một bức tranh tổng thể và xác định các mức độ thành công khác nhau liên quan đến một loạt các yếu tố quyết định thành công Mô hình đã được kiểm chứng thực nghiệm bằng cách điều chỉnh mô hình với dữ liệu được thu thập từ 563 sinh viên tham gia vào hệ thống e-learning tại một trong các trường đại học ở Vương quốc Anh thông qua phương pháp định lượng Phần bình phương ít nhất - Mô hình phương trình cấu trúc (PLS-SEM) Các yếu tố quyết định Nhận thức sự hài lòng của e-learning là chất lượng hệ thống kĩ thuật, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, chất lượng hệ thống hỗ trợ, chất lượng người học, chất lượng giảng viên và nhận thức hữu ích, cùng giải thích 71,4% phương sai của mức độ Nhận thức sự hài lòng Các yếu tố thúc đẩy Nhận thức hữu ích là chất lượng hệ thống kĩ thuật, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống hỗ trợ, chất lượng người học và chất

Trang 30

lượng giảng viên, và những yếu tố này giải thích cho 54,2% phương sai của mức độ nhận thức hữu ích Bốn cấu trúc được tìm thấy là các yếu tố quyết định việc sử dụng e-learning, đó là chất lượng hệ thống đào tạo, chất lượng hệ thống hỗ trợ, chất lượng người học và nhận thức hữu ích, và chúng cùng chiếm 34,1% Cuối cùng, 64,7% phương sai của các Lợi ích của e-learning được giải thích bởi nhận thức hữu ích, Nhận thức sự hài lòng và việc sử dụng

Hình 2 1: Mô hình đánh giá sự thành công của hệ thống E-learning Nguồn:Al-Fraihat và cộng sự (2020)

2.2.2 Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định thành công của elearning: nghiên cứu thực nghiệm ở Brazil” của (Cidral và cộng sự., 2018)

Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố quyết định sự hài lòng, sử dụng và tác động cá nhân của người dùng đối với e-learning Nghiên cứu này đề xuất một mô hình lí thuyết tích hợp các lí thuyết về sự hài lòng và thành công của hệ thống thông tin trong hệ thống e-learning Mô hình đã được xác nhận thực nghiệm tại các cơ sở đào tạo đại học và trung tâm đại học ở Brazil thông qua một phương pháp định lượng của mô hình phương trình cấu trúc Chất lượng cộng tác, chất lượng thông tin và sự hài lòng của người dùng giải thích cho việc sử dụng e-learning Các yếu tố thúc đẩy

Trang 31

sự hài lòng theo cảm nhận của người dùng là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, thái độ của giảng viên đối với học trực tuyến, tính đa dạng trong đánh giá và tương tác nhận thức của người học với những người khác Chất lượng hệ thống, việc sử dụng và sự hài lòng nhận thấy của người dùng giải thích tác động của từng cá nhân

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu thành công của e-learning Nguồn: Cidral và cộng sự (2018)

2.2.3 Nghiên cứu “Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống e-learning trong trường đại học” của (Hassanzadeh và cộng sự., 2012)

Mục tiêu cố gắng khảo sát và trình bày một mô hình đo lường mức độ thành công của hệ thống e-learning trong các trường đại học Với mục đích này, lúc đầu, theo tổng quan tài liệu, một mô hình khái niệm đã được thiết kế Sau đó, dựa trên ý kiến của 33 chuyên gia và đánh giá các đề xuất của họ, các chỉ số nghiên cứu đã được hoàn thiện

Trang 32

Sau đó, để kiểm tra mối quan hệ giữa các thành phần và hoàn thiện mô hình đề xuất, một nghiên cứu điển hình đã được thực hiện tại 5 trường đại học: Amir Kabir, Tehran, Shahid Beheshti, Đại học Khoa học & Công nghệ Iran và Đại học Công nghệ Khaje Nasir Toosi Cuối cùng, bằng cách phân tích bảng câu hỏi được hoàn thành bởi 369 giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên, những người sử dụng hệ thống e-learning Mô hình cuối cùng được tìm thấy như sau:

Hình 2 3: Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống e-learning Nguồn: Hassanzadeh và cộng sự (2012)

2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Qua khảo sát lí thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan tác giả kết hợp một số mô hình, đơn giản hóa mô hình, kế thừa mô hình và các thang đo Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong các nghiên cứu trước đây (Hassanzadeh và cộng sự., 2012; Cidral và cộng sự., 2018; Al-Fraihat và cộng sự., 2020) đều có đặc điểm chung là nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thành công của hệ thống e-learning dưới góc nhìn e-learning như là một hệ thống thông tin cho thấy các yếu tố thúc đẩy sự hài lòng theo cảm nhận của người dùng là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, thái độ của giảng viên đối với học trực tuyến (Cidral và cộng sự., 2018; Al-Fraihat và cộng sự., 2020) Trong nghiên cứu của Cidral và cộng sự., (2018) đã chỉ ra rằng cần các yếu tố của DeLone & McLean, (2003), Sun và cộng sự, (2008) và Urbach và cộng sự (2010) không đủ để nắm bắt đầy đủ các yếu tố quyết định việc sử dụng, sự hài lòng và thành công e-

Trang 33

learning và cần nghiên cứu thêm về sự thành công của e-learning ở cấp độ khác Mặt dù Việt Nam là quốc gia ở Châu Á nhưng sự phát triển về e-learning trong những năm gần đây rất đáng kể Bên cạnh đó Al-Fraihat và cộng sự (2020) cũng khuyến nghị mở rộng khảo sát nghiên cứu trong tương lai ở các nước đang phát triển Trong bối cảnh triển khai e-learning hiện nay ở Việt Nam cho thấy hầu hết các trường đại học đều có hệ thống e-learning Không những vậy các tổ chức đào tạo khác cũng triển khai như TOPICA, Thinking School Việt Nam đều có được sự thành công nhất định Ngoài ra, nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) cho thấy đây là nghiên cứu đa chiều dựa trên bốn cách tiếp cận khác nhau và được đánh giá là toàn diện nhất dưới góc nhìn hệ thống e-learning như là một hệ thống thông tin Do đó, tác giả kế thừa và áp dụng nghiên cứu của Al-Fraihat và cộng sự (2020) để thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu kiểm định lại mô hình cũng như các thang đo của nghiên cứu ở Việt Nam là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Do đó mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 2 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.3.2 Các giả thuyết

2.3.2.1 Chất lượng hệ thống kĩ thuật

Trang 34

Chất lượng hệ thống kĩ thuật được giả định trong mô hình của chúng tôi là một yếu tố quyết định ba cấu trúc: nhận thức hữu ích, Nhận thức sự hài lòng và việc sử dụng Trong mô hình ban đầu của DeLone & McLean (2003), các nhà nghiên cứu đã giả định rằng chất lượng hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và sự hài lòng của người dùng Một số nhà nghiên cứu đã áp dụng mô hình DeLone & McLean trong bối cảnh hệ thống thông tin và tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa chất lượng và việc sử dụng hệ thống (Halawi, McCarthy, & Aronson, 2008; Hsieh & Wang, 2007; Iivari, 2005) Trong bối cảnh hệ thống e-learning, chất lượng hệ thống cũng được chứng minh là có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng (Garcia-Smith & Effken, 2013; Lin, 2007; Marjanovic và cộng sự., 2016)

Các nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống và sự hài lòng của người dùng và chỉ ra sự tồn tại của các mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố này (Chiu, Chiu, & Chang, 2007; Halawi, McCarthy, & Aronson, 2008; Hsieh & Wang, 2007; Wu & Wang, 2006) Hassanzadeh và cộng sự (2012), giả định rằng “bất kể chất lượng kĩ thuật của hệ thống e-learning cao hơn, thì sự hài lòng của người dùng cũng cao hơn” và ủng hộ tuyên bố này bằng nghiên cứu thực nghiệm

Đối với mối quan hệ với tính hữu ích, Seddon và Kiew (1994) và Seddon (1997) trong các nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng “sự gia tăng chất lượng hệ thống sẽ làm tăng tính hữu ích” và nhận thấy rằng chất lượng hệ thống là một yếu tố quyết định thiết yếu của tính hữu ích Sabherwal, Jeyaraj, và Chowa (2006) và Liaw (2008) cũng có những phát hiện tương tự

Dựa trên những phát hiện này, chúng tôi giả định rằng chất lượng kĩ thuật của hệ thống e-learning càng cao thì người dùng càng hài lòng Ngoài ra, nếu người dùng nhận thấy hệ thống e-learning tương thích với các yêu cầu của họ, điều này sẽ khiến người dùng sử dụng nó và coi nó là hữu ích Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H1: Chất lượng hệ thống kĩ thuật ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

Trang 35

H2: Chất lượng hệ thống kĩ thuật ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống e-learning;

H3: Chất lượng hệ thống kĩ thuật ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống learning

e-2.3.2.2 Chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin là một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu trong việc đánh giá sự thành công của hệ thống thông tin và e-learning do vai trò thiết yếu của thông tin trong việc đạt được các mục tiêu học tập và các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng thông tin kém (Al-Sabawy, 2013) Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin và cả việc sử dụng và sự hài lòng của người dùng đến từ mô hình DeLone & McLean (2003)

Dựa trên các tài liệu về hệ thống thông tin, Rai và cộng sự (2002) cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa chất lượng và việc sử dụng thông tin Kết quả tương tự cũng thu được bởi các nghiên cứu được thực hiện bởi Halawi và cộng sự (2008) cho hệ thống quản lí tri thức và Kositanurit, Ngwenyama, và Osei-Bryson (2006) trong hệ thống thông tin y tế Trong bối cảnh tương tự, Seddon và Kiew (1994) và Seddon (1997) đã chỉ ra mối quan hệ đáng kể giữa chất lượng thông tin và nhận thức hữu ích và sự hài lòng của người dùng

Các mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và một trong ba cấu trúc là sử dụng, hài lòng và hữu ích đã được nghiên cứu thực nghiệm bởi các nhà nghiên cứu e-learning Ví dụ, Klobas và McGill (2010) và Eom và cộng sự (2012) đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa chất lượng thông tin và cả việc sử dụng và sự hài lòng với LMS Mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và nhận thức hữu ích đã được tìm thấy có ý nghĩa trong nghiên cứu của Chen (2010) với các hệ thống e-learning trong bối cảnh tổ chức và một kết quả tương tự được tìm thấy bởi Lwoga (2014) với các LMS dựa trên web Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H4: Chất lượng thông tin ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

Trang 36

H5: Chất lượng thông tin ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống learning;

e-H6: Chất lượng thông tin ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống e-learning

2.3.2.3 Chất lượng dịch vụ

Cấu trúc này đã được giới thiệu như một cấu trúc mới cho mô hình DeLone & McLean (1992) Tầm quan trọng của cấu trúc này như một thước đo thành công của hệ thống thông tin liên quan đến mô hình DeLone & McLean (2003), những người đã giả định trong mô hình của họ mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng dịch vụ, cả việc sử dụng và sự hài lòng của người dùng Việc cung cấp dịch vụ của nhân viên CNTT trong tổ chức dù liên quan đến hệ thống thông tin hay hệ thống e-learning cũng được kỳ vọng là sẽ rất hữu ích cho người học và ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của họ về sự hài lòng đối với hệ thống

Trong bối cảnh của e-learning, mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng được tìm thấy có ý nghĩa trong Roca và cộng sự (2006) và mô hình Ozkan và Koseler (2009) Mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ và mức độ nhận thức hữu ích đã được tìm thấy trong các nghiên cứu (Lwoga, 2014, Al-Sabawy, 2013; Ngai, Poon, và Chan, 2007) Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H7: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

H8: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống learning;

e-H9: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống e-learning

2.3.2.4 Chất lượng hệ thống đào tạo

Trong việc phát triển một mô hình đo lường sự thành công của e-learning trong các trường đại học Iran, Hassanzadeh và cộng sự (2012) nhận thấy rằng chất lượng hệ thống đào tạo ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến sự hài lòng của người dùng và gián

Trang 37

tiếp đến việc sử dụng hệ thống, điều này cho thấy rằng các tính năng đào tạo trong hệ thống e-learning và các cơ sở như diễn đàn thảo luận, phòng trò chuyện, công cụ học tập hợp tác, có thể dẫn đến về sự hài lòng của người dùng và tối đa hóa việc sử dụng hệ thống e-learning của họ Tương tác xã hội được sử dụng như một yếu tố chính của sự thành công trong học tập hợp tác được hỗ trợ bởi máy tính (CSCL) có tác động đáng kể đến việc học của học sinh (Xing, Kim, & Goggins, 2015) Mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống đào tạo và nhận thức hữu ích đối với các hệ thống e-learning dựa trên web (Liu, Liao & Peng, 2005) và Almaiah và Jalil (2016) thực hiện đối với các hệ thống học tập trên thiết bị di động Kim, Trimi, Park, và Rhee (2012) và Mohammadi (2015) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chất lượng hệ thống đào tạo và sự hài lòng Ngoài ra, mối quan hệ giữa tính đa dạng trong tài liệu và sự tương tác của người học trong hệ thống e-learning với Nhận thức sự hài lòng được Cidral và cộng sự (2018) nhận thấy có ý nghĩa quan trọng Hơn nữa, mối quan hệ giữa các tính năng của hệ thống đào tạo và tính hữu dụng cho một hệ thống e-learning dựa trên web (Liu và cộng sự., 2005) Kết quả tương tự cũng được Liaw và Huang (2013) thu được khi tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa việc xây dựng môi trường học tập tích cực với cả nhận thức hữu ích và Nhận thức sự hài lòng Do đó, các giả thuyết sau đây được đề xuất:

H10: Chất lượng hệ thống đào tạo ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

H11: Chất lượng hệ thống đào tạo ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống e-learning;

H12: Chất lượng hệ thống đào tạo ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống learning

e-2.3.2.5 Chất lượng hệ thống hỗ trợ

Trong tài liệu về sự thành công của hệ thống e-learning, các vấn đề hỗ trợ trong hệ thống e-learning như đạo đức và chính sách nêu ra các quy tắc, quy định, hướng dẫn và cấm giao tiếp trong hệ thống e-learning, các quy tắc đạo văn của bài tập, bảo vệ

Trang 38

dữ liệu, và các vấn đề pháp lí và bản quyền khác của các tài liệu được tải lên trong hệ thống e-learning, ngoài sự phổ biến và chính sách mà tổ chức tuân theo, tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đáng kể đến người học (Khan, 2005) Ví dụ, trong nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Ozkan và Koseler (2009), việc sử dụng LMS tại Đại học Brunel đã tăng lên đáng kể do sự khuyến khích sinh viên và học giả nhận được từ trường đại học sử dụng LMS trong các học phần của họ Các nhà nghiên cứu cho biết “việc sử dụng U-Link đã tăng lên đáng kể trong ba năm qua, điều này chủ yếu là do sự phổ biến ngày càng tăng của các cổng e-learning” Việc thúc đẩy tổ chức hệ thống e-learning đã ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hài lòng của nhân viên trong nghiên cứu được thực hiện bởi Navimipour và Zareie (2015) Đối với các mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống hỗ trợ và cả nhận thức hữu ích và sử dụng, những mối quan hệ này không được kiểm tra thực nghiệm trong các tài liệu trước đây Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự tồn tại của các vấn đề hỗ trợ trong hệ thống e-learning cũng được cho là sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống và nhận thức hữu ích Điều này là do gần đây người ta đã chú ý nhiều hơn đến các vấn đề đạo đức và pháp lí, và các yêu cầu mới đã được đưa ra bởi luật bảo vệ dữ liệu Hơn nữa, xem xét sự tồn tại của các phương tiện liên lạc (ví dụ: diễn đàn, trò chuyện và email), dữ liệu được tạo ra từ trò chuyện và diễn đàn có thể thể hiện ý kiến cá nhân, dữ liệu cá nhân và thành kiến cá nhân mà sinh viên không muốn thế giới bên ngoài (thông qua công cụ tìm kiếm) biết Do đó, việc cung cấp thông tin trước khi sử dụng hệ thống e-learning có thể nâng cao nhận thức của họ và ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của họ về tính hữu ích tổng thể của hệ thống Hơn nữa, sự phổ biến của hệ thống e-learning và chính sách mà tổ chức tuân theo để thúc đẩy hệ thống e-learning của họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sử dụng hệ thống của các học giả và người học Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H13: Chất lượng Hệ thống Hỗ trợ ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

H14: Chất lượng Hệ thống Hỗ trợ ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống e-learning;

Trang 39

H15: Chất lượng hệ thống hỗ trợ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống learning

e-2.3.2.6 Chất lượng người học

Cấu trúc này đã được vận hành thành công trong một số mô hình được phát triển bởi các nhà nghiên cứu e-learning trước đó Một số nhà nghiên cứu đã kiểm tra một tập hợp con của cấu trúc chất lượng người học như là hiệu quả bản thân của người học và một mối quan hệ đáng kể với nhận thức hữu ích đã được tìm thấy (Ong, Lai và Wang, 2004; Park, 2009) McGill và Klobas (2009) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa thái độ của người học đối với việc sử dụng LMS Ngoài ra, mối quan hệ giữa sự tham gia của sinh viên và cả việc sử dụng và sự hài lòng đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Klobas và McGill (2010) Thêm vào đó, mối quan hệ giữa hiệu quả của bản thân và sự lo lắng về máy tính của người học với nhận thức hữu ích được nghiên cứu bởi Chen và Tseng (2012)

Mối quan hệ giữa người học và Nhận thức sự hài lòng được tìm thấy trong các mô hình của Sun và cộng sự (2008) và Ozkan và Koseler (2009) Với mối quan hệ tích cực của các chỉ số gắn với sự đa dạng của các đặc điểm của người học, có nhiều khả năng chất lượng của người học sẽ ảnh hưởng đến nhận thức hữu ích và việc sử dụng hệ thống Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H16: Chất lượng của Người học ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

H17: Chất lượng của Người học ảnh hưởng tích cực đến nhận thức hữu ích của hệ thống e-learning;

H18: Chất lượng của người học ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống learning

e-2.3.2.7 Chất lượng giảng viên

Trang 40

Vai trò của giảng viên đối với sự thành công của e-learning đã nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực e-learning Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa chất lượng giảng viên (sử dụng hai chỉ số: thời gian phản hồi của giảng viên, thái độ của giảng viên đối với e-learning) và sự hài lòng (Sun và cộng sự., 2008; Cidral và cộng sự., 2018) Lwoga (2014) sử dụng chất lượng giảng viên như một cấu trúc riêng biệt và xác nhận mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa chất lượng giảng viên với cả nhận thức hữu ích và sự hài lòng của người dùng Ngoài ra, chất lượng giảng viên đã được phát hiện có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người học đối với hệ thống e-learning (Mtebe và Raphael, 2018)

Chuẩn mực chủ quan như một chỉ số liên quan đến chất lượng giảng viên đã được nghiên cứu trong các mô hình của Park (2009) và Roca và cộng sự (2006), và các mối quan hệ đáng kể với tính hữu ích và sự hài lòng đã được tìm thấy tương ứng Có rất ít nghiên cứu để chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng giảng viên như một cấu trúc độc lập với việc sử dụng hệ thống e-learning Tuy nhiên, McGill và Klobas (2009) mối quan hệ này có ý nghĩa tích cực Trong nghiên này các khía cạnh liên quan đến giảng viên, chẳng hạn như thái độ tích cực, sự nhiệt tình, khuyến nghị cho sinh viên, sự tham gia với các mức độ hoạt động khác nhau (ví dụ: tương tác, giao tiếp và phản ứng với sinh viên) cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống e-learning Trên cơ sở đó, các giả thuyết sau được đề xuất:

H19: Chất lượng của giảng viên ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức sự hài lòng đối với hệ thống e-learning;

H20: Chất lượng của giảng viên ảnh hưởng tích cực đến Nhận thức hữu ích của hệ thống e-learning;

H21: Chất lượng của giảng viên ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng hệ thống learning

e-2.3.2.8 Nhận thức sự hài lòng

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN