Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí : - Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định
- Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất a Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế của chi phí)
- Căn cứ vào tính chất (nguồn gốc) kinh tế của chi phí sản xuất để sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một loại chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia thành các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu; Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật iệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ - dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất
+ Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ, BHTN của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, điện thoại phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố trên như: tiếp khách, quảng cáo
=> Cách phân loại này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất đồng thời là căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính b Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí :
- Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùng nục đích và công dụng, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí, theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia ra thành các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm
+ Chi phí công nhân trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, đội, trại sản xuất như các chi phí liên quan đến nhân viên phân xưởng, vật liệu dùng cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ của sản xuất và phân xưởng
=> Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức,cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành c Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ
- Chi phí biến đổi: Là chi phí có thể thay đổi về tổng số tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp
- Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng d Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, lao vụ, Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phảI tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm
- Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất
Tuỳ theo đặc đIểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đăc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: Toàn bộ quy trình công nghệ, hoặc từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng, tổ, đội sản xuấ, sản phẩm hoặc đơn đặt hàng
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó
Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu, ghi chép vào các tài khoản, các sổ kế toán theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định
1.2.2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan Kế toán phải tiến hành theo trình tự sau:
+ Tổ chức ghi chép ban đầu (ghi chứng từ gốc), chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa đIểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí
+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan
+ Xác định hệ số phân bổ (H)
Trong đó : C : Tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T : Tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ
Tn : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
+ Tính chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng liên quan (Cn)
Trong đó: Cn là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng n
Vật liệu phụ thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm A và B tập hợp được trong tháng là: 16.000.000đ Trong tháng doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B Biết chi phí nguyên vật liệu phụ định mức cho sản phẩm A 00/1 sản phẩm; sản phẩm B00/1 sản phẩm
Yêu cầu : Phân bổ nguyên liệu phụ cho sản phẩm A và sản phẩm B theo định mức chi phí nguyên vật liệu phụ
Tính hệ số phân bổ :
Phân bổ cho sản phẩm A, B
1.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
1.2.3.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đối với chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp
- Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp phân bổ gián tiếp
- Tiêu chuẩn chọn để phân bổ thường là: chi phí nguyên liệu, vật liệu định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ:
NVL trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ
Trị giá thực tế của NVL còn lại đầu kỳ
+ Trị giá thực tế của NVL xuất dùng cho sản xuất trong kỳ
Trị giá thực tế của NVL còn lại cuối kỳ
- Giá trị phế liệu thu hồi
- Để tập hợp phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621
“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Kết cấu TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ : Trị giá thực tế nguyên liệu vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ
Bên Có : + Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
+ Trị giá phế liệu thu hồi
+ Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632
+ Kết chuyển CPNVLTT sang TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành
TK 621 không có số dư cuối kỳ
Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên vật liệu (Phương pháp kê khai thường xuyên)
Có TK 611 – Mua hàng (Phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nếu mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay cho sản xuất
- Nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT:
Cuối tháng nếu sử dụng không hết nguyên vật liệu trả lại kho
Nợ TK 152 (Kê khai thường xuyên)
Nợ TK 611 (Phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nếu nguyên vật liệu sử dụng chưa hết để lại tháng sau kế toán ghi bút toán âm (Ghi bằng mực đỏ, hoặc ghi mực thường trong ngoặc đơn) a) Phản ánh giá trị vật liệu thừa sử dụng không hết
Có TK 152 - Phương pháp kê khai thường xuyên
Có TK 611 - Phương pháp kiểm kê định kỳ b) Sang đầu kỳ sau khi đưa vật liệu ra sử dụng kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường :
Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 - Nếu dùng phương pháp kê khai thường xuyên
Nợ TK 631 - Nếu dùng phương pháp kiểm kê định kỳ
Nợ TK 632 (Phần CPNVLTT vượt trên mức bình thường)
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 (TK 611) TK 621 TK 152 (TK 611)
Xuất vật liệu Nhập lại kho vật liệu
Mua vật liệu trực tiếp (5) Kết chuyển CPNVLTT (2)
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1) Theo báo cáo vật tư : giá trị thực tế vật liệu chính còn lại cuối tháng trước tháng này đưa vào sử dụng sản xuất sản phẩm A: 4.200.000 đồng, sản phẩm B 1.200.000 đồng
2) Tổng hợp phiếu xuất kho vật liệu chính theo giá hạch toán dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm A : 140.000.000 đồng, sản phẩm B : 120.000.000 đồng
3) Mua vật liệu phụ chưa trả tiền cho người bán giá thanh toán 8.800.000 đồng, VAT 10% , chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 376.000 đồng, vật liệu phụ đem sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B không qua nhập kho
4) Cuối tháng phân xưởng sản xuất báo cáo vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm
A còn thừa để lại tháng sau giá thực tế 3.800.000 đồng , sản phẩm B có thu hồi phế liệu nhập kho 200.000 đồng
5) Cuối tháng tính toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm
Yêu cầu : - Đinh khoản kế toán
+ Chi phí vật liệu phân bổ theo chi phí nguyên liệu vật liệu chính thực tế sử dụng trong kỳ
+ Số dư đầu kỳ của TK 152 (vật liệu chính) giá thực tế 102.000.000 đồng, giá hạch toán 100.000.000 đồng
Bài giải: Định khoản kế toán
Có TK 621 : 200.000 5) Tính chi phí nguyên vật liệu chính thực tế sử dụng để sản xuất + Sản phẩm A:
+ Phân bổ chi phí vật liệu phụ theo chi phí nguyên vật liệu chính
8 = + Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho :
Chi phí vật liệu tập hợp cho :
Sản phẩm B = 123.400.000 + 3.702.000 = 127.102.000 Định khoản : Nợ TK 154 : 274.598.000
1.2.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp như (tiền lương, tiền công, ăn ca , trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất .) có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Kết chuyển chi phí sản Kết chuyển chi phí sản phẩm dở đầu kỳ phẩm dở cuối kỳ
Kết chuyển chi phí nguyên Phế liệu thu hồi của liệu vật liệu trực tiếp sản phẩm hỏng
Kết chuyển chi phí nhân Tiền bồi thường vật chất công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản Giá thành sản xuất của sản xuất chung phẩm hoàn thành trong kỳ
1.3 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
- Trong các doanh nghiệp sản xuất đến thời điểm cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) có thể có những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền sản xuất, những sản phẩm đã hoàn thành ở một trong những giai đoạn công nghệ sản xuất chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến Những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm làm dở
- Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình gia công, sản xuất, chế biến, trong phạm vi doanh nghiệp
- Để tính được giá thành cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành, kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
- Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu
Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ
1.3.2 Các phương pháp đánh giá
1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
- Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác: chi phí công nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Công thức tính toán như sau :
C dd đk NLVL + C ps tk NLVL
- Cddck : Chi phí dở dang cuối kỳ
- Cdd đk NLVL : Chi phí dở dang đầu kỳ của NLVL trực tiếp
- Cps tk NLVL : Chi phí phát sinh trong kỳ NLVL trực tiếp
- Qtp : Số lượng thành phẩm hoàn thành
- Qdd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp,còn chi phí sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau phải tính theo giá thành bán sản phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang
Ví Dụ 5 : Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải trải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục, có tài liệu sau :
Sản phẩm dở dang đầu tháng được đánh giá theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
- Giai đoạn 2 : không có sản phẩm dở dang
Chi phí phát sinh trong tháng tập hợp được gồm :
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp giai đoạn 1 : 478.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn 1: 32.000.000; giai đoạn 2 : 35.000.000
- Chi phí sản xuất chung giai đoạn 1 : 48.000.000; giai đoạn 2 : 55.000.000
Kết quả sản xuất trong tháng
- Giai đoạn 1 : Sản xuất được 80 bán thành phẩm chuyển sang giai đoạn 2 để tiếp tục chế biến còn lại 10 sản phẩm dở dang
- Giai đoạn 2 : Sản xuất hoàn thành 70 thành phẩm nhập kho còn lại 10 sản phẩm dở dang
Yêu Cầu: Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
- Tính chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang của giai đoạn 1
- Tính giá thành của bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1
= 560.000.000 -Tính chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối tháng của giai đoạn 2
70 + 10 Ưu nhược điểm khi áp dụng phương pháp này
+ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang chỉ có chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
+ Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và NLVL trực tiếp được bỏ 1 lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất
1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Đối với chi phí bỏ 1 lần từ đầu của quá trình sản xuất (NLVL trực tiếp, vật liệu chính) thì tính theo công thức như trên (Phương pháp 1)
C dd ck = Cdd đk NLVL + Cps tk NLVL x Qdd
- Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính theo công thức :
C dd ck = Cdd đk + Cps tk x (Qdd x %HT)
Qtp + (Qdd x %HT ) Trong đó : % HT là phần trăm hoàn thành của sản phẩm dở dang
Ví Dụ 6 : Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, có tài liệu sau :
1- Chi phí của sản phẩm dở đầu tháng
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 160.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 30.000.000
- Chi phí sản xuất chung: 50.000.000
2 - Trong tháng chi phí sản xuất tập hợp được
- Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp: 1.040.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 510.000.000
- Chi phí sản xuất chung: 625.000.000
3 - Kết quả trong tháng hoàn thành 800 thành phẩm A đủ tiêu chuẩn nhập kho cuối kỳ còn 200 sản phẩm dở mức độ chế biến hoàn thành 50 %
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Tính từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở cuối tháng
+ Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp
800 + 200 + Chi phí nhân công trực tiếp
800 +(200x50%) + Chi phí nhân sản xuất chung
+ Tổng cộng các loại chi phí
Cdd ck(621) + Cdd ck(622) + Cdd ck(627) = 240.000.000+60.000.000 +75.000.000
- Ưu nhược điểm khi áp dụng phương pháp này
+ Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác cao vì tính đủ các khoản mục
+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, khi kiểm kê cần xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở, công việc này tính toán phức tạp
+ Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ
- Đối với doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền tương đối đồng đều thì vận dụng chung mức độ chế biến hoàn thành 50 %
1.3.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
- Theo phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giâ thành theo định mức
- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm
Ví dụ: Giá thành (Z) định mức của đơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm :
- Chi phí NLVL trực tiếp : 3.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp : 1.000.000
- Chi phí sản xuất chung : 600.000
Sản phẩm dở dang cuối tháng 200 sản phẩm mức độ hoàn thành 40 % Các loại vật liệu trực tiếp hầu hết sử dụng trong giai đoạn đầu của quy trình công nghệ:
Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng = (200 x 3000.000) + (200 x 1.000.000 x 40%)
ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
1.4.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành
1.4.1.1 Đối tượng tính giá thành
+ Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị
+ Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán
+ Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là 1 đối tượng tính giá thành, nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành, nếu tổ chức sản xuất nhiều khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm
- Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành
- Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều khối lượng lớn,chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời đIểm cuối mỗi tháng
- Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời đIểm sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành
1.4.2 Các phương pháp tính giá thành
1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín Tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định Cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành theo công thức:
Giá thành đơn vị : Z đv = Z
Trong đó : Z, Zđv : Tổng giá thành,giá thành đơn vị
C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
Dđk, Dck : Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Q : Sản lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành
- Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định nên không cần tính Thì tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành:
Ví dụ 7: Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất ra 1 loại sản phẩm Có tài liệu như sau:
- Chi phí dở dang đầu kỳ:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 20.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 10.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 8.000.000
- Chi phí phát sinh trong kỳ
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 250.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 120.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 10.000.000
- Chi phí cuối kỳ đã tính được:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 10.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 5.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 2.000.000
- Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1.000 sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng 1 loại nguyên liệu,vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau (doanh nghiệp đồ nhôm, đồ nhựa) Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành
Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành Trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm hệ số tính giá thành để tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng 1)
+ Nếu gọi Ha, Hb, Hc, , Hn là : hệ số tính giá thành của các loại sản phẩm a,b,c, n
+ Nếu gọi Qa, Qb, Qc, Qn là : sản lượng sản xuất thực tế của các loại sản phẩm a,b,c, n
+ Ta tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn gọi là Qh, ta có:
Qh = Qa x Ha + Qb x Hb + Qc x Hc + + Qn x Hn + Tính giá thành, giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Ví Dụ 8 : Một doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ giản đơn đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B Trong tháng có các tài liệu như sau:
- Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng gồm:
+ Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp: 15.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 3.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 4.500.000
- Chi phí sản xuất trong kỳ tập hợp được cho cả quy trình công nghệ
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 135.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 27.000.000
+ Chi phí sản xuất chung: 34.500.000
- Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng gồm :
+ Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp: 6.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 2.100.000
+ Chi phí sản xuất chung: 3.000.000
- Trong tháng sản xuất được 180 sản phẩm A và 150 sản phẩm B, doanh nghiệp quy định hệ số tính giá thành sản phẩm A = 1; sản phẩm B = 0,8
Tính giá thành,giá thành đơn vị sản phẩm A,B theo phương pháp hệ số
1/ Tính tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng tiêu chuẩn
2/ Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn theo khoản mục chi phí (số lượng 300)
Bảng tính giá thành sản phẩm chuẩn
Khoản mục chi phí D đk C D ck Z Z đv
1 Chi phí NLVL trực tiếp
3 Chi phí sản xuất chung
3/ Tính giá thành của từng loại sản phẩm theo bảng sau:
Bảng tính giá thành sản phẩm A
Khoản mục chi phí Z sp quy đổi Q aHa Z a Z đv
1, Chi phí NLVL trực tiếp
2, Chi phí nhân công trực tiếp
3, Chi phí sản xuất chung
Bảng tính giá thành sản phẩm B
Khoản mục chi phí Z sp quy đổi Q bHb Z b Z đvb
1, Chi phí NLVL trực tiếp
2, Chi phí nhân công trực tiếp
3, Chi phí sản xuất chung
1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- Áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại, nhiều chủng loại phẩm cấp quy cách khác nhau (quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau, chè hương nhiều phẩm cấp khác nhau)
- Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm ta áp dụng phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ:
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm
Tổng Z thực tế của từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (định mức) x tỷ lệ giá thành của từng loại quy cách
Ví dụ 9 : Phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm A, B
- Chi phí dở dang đầu kỳ 734.000 đ trong đó:
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: 484.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 110.000
+ Chi phí sản xuất chung: 140.000
- Chi phí phát sinh trong tháng:
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: 5.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.600.000
+ Chi phí sản xuất chung: 2.000.000
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho , sản phẩm A : 1000, sản phẩm B : 500
- Sản phẩm dở cuối tháng bao gồm 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B có mức độ hoàn thành 40% đánh giá theo chi phí kế hoạch
- Bảng giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B
Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B
1 Chi phí NL - VL trực tiếp
2 Chi phí nhân công trực tiếp
3 Chi phí sản xuất chung
Cho biết: Các vật liệu trực tiếp hầu hết được sử dụng ngay từ đầu của quá trình sản xuất Yêu Cầu : Định khoản, tính Z , Zđv sản phẩm A, sản phẩm B
- Đánh giá sản phẩm dở cuối tháng:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : (200 x 2.800) + (100 x 3.300) = 890.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: (200 x 40% x 1.000) + (100 x 40% x1.200) = 128.000 + Chi phí sản xuất chung: (200 x 40% x 1.200) + (100 x 40% x 1.500) = 156.000 Như vậy:
Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng = 890.000 + 128.000 + 56.000 = 1.174.000
Tổng Z thực tế sản phẩm A,
Tổng Z thực tế sản phẩm A = (1.000 x 5.000 ) x 102% = 5.100.000
Tổng Z thực tế sản phẩm B = (500 x 6.000 ) x 102% = 3.060.000
Bảng tính Z sản phẩm A và sản phẩm B (ĐVT: 1.000đ)
Chi phí sx dở dang đầu tháng
Chi phí phát sinh trong tháng
Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng
Tổng Z thực tế các loại
Tổng Z kế hoạch các loại
% Sản phẩm A SL: 1.000 Sản phẩm B SL: 500 Tổng
1.4.2.4 Phương pháp cộng chi phí
- Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất có sản phẩm dở như cơ khí may mặc
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến, giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các bước chế biến và tính như sau:
Nếu gọi C1,C2, ,Cn là chi phí tổng hợp được ở từng giai đoạn sản xuất:
Ví Dụ 10: Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm A qua 3 bước chế biến do 3 phân xưởng đảm nhiệm
- Phân xưởng 1 (Bước 1) + Tổng số chi phí phát sinh: 2.500.000
+ Chi phí sản phẩm làm dở cuối tháng: 130.000
- Phân xưởng 2 (Bước 2) + Tổng chi phí phát sinh: 500.000
+ Chi phí sản phẩm làm dở cuối tháng: 100.000
- Phân xưởng 3 (Bước 3) +Tổng chi phí phát sinh: 300.000
+ Chi phí sản phẩm làm dở cuối tháng: 70.000
Cuối tháng sản xuất hoàn thành:150 sản phẩm A
Tính giá thành sản phẩm A:
1) Chi phí của sản phẩm làm dở cuối tháng ở bước 3 chế biến:
130.000 + 100.000 + 70.000 = 300.000 2) Tính giá thành sản phẩm A
1.4.2.5 Phương pháp tính giá thành liên hợp
Là phương pháp kết hợp của nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1 Bài 1.1: Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm N trong tháng 3/N có các số liệu sau:
I Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 65.000.000 (Chi phí NVLTT)
II Chi phí phát sinh trong tháng tập hợp được gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 475.000.000;
- Chi phí nhân công trực tiếp: 32.000.000;
- Chi phí sản xuất chung: 48.000.000;
III Kết quả sản xuất trong tháng: Sản xuất hoàn thành 80 thành phẩm nhập kho còn lại
Yêu cầu: Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất
Bài 1.2: Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm N trong tháng 3/N có các số liệu sau:
Khoản mục chi phí Chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật quy định Thành phẩm sản xuất hoàn thành có thể nhập kho hoặc giao bán trực tiếp cho khách hàng
Những sản phẩm mới chỉ hoàn thành ở một số giai đoạn chưa biến mà chưa phải giai đoạn cuối cùng thì gọi là bán sản phẩm, bán sản phẩm có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo để chế biến tạo ra thành phẩm hoặc cũng có thể mang bán ra ngoài
2.1.2 Nhiệm vụ kế toán thành phẩm
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí từng hoạt động trong doanh nghiệp, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ phải thu của khách hàng
- Phản ánh tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động và của toàn doanh nghiệp phân phối kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định
- Cung cấp các thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3.1 Kế toán chi tiết thành phẩm
Theo chuẩn mực kế toán 02 - Hàng tồn kho, hàng tồn kho nói chung, trong đó có thành phẩm được đánh giá theo giá gốc (giá trị thực tế)
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
* Đối với thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, giá gốc thành phẩm nhập kho trong từng trường hợp được xác định như sau:
- Thành phẩm nhập kho do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành, giá gốc được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành
- Thành phẩm nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến giá gốc được tính theo giá trị thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công, chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt…)
* Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá trị thực tế, giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho (tồn kho) được tính theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp giá thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, chứng từ sử dụng trong kế toán thành phẩm bao gồm:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03- VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05- VT)
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (04HDL - 3LL)
2.1.3.1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm
Thành phẩm là loại tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho, vì vậy phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm cũng áp dụng các phương pháp giống như kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, tuỳ thuộc vào đặc điểm luân chuyển thành phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết sau:
- Phương pháp ghi thẻ (sổ) song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Kế toán chi tiết thành phẩm cũng thực hiện theo dõi cho từng thứ từng loại thành phẩm, theo từng kho, đồng thời kết hợp vừa theo dõi ở kho và cả ở phòng kế toán
2.1.3.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm
* Kế toán sử dụng Tài khoản 155- Thành phẩm dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm trong doanh nghiệp
Kết cấu cơ bản của tài khoản này:
+ Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
+ Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê
+ Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
+ Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho
+ Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê
+ Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
* Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
Tài khoản phản ánh giá trị hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi; trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
+ Giá trị hàng hoá, thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửỉ
+ Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được xác định là bán
+ Cuối kỳ kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là bán cuối kỳ (Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
+ Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán
+ Trị giá hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại
+ Đầu kỳ kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là bán đầu kỳ (Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư Bên Nợ: Trị giá thành phẩm, hàng hoá đã gửi bán dịch vụ đã cung cấp chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán
Khi hạch toán tài khoản 157 cần tôn trọng một số quy định sau:
+ Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm từng lần gửi đi cho đến khi được chấp nhận thanh toán ( được xác định tiêu thụ)
+ Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển bốc xếo ứng hộ khách hàng
* Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán (Theo phương pháp kê khai kê khai thường xuyên hàng tồn kho )
Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán; các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công vượt trên mức bình thường; khoản hao hụt hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán; các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và chi phí về kinh doanh bất động sản đầu tư
Chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư tính vào giá vốn hàng bán bao gồm:
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
2.2.1 Nội dung doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
* Nội dung chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán: Chi phí nắm giữ, chi phí bán chứng khoán, chi phí môi giới, khoản lỗ khi bán chứng khoán
- Chi phí hoạt động liên doanh: chi phí vận chuyển, lãi tiền vay, khoản lỗ trong liên doanh…
- Chi phí hoạt động cho vay vốn và đi vay vốn (như lãi vay phải trả)
- Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, lỗ khi mua bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ khi người mua thanh toán tiền hàng trước hạn
- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn
- Chi phí khác liên quan đến hoạt động tài chính
* Nội dung doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định…
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( bằng sáng chế, bản quyền tác giả, phần mềm máy tính, nhãn hiệu thương mại hàng hoá…)
- Cổ tức, lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc từ góp vốn
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn…
- Tài khoản 635 – Chi phí tài chính:Tài khoản dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu cơ bản của tài khoản 635 như sau:
+ Chi phí của hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
+ Số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( lỗ tỷ giá giai đoạn trước hoạt động ) đã hoàn thành đầu tư, để xác định kết quả kinh doanh + Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài ( lỗ tỷ giá ) vào chi phí tài chính
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
+ Các khoản ghi giảm chi phí tài chính
+ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh
+ Số kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( Lỗ tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động ) đã hoàn thành đầu tư, để xác định kết quả kinh doanh
+ Khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài (Lỗ tỷ giá ) để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
- Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của tài khoản 515 như sau:
+ Kết chuyển số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( lãi tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư ) để xác định kết quả kinh doanh
+ Kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài vào doanh thu hoạt động tài chính
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp
+ Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động tài chính sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh
+ Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ( lãi tỷ giá giai đoạn trước hoạt động ) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính
+ Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài vào doanh thu hoạt động tài chính
+ Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
TK 515 không có số dư cuối kỳ
* Một số quy định khi hạch toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:
+ Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh trên TK515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền
+ Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền laĩ tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia của doanh nghiệp, chỉ được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn sau:
Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là: số chênh lệch lãi giưã giá bán lớn hơn giá mua Số chênh lệch lỗ giá bán nhỏ hơn gía gốc mua vào được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC
2.3.1 Nội dung chi phí và thu nhập hoạt động khác:
* Nội dung chi phí khác:
- Chi phí khác là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường tạo ra doanh thu của doanh nghiệp
Chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán chưa khấu hao hết + Khoản tiền doanh nghiệp bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
+ Khoản thuế bị phạt thuế hoặc truy nộp thuế
+ Khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót do ghi sổ kế toán
+ Các khoản chi phí khác
* Nội dung thu nhập khác:
Thu nhập khác: Là những khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
Thu nhập khác bao gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
+ Tiền thu do được phạt khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
+ Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) + Thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
+ Các khoản tiền được khách hàng thưởng khi bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ không tính trong doanh thu
+ Thu nhập từ quà biếu, tặng bằng tiền, hiện vật
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót quên chưa ghi sổ, nay phát hiện ra
+ Các khoản thu nhập khác
- Tài khoản 811- Chi phí khác: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí khác của doanh nghiệp
Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi phí khác thực tế phát sinh
Bên Có: Kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 711- Thu nhập khác:Tài khoản dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo phương pháp trực tiếp
+ Kết chuyển các khoản thu nhập thuần của hoạt động khác để xác định kết quả kinh doanh
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
TK 711 không có số dư cuối kỳ
2.3.3.1 Phương pháp kế toán các khoản chi phí khác:
(1)Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 811 – Chi phí khác ( Phần giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định ( Phần giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( Theo nguyên giá)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình ( Nguyên giá)
(2) Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
(3) Khoản tiền doanh nghiệp bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế và số thuế bị phạt, truy nộp thuế:
Nợ TK 811 – chi phí khác
Có TK 111, 112 : Khoản tiền bị phạt đã nộp
Có TK 338: Khoản tiền bị phạt còn phải nộp
Có TK 333: Số thuế bị phạt, truy nộp thêm
(4) Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế xuất khẩu nhầm lẫn, bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn, số thuế xuất khẩu truy thu phải nọp:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Nếu trong niên độ kế toán có doanh thu hàng xuất khẩu )
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất khẩu)
Có TK 333.3 – Thuế xuất, nhập khẩu( Chi tiết thuế xuất khẩu )
(5) Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong kinh doanh (thiên tai, hoả hoạn, cháy nổ):
(6) Phần vốn góp của doanh nghiệp được đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá khi góp vốn vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Nợ TK 811: Phần vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ
Có TK 152, 153, 155, 156: Giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá
(7) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC
Giá trị còn lại của TSCĐ Cuối kỳ,k/c chi phí khác
Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Thuế GTGT đầu vào (nếu có )
Khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế
Các khoản chi phí khác phát sinh (chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong kinh doanh…)
Phần vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá ( khi góp vốn vào cơ sở KD đồng kiểm soát hoặc công ty liên kết )
2.3.3.2 Phương pháp kế toán thu nhập khác
(1) Số thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định:
Có TK 711 – Thu nhập khác ( Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng )
Có TK 333.1 – Thuế giá trị gia tăng (Nếu tính theo phương pháp khấu trừ )
(2) Khoản tiền thu do được phạt, được bồi thường do các đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế:
Nợ TK 111, 112: đã thu tiền
Nợ TK 138.8- Phải thu khác: nếu chưa thu tiền
Nợ TK 338: Trừ vào tiền nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 344: Trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 711 – Thu nhập khác
(3) Khoản thu được từ các khoản nợ phải thu khó đòi trước đây đã xử lý xoá sổ:
Có TK 711 – Thu nhập khác
(4) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ:
Nợ TK 331 – Phải trả cho khách hàng
Nơ TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Có Tk 711 – Thu nhập khác
(5) Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm (Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp):
Nợ TK 333 ( Nếu trừ vào số phải nộp)
Nợ TK 111, 112: Nếu được NSNN hoàn lại bằng tiền
Có TK 711 – Thu nhập khác
(6) Khoản tiền, hiện vật doanh nghiệp được biếu tặng:
Có TK 711 – Thu nhập khác
(7) Tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường:
(8) Khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay phát hiện ra:
(9) Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC
K/c các khoản thu nhập khác Thu nhập thanh lý, nhượng bán
Thu nợ khó đòi đã xoá số, thuế được giảm, tiền bảo hiểm được bồi thường
Nợ phải trả không xác định được chủ
Tiền phạt khấư trừ vào tiền ký quỹ, ký cược
Thu nhập quà biếu, quà tặng
Vốn góp đánh giá cao hơn giá trị ghi sổ
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ DOANH NGHIỆP
2.4.1 Kế toán chi phí bán hàng
2.4.1.1 Nội dung chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng gồm 7 yếu tố chi phí sau:
1 Chi phí nhân viên bán hàng: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói bảo quản sản phẩm, hàng hóa đi tiêu thụ, các khoản trích trên lương của nhân viên thuộc bộ phận bán hàng
2 Chi phí vật liệu, bao bì: Bao gồm chi phí về vật liệu, bao bì để đóng gói bảo quản sản phẩm, hàng hóa, sửa chữa TSCĐ ở giai đoạn bán hàng
3 Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Gồm giá mua và chi phí mua của CCDC dùng cho hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ
4 Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao các TSCĐ dùng cho quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Chi phí bảo hành sản phẩm: Là các khoản chi phí dùng để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành (Riêng chi phí bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào TK 627)
6 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như điện, nước, thuê quầy hàng, tiền hoa hồng đại lý…
7 Chi phí khác bằng tiền:Là các chi phí bằng phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên
2.4.1.2 Tài khoản khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 641 – Chi phí bán hàng để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng sang các tài khoản liên quan
Kết cấu TK 641- Chi phí bán hàng
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
+ Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Tài khoản 641 mở chi tiết 7 tài khoản cấp 2, bao gồm:
+ Tk 641.1 – Chi phí nhân viên
+ TK 641.2 – Chi phí vật liệu
+ TK 641.3 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ TK 641.4 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ TK 641.5 – Chi phí bảo hành
+ TK 641.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 641.8 – Chi phí bằng tiền khác
(1) Phản ánh tiền lương, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản, nhân viên vận chuyển sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, nhân viên tiếp thị:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương nhân viên bán hàng, tính vào chi phí , kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
(3) Trị giá thực tế của vật liệu, bao bì xuất dùng cho khâu bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Hoặc Có TK 611 - Mua hàng (Theo PP kiểm kê định kỳ )
(4) Phản ánh trị giá vốn thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quá trình bán hàng: a Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
Hoặc Có TK 611 - Mua hàng ( Theo PP kiểm kê định kỳ ) b Xuất CCDC loại phân bổ nhiều lần:
- Phản ánh trị giá vốn thực tế của CCDC xuất dùng:
Nợ TK 142 - CP trả trước: CCDC có thời gian sử dụng dưới 1 năm
Nợ TK 242 - CP trả trước dài hạn: CCDC có thời gian sử dụng trên 1 năm
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
Hoặc Có TK 611 - Mua hàng ( Theo PP kiểm kê định kỳ )
- Trong kỳ phân bổ giá trị CCDC tính vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 142 - CP trả trước
Hoặc Có TK 242 - CP trả trước dài hạn
(5) Trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 214 -Hao mòn TSCĐ
(6)Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm đã bán, ghi:
Có TK 352 - Dự phòng phải trả
- Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (sau đây gọi tắt chung là kỳ kế toán), doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Có TK 352 - Dự phòng phải trả
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
(7)Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình bán hàng như chi phí thuê TSCĐ, thuê vận chuyển, thuê quầy hàng, tiền điện , nước, điện thoại, …
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6417)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
(8) Tiền hoa hồng trả cho bên đại lý:
(9) Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 ( 3388) – Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu
(10) Chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình bán hàng: chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng …
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng ( 6418)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
(11) Chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng: a Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước, khi trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng ( 641.7)
Có TK 335 – Chi phí phải trả b Trường hợp doanh nghiệp không trích trước, khi phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng ( 641.7)
Có TK 142 - CP trả trước
Có TK 242 - CP trả trước dài hạn
(12) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng:
Có TK 641- Chi phí bán hàng
(13) Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh :
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
Mua vật liệu, công cụ, chi phí dịch vụ TK 111,112,152 mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Các khoản thu giảm chi
Tiền lương, tiền công, phụ cấp K/c chi phí bán hàng tiền ăn ca và các khoản trích theo lương
Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
Thành phẩm tiêu dùng nội bộ
2.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.2.1 Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp :
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm 8 yếu tố chi phí sau:
KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
Chi phí thuế TNDN hiện hành là khoản thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập tính thuế phát sinh trong năm hiện hành
TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài khoản
911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 8211 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không có số dư cuối kỳ
(1) Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
(2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
(3) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
2.6.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh có thể lãi (có lợi nhuận ), lỗ hoặc hoà vốn
Kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác
+ Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường: là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính, công thức xác định:
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
= Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng bán phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Kết quả nếu > 0 thì doanh nghiệp có lãi, nếu < 0 doanh nghiệp lỗ
+ Kết quả hoạt động khác: là kết quả từ các hoạt động khác không phải hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, khoản bồi thường do đơn vị khác vi phạm hoạt động kinh tế …
Kết quả hoạt động khác được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác:
Kết quả hoạt động khác
= Thu nhập hoạt động khác
- Chi phí hoạt động khác
- Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của tài khoản như sau:
- Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Chi phí tài chính và chi phí khác
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển lãi của hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá đơn vị đã tiêu thụ trong kỳ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
(1) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí, doanh thu, thu nhập sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
- Kết chuyển và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng tiêu thụ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí khác
Có TK 811- Chi phí khác
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
- Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
(2) Tính và kết chuyển kết quả kinh doanh:
- Kết quả kinh doanh nếu có lãi:
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết quả kinh doanh nếu lỗ:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911- xác định kết quả kinh doanh
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.6.2 Kế toán phân phối lợi nhuận:
2.6.2.1 Nội dung phân phối lợi nhuận:
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể lỗ, lãi hoặc hòa vốn, trường hợp lỗ sẽ được xử lý bù đắp theo theo chế độ quy định, trường hợp lãi thì số lãi được phân phối theo quy định của chế độ tài chính
Việc phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thường tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tạm phân phối: định kỳ tạm phân phối theo kế hoạch
Bước 2: Phân phối chính thức: được thực hiện sau khi báo cáo quyết toán năm được duyệt
K/c chi phí thuế thu nhập DN
TK 515 K/c giá vốn hàng bán
K/c chi phí tài chính, chi phí khác K/c CPBH CPQLDN
K/c doanh thu tài chính K/c doanh thu thuần
Theo chế độ tài chính hiện hành (NĐ 199/2004/NĐ-CP), Điều 27 quy định về trình tự phân phối lợi nhuận:
(1) Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo trình tự như sau: a) Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); b) Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; c) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa; d) Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập; đ) Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm
Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất
( 2) Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quĩ này (3) Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: a) Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty; b) Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch; c) Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quĩ khen thưởng, phúc lợi của công ty Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty (4) Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị)
(5) Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty
(6) Đối với công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó
(7) Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương, thực hiện như sau: a) Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được Nhà nước trợ cấp cho đủ; b)Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương
Kế toán sử dụng tài khoản 421- “Lợi nhuận chưa phân phối” để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết cấu cơ bản của tài khoản như sau:
- Số lỗ từ hoạt động kinh doanh
- Chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh
- Trích nộp lợi nhuận lên cấp trên
- Số lãi từ hoạt động kinh doanh
- Số lợi nhuận được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù
- Xử lý khoản lỗ về hoạt động kinh doanh
Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ: phản ánh số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý
- Tài khoản 421.1- Lợi nhuận năm năm trước
- Tài khoản 421.2 - Lợi nhuận năm nay
(1) Cuối kỳ hạch toán kết chuyển lãi hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911- xác định kết quả kinh doanh
(3) Định kỳ phản ánh số tạm chia lãi cho các cổ đông và các bên góp vốn liên doanh :
Nợ TK 421 (421.2) - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 111, 112: chi bằng tiền
Có TK 338 – Các khoản phải trả phải nộp khác: chưa chi
(4) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
(5) Định kỳ tạm trích lập các quỹ của doanh nghiệp:
Nợ TK 421 ( 421.2) – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 414- Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
(6) Cuối năm kết chuyển số lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước:
Nợ TK 421.2 – Lợi nhuận năm nay
Có TK 421.1 – Lợi nhuận năm trước
(7) Khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt, kế toán xác định số lợi nhuận chính thức của năm báo cáo, để tiến hành phân phối bổ sung:
- Đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản thu trên vốn:
+ Nếu số chính thức phải nộp lớn hơn số đã tạm nộp, kế toán phản ánh số nộp thêm:
Nợ TK 421 ( 421.1) - Lợi nhuận chưa phân phối
+ Nếu số chính thức phải nộp nhỏ hơn số đã tạm nộp, số nộp thừa kế toán ghi:
Có TK 421 ( 421.1) - Lợi nhuận chưa phân phối
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp được nhà nước cho miễn giảm so với số phải nộp, khi có thông báo được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 333.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Đối với các quỹ của doanh nghiệp, nếu số chính thức được trích lập lớn hơn số đã tạm trích, kế toán trích bổ sung:
Nợ TK 421 ( 421.1) – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 414- Quỹ đầu tư phát triển
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
+ Trường hợp số được trích chính thức cho các quỹ nhỏ hơn số đã tạm trích ( trích thừa), kế toán ghi giảm số quỹ đã tạm trích:
Nợ TK 414- Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK ( 421.1) - Lợi nhuận chưa phân phối
- Nếu phải phân phối thêm cổ tức, chia lãi thêm cho các bên góp vốn:
Nợ TK 421( 421.1) - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 111, 112: chi bằng tiền
Có TK 338 – Các khoản phải trả phải nộp khác: chưa chi
- Nếu phân phối thừa phải thu lại, hoặc trừ vào số phải phân phối năm nay:
Có TK 421 (421.1) - Lợi nhuận chưa phân phối
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Chia lãi, cổ tức cho các bên góp vốn
Bổ sung NVKD từ LN
Lãi phải nộp cấp trên (Lãi cấp cho cấp dưới)
( Lãi phải thu của cấp dưới) K/c lỗ
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 Bài 2.1:
Trích tài liệu của một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 01/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau (ĐVT: đồng)
I.Số dư đầu kỳ ngày 01/01/N của TK 155: 320.000.000, trong đó:
- Thành phẩm A: 1.500 kg, thành tiền: 120.000.000
- Thành phẩm B: 2.000 kg, thành tiền: 200.000.000
II Trong tháng 01/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1 Phiếu nhập kho số 01 ngày 05/01, nhập kho thành phẩm A do sản xuất hoàn thành, số lượng 500 kg, giá thành thực tế 41.000.000
2 Phiếu nhập kho số 02 ngày 06/01, nhập kho thành phẩm B do sản xuất hoàn thành, số lượng 700 kg, giá thành thực tế 72.700.000
3 Phiếu xuất kho số 01 ngày 08/01, xuất kho thành phẩm B, số lượng 700 kg gửi bán cho đại lý X
4 Phiếu nhập kho số 03 ngày 10/01, nhập kho thành phẩm A do sản xuất hoàn thành, số lượng 600 kg, giá thành thực tế 48.300.000
5 Ngày 12/01, đại lý X đã chấp nhận thanh toán toàn bộ số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 3 bằng tiền gửi ngân hàng, giá bán chưa có thuế GTGT 150.000đ/sp, thuế GTGT 10% theo hóa đơn GTGT số 0015679 ngày 12/01/N
6 Phiếu nhập kho số 04 ngày 14/01, nhập kho thành phẩm B do sản xuất hoàn thành, số lượng 1.000 kg, giá thành thực tế 101.000.000
7 Phiếu xuất kho số 02 ngày 18/01, xuất bán thành phẩm A cho khách hàng, số lượng
500 kg, giá bán chưa có thuế GTGT: 120.000đ/spA, thuế GTGT 10% theo hóa đơn GTGT số 0015680 ngày 18/01/N, khách hàng chưa thanh toán
1 Tính giá vốn hàng xuất kho của thành phẩm A, B Biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho thành phẩm
2 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế nêu trên
3 Ghi sổ cái tài khoản 155 (Theo hình thức kế toán Nhật ký chung)
KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Kế toán các khoản nợ phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị kế toán phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán
Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
3.1.2 Kế toán phải trả người bán
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán: Là TK dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của DN cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
• Phản ánh số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp
• Số tiền ứng trước tiền hàng cho người bán, nhà cung cấp, nhà thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
• Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa và dịch vụ đã giao theo hợp đồng
• Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán
• Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm tra và đã trả lại cho người bán
• Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính lớn hơn giá thực tế của hàng hóa, vật tư, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức
• Đánh giá các khoản phải trả cho người bán là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ)
• Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và nhà thầu nhận xây lắp,
• Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số hàng hóa, vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc báo giá chính thức
• Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là khoản mục ngoại tệ có gốc ngoại tệ (tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán)
Tài khoản 331 – Phải trả người bán vừa có thể có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có
• Số dư Bên Nợ: Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết từng đối tượng Khi lập BCTC phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi chỉ tiêu bên “Tài sản” hay “Nợ phải trả”
• Số dư Bên Có: Số tiền còn nợ người bán hàng, nhà cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp
(1) Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định chưa thanh toán
Nợ các TK 1331, 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán.
(2) Khi ứng trước tiền mua vật tư, hàng hoá
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
(3) DN thanh toán trước thời hạn phải thanh toán khi mua chịu vật tư, hàng hoá được hưởng chiết khấu thanh toán và được tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán:
Nợ TK 331: Trị giá phải trả cho người bán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
(4) Khi DN mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng mua hoặc phát sinh giá trị hàng mua trả lại người bán và được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả, căn cứ vào chứng từ liên quan, hạch toán:
Nợ TK 331: Tổng số phải trả
Có TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (ứng với số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trị giá hàng trả lại)
Có các TK 151, 152, 153, 156, 157: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT
Có các TK 211, 213: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT.
3.1.3 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 còn có thể có số dư bên Nợ Số dư bên
Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất
- Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác
- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
3.1.3.2 Phương pháp kế toán a Thuế giá trị gia tăng phải nộp
* Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ
• Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ phải lập Hoá đơn GTGT, trên Hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 113,… (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
• Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và sản phẩm, hàng hoá đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người mua, doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 521 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nguồn vốn chủ sở hữu là số nguồn vốn của chủ sở hữu, các nhà đầu tư Đây là số vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán
Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh , do vậy nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản công nợ phải trả
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn Đối với Công ty Nhà nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao hoặc đầu tư trên Nhà nước là chủ sở hữu vốn Đối với doanh nghiệp liên doanh, Công ty TNHH, Công ty hợp danh thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn vốn Đối với các Công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ), nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn sau:
* Nguồn vốn ban đầu và đóng góp bổ sung của các nhà đầu tư Đây là số vốn do các chủ sở hữu đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung thêm trong quá trình hoạt động Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp nguồn vốn ban đầu và đóng góp bổ sung được hình thành là khác nhau :
- Với doanh nghiệp nhà nước: Do ngân sách Nhà nước giao (cấp) cho doanh nghiệp
- Với công ty liên doanh: Do các bên tham gia liên doanh đồng kiểm soát góp vốn
- Với công ty cổ phần: Do cổ đông đóng góp bằng việc mua cổ phiếu
- Với công ty trách nhiệm hữu hạn: Do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp
- Với doanh nghiệp tư nhân: Do chủ sở hữu doanh nghiệp (ông chủ) đóng góp Ngoài ra còn bao gồm các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá; Đây là nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
* Nguồn vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh Đây là số vốn được hình thành từ bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo quy định của chính sách tài chính hoặc nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty
Là các quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB,…
* Nguồn vốn chủ sở hữu khác
Thuộc nguồn vốn này bao gồm:
- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ được ghi tăng vốn chủ sở hữu;
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản
- Nguồn kinh phí ngân sách cấp
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
3.2.3 Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở
Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
- Điều chuyển vốn cho đơn vị khác;
- Giải thể, chấm dứt hoạt doanh nghiệp;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của Đại hội cổ đông (Đối với Công ty cổ phần);
- Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ (Đối với Công ty cổ phần)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Các chủ sở hữu góp vốn;
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp
Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
- TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
- TK 4118 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
(1) Khi nhận vốn kinh doanh của các chủ sở hữu góp vốn, các bên tham gia liên doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 211 -TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 -TSCĐ vô hình
Có TK 411 (4111) (2) Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế khi được phép của Hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (3) Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính khi được phép của Hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 414 -Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 415 -Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4) Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 441 -Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
(5) Khi mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (6) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số chênh lệch do đánh giá lại tài sản, khi được duyệt, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.2.4 Kế toán quỹ đầu tư phát triển
Quỹ đầu tư phát triển chủ yếu được trích từ lợi nhuận để doanh nghiệp đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh đầu tư chiều sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao trình độ của người lao động
3.2.4.1 Tài khoản sử dụng Để phản ánh số tiền hiện có và tình hình tăng giảm quỹ đầu tư phát triển kế toán sử dụng Tài khoản 414
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển
• Chi tiêu quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp
• Cấp quỹ đầu tư phát triển cho đơn vị cấp dưới
• Quỹ đầu tư phát triển tăng do trích lập từ phần lợi nhận sau thuế để lại cho doanh nghiệp
• Quỹ đầu tư phát triển tăng do cấp dưới nộp lên, do cấp trên cấp xuống
Số dư bên Có : Số quỹ đầu tư phát triển hiện có của doanh nghiệp
(1) Trong kỳ tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 421 (4212) - Lãi chưa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển (2) Cuối năm xác định số quỹ đầu tư phát triển thực tế được trích lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 421 - Lãi chưa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển (3) Nhận quỹ đầu tư phát triển do cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên, kế toán ghi:
Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển
3.2.5 Kế toán các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Tài khoản 418 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu, như quỹ thưởng Ban điều hành Công ty
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế
Số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu hiện có của doannghiệp
(1) Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 -Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 418 -Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (2) Trường hợp đơn vị cấp dưới được đơn vị cấp trên cấp quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, đơn vị cấp dưới ghi:
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (3) Trường hợp đơn vị cấp dưới nộp đơn vị cấp trên để hình thành quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418 -Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
(4) Trường hợp các đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc từ quỹ thưởng Ban điều hành Công ty, ghi:
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 3
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất
Hệ thống báo cáo tài chính được quy định thống nhất cho các doanh nghiệp ở nước ta gồm 4 biểu báo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính được lập nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
4.1.2 Tác dụng của báo cáo tài chính
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin để ra các quyết định kinh tế phù hợp, kịp thời, cụ thể:
- Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp:
Thông tin trong báo cáo tài chính giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, tình hình lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý và sử dụng vốn để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , từ đó đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Cơ quan tài chính: Thông qua báo cáo tài chính các cơ quan tài chính kiểm tra tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, số nộp ngân sách về tiền thu sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước, tình hình quản lý tài chính ở doanh nghiệp
+ Cơ quan thuế: Qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cơ quan thuế kiểm tra số thuế phải nộp, đã nộp, kiểm tra tình hình chấp hành luật thuế ở doanh nghiệp
+ Đối với cơ quan thống kê: căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, cơ quan thống kê tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, để cung cấp thông tin cho Chính phủ đưa ra các quyết định quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô
+ Đối với các cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh : Kiểm tra tình hình thực hiện kinh doanh có theo đúng ngành nghề đẵ đăng ký kinh doanh hay không
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư, các khách hàng để có quyết định đầu tư đúng đắn vào doanh nghiệp
Ngoài ra báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin cho người lao động trong doanh nghiệp về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó người lao động có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp
4.1.3 Yêu cầu của báo cáo tài chính Để phát huy vai trò của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin, thì báo cáo tài chính phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
-Yêu cầu về nội dung phản ánh trên báo cáo tài chính:
+ Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định: yêu cầu này đảm bảo tính thống nhất cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổng hợp thông tin của các doanh nghiệp và quản lý các hoạt động kinh doanh trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân + Thông tin trên báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậy, trung thực khách quan: để đảm bảo cho những người sử dụng thông tin đưa ra những quyết định đúng đắn không bị sai lệch
+ Thông tin trên báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất và so sánh được: các chỉ tiêu được lập phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán và trình bày giữa các kỳ kế toán, có như vậy mới có thể so sánh được, trường hợp giữa các kỳ báo cáo tài chính trình bày hác nhau phải thuyết minh rõ lý do
+ Thông tin trên báo cáo tài chính phải được trình bày rõ ràng và dễ hiểu để phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin
- Yêu cầu về thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính: Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính được quy định cụ thể trong luật kế toán Yêu cầu này đảm bảo cho các đối tượng sử dụng thông tin tổng hợp, phân tích và đưa ra những quyết định kịp thời
- Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo tài chính
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TRÁCH NHIỆM, THỜI HẠN LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính:
Theo Luật kế toán (Điều 29) quy định báo cáo tài chính của đơn vị hoạt động kinh doanh gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN
- Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN
- Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh… có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác
Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp
Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, nhưng phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản
4.2.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
4.2.2.1 Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Đơn vị kế toán phải lập và gửi Báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, còn phải lập báo cáo tài chính quý
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải lập báo cáo tài chính khi: bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
Trường hợp có đơn vị kế toán cấp cơ sở thì đơn vị kế toán cấp trên ngoài việc lập báo cáo tài chính riêng của đơn vị kế toán cấp trên, còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên các báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán cấp cơ sở Báo cáo tài chính hợp nhất chỉ phải lập cho kỳ kế toán năm a Báo cáo tài chính quý đối với doanh nghiệp Nhà nước:
- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý;
- Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc qúy b.Báo cáo tài chính năm:
*) Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
- Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
*) Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
*) Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
*) Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý kết thúc vào ngày 31/12 và có số lũy kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12
4.2.2.2 Nơi nhận báo cáo tài chính
Thời hạn lập báo cáo
Cơ quan đăng ký kinh doanh
1 Doanh nghiệp Nhà nước Quý, năm x x X X x
2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x X x
3 Các loại hình doanh nghiệp khác Năm x x
- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải gửi báo cáo tài chính cho
Bộ Tài Chính (Cục Tài chính doanh nghiệp)
- Đối với các loại hình doanh nghiệp Nhà nước khác như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính) Riêng đối với các công ty kinh doanh chứng khoán Nhà nước còn phải gửi báo cáo tài chính cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế địa phương Đối với các
Tổng công ty 90 và 91 còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục thuế)
- Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi gửi báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
4.3.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
4.3.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
4.3.1.2 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại tài sản, do đó kết cấu BCĐKT được chia làm hai phần chính: phần tài sản và nguồn vốn
Các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tài thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh nghiệp Tài sản phân chia như sau :
Loại A: Tài sản ngắn hạn: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm : tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác Loại B : Tài sản dài hạn:
Phản ánh giá trị các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, bao gồm :tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác
Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp, nguồn vốn chia ra:
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nợ ngắn hạn, nợ dài hạnvà một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn , các quỹ của doanh nghiệp
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều phản ánh theo 4 cột: Mã số, Thuyết minh,
Số cuối kỳ, Số đầu kỳ (quý, năm)
- Phần tài sản:thể hiện giá trị và cơ cấu các loại tài sản doanh nghiệp ( ngắn hạn, dài hạn) có đến thời điểm lập báo tài chính từ đó đánh giá quy mô kết cấu vốn đầu tư , năng lực trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngoaì ra chỉ tiêu phần tài sản còn thể hiện số vốn mà doanh nghiệp có quyền quản lý , sử dụng
-Phần nguồn vốn: Thể hiện giá trị quy mô và cơ cấu các nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp Từ đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
Số liệu phần nguồn vốn còn thể hiện quyền quản lý và sử dụng các nguồn vốn trong việc đầu tư hình thành nên tài sản, doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn như: nguồn vốn cấp phát của nhà nước, nguồn vốn góp của các nhà đầu tư, cổ đông, nguồn vốn đi vay…
4.3.1.4 Cơ sở số liệu và công việc chuẩn bị để lập bảng cân đối kế toán: a Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào các số dư trên sổ kế toán tổng hợp và một số sổ chi tiết của các tài khoản loại I, II, III, IV và tài khoản loại 0
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước (quý trước, năm trước)
- Bảng cân đối SPS các tài khoản b Công việc chuẩn bị trước khi lập;
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giưã các sổ kế toán có liên quan, giưã sổ của doanh nghiệp với các đơn vị có quan hệ kinh tế, nếu có chênh lệch phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp
- Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệu giưã sổ kế toán với thẻ kho, thẻ tài sản với kết quả kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải điều chỉnh theo đúng kết quả kiểm kê
- Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập BCĐKT
- Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định
4.3.1.5 Nguyên tắc chung lập BCĐKT:
- Cột số đầu năm: căn cứ vào cột số cuối kỳ của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng của cột số đầu năm Cột này không thay đổi trong 4 quý báo cáo
- Cột số cuối kỳ: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kế toán liên quan đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để ghi như sau:
+ Số dư Nợ các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần “ Tài sản”
+ Số dư Có của các tài khoản được ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần “Nguồn vốn”