Nội dung môn học: CHƯƠNG 1: TẠO LẬP BẢNG DANH MỤC, SỔ CHỨNG TỪ PHÁT SINH Giới thiệu: Chương 1 hướng dẫn HSSV tạo lập bảng danh mục hệ thống tài khoản, vật tư hàng hóa, khách hàng, nhà cu
TẠO LẬP BẢNG DANH MỤC, SỔ CHỨNG TỪ PHÁT SINH
Tạo lập bảng danh mục
Làm kế toán trên Excel, dù theo hình thức ghi sổ nào cũng đều cần đến một hệ thống các bảng tính để lưu trữ các dữ liệu về dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dư cuối kỳ cùng các thông tin quản trị khác Vấn đề là phải xác định rõ mục đích sử dụng và cấu trúc của từng bảng tính, thời điểm và cách thức lập bảng cũng như mối liên hệ về mặt dữ liệu giữa các bảng tính và trình tự lập các bảng tính đó cho phù hợp với quy trình xử lý thông tin kế toán
Hai bảng tính cơ sở quan trọng nhất được thiết kế để quản lý các đối tượng được dùng trong hạch toán kế toán và trong quản trị: Bảng danh mục tài khoản và Bảng sổ kế toán hay còn gọi là Sổ kế toán máy
Các bảng này có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt dữ liệu Một mặt số phát sinh các tài khoản chi tiết sau khi được nhập vào sổ kế toán máy sẽ được tổng hợp vào bảng danh mục tài khoản, mặt khác sau khi tổng hợp số phát sinh Nợ – Có và tính được số dư cuối kỳ của các tài khoản trong bảng danh mục tài khoản chỉ cần đọc số dư cuối kỳ của các tài khoản trong bảng danh mục tài khoản để định khoản vào các bút toán kết chuyển tương ứng trong sổ kế toán máy
Sau khi hoàn thiện 2 bảng này, chúng ta có thể thực hiện lên sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính, báo cáo thuế GTGT, … theo những hình thức ghi sổ kế toán khác nhau, cụ thể, khi cần số dư đầu kỳ sẽ truy cập vào bảng danh mục tài khoản, khi cần tới số phát sinh sẽ truy cập tới sổ kế toán máy …
1.1.1 Danh mục tài khoản (D_muc)
+ Biết các tổ chức và xây dựng bảng Danh mục tài khoản chứa danh mục các tài khoản sử dụng trong hạch toán kế toán và khai báo số dư đầu kỳ của hệ thống các tài khoản
+ Định nghĩa các vùng dữ liệu chứa Số hiệu tài khoản, Tên tài khoản, Số dư đầu kỳ của tài khoản
Danh mục tài khoản thường có các cột (hay còn gọi là trường dữ liệu) sau: + Số hiệu TK
2 Số hiệu TK Tên tài khoản Số dư đầu kỳ
Trong quá trình hoàn thiện sổ sách và lên báo cáo kế toán trên Excel luôn có sự tham chiếu dữ liệu từ các bảng khác tới bảng danh mục tài khoản, vậy nên việc đặt tên cho các vùng dữ liệu cần tham chiếu trong bảng này là rất cần thiết (có thể đặt tên vùng hoặc không đặt tên vùng)
Sau đây là một số vùng dữ liệu thường được tham chiếu tới và được đặt tên bằng Insert\ Name\ Define trong Excel như sau:
STT Tên vùng/ khối Địa chỉ vùng/ khối Ý nghĩa
1 BDMTK J2:L65535 Danh mục hệ thống tài khoản
2 SOHIEUTK J2:J65535 Số hiệu tài khoản
4 SODDK L2:L65535 Số dư đầu kỳ
Cần lưu ý rằng tọa độ của các vùng/khối được đặt tên cần đủ rộng để dự phòng nếu có thêm các dòng dữ liệu được nhập vào cuối của bảng thì không phải thực hiện lại thao tác đặt tên vùng
Chú ý quan trọng: Khi nhập dữ liệu liên quan đến Số tài khoản, để bảo đảm cho việc xử lý và tổng hợp dữ liệu sau này được chính xác thì cần nhập theo đinh dạng là chuỗi ký tự bằng cách thêm dấu nháy trên “ ‘ ” phía trước của số tài khoản Ví dụ khi nhập tài khoản 1111 chúng ta sẽ gõ: ‘111 kết quả sẽ cho 111 là tài khoản cấp 1 định dạng “Text”
1.1.2 Danh mục vật tư hàng hóa
+ Biết các tổ chức và xây dựng bảng Danh mục vật tư hàng hóa chứa danh mục mã, tên, số lượng tồn đầu kỳ, đơn vị tính, của vật tư hàng hóa
+ Định nghĩa các vùng dữ liệu chứa Mã vật tư, tên vật tư, đơn vị tính, số lượng tồn đầu kỳ …
Danh mục vật tư hàng hóa thường có các cột sau:
+ Số lượng tồn đầu kỳ
1 DANH MỤC VẬT TƯ HÀNG HÓA
2 Mã vật tư Tên vật tư Đon vị tính Số lượng tồn kỳ
5 HT_30 Xi măng HT PC30 … …
1 BDMVTHH A2:I65535 Danh mục vật tư hàng hóa
6 ĐG I2:I65535 Đơn giá đầu kỳ
1.1.3 Danh mục khách hàng, nhà cung cấp
+ Biết các tổ chức và xây dựng bảng Danh mục khách hàng, nhà cung cấp chứa danh mục mã, tên, địa chỉ, mã số thuế, của khách hàng, nhà cung cấp
+ Định nghĩa các vùng dữ liệu chứa mã, tên, địa chỉ, mã số thuế …
Danh mục vật tư hàng hóa thường có các cột sau:
+ Tên khách hàng, nhà cung cấp
1 DANH MỤC KHÁCH HÀNG - NHÀ CUNG CẤP
2 Mã Tên khách hàng, nhà cung cấp Địa chỉ MST
4 TL Công ty Thành Long 234 Hoàng sâm 0301764174
Cũng như trên có thể đặt tên cho các vùng dữ liệu cần tham chiếu trong bảng
STT Tên vùng/ khối Địa chỉ vùng/ khối Ý nghĩa
1 BDMKHNCC A2:I65535 Danh mục khách hàng nhà cung cấp
2 MAKHNHH A2:A65535 Mã khách hàng nhà cung cấp
3 TENKHNHH B2:B65535 Tên khách hàng nhà cung cấp
Tạo lập sổ chứng từ phát sinh (sổ kế toán máy/sổ SPS/ sổ Nhập liệu)
+ Biết cách xây dựng mẫu Sổ kế toán tương đương với Sổ nhật ký trong kế toán thông thường
+ Định nghĩa các vùng dữ liệu trong bảng dữ liệu Sổ kế toán như Tài khoản ghi
Nợ, Tài khoản ghi Có, Số tiền phát sinh để sử dụng cho việc tổng hợp số liệu
+ Cập nhật các số liệu nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán
Chức năng của sổ kế toán máy là quản lý các bút toán định kỳ phát sinh từ các chứng từ kế toán và các bút toán kết chuyển
+ Tạo lập mẫu sổ như sau:
1 SỔ CHỨNG TỪ PHÁT SINH
Chứng từ Diễn giải … TKĐƯ Số tiền phát sinh
Mẫu sổ kế toán máy (sổ SPS) có tọa độ dòng cột trong Excel như sau:
STT Tên vùng/ khối Địa chỉ vùng/ khối Ý nghĩa
1 SOKTMAY A6:U65536 Sổ kế toán máy
2 TKGHINO G6:G65536 Tài khoản ghi Nợ
3 TKGHICO H6:H65536 Tài khoản ghi Có
4 SOTIENPS I6:I65536 Số tiền phát sinh
5 SOLUONGPS J6:J65536 Số lượng phát sinh
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
Khác với định khoản trên các sổ kế toán làm theo lối thủ công, định khoản trên máy vào sổ Kế toán máy (SPS hoặc SOKTMAY) có những đặc điểm riêng cần tuân thủ đó là:
+ Cột STT: phản ánh số thứ tự từng định khoản (chú ý không phải từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
+ Cột ngày ghi sổ: là ngày định khoản kế toán
+ Cột số chứng từ: lưu trữ số chứng từ
+ Cột ngày chứng từ: lưu trữ ngày chứng từ
+ Cột diễn giải: ghi trích yếu nội dung nghiệp vụ
+ Cột TKDƯ NO, TKDƯ CO: nhập số hiệu tài khoản ghi nợ và số hiệu tài khoản ghi có của một bút toán
Nếu một chứng từ phát sinh bút toán kép thì kế toán phải tách thành nhiều bút toán đơn giản để định khoản vào sổ Kế toán máy
+ Cột số tiền phát sinh: phản ánh số tiền phát sinh của từng tài khoản trong các bút toán
+ Các Cột khác nếu có như cột thuế GTGT: phản ánh thuế GTGT của từng mặt hàng mua vào (hay mặt hàng bán ra) tương ứng, thuế GTGT được tính tương ứng mức thuế suất thuế GTGT của từng loại hàng, những định khoản không có thuế GTGT thì cột này bỏ trống v.v…
+ Phải định khoản theo hình thức định khoản đơn giản, tài khoản ghi NỢ, tài khoản ghi CÓ và các thông tin khác trong một bút toán định khoản được ghi trên cùng một dòng Nếu một chứng từ phát sinh bút toán kép thì kế toán phải tách thành nhiều bút toán đơn giản để định khoản vào sổ Kế toán máy
+ Các bút toán phát sinh của cùng một chứng từ thì các thông tin chung như: số xê ri, ngày ghi sổ, số chứng từ, ngày chứng từ, diễn giải, mã số thuế…sẽ có chung nội dung
+ Một tài khoản đã mở tài khoản chi tiết thì tài khoản đó sẽ không được sử dụng để định khoản hay nói cách khác ta phải sử dụng tài khoản chi tiết cấp thấp nhất để đinh khoản phát sinh
+ Trong sổ Kế toán máy (SPS), dữ liệu trên các cột có thể nhập theo dạng mặc định, riêng các cột TKGHINO, TKGHICO và Thuế suất GTGT phải nhập dữ liệu dạng chuỗi để thuận tiện cho việc tính toán và tổng hợp dữ liệu sau này
+ Khác với các bút toán có trong các chứng từ, các bút toán kết chuyển chỉ được cập nhật vào sổ kế toán máy sau khi đã tổng hợp số phát sinh Nợ/Có và tính số dư cuối kỳ của các tài khoản vào bảng BDMTK.
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
Việc lập Sổ quỹ tiền mặt trên Excel có những đặc điểm sau:
- Định khoản các nghiệp vụ vào SPS/SOKTMAY đến đâu thì đồng thời chuyển bút toán định khoản đó vào ngay các sổ cái liên quan đến đó
- Số liệu chuyển vào sổ cái không cần tổng hợp như thực hiện bằng thủ công
- Thông tin lập sổ quỹ tiền mặt lấy từ SPS(SOKTMAY), Danh mục tai khoản (hay CĐ-PS(BCDPS))
- Tạo một sheet có tên là SQTM với cấu trúc sổ như sau:
Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền phát sinh
7 Số Ngày Thu Chi Tồn
Các ô có ngoặc vuông [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Tại ô [1] E3=ta nhập từ bàn phím số hiệu tài khoản 111/112
+ Tại ô [2]: lấy tên TK ở bảng danh mục tài khoản đưa sang
+ Tại ô [3], lấy số dư đầu kỳ theo đúng tính chất dư nợ ở bên sổ D_Muc sang [3] F9=VLOOKUP($E3,D_Muc!$J:$M,3,0)
+ Tại ô [4], [5], [6], [7] lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NKC theo hàm như sau:
[4] A10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!B6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!B6,0))
[5] B10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!C6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!C6,0))
[6] C10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!D6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!D6,0))
[7] D10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!E6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!E6,0))
+ Tại ô [8], [9], [10] lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NKC theo hàm như sau
[8] E10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!H6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!G6,""))
+ Tại ô [11] tính số tồn hàng ngày, để khi lên sổ ta lọc những dòng không có dữ liệu chương tình không cộng dồn
+ Dòng tổng số phát sinh trong kỳ [12], [13] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
Lưu ý: Nên dùng hàm Subtotal() để khi ẩn dòng hàm Subtotal() bỏ qua dòng ẩn không đưa vào công thức tính tổng
+ Dòng số tồn cuối kỳ [14] dùng hàm if() hoặc hàm max để lấy số dương [14] =IF(G42-H42+$I$9>0,G42-H42+$I$9,0)
+ Sau khi nhập công thức xong, thì chọn vùng công thức A10:G10 kéo chuột xuống phía dưới, lưu ý sổ SPS bao nhiêu dòng thì SQTM bấy nhiêu dòng Để in Sổ QTM:
- Khi muốn in Sổ quỹ tiền chỉ việc thực hiện hai bước như sau cho mỗi tài khoản:
Bước 1- Nhập số hiệu tài khoản cần lên sổ và ô E3 “Số hiệu tài khoản” tại sổ quỹ tiền mặt
Bước 2 - Lọc để che những dòng rỗng ở cột D6 “Diễn giải” -> Chọn No Blank
- Sổ quỹ tiền mặt vừa chọn hiện ra, các dòng không liên quan tới TK cần lên sổ sẽ bị ẩn đi
Lưu ý: Tùy theo số lượng chứng từ phát sinh mà vùng tham chiếu và vùng tính tổng trong các hàm trên sẽ có sự thay đổi
2.1.2 Sổ tiền gửi ngân hàng
Việc lập Sổ tiền gửi ngân hàng trên Excel có những đặc điểm và cách lập giống như sổ quỹ tiền mặt
- Tạo một sheet có tên là STGNH với cấu trúc sổ như sau:
1 SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
7 Số Ngày Gửi vào Rút ra Còn lại
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể: Giống như sổ quỹ tiền mặt
- Có thể copy cả trang bảng tính sổ quỹ TM thành sổ quỹ TM (1) sau đó đổi tên thành sổ tiền gửi ngân hàng, đổi lại tiêu đề cột F7,G7,H7 thành: Gửi vào, Rút ra, Còn lại
- Có thể từ 1 trang bảng tính lập sổ quỹ/sổ tiền gửi ngân hàng, khi cần lên sổ nào gõ đúng TK sổ đó là tự động lên
Ví dụ ở đây ô E3 ta gõ 111-> sẽ lên Sổ quỹ TM và gõ 112-> Sẽ lên sổ TGNH
Vị trí ô cột trong bảng tính không thay đổi chỉ thay đổi công thức ở các ô sau:
+ A1=IF(E31,"SỔ CHI TIẾT TIỀN MẶT",IF(E32,"SỔ CHI TIẾT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG",""))
+ F7=IF(E31,"Thu",IF(E32,"Gửi vào",""))
+ G7=IF(E31,"Chi",IF(E32,"Rút ra",""))
+ H7=IF(E31,"Tồn quỹ",IF(E32,"Còn lại",""))
+ Công thức các ô khác [3],…[14] trong bảng tính không thay đổi
Sổ chi tiết hàng tồn kho
Các nghiệp vụ chính liên quan đến nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm:
- Nhập kho nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm, hàng hóa
- Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm, hàng hóa cho các bộ phận sử dụng
- Xuất kho dùng cho xây dựng
- Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán
Căn cứ vào chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tiến hành lập sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm để theo dõi lượng nhập, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ của từng loại Cuối kỳ căn cứ số liệu trên sổ chi tiết để lập bảng kê tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
Sổ chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa có mẫu như sau:
1 Sổ chi tiết vật liệu, thành phẩm, hàng hóa
8 SL TT SL TT SL TT
13 Người lập biểu Kế toán trưởng
Hướng dẫn cách dùng hàm để thiết lập sổ kế toán chi tiết, báo cáo Xuất – Nhập – Tồn tự động lấy dữ liệu từ sổ SPS (sổ Nhập liệu) sang
(1) Từ sheets SPS (sổ Nhập liệu) đã tạo ở trên,
Ta nhập thông tin 3 nghiệp vụ chứng từ phát sinh ở ví dụ trên vào sổ
1 SỔ CHỨNG TỪ PHÁT SINH
3 Nhập Xuất Mã vật tư
4 SL Đơn giá SL Đơn giá
(2) Sheets Sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm (So_NVL)
Tạo lập Sổ cho tiết (So_NVL) theo mẫu sau:
1 SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
8 Số Ngày Lượn Tiề Lượn
Sau khi thiết kế xong sổ, tại ô G2 gõ số hiệu tài khoản cần lên sổ (152, hoặc
156 hoặc 157) chương trình sẽ tự động liên kết dữ liệu từ sổ SPS sang Để ẩn các dòng không liên quan, tại ô E7 ta chọn lọc dữ liệu AutoFiter sau đó bỏ đánh dấu vào dòng NonBlank, các dòng không liên quan đến tài khoản cần lên sổ (152, hoặc 156 hoặc 157) tự động ẩn đi Cách làm như sau:
- Ô G3: Nhập tên kho, hoặc liên kết từ sổ SPS hoặc sổ D_mục nếu ta đã nhập tên kho
- Ô G5: (Tên VT-HH-TP): lấy dữ liệu từ sheets D_mục bằng cách tạo list excel drop down xổ xuống lựa chọn, vậy nếu phát sinh vật tư mới thì chúng ta phải vào sheets danh mục để đặt tên mã vật tư và nhập tên vật tư cụ thể
Cách tạo list excel drop down xổ xuống lựa chọn như sau:
+ Trước tiên click chọn vào ô G5 là ô chúng ta muốn tạo 1 list danh sách xổ xuống sau đó click vào tab Data và chọn Data Validation
+ Tiếp tục trong phần Allow chọn List và trong phần Source đánh danh sách vùng mà bạn muốn tạo, mỗi lựa chọn cách nhau bởi dấu phảy (=D_Muc!$C$5:$C$65536)
+ Ấn OK để kết thúc
- Ô F10=IF($G$2=SPS!G6;SPS!H6;IF($G$2=SPS!H6;SPS!G6;""))
- Ô M10=IF(SUM(I10;K10)=0;0;$M$9+SUM($I10:I$10)-SUM($K10:K$10)) Dòng tổng cộng
(3) Sheets Xuất – Nhập – Tồn (S_XNT)
Tạo lập Sổ cho tiết (So_XNT) theo mẫu sau:
1 BÁO CÁO XUẤT – NHẬP – TỒN
Tồn ĐK Nhập Xuất Tồn CK
Tổng cộng Sau khi thiết kế xong sổ, ta gõ công thức ở các ô sau:
Sổ chi tiết công nợ, thanh toán
Việc lập Sổ chi tiết công nợ và thanh toán trên Excel có những đặc điểm và cách lập giống như sổ quỹ tiền mặt
- Tạo một sheet có tên là SQTM với cấu trúc sổ như sau:
1 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN
7 Số Ngày Nợ Có Nợ Có
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Tại ô [1] E3=ta nhập từ bàn phím số hiệu tài khoản vào
+ Tại ô [2], lấy số dư đầu kỳ theo đúng tính chất dư nợ ở bên sổ D_Muc sang
+ Tại ô [3], lấy số dư đầu kỳ theo đúng tính chất dư có ở bên sổ D_Muc sang
+ Tại ô [4], [5], [6], [7] lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ CTTT theo hàm như sau
[4] A10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!B6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!B6,0))
[5] B10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!C6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!C6,0))
[6] C10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!D6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!D6,0))
[7] D10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!E6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!E6,0))
[8] E10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!G6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!G6,""))
+ Tại ô [11] tính số tồn hàng ngày, để khi lên sổ ta lọc những dòng không có dữ liệu chương trình không cộng dồn
1 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN
7 Số Ngà y Nợ Có Nợ Có
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Dòng tổng số phát sinh trong kỳ [13], [14] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
Lưu ý: Nên dùng hàm Subtotal() để khi ẩn dòng hàm Subtotal() bỏ qua dòng ẩn không đưa vào công thức tính tổng
+ Dòng số tồn cuối kỳ [15] [16] dùng hàm if() hoặc hàm max để lấy số dương [14] =IF(H42-I42+$H$9>0,H42-I42+$H$9,0)
+ Sau khi nhập công thức xong, thì chọn vùng công thức A10:I10 kéo chuột xuống phía dưới, lưu ý sổ SPS bao nhiêu dòng thì CTTT bấy nhiêu dòng Để in Sổ CTTT:
- Khi muốn in Sổ quỹ tiền chỉ việc thực hiện hai bước như sau cho mỗi tài khoản:
Bước 1- Nhập số hiệu tài khoản cần lên sổ và ô E3 “Số hiệu tài khoản” tại sổ quỹ tiền mặt
Bước 2 - Lọc để che những dòng rỗng ở cột D6 “Diễn giải” -> Chọn No Blank
- Sổ quỹ tiền mặt vừa chọn hiện ra, các dòng không liên quan tới TK cần lên sổ sẽ bị ẩn đi
Lưu ý: Tùy theo số lượng chứng từ phát sinh mà vùng tham chiếu và vùng tính tổng trong các hàm trên sẽ có sự thay đổi.
SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP Error! Bookmark not defined 3.1 Sổ Nhật ký chung
Trường hợp 1 – Không mở nhật ký chuyên dùng
Đối với hình thức ghi sổ "Nhật ký chung" nếu doanh nghiệp không mở các sổ nhật ký chuyên dùng như: Nhật ký Thu tiền; Nhật ký Chi tiền; Nhật ký Mua hàng chịu và Nhật ký Bán Hàng chịu thì tất cả các chứng từ đều ghi sổ Nhật ký chung
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung
Tạo một sheet có tên là SO_NKC với cấu trúc sổ như sau:
Diễn giải Đã ghi số cái
TKĐƯ Số tiền phát sinh
4 Số Ngày Nợ Có Nợ Có
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ SO_NKC theo hàm tìm kiếm Vlookup như sau:
+ Tương tự dùng hàm như ô [1] cho các ô [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8] chỉ khác nhau vị trí trả về là thứ tự các ô cần dữ liệu từ sổ SPS sang NKC là 3,4,5,6,7,8,9,…
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [9],[10] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu
+ Sau khi nhập công thức xong, để lên sổ NKC tại ô A6 gõ số thứ tự 1 như bên sổ số phát sinh chứng từ (SPS) Các ô B6, …J7 tự động liên kết dữ liệu bên sổ SPS sang Để liên kết toàn bộ chứng từ sổ SPS sang sổ NKC ta chọn vùng công thức A6:J7 kéo chuột xuống phía dưới, lưu ý sổ SPS bao nhiêu dòng thì sổ NKC gấp đôi dòng.
Trường hợp 2 – Mở nhật ký chuyên dùng
Đối với hình thức ghi sổ "Nhật ký chung" nếu doanh nghiệp có mở các sổ nhật ký chuyên dùng như: Nhật ký Thu tiền; Nhật ký Chi tiền; Nhật ký Mua hàng chịu và Nhật ký Bán Hàng chịu thì các chứng từ liên quan phải ưu tiên ghi vào các sổ nhật ký chuyên dùng trước, nếu một chứng từ không phải ghi vào các sổ nhật ký chuyên dùng thì mới ghi sổ Nhật ký chuyên dùng thì mới ghi sang sổ Nhật ký chung
- Vậy trong sổ nhật ký chung sẽ có rất nhiều các loại nghiệp vụ khác nhau
+ Mọi bút toán định khoản có tài khoản ghi Nợ (cột G ở sổ SPS) bằng "111" đã được chuyển vào sổ Nhật ký Thu tiền;
+ Mọi bút toán định khoản có tài khoản ghi Có (cột H ở sổ SPS) bằng "111" đã được chuyển vào sổ Nhật ký Chi tiền;
+ Mọi bút toán định khoản có tài khoản ghi Nợ (cột G ở sổ SPS) bằng "131" vào tài khoản ghi Có (cột H ở sổ SPS) khác "131" đã được chuyển vào sổ Nhật ký Bán hàng;
+ Mọi bút toán định khoản có tài khoản ghi Có (cột H ở sổ SPS) bằng "331" và tài khoản ghi Nợ (cột G ở sổ SPS) khác "331" đã được chuyển vào sổ Nhật ký Mua hàng;
- Vậy tất cả các bút toán còn lại sẽ được chuyển vào Sổ nhật ký chung
- Tạo cấu trúc sổ Nhật ký chuyên dùng như sau:
+ Nhật ký thu tiền (NK_TT)
Những bút toán toán nào có tài khoản ghi Nợ (cột G ở sổ SPS) bằng "111" thì sẽ được chuyển vào sổ Nhật ký Thu tiền;
- Tạo một sheet có tên là NK_TT với cấu trúc sổ như sau:
1 SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN MẶT
Ghi Có các tài khoản
Tổng cộng [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NK-TT theo hàm như sau:
[6] F7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="111",LEFT(SPS!$H6,3)=F$5),$E7,0)
+ Tương tự dùng hàm như ô [6] cho các ô [7], [8], [9], [10] chỉ khác nhau so sánh với TK Có tương ứng:
[7] G7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="111",LEFT(SPS!$H6,3)=G$5),$E7,0)
[8] H7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="111",LEFT(SPS!$H6,3)=H$5),$E7,0)
[9] I7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="111",LEFT(SPS!$H6,3)=I$5),$E7,0)
[10] J7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="111",LEFT(SPS!$H6,3)=J$5),$E7,0)
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [13],…,[19] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu
+ Nhật ký chi tiền (NK_CT)
Những bút toán toán nào có tài khoản ghi Có (cột H ở sổ SPS) bằng "111" thì
1 SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN MẶT
Ghi Nợ các tài khoản
Tổng cộng [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] Các ô có vùng [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NK_CT theo hàm như sau:
[6] F7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="111",LEFT(SPS!$G6,3)=F$5),$E7,0)
+ Tương tự dùng hàm như ô [6] cho các ô [7], [8], [9], [10] chỉ khác nhau so sánh với TK Có tương ứng:
[7] G7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="111",LEFT(SPS!$G6,3)=G$5),$E7,0)
[8] H7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="111",LEFT(SPS!$G6,3)=H$5),$E7,0)
[9] I7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="111",LEFT(SPS!$G6,3)=I$5),$E7,0)
[10] J7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="111",LEFT(SPS!$G6,3)=J$5),$E7,0)
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [13],…,[19] dùng hàm Sum() hoặc hàm
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu
+ Nhật ký bán hàng (NK_BH)
Những bút toán toán nào có tài khoản ghi Nợ (cột G ở sổ SPS) bằng "131" thì sẽ được chuyển vào sổ Nhật ký Bán Hàng;
- Tạo một sheet có tên là NK_CT với cấu trúc sổ như sau:
1 SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Ghi Có các tài khoản
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NK-MH theo hàm như sau:
[6] F7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="131",LEFT(SPS!$G6,3)=F$5),$E7,0) [7] G7=IF(AND(LEFT(SPS!$G6,3)="131",LEFT(SPS!$G6,3)=G$5),$E7,0) [8] H7=IF(SUM(F7:J7)>0,0,E7)
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [10],…,[13] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu
+ Nhật ký bán hàng (NK_MH)
Những bút toán toán nào có tài khoản ghi Có (cột H ở sổ SPS) bằng "331" thì sẽ được chuyển vào sổ Nhật ký Mua Hàng;
Ghi Nợ các tài khoản
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NK-MH theo hàm như sau:
[6] F7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="331",LEFT(SPS!$G6,3)=F$5),$E7,0) [7] G7=IF(AND(LEFT(SPS!$H6,3)="331",LEFT(SPS!$G6,3)=G$5),$E7,0) [8] H7=IF(SUM(F7:J7)>0,0,E7)
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [10],…,[13] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu
Nếu doanh nghiệp mở nhật ký chuyên dùng thì các chứng từ có liên quan ưu tiên ghi vào các sổ nhật ký chuyên dùng (Nhật ký Thu tiền; Nhật ký Chi tiền; Nhật ký Mua hàng chịu và Nhật ký Bán Hàng chịu), nếu các chứng từ không phải ghi vào nhạt ký chuyên dùng mới ghi sang sổ Nhật ký chung
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung
- Tạo một sheet có tên là SO_NKC với cấu trúc sổ như sau:
Diễn giải Đã ghi số cái
TKĐƯ Số tiền phát sinh
4 Số Ngày Nợ Có Nợ Có
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NKC theo hàm như sau
+[1]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT (SPS!H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!B6)
+ Tương tự dùng hàm như ô [1] cho các ô [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8] chỉ khác nhau vị trí giá trị trả về là cột ở sổ SPS lần lượt ô C6, D6, E6, G6, H6, I6
+[2]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT (SPS!H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!C6)
+[3]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!D6)
+[4]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!E6)
+[5]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!G6)
+[6]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!H6)
+[7]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!I6)
+[8]B6=IF(OR(LEFT(SPS!G6,3)="111",LEFT(SPS!G6,3)="131",LEFT(SPS! H6,3)="111",LEFT(SPS!H6,3)="331"),"",SPS!I6)
+ Dòng cuối tổng phát sinh trong kỳ [9],[10] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác
Sổ Cái các tài khoản
Nếu việc lập sổ cái theo lối thủ công ta thực hiện chuyển các nghiệp vụ tương ứng từ các sổ Nhật ký sang các sổ cái và việc này được thực hiện theo định kỳ 5, 10 ngày một lần tuỳ theo quy mô của từng Doanh nghiệp thì việc lập Sổ cái trên Excel có những đặc điểm sau:
- Định khoản các nghiệp vụ vào SPS/SOKTMAY đến đâu thì đồng thời chuyển bút toán định khoản đó vào ngay các sổ cái liên quan đến đó
- Số liệu chuyển vào sổ cái không cần tổng hợp như thực hiện bằng thủ công Yêu cầu khi lập sổ cái:
- Mỗi tài khoản tổng hợp lập một Sổ cái
- Nhập vào tài khoản nào thì cho in ra sổ cái của tài khoản đó
- Thông tin lập sổ cái lấy từ SPS(SOKTMAY), Danh mục tai khoản (hay CĐ- PS(BCDPS))
- Tạo một sheet có tên là SC với cấu trúc sổ như sau:
Các ô có [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Tại ô [1] E3=ta nhập từ bàn phím số hiệu tài khoản vào
+ Tại ô [2]: lấy tên TK ở bảng danh mục tài khoản đưa sang
+ Tại ô [3], [4] lấy số dư đầu kỳ theo đúng tính chất dư nợ dư có ở bên sổ D_Muc sang
+ Tại ô [5], [6], [7], [8] lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NKC theo hàm như sau
+[5] A10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!B6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!B6,0))
+[6] B10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!C6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!C6,0))
+[7] C10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!D6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!D6,0))
+[8] D10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!E6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!E6,0))
+ Tại ô [9], [10], [11] lần lượt chuyển dữ liệu từ sổ SPS sang sổ NKC theo hàm như sau
+[9] E10=IF($E$3=SPS!G6,SPS!H6,IF($E$3=SPS!H6,SPS!G6,""))
+ Dòng tổng số phát sinh trong kỳ [12], [13] dùng hàm Sum() hoặc hàm Subtotal()
Lưu ý: Nên dùng hàm Subtotal() để khi ẩn dòng hàm Subtotal() bỏ qua dòng ẩn không đưa vào công thức tính tổng
+ Dòng số dư cuối kỳ [14], [15] dùng hàm if() để lấy số dương theo đúng tính chất của tài khoản dựa trên dự nợ/có và số phát sinh nợ, số phát sinh có
+ Cuối cùng ta cài bộ lọc tự động AutoFiter vào cột Diễn giải (hoặc cột khác ngoài bảng) để lọc ra những dòng có số liệu (lọc để che đi những dòng rỗng bỏ chọn (Blanks))
+ Sau khi nhập công thức xong, thì chọn vùng công thức A10:G10 kéo chuột xuống phía dưới, lưu ý sổ SPS bao nhiêu dòng thì SC (sổ cái) bấy nhiêu dòng Để in Sổ Cái các tài khoản:
- Khi muốn in Sổ cái của một tài khoản bất kỳ, chỉ việc thực hiện hai bước như sau cho mỗi tài khoản:
Bước 1- Nhập số hiệu tài khoản cần lên sổ và ô E3 “Số hiệu tài khoản” tại SC Bước 2 - Lọc để che những dòng rỗng ở cột D6 “Diễn giải” -> Chọn No Blank
- Sổ cái TK vừa chọn hiện ra, các dòng không liên quan tới TK cần lên sổ sẽ bị
Lưu ý: Tùy theo số lượng chứng từ phát sinh mà vùng tham chiếu và vùng tính tổng trong các hàm trên sẽ có sự thay đổi
=> Sau khi nhập công thức xong, thì chọn vùng công thức A10:G10 kéo chuột xuống phía dưới, lưu ý sổ SPS bao nhiêu dòng thì sổ cái bấy nhiêu dòng
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Error! Bookmark not defined 4.1 Bảng cân đối tài khoản/ cân đối số phát sinh (CD-PS)
Lập bảng cân đối tài khoản
- Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên bảng danh mục tài khoản và sổ kế toán máy với dữ liệu “Số dư nợ/ có đầu kỳ” được tổng hợp từ số dư đầu kỳ trên các tài khoản chi tiết đã khai báo trong bảng danh mục tài khoản và “Số phát sinh nợ/ có trong kỳ” được tổng hợp từ phát sinh nợ/ có từng tài khoản trong sổ kế toán máy
- Các thông tin về số hiệu tài khoản, loại tài khoản và tên tài khoản tổng hợp được khai báo lần đầu trong bảng cân đối phát sinh này Cùng với sổ kế toán máy, bảng cân đối tài khoản sẽ là cơ sở để lên sổ cái tài khoản sau này
+ Tạo một sheet có tên là CDTK với cấu trúc sổ như sau:
1 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
Số dư đầu kỳ Số dư phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
5 Nợ Có Nợ Có Nợ Có
4.1.2 Sử dụng công thức (hàm) trong bảng cân đối tài khoản
Các ô có vùng ngoặc [?] ta phải thiết lập công thức, cụ thể:
+ Tại ô [1] A7=ta nhập từ bàn phím số hiệu tài khoản vào
+ Tại ô [2]: lấy tên TK ở bảng danh mục tài khoản đưa sang
+ Tại ô [3], [4] lấy số dư đầu kỳ theo đúng tính chất dư nợ dư có ở bên sổ D_Muc sang
+ Nếu kết chuyển từ năm tiếp theo, dùng công thức liên kết dữ liệu từ ô Số dư cuối kỳ Nợ và dư cuối kỳ Có tương ứng từ năm trước
+ Tại ô [5], [6] số phát sinh trong kỳ dùng hàm SUMIF để tính tổng có điều kiện các TK Nợ /Có bên sổ SPS đưa sang CD-PS sau khi so sánh điều kiện bên sổ CD-
PS Cụ thể hàm như sau:
[5]E7=SUMIF(SPS!$G$6:$G$37,'CD-PS'!$B6,SPS!$I$6:$I$37)
[6]F7=SUMIF(SPS!$H$6:$H$37,'CD-PS'!$B6,SPS!$I$6:$I$37)
(Nếu sổ SPS có bao nhiêu dòng thì vùng sẽ là từ ô đầu (ô 6) đến ô cuối (ô 37))
+ Tại ô [7], [8] số dư cuối kỳ dùng hàm IF để so sánh theo đúng tính chất của tài khoản dựa trên dự nợ/có và số phát sinh nợ, số phát sinh có của các loại TK Cụ thể hàm như sau:
+ Riêng ô [7], [8] có thể dùng hàm MAX thay thế hàm IF()
+ Dòng tổng cộng Nợ, tổng cộng Có của Số dư đầu kỳ, Số phát sinh trong kỳ,
Số dư cuối kỳ [9] …[14] dùng hàm SUM() hoặc SUBTOTAL()
Lưu ý: Ở đây Bảng cân đối số phát sinh giả dụ có đến 37 dòng, nếu ít hay nhiều hơn 37 dòng thì hàm trên bạn thay thế số dòng cho đúng thực tế.
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)
4.2.1 Lập báo cáo kết quả kinh doanh
4.2.2 Sử dụng công thức (hàm) trong báo cáo kết quả kinh doanh
4.2.3 Hoàn thiện báo cáo kết quả kinh doanh
4.2.4 Xem, in báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên bảng cân đối tài khoản với dữ liệu đã tổng hợp từ sổ kế toán máy (SPS)
- Để có tổng hợp từ CD-PS chúng ta sẽ dùng hàm sumif thì trước đó bên sổ CD-PS thêm cột mã số lên sổ ở cột K, L tương ứng từng dòng TK ta sẽ đánh mã số của bảng BCKQKD vào
- Tạo cấu trúc sổ theo mẫu quy định như sau:
+ Các ô mã số 01, 02, 11, 21, 22, 23, 24, 25, 31, 32, 51, 52 ta dùng hàm SUMIF, cụ thể nhập công thức cho mã số 01 tại ô D9
D9 =SUMIF('CD-PS'!$L$23:$L$37,KQKD!$B9,'CD-PS'!$G$23:$G$37)
Copy công thức cho các mã số còn lại
+ Các ô 10, 20, 30, 40, 50, 60 ta nhập công thức cộng trí tính toán đơn giản
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
4.3.1 Lập bảng cân đối kế toán
4.3.2 Sử dụng công thức (hàm) trong bảng cân đối kế toán
4.3.3 Hoàn thiện bảng cân đối kế toán
4.3.4 Xem, in bảng cân đối kế toán
- Bảng Cân đối kế toán được lập dựa trên bảng cân đối tài khoản với dữ liệu đã tổng hợp từ sổ kế toán máy (SPS)
- Để có tổng hợp từ CD-PS chúng ta sẽ dùng hàm sumif thì trước đó bên sổ CD-PS thêm cột mã số lên sổ ở cột K, L tương ứng từng dòng TK ta sẽ đánh mã số của bảng CĐKT vào (tương tự như bảng BCKQKD)
- Tạo cấu trúc sổ theo mẫu quy định như sau:
E47=SUMIF('CD-PS'!$K$6:$K$37,$C$10:$C$124,'CD-PS'!$H$6:$H$37)- SUMIF('CD-PS'!$K$6:$K$37,$C$10:$C$124,'CD-PS'!$I$6:$I$37)
Tương tự các ô còn lại, lưu ý ô nào là tổng cộng thì dùng hàm SUBTOTAL() để khi ta để ẩn các dòng thì tổng cộng vẫn lên
Dùng hàm tương tự chỉ khác địa chỉ chỉ ô cột số dư cuối kỳ và mã số trong bảng CD-PS
=SUMIF('CD-PS'!$L$6:$L$37,$C$10:$C$124,'CD-PS'!$I$6:$I$37)
Doanh nghiệp xây lắp A có các thông tin ban đầu như sau:
Chế độ kế toán Thông tư: 200/2014/TT-BTC
Ngày bắt đầu 01/01/20M Đồng tiền hạch toán VND
Quản lý kho Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Giá bình quân
Phương pháp tính thuế GTGT Khấu trừ
Sản phẩm Công trình kho bạc Kiến an
I Số dư đầu tháng 12 (No=Co=1.260.000.000) ĐVT: VNĐ
- TK 1121: 150.000.000 (Tai NH VCB số TK 0123456789)
- TK 141: 3.600.000 (+Phòng tổ chức: Nguyen Viet Ngọc: 600.000 công tác phí + Phòng KD: - Le Thi Yến: 1.000.000 đi mua xi măng + Phan Thi Hạnh 2.000.000 tiền xây dựng)
- TK 152: 6.400.000 ( + Xi măng QP X77: 1000kg*5.000đ/kg=5.000.000
+ Cát den: 10m3*100.000đ/m3 =1.000.000 + Dầu diezen: 32lit*12.500đ/lit @0.000
Máy trộn bê tông do Trung quốc sản xuất, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ này do Phân xưởng đúc bê tông quản lý Phân bổ cho các tài khoản chi phí
Xe Ô tô TOYOTA 4 chỗ do Nhật Bản sản xuất, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ này do Phòng Hành chính quản lý phân bổ cho các tài khoản chi phí
Ngày tăng TSCĐ và đưa vào sử dụng hai TSCĐ trên là 1/1/20M-1 DN trích khấu hao theo tháng, Hai TSCĐ trên đều trích khấu hao là 10%/năm
II Các số liệu nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/M (M là năm hệ thống máy tính)
1 Ngày 1/12/M Chi quỹ tiền mặt trả nợ khách hàng A 20.000.0000 (số PC01 M/09)
2 Hoá đơn GTGT mua hàng số 0098496, seri AN/200M ngày 1/12/M của Cty TNHH Hồng Hà - MST 0100102478 - Số 216 Nguyễn Văn Cừ, Gia lâm, Hà nội (thanh toán bằng tiền mặt ,VAT 10%)
Mặt hàng Xi măng Hoàng Thạch PC 30 (Phiếu nhập số PNK01 M/09): Số lượng: 5 tấn, đơn giá 800.000 đồng/ tấn,
3 Hoá đơn GTGT mua hàng số 0100106, seri AL/200M ngày 2/12/M của Cty TNHH Tiến Đạt -MST 0100165432 - Số 6 Đội Cấn Ba Đình, Hà nội (chưa thanh toán cho người bán, VAT 10%,)
Mặt hàng Xi măng Hoàng Thạch PC 30 (Phiếu nhập số PNK02 M/09): Số lượng: 100 tấn, đơn giá 1.000.000 ồng/ tấn,
4 Hoá đơn GTGT mua hàng số 0100658, seri AK/2009M ngày 2/12/M của Cty Cổ phần Tân văn -MST 0100222328 - Số 61 Trung Văn, Kiến An, Hải Phòng (chưa thanh toán cho người bán, VAT 10%,)
Mặt hàng Sắt Phi 18 Thái Nguyên (Phiếu nhập số PNK03 M/09): Số lượng: 20 tấn, đơn giá 8.000.000 đồng/ tấn,
5 Ngày 5/12/200M , Phiếu xuất kho PXK01 M/09
Xuất kho xi măng PC30 Hoàng Thạch cho việc thi công Công trình Kho bạc Kiến An
6 Ngày 6/12/200M , Phiếu xuất kho PXK02 M/09
Xuất kho sắt phi 18 Thái nguyên cho Công trình Kho bạc Kiến An Số lượng 10 tấn
7 Giấy báo Nợ số 01 M/09- ngày 10/12/M trả nợ KH B qua tai khoan tai ngan hang VCB: 20.000.000 đồng
8 Ngày 25/12/M chứng từ số PC04 M/09, Chi quỹ tiền mặt trả nợ khách hàng C 10.000.0000
9 Ngày 31/12/M Bảng phân bổ (số BTL01 12/09) tính lương phải trả:
Nhân viên quản lý đội : 10.000.000
Nhân viên quản lý DN : 12.000.000
10 Ngày 31/12/M Bảng tính lương phải trả (số BTL02 12/09)
Trích BHXH, BHYT, BHTN theo quy định 32%