1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất ngành kế toán cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Quản Trị Doanh Nghiệp Sản Xuất
Tác giả Nhóm Tác Giả
Trường học Trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 1
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 796,44 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (9)
    • 1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (9)
      • 1.1.1. Khái niệm (9)
      • 1.1.2. Nhiệm vụ (9)
      • 1.1.3. Vai trò (10)
      • 1.1.4. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị (10)
    • 1.2. Đối tượng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất (12)
      • 1.2.1. Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng chi tiết (12)
      • 1.2.2. Kế toán quản trị phản ánh hoạt động của doanh nghiệp (13)
      • 1.2.3. Kế toán quản trị phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.13 1.3. Phương pháp của kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (15)
      • 1.3.1 Vận dụng các phương pháp kế toán (18)
      • 1.3.2. Vận dụng các phương pháp kỹ thuật sử dụng trong kế toán quản trị (20)
    • 1.4. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất (21)
  • CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG (23)
    • 2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong kế toán quản trị (23)
      • 2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí (23)
      • 2.1.2. Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh (23)
      • 2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động (24)
      • 2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất căn cứ theo sự lựa chọn các phương án (0)
      • 2.2.2. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành (29)
    • 2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành (29)
      • 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (29)
      • 2.3.2. Đối tượng tính giá thành (29)
    • 2.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (30)
      • 2.4.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp (30)
      • 2.4.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp (30)
    • 2.5. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất phụ trợ (30)
      • 2.5.1 Trường hợp tính giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ lẫn nhau theo phương pháp đại số (31)
      • 2.5.2. Phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau theo đơn giá chi phí ban đầu (32)
      • 2.5.3. Phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau (35)
    • 2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (36)
      • 2.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (36)
      • 2.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (37)
      • 2.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức (38)
    • 2.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (38)
      • 2.7.1. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn (Phương pháp tính giá thành giản đơn) (38)
      • 2.7.2. Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp (39)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V – P) (49)
    • 3.1. Một số vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (49)
      • 3.1.1. Lãi trên biến phí: (LB) (50)
      • 3.1.2. Tỷ suất lãi trên biến phí (51)
      • 3.1.3. Kết cấu chi phí (53)
      • 3.1.4. Điểm hòa vốn (34)
      • 3.2.1. Phương án 1: Thay đổi Định phí và Doanh Thu (58)
      • 3.2.2. Phương án 2: Thay đổi biến phí và doanh thu (59)
      • 3.2.3 Phương án 3: Thay đổi Định Phí, giá bán và doanh thu (59)
      • 3.2.4. Phương án 4: Thay đổi Định Phí, biến phí và doanh thu (60)
    • 3.3. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định (61)
      • 3.3.1. Dự định số lãi đạt được (61)
      • 3.3.2. Quyết định khung giá bán sản phẩm (61)
      • 3.3.3. Quyết định tiếp nhận hay từ chối đơn hàng (62)
  • CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (69)
    • 4.1. Phương pháp xác định giá bán sản phẩm thông thường (71)
      • 4.1.1. Xác định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất (72)
      • 4.1.2. Xác định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (75)
    • 4.2. Phương pháp xác định giá bán sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công (78)

Nội dung

Bài giảng “Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất” gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát chung về Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Một số vấn đề chung về kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất

Kế toán quản trị là một khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Theo Luật kế toán, điều 3 khoản 4, Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán

Từ đó rút ra bản chất của kế toán quản trị như sau:

- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp

- Tính toán và đưa ra quyết định cho một hoạt động hay cho việc lựa chọn phương án

- Đo lường, tính toán chi phí cho một hoạt động, sản phẩm, hoặc một quyết định cụ thể

- Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Để kế toán quản trị là công cụ hữu ích cho người quản lý, có thể nói rằng việc nắm bắt chi phí là cần thiết với cả 3 giai đoạn của quá trình quản lý:

- Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý ở doanh nghiệp: Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong DN là điều hành và quản lý các mặt hoạt động của DN Các chức năng cơ bản của quản lý doanh nghiệp, tất cả xoay quanh vấn đề “ra quyết định” Để quản lý và ra quyết định đối với các tình huống thì cần phải có thông tin, nhà quản trị sẽ dựa vào thông tin cần thiết để ra quyết định đúng đắn Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu cung cấp nhu cầu thông tin đó

- Vai trò của kế toán quản trị trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp: Nhiệm vụ của nhà quản trị là ra quyết định, mà các quyết định có khả năng đảm bảo sự tồn tại, phát triển liên tục của DN và kiểm soát việc thực hiện các quyết định đó Kế toán quản trị chỉ là một trong số các nguồn cung cấp thông tin dành cho quản lý, nhưng là một nguồn quan trọng Cụ thể, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các chức năng dưới đây:

+ Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch

+ Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện

+ Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá

+ Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định

+ Góp phần tổ chức cải tiến công tác quản lý DN

1.1.4 Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau Mối liên hệ đó thể hiện ở các điểm dưới đây:

- Cùng phục vụ cho mục đích quản lý ở doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau Chúng đều là các bộ phận của một hệ cung cấp thông tin kế toán

- Đều gắn liền với trách nhiệm quản lý trên góc độ khác nhau Kế toán tài chính liên quan đến trách nhiệm quản lý chung toàn DN, còn kế toán quản trị liên quan đến trách nhiệm quản lý trong từng bộ phận của DN, từng hoạt động hay từng loại chi phí

- Kế toán tài chính và một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận nhằm tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ

* Phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

1 Đối tượng sử dụng thông tin:

Với kế toán quản trị đối tượng sử dụng thông tin là các thành viên bên trong doanh nghiệp: các chủ sở hữu, Ban giám đốc, Quản lý viên, Giám sát viên vv Trong khi thông tin kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính)

2 Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin:

Thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận Trái lại,trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của nguời quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán chung Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn

3 Tính pháp lý của kế toán:

Kế toán tài chính có tính pháp lệnh (và tới đây sẽ tuân thủ theo luật kế toán), nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với các đặc thù quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp

Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu dưới hình thức giá trị Còn thông tin của kế toán quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị

Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh, đã xảy ra Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra

Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán Trong kế toán quản trị, thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác như thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và sử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được

5 Hình thức báo cáo sử dụng:

Đối tượng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng chi tiết theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp

Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, đối tượng của kế toán quản trị cũng là đối tượng của kế toán nói chung Tuy nhiên, kế toán tài chính phản ánh kết quả của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát thì kế toán quản trị phản ánh chi tiết dưới sự tổng quát đó Cụ thể như:

- Phản ánh chi tiết các yếu tố sản xuất kinh doanh, như: Vật tư, tài sản cố định, lap động, tiềm lương (chi tiết từng đối tượng cụ thể cả về số lượng, đơn giá, giá trị, các chỉ tiêu chi tiết khác…)

- Phản ánh, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành (giá phí) chi tiết từng laoij tài sản (TSCĐ, sản phẩm dở, thành phẩm, hàng hóa mua…)

- Phản ánh chi tiết doanh thu và kết quả từng hoạt động, bộ phận, địa điểm, sản phẩm,

- Phản ánh chi tiết các khoản công nợ phải trả, phải thu, các khoản thanh toán khác của doanh nghiệp…

Mục đích của kế toán quản trị trong việc phản ánh chi tiết các đối tượng chung của kế toán là phục vụ cho yêu cầu quản lý các đối tượng đó, mặt khác, cung cấp thông tin thông tin phục vụ cho soạn thảo các báo cáo ra quyết định liên quan của nhà quản trị

1.2.2 Kế toán quản trị phản ánh hoạt động của doanh nghiệp Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của mình, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là phải tổ chức huy động và tiêu dùng các nguồn lực (vốn, tài sản, nhân lực, vật lực…) để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh hàng hóa…kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và tiêu dùng (sử dụng) các nguồn lực mà phản ánh và mô tả chúng để thực hiện mục đích của mình

Việc tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực ở mỗi doanh nghiệp có thể có những điểm rất khác nhau Điều đó chi phối bởi mô hình tổ chức bộ máy hoạt động và quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, kế toán quản trị gắn liền với tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp

Xét về góc độ huy động và sử dụng các nguồn lực, kế toán quản trị gắn liền với việc phản ánh, mô tả chi phí, diễn biến chi phí trong quá trình sử dụng ở các nơi tiêu dùng các chi phí đó (bộ phận/ trung tâm) và sự kết tinh chi phí thành kết quả các hoạt đông (giá thành sản phẩm/ dịch vụ…)

- Sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ là kêt quả của các hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ, hoạt động sản xuất sản phẩm (sản phẩm A, B, C…) hoạt động kinh doanh thương mại-bán hàng; hoạt động dịch vụ; hoạt động đầu tư dự án…) Sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ… là kết quả của các hoạt động, đồng thời chúng cũng là kết tinh các chi phí đã tiêu dùng vào các hoạt động (sản xuất, cung cấp, dịch vụ…)

- Các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện (tiến hành) ở các bộ phận (trung tâm) Trong đó có bộ phận (trung tâm) trực tiếp sản xuất, kinh doanh, có bộ phận (trung tâm) thực hiện nhiệm vụ quản lý hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh…

- Các bộ phận (gọi là trung tâm chi phí) là nơi tiêu dùng (sử dụng) các nguồn lực (chi phí)

Tùy thuộc vào mô hình tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, có thể được tổ chức thành một hoặc nhiều bộ phận (trung tâm), doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm/dịch vụ Mặt khác, tùy từng doanh nghiệp, có thể mô hình mối quan hệ giữa hoạt động với bộ phận (trung tâm chi phí) là:

(1) Mỗi bộ phận/trung tâm chi phí (phân xưởng, bộ phận, hành chính, bộ phận kinh doanh… tiến hành 1 hoạt động duy nhất (đây là mô hình cổ điển kiểu Taylor) Theo mô hình này, các chi phí được phân bổ cho các bộ phận/ trung tâm chi phí tiêu dùng (sử dụng) các chi phí này, sau đó chi phí của từng trung tâm này được phân bổ cho các sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ có liên quan

Khái quát mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu cổ điển Taylor (thời công nghiệp cơ khí):

(tiêu dùng) (được chế tạo)

Chi phí Trung tâm chi phí Sản phẩm

(2) Một bộ/phận trung chi phí (phân xưởng, bộ phận hành chính, bộ phận kinh doanh…) tiến hành nhiều hoạt động Hoặc, một hoạt động được thực hiện ở nhiều bộ phận/trung tâm theo quy trình nhất định (đây là mô hình kiểu ABC) Theo mô hình này, các bộ phận/ trung tâm huy động các nguồn lực này (việc này làm phát sinh chi phí), để tạo ra các hoạt động Những hoạt động này cấu thành nên những quy trình nhất định cho ra sản phẩm

Mô hình ABC còn gọi là mô hình “xác định giá phí trên cơ sở hoạt động”, đây là mô hình bao trùm các mô hình kế toán quản trị

Những bộ phận Được cung Có được nhờ vào

Này tiêu dùng cấp bởi việc tiêu dùng

Các Các bộ phận Hoạt động Sản phẩm có nhiều Nguồn lực (trung tâm) thuộc tính (tính chất, thời hạn)

(a) Các bộ phận tiêu dùng nguồn lực: có thể phân biệt thành 2 loại bộ phận:

+ Là các trung tâm có 1 số quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn lực được cung cấp nhằm để đạt được 1 mục đích cụ thể

+ Là các trung tâm mà tại đó tiến hành thực hiện những nhiệm vụ cụ thể

+ Không có quyền tự chủ sử dụng các nguồn lực như các trung tâm trách nhiệm Điều đó không có nghĩa là người ta không quy trách nhiệm cho các trung tâm này, mà vẫn có thể kiểm soát và vẫn có thể đánh giá hiệu năng của chúng thông qua việc so sánh mức doanh thu (hoặc chi phí) dự kiến (định mức, kế hoạch) với doanh thu (hoặc chi phí) thực tế của trung tâm đó

+ Một trung tâm trách nhiệm có thể bao gồm một số trung tâm thực hiện nhưng không có điều ngược lại

+ Một hoạt động có thể thực hiện ở 1 trung tâm hoặc nhiều trung tâm thực hiện

+ Khái niệm chi phí kiểm soát chỉ được gắn với một trung tâm trách nhiệm nào đó,không gắn với 1 trung tâm thực hiện’

(b) Các bộ phận cung cấp hoạt động:

- Một hoạt động là 1 chuỗi các công việc phải làm, tương ứng với 1 mục tiêu đã định

(ví dụ: lập hóa đơn, kiểm tra tài khoản nhà cung cấp, thanh toán, sản xuất…)

- Toàn bộ các hoạt động bổ sung cho nhau hình thành nên 1 quy trình (ví dụ: phát triển

1 loại sản phẩm mới, hiệu chỉnh mẫu mã 1 laoij sản phẩm…)

Như vậy, hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, khi người ta chuyển từ quan sát 1 trung tâm thực hiện sang quan sát 1 trung tâm trách nhiệm

(c) Hoạt động có 2 chức năng:

- Cho phép thực hiện phân bổ chiphis vào sản phẩm

- Hoạt động là đối tượng nội tại của công tác quản lý

- Sản phẩm của việc tiêu dùng các nguồn lực là kết quả của quá trình liên kết 1 số tác nghiệp cần thiết trong việc thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm này Như vậy, sản phẩm là sự kết tinh 1 nhóm các hoạt động

1.2.3 Kế toán quản trị phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp

* Mạng lưới phân tích các luồng chí phí

Thực chất, đối tượng của kế toán quản trị là quá trình chi phí của doanh nghiệp Việc mô tả doanh nghiệp theo cách thức nói trên dẫn đến xuất hiện một mạng lưới chu chuyển các luồng chi phí, hay còn được gọi là mạng lưới phân tích thể hiện qua bốn giai đoạn:

- Nguồn lực (chi phí được phân loại theo tính chất kinh tế)

- Bộ phận (Trung tâm phân tích và trung tâm thực hiện)

- Hoạt động (chi phí hoạt động hoặc quy trình)

Mạng lưới phân tích các luồng chi phí

Nguồn lực Bộ phận (các Hoạt động (chi phí Sản phẩm

(chi phí theo trung tâm CP) hoạt động hoặc quy trình) cuối cùng tính chất)

Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất

Kế toán quản trị có nội dung rất rộng, sau đây là những nội dung cơ bản:

- Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, có thể khái quát kế toán quản trị doanh nghiệp bao gồm:

+ Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (mua sắm, sử dụng đối tượng lao động - hàng tồn kho; Tư liệu lao động – tài sản cố định; tuyển dụng và sử dụng lao động – lao động và tiền lương…)

+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm (nhận diện, phân loại chi phí, giá thành; Lập dự toán chi phí; Tập hợp, tính toán, phân bổ chi phi, giá thành; lập báp cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định…)

+ Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh (phân loại doanh thu; Tính toán, hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí chung, xác định kết quả chi tiết; lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận, theo các tình huống ra quyết định…)

+ Kế toán quản trị các khoản nợ

+ Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính

+ Kế toán quản trị về các hoạt động khác của doanh nghiệp

Trong các nội dung nói trên, trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí

- Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý, kế toán quản trị bao gồm các khâu:

+ Chính thức hóa mục tiêu của các đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế

+ Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết

+ Thu thập, cung cấp thông tin về kết quản thực hiện các mục tiêu

+ Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị

Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ (thông tin thục hiên) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán, dự tính…) Mặt khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị mà còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian lao động…).

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong kế toán quản trị

2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ, đó

Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp

2.1.2 Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm : CPNVLTT, CPNCTT, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…

Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp

Với cách phân loại chi phí này có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Đối với chi phí cơ bản là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, vì vậy không thể cắt bỏ một loại chi phí cơ bản nào mà phải phấn đấu giảm thấp chi phí thông qua việc quản lý sử dụng chi phí bằng định mức tiêu hao, hoặc cải tiến quy trình công nghệ, hợp lý hóa sản xuất…Ngược lại, đối với chi phí chung cần phải tiết kiệm triệt để, hạn chế, thậm chí loại trừ các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý chi phí chung theo dự toán, chế độ chi tiêu

2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

Chi phí khả biến (biến phí): Biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng thực hiện

Cần lưu ý, nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động, nhưng xét trên một đơn vị khối lượng thì biến phí thường có thể là hằng số đối với mọi mức hoạt động Trong một doanh nghiệp sản xuất biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng…Những chi phí này, khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp gia tăng thì chúng cũng gia tăng tỷ lệ thuận và ngược lại

Tuy vậy, nếu khảo sát tỉ mỷ hơn về biến phí chúng ta nhận thấy có thể xảy ra các trường hợp đó là :

- Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng chi phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức đọ hoạt động, còn chi phí của 1 đơn vị hoạt động thì không thay đổi Thuộc loại biến phí này thường có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng trả cho đại lý…

- Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp: Đó là trường hợp mà xét về tổng biến phí thì có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động Vì vậy, biến phí tính cho 1 khối lượng hoạt động cũng tăng Hoặc ngược lại, có trường hợp tổng biến phí lại có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động, khi đó biến phí tính cho 1 đơn vị khối lượng hoạt độngblại giảm đi khi khố lượng hoạt động tăng

Chi phí bất biến (định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện

+ Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khối lượng hoạt động, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì giảm đi Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tiền lương trả theo thời gian

+ Định phí tương đối (định phí cấp bậc): Trường hợp trữ lượng (khả năng) của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần phải bổ sung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới Trường hợp này sẽ xuất hiện chi phí bất biến cấp bậc Chẳng hạn, để sản xuất từ 5.000 - 10.000 sản phẩm mỗi tháng, công ty cần phải thuê nhà xưởng hết 10.000.000 đồng mỗi tháng Nếu công ty muốn tăng năng lực sản xuất trên 10.000 sản phẩm mỗi tháng thì phải đầu tư thêm vào nhà xưởng, chi phí thuê nhà xưởng sẽ tăng lên Trong trường hợp này, khối lượng sản xuất sản phẩm không phải là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí bất biến mà quy mô sản xuất cần thiết phải thay đổi khả năng, trữ lượng và năng lực sản xuất

+ Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm:

- Có bản chất sử dụng lâu dài

- Không thể giảm bớt đến số không trong một thời gian ngắn

Do định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài và có ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt với quyết định đó trong một thời gian lâu dài (chi phí khấu hao tài sản, bảo hiểm tài sản )

Ngoài ra, định phí bắt buộc không thể tuỳ tiện cắt giảm, dù chỉ cho một thời gian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp Do đó, dù mức độ hoạt động có bị suy giảm hoặc đình đốn ở một thời kỳ nào đó, nhà quản trị vẫn phải giữ nguyên định phí bắt buộc, không được thay đổi nếu vẫn muốn theo đuổi và đạt được mục đích lâu dài của doanh nghiệp

+ Định phí tuỳ ý (không bắt buộc) : Định phí tuỳ ý là các định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Kế hoạch của các định phí tuỳ ý là ngắn hạn, thường là một năm Các chi phí này có thể sẽ được cắt giảm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết

Các ví dụ về định phí tuỳ ý là: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu phát triển

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí (hay gọi tắt là đối tượng tập hợp chi phí) là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm Giới hạn (hoặc phạm vi) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:

+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức nă ng + Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng

Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành chính là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí

2.3.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, hạng mục công trình trong doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu ) Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là một đối tượng tính giá thành (ví dụ: từng loại bàn, ghế trong xí nghiệp mộc, từng loạt máy công cụ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo ) Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành (Ví dụ: từng loại bánh, kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công nghệ dệt ).

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp

2.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan

2.4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được.

Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất phụ trợ

- Sản xuất kinh doanh phụ là phân xưởng sản xuất độc lập được tổ chức ra để sản xuất ra sản phẩm lao vụ, nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính hoặc bán ra ngoài như phân xưởng sửa chữa, điện, vận tải,

- Các phân xưởng sản xuất phục vụ ngoài việc cung cấp sản phẩm cho hoạt động sản xuất chính, còn sản xuất sản phẩm phụ phục vụ lẫn nhau

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài.Vì vậy khi tính giá thành sản phẩm phụ cung cấp cho sản phẩm chính ta sử dụng phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau

2.5.1 Trường hợp tính giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ lẫn nhau theo phương pháp đại số

Theo phương pháp này, đặt ẩn số là giá thành thực tế đơn vị lao vụ của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ Tiếp theo, căn cứ vào tài liệu liên quan thiết lập hệ phương trình bậc nhất, giải hệ phương trình bậc nhất sẽ tính được giá thành thữu tế đơn vị sản phẩm, lao vụ từng bộ phận sản xuất phụ

Giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ lẫn nhau cũng như phục vụ cho các đối tượng khác đếu được xác định dựa trên khối lượng phục vụ và giá thành thực tế, dơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ đã xác định được

Việc tính toán theo phương pháp đại số đảm bảo độ chính xác cao, nhưng phức tạp, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh có sự cung cấp, phục vụ lao vụ lẫn nhau

Ví dụ: Một doanh nghiệp công nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất phụ: phân xưởng cơ khí và phân xưởng điện Trích tài liệu tháng 1/N:

Chỉ tiêu Phân xưởng cơ khí Phân xưởng điện

CPSX phát sinh trong kỳ 143.000.000 260.300.000

CPSX dở dang đầu kỳ 3.500.000 x

CPSX dở dang cuối kỳ 1.200.000 x

- Kết quả sản xuất trong tháng

+ Phân xưởng cơ khí: thực hiện hoàn thành 11.000 giờ công (h) sửa chữa; trong đó phục vụ cho phân xưởng điện 1.000h; cho sửa chữa lớn TSCĐ 75.000h; cho sử chữa thường xuyên TSCĐ dùng trong phân xưởng sản xuất chính 1.500h; cho thanh lý TSCĐ 1.000h

+ Phân xưởng điện: thực hiện hoàn thành 550.000 kw.h điện, trong đó phục vụ cho phân xưởng điện, trong đó phục vụ cho phân xưởng điện 10.000kw.h; phân xưởng sửa chữa 40.000kw.h; cho sản xuất sản phẩm 380.000 kw.h; cho thắp sáng phòng ban doanh nghiệp 120.000kwh

Gọi x là giá thành thực tế 1 giờ công sửa chữa

Gọi x là giá thành thực tế 1 kwh điện

Ta có hệ phương trình:

Giải hệ phương trình, xác định được: x = 15.100; y = 510

Chi phí sản xuát phụ phân bổ cho các đối tượng phục vụ như sau:

- Phân xưởng cơ khí phục vụ:

- Phân xưởng điện phục vụ:

+ Thắp sáng phòng ban DN: 120.000 x 510 = 61.200.000

2.5.2 Phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau theo đơn giá chi phí ban đầu

- Theo phương pháp này giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh tập hợp ban đầu, chưa tính giá trị sản phẩm lao vụ cung cấp hoặc nhận của bộ phận sản xuất phụ khác

Phương pháp phân bổ như sau:

+ Tính đơn giá ban đầu cho 1 đơn vị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ Đơn giá chi phí ban đầu Tổng chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ Khối lượng sản phẩm (lao vụ) hoàn thành + Tính phần giá trị lao vụ phục vụ lẫn nhau theo đơn giá chi phí ban đầu

Giá trị sản phẩm, lao vụ phục Khối lượng sản phẩm, Đơn giá chi phí

+ Tính giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác:

Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ

Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí ban đầu

Giá trị sản phẩm, lao vụ nhận của nội bộ sản xuất phụ

Giá trị sản phẩm, lao vụ phục vụ cho nội bộ sản xuất phụ

Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ

Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí ban đầu

Giá trị sản phẩm, lao vụ nhận của nội bộ sản xuất phụ

Giá trị sản phẩm, lao vụ phục vụ cho nội bộ sản xuất phụ

Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ

Khối lượng sản phẩm (lao vụ) hoàn thành - Khối lượng sản phẩm phục vụ cho nội bộ sản xuất phụ

4 Tính giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho bộ phận sản xuất chính

Giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất cung cấp cho các bộ phận khác

Giá thành đơn vị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ x

Sản lượng cung cấp cho các bộ phận khác

Ví dụ 1: Doanh nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất phụ trong tháng chi phí sản xuất và sản lượng hoàn thành tập hợp như sau:

1/ Phân xưởng điện: sản lượng sản xuất được 40.000 KW cung cấp cho các bộ phận

- Phân xưởng sửa chữa: 4.000 KW

- Phân xưởng sản xuất chính: 29.000 KW

Trong đó: + Để sản xuất sản phẩm: 25.000 KW

+ Để quản lý sản xuất: 4.000 KW

- Phục vụ quản lý doanh nghiệp: 7.000 KW

2/ Phân xưởng sửa chữa hoàn thành 3.000 giờ công cung cấp cho các bộ phận

- Phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất chính: 2000 giờ

3/ Chi phí sản xuất tập hợp được

4/ Giá trị công việc sửa chữa dở dang đầu kỳ: 100.000 cuối kỳ: 160.000

Yêu Cầu: - Phân bố giá trị lao vụ sản xuất phụ cho các bộ phận theo phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm phụ cung cấp lẫn nhau theo đơn giá ban đầu

1) Tính đơn giá ban đầu:

- Đơn giá 1 giờ công sửa chữa 100.000 + 1.560.000 - 160.000

2) Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau

- Phân xưởng điện cung cấp cho phân xưởng sửa chữa

- Phân xưởng sửa chữa cung cấp cho phân xưởng điện

1.000 giờ x 500 = 500.000 3) Tính giá thành thực tế của 1 KW điện, 1 giờ công sửa chữa

4) Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác ngoài sản phẩm phụ:

- Điện cung cấp sản xuất : 29.000 KW x 314 = 9.106.000

- Điện cung cấp cho quản lý doanh nghiệp: 7000 KW x 314= 2198000

- Sửa chữa cung cấp cho sản xuất chính : 2000 giờ x 1100= 2.200.000

2.5.3 Phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau theo giá thành đơn vị kế hoạch (Z KH )

- Theo phương pháp này giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau theo giá thành đơn vị kế hoạch, giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác được tính theo giá thành thực tế

1) Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau

Giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau = Giá thành đơn vị kế hoạch x Sản lượng cung cấp lẫn nhau

2) Tính giá thành đơn vị thực tế công thức như trên (1.1)

3) Tính giá thành sản phẩm lao vụ cung cấp cho các bộ phận khác công thức như trên (1.1)

Ví Dụ : Sử dụng số liệu ví dụ trên:

Cho biết giá thành đơn vị kế hoạch:

1) Tính giá trị sản phẩm lao vụ cung cấp lẫn nhau

- Phân xưởng điện cung cấp cho phân xưởng sửa chữa:

Nợ TK 154 - phân xuởng sửa chữa : 1.000.000

Có TK 154 - Phân xưởng điện : 1.000.000

- Phân xưởng sửa chữa cung cấp cho phân xưởng đIện 1.000 x 500 = 500.000

Nợ TK 154 - Phân xuởng điện: 500.000

Có TK 154 - Phân xưởng sửa chữa : 500.000 2) Tính Z thực tế 1 KW điện, 1 giờ công sửa chữa

3.000 - 1.000 3) Tính giá trị sản phẩm phụ cung cấp cho các bộ phận khác

- Điện cung cấp cho sản xuất chính : 29.000 x 319 = 9.251.000

- Điện dùng cho quản lý doanh nghiệp : 7.000 x 319 = 2.233.000

- Sửa chữa cung cấp cho phân xuởng sản xuất chính : 2.000 x 1.000 2.000.000

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

2.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác: chi phí công nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Công thức tính toán như sau :

C dd đk NLVL + C ps tk NLVL x Q dd

- Cddck : Chi phí dở dang cuối kỳ

- Cdd đk NLVL : Chi phí dở dang đầu kỳ của NLVL trực tiếp

- Cps tk NLVL : Chi phí phát sinh trong kỳ NLVL trực tiếp

- Qtp : Số lượng thành phẩm hoàn thành

- Qdd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp,còn chi phí sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau phải tính theo giá thành bán sản phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang Ưu nhược điểm khi áp dụng phương pháp:

+ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít

+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang chỉ có chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp

+ Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và NLVL trực tiếp được bỏ 1 lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất

2.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

- Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Đối với chi phí bỏ 1 lần từ đầu của quá trình sản xuất (NLVL trực tiếp, vật liệu chính) thì tính theo công thức như trên (Phương pháp 1)

C dd ck Cdd đk NLVL + Cps tk NLVL x Qdd

- Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính theo công thức :

C dd ck Cdd đk + Cps tk x (Qdd x %HT)

Qtp + (Qdd x %HT ) Trong đó : % HT là phần trăm hoàn thành của sản phẩm dở dang

- Ưu nhược điểm khi áp dụng phương pháp này

+ Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác cao vì tính đủ các khoản mục

+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, khi kiểm kê cần xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở, công việc này tính toán phức tạp

+ Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ

- Đối với doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền tương đối đồng đều thì vận dụng chung mức độ chế biến hoàn thành 50 %

2.6.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

- Theo phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giâ thành theo định mức

- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

2.7.1.Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn (Phương pháp tính giá thành giản đơn)

- Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín Tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng tính giá sản phẩm dở dang và không ổn định Cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành theo công thức:

Giá thành đơn vị : Z đv Z

Trong đó : Z, Zđv : Tổng giá thành,giá thành đơn vị

C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ

Dđk, Dck : Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Q : Sản lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành

- Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định nên không cần tính Thì tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành:

2.7.2 Tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp

- Doanh nghiệp này có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến nối tiếp nhau theo 1 trình tự nhất định Mỗi giai đoạn chế biến tạo ra 1 loại bán sản phẩm Bán thành phẩm giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn sau và cứ tiếp tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng tạo ra sản phẩm

2.7.2.1 Trường hợp đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng (phương pháp kết chuyển tuần tự)

Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng Kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp ở giai đoạn 1 và phương pháp cộng chi phí liên tiếp cho các giai đoạn sau:

Bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau theo 2 phương pháp kết chuyển

+ Kết chuyển tuần tự tổng hợp :Là giá thành bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau bằng con số tổng hợp Cách tính toán này nhanh nhưng lại không phản ánh rõ từng khoản mục chi phí như vậy rất ít đơn vị sử dụng

+ Kết chuyển tuần tự từng khoản mục: Là giá thành bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau theo từng khoản mục chi phí Cách tính này khối lượng tính toán nhiều nhưng phản ánh được đúng khoản mục của bán thành phẩm và thành phẩm.Vì vậy phương pháp này được sử dụng trong thực tế rất nhiều

Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 …… Giai đoạn n

Theo sơ đồ hình trên, trình tự giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng như sau :

+ Cứ như vậy cho đến giai đoạn 2 :

Chi phí NVL trực tiếp

Giá thành bán thành phẩm GĐ1 chuyển sang

Giá thành bán thành phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang

Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1

Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2

Chi phí khác giai đoạn 2

Chi phí khác giai đoạn n cáo sản xuất người ta thực hiện kết chuyển tuần tự tổng hợp Để quản lý, phân tích chi phí người ta thường kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí Vì vậy phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí

Ví Dụ: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có quy trình công nghệ sản xuất phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục có tài liệu sau :

- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng

+ Chi phí NVL trực tiếp : 30.000.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp : 16.000.000

+ Chi phí sản xuất chung : 13.600.000

- Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp theo từng giai đoạn:

Khoản mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

+ Chi phí NVL trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Kết quả sản xuất giai đoạn 1 hoàn thành 150 nửa thành phẩm, còn lại là 50 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 60%

+ Giai đoạn 2 nhận 150 nửa thành phẩm giai đoạn 1 tiếp tục chế biến Hoàn thành 130 thành phẩm A nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 50%

+ Giai đoạn 2 không có sản phẩm dở dang đầu tháng

Yêu Cầu:Tính giá thành, giá thành đơn vị nửa thành phẩm và thành phẩm A

* Bước 1 : Tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng - Giai đoạn 1

Chi phí NVL trực tiếp = 30.000.000 + 370.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp = 16.000.000 + 48.800.000 x 30 = 10.800.000 150+50x60%

Chi phí sản xuất chung 13.600.000 + 94.400.000 x 30 = 18.000.000 150+50x60%

+ Lập bảng tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 (số lượng:150)

Khoản mục CPSX dở dang đầu kỳ

CPSX dở dang cuối kỳ

* Bước 2: Tính giá thành của thành phẩm A

+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng - Giai đoạn 2 theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương,do vậy phải phân bổ 2 bộ phận chi phí của giai đoạn cho sản phẩm dở dang

+ Chi phí nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang được phân bổ đều cho đến sản phẩm dở và sản phẩm hoàn thành Vì nửa thành phẩm giai đoạn 1 bỏ vào sản phẩm hết một lần từ đầu giai đoạn 2

+ Chi phí của giai đoạn 2 phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành:

Chi phí NVL trực tiếp = 300.000.000 x 20 = 40.000.000 130+20

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung 90.000.000 x20 +

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM A

Chi phí sản xuất trong tháng Chi phí dở dang cuối kỳ gđ 2 Tổng giá thành

GĐ 1cs GĐ 2 Cộng GĐ1cs GĐ2 Cộng

2.7.2.2 Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn (Phương pháp kết chuyển song song)

- Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Kế toán sử dụng phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành cho thành phẩm hoàn thành

- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn, để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm theo khoản mục chi phí sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn để tính ra giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối, phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song

Sơ đồ kết chuyển chi phí song song

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 … Giai đoạn n

Giai đoạn 1 Chi phí sản xuất

Giai đoạn 2 Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong Z tp

Chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong Z tp

Chi phí sản xuất giai đoạn n trong Z tp

Z sản xuất của thành phẩm

Citp: Chi phí giai đoạn i nằm trong thành phẩm

Ddki, Ci: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn i

Si: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Sitp: Số lượng thành phẩm đã quy đổi nửa thành phẩm giai đoạn i

Hi: Hệ số sử dụng nửa thành phẩm giai đoạn i

Lưu ý: Hệ số sử dụng nửa thành phẩm giai đoạn i luôn luôn bằng 1

- Khi xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm

Ta phải tuỳ thuộc vào phương pháp đánh giá sản phẩm dở mà xác định có cần quy đổi sản phẩm dở theo mức độ hoàn thành hay không

Ví Dụ: Vẫn ví dụ trên kế toán tính giá thành của thành phẩm A theo phương pháp kết chuyển song song

- Xác định phần chi phí sản xuất của giai đoạn 1 nằm trong Z thành phẩm: (H = 1)

Chi phí NVL trực tiếp = 30.000.000 +370.000.000 x 130 = 260.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp = 16.000.000+48.800.000 x 130 = 46.800.000 150+50x60%

Chi phí sản xuất chung 13.600.000 + 94.400.000 x 130 = 78.000.000

- Xác định phần chi phí sản xuất của giai đoạn 2 nằm trong Z thành phẩm:

Chi phí nhân công trực tiếp = 75.600.000 x 130 p.200.000 130+20x50%

Chi phí sản xuất chung 79.520.000 x 130 = 73.840.000

- Lập bảng tính Z sản phẩm A

Bảng tính giá thành sản phẩm A

Khoản mục Chi phí sản xuất trong Z Tổng giá thành

Giá thành đơn vị CPSX GĐ1 CPSX GĐ2

+ Chi phí NVL trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 Bài 2.1:

DNSX A có 2PXSX phụ trợ là PX điện và PXSC Trong tháng 09/N có tài liệu về hoạt động phụ trợ như sau:

1) Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 09/N (ĐVT: đồng)

Loại chi phí PX điện PX sữa chữa

+ Chi phí NVL trực tiếp

Tổng cộng 14.500.000 9.130.000 2) Tình hình và kết quả sản xuất trong kỳ:

- PX điện: sx được 15.500 Kwh, trong đó cung cấp cho PXSC 1.000kwh, PX SX chính 10.500kwh, BPBH 1.500kwh, bộ phận QLDN 2.000kwh và tự dùng 500Kwh

- PX sữa chữa: thực hiện được 600h công sữa chữa, trong đó sữa chữa TSCĐ của

PX điện là 70h công, sữa chữa TSCĐ của PXSX chính là 450h, sữa chữa TSCĐ cho bên ngoài 50h và SC TSCĐ cho chính PXSXSC: 30h Còn một số công việc sửa chữa cuối tháng được ước tính theo giá trị vật liệu chính là 1.200.000đ

Biết: Chi phí SXDD đầu tháng của PXSC: 745.000đ

Yêu cầu: Xác định giá trị lao vụ cung cấp lẫn nhau theo 3 phương pháp đã học Tính toán và phân bổ Z thực tế của PXSC và PX điện cho các đối tượng sử dụng có liên quan

Ghi chú: Trường hợp xác định giá thành dịch vụ cung cấp lẫn nhau theo Z kế hoạch thì Z kế hoạch 1Kwh điện là 1.000đ và ZKH 1h công SC là 16.000đ

Bài 2.2: chuyển sang hết sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến) Trong tháng 5/N có tài liệu sau: (Đơn vị tính: đồng)

1 Đầu tháng không có sản phẩm dở dang

2 Chi phí sản xuất trong tháng như sau:

Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 374.000.000 -

Chi phí nhân công trực tiếp 90.000.000 60.000.000

Chi phí sản xuất chung 105.000.000 72.000.000

Kết quả sản xuất trong tháng:

Giai đoạn 1: Sản xuất hoàn thành 800 nửa thành phẩm chuyển hết sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến còn lại 200 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 40%

Giai đoạn 2: Nhận 800 nửa thành phẩm của giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến và sản xuất hoàn thành 750 sản phẩm còn lại 50 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 60%

Yêu cầu : Tính giá thành sản phẩm B (có lập bảng) hoàn thành trong tháng theo phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí từng khoản mục?

Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục Trích một số tài liệu trong tháng 5/N như sau: (Đơn vị tính: đồng)

1 Đầu tháng không có sản phẩm dở dang

2 Chi phí sản xuất trong tháng như sau:

Khoản mục chi phí Phân xưởng 1 Phân xưởng 2

Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 374.000.000 -

Chi phí nhân công trực tiếp 90.000.000 60.000.000

Chi phí sản xuất chung 105.000.000 72.000.000

- Kết quả sản xuất trong tháng:

+ Phân xưởng 1: Sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 60%

+ Phân xưởng 2 nhận 1.200 nửa thành phẩm của phân xưởng 1 tiếp tục chế biến và hoàn thành 400 thành phẩm nhập kho, còn lại 200 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50%

Yêu cầu : Tính giá thành thành phẩm A (có lập bảng) theo phương pháp kết chuyển chi phí song song?

Một doanh nghiệp công nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất phụ: Phân xưởng sửa chữa và phân xưởng điện Trích tài liệu tháng 1/N như sau: (Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Phân xưởng sửa chữa Phân xưởng điện

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 10.000.000

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 127.200.000 60.000.000 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 8.400.000

- Kết quả sản xuất trong tháng

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V – P)

Một số vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp

* Các ký hiệu sử dụng trong chương

BP: Tổng biến phí ĐP: Tổng định phí

LB: Tổng lãi trên biến phí

SL: Sản lượng g: Giá bán bp: Biến phí đơn vị lb: Lãi trên biến phí đơn vị

* Với phương trình kinh tế cơ bản

LN = DT – CP (Trong đó: DT = SL x g ; CP = ĐP+ BP)

Nghiên cứu MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, CPCĐ và CPBĐ và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Để thực hiện điều này người ta sử dụng phương pháp hạch toán định phí biên (phương pháp số dư đảm phí)

Nội dung phương pháp hạch toán định phí biên:

- Toàn bộ chi phí của DN chỉ được chia làm 2 loại là ĐP và BP, trong đó:

+Tổng định phí luôn luôn không đổi ở các mức sản lượng khác nhau Ta không tính toán phân bổ chúng cho mỗi đơn vị SP mà luôn ứng xử nó là tổng số, là chi phí thời kỳ (ĐP phát sinh kỳ nào thì phải bù đắp trong kỳ đó)

+Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính cho đơn vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng Ta sử dụng biến phí cho 1 đvsp để xem xét ở mọi mức sản lượng Ý nghĩa của việc nghiên cứu MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận: có ý nghĩa trong việc ra các quyết định khai thác khả năng tiềm tàng của DN (lựa chọn về giá bán, chi phí, sản lượng ) nhằm tối đa hoá lợi nhuận

Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – giá cả và lợi nhuận được thể hiện trong phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận:

(Trong đó: DT = SL x g ; CP = ĐP+ BP)

3.1.1 Lãi trên biến phí: (LB)

- Lãi trên biến phí là phần chênh lệch giữa giá bán (doanh thu) với phần biến phí của nó

Lãi trên biến phí được xác định cho:

+ Mỗi đơn vị sản phẩm

+ Cho các mặt hàng tiêu thụ

- Lãi trên biến phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán đơn vị và biến phí đơn vị lb = g- bp (4.1)

Với giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng ➔ lb không đổi ở mọi mức sản lượng

➔ lb đã tóm tắt vào một con số toàn bộ các chi phí và doanh thu mà giá trị đơn vị của chúng không đổi với mọi mức sản lượng ➔ lb giúp ta lượng hoá một cách đúng đắn

- Tổng lãi trên biến phí:

+ Trường hợp DN SXKD một loại sản phẩm thì: LB = SL x lb (4.2)

+ Trường hợp DN SXKD nhiều loại sản phẩm thì: LB = DT – BP (4.3)

- Thay công thức tính LB vào công thức xác định LN

+ LB có nghĩa vụ bù đắp ĐP và có LN

+ Muốn LN tối đa thì LB cao nhất

Công ty ABC năm N sản xuất và tiêu thụ 1000 sản phẩm X có số liệu về doanh thu và chi phí như sau:

Chỉ tiêu Tổng số (1.000đ) Tính cho 1 sp

Như vậy lb = 300 – 165 = 135 và LB = 300.000 – 165.000 = 135.000

3.1.2 Tỷ suất lãi trên biến phí:

Chúng ta thấy rằng “lãi trên biến phí đơn vị” (số tuyệt đối) là thuật ngữ rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp khi ta chỉ xem xét riêng lẻ cho từng mặt hàng Nhưng khi xem xét tổng hợp cho nhiều mặt hàng khác nhau thì ta cần phải có một thuật ngữ khác có khả năng tổng hợp hơn Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà kế toán đã phát triển và sử dụng khái niệm “ tỷ suất lãi trên biến phí”

- Tỷ suất lãi trên biến phí là tỷ lệ % giữa lãi trên biến phí và giá bán

+ Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính cho một mặt hàng:

+ Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính bình quân cho các mặt hàng:

LB% Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng x 100% (4.7) Tổng doanh thu các mặt hàng

Từ công thức 4.6 và 4.7, ta có LB = LB% x DT (4.8)

Thay vào công thức 4.4, ta có LN = LB% x DT – ĐP (4.9)

Vậy, sử dụng công thức tỷ suất lãi trên biến phí sẽ giúp những nhà quản trị:

+ Nghiên cứu được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng

+ Xác định được chính xác lãi trên biến phí của bất kỳ số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối lượng tiêu thụ:

Ví dụ 2 : Ở ví dụ của công ty ABC, tỷ suất lãi trên biến phí của đơn vị sản phẩm A là (135/ 300) x 100% = 45% Tỷ suất này cũng là tỷ suất chung cho mặt hàng A vì (45.000 : 100.000) x 100% = 45%

Công ty X sản xuất và kinh doanh 3 loại mặt hàng khác nhau là A, B, C Từ tình hình về doanh thu, chi phí của công ty như sau:

Chỉ tiêu Mặt hàng Tổng số

Tỷ suất lãi trên biến phí bình quân của 3 mặt hàng = (380.000/ 1.000.000)x 100% = 38%

Thay vào công thức 4.4, ta có: LN = LB% x DT – ĐP (4.9)

Vậy, sử dụng công thức tỷ suất lãi trên biến phí sẽ giúp những nhà quản trị:

+ Nghiên cứu được mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng

+ Xác định được chính xác lãi trên biến phí của bất kỳ số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối lượng tiêu thụ

Kết cấu chi phí là mối quan hệ về tỷ trọng của ĐP và BP trong tổng chi phí

Ví dụ 4 : Hai doanh nghiệp X và Y có tài liệu sau:

Tỷ trọng định phí và biến phí trong tổng chi phí ở hai DN

Trong điều kiện cả hai DN có doanh thu tăng 20%, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào ?

DN X : Doanh thu tăng 20% làm lãi trên biến phí tăng :

300.000.000 x 20% x 40% = 24.000.000 (đồng) Định phí không thay đổi, vậy làm lợi nhuận tăng 24.000.000 (đồng) hay (24.000.000 : 30.000.000) x 100% = 80%

DN Y : Doanh thu tăng 20% làm lãi trên biến phí tăng :

300.000.000 x 20% x 70% = 42.000.000 (đồng) Định phí không thay đổi, vậy làm lợi nhuận tăng 42.000.000 (đồng) hay (42.000.000 : 30.000.000) x 100% = 140%

Vậy cùng một mức tăng doanh thu, DN nào có kết cấu chi phí với phần định phí nhiều hơn thì có nhiều cơ hội tăng lợi nhuận hơn và ngược lại cùng một mức giảm doanh thu thì doanh nghiệp nào có kết cấu phần định phí cao hơn thì lợi nhuận sẽ giảm đi nhiều hơn

Qua ví dụ trên ta thấy : DN nào có kết cấu phần định phí cao hơn sẽ có cơ hội lớn hơn để tăng lợi nhuận và có nhiều lợi thế trong cạnh tranh Ngược lại, DN nào có kết cấu chi phí phần định phí thấp, trong điều kiện kinh doanh khó khăn sẽ linh hoạt hơn vì họ dễ dàng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh

Phân tích hòa vốn là khởi điểm của phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận Điểm hòa vốn là điểm về sản lượng tiêu thụ (hoặc doanh số) mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là doanh nghiệp không có lỗ và lãi Tại điểm hòa vốn, doanh thu bù đắp chi phí biến đổi và chi phí cố định Doanh nghiệp sẽ có lãi khi doanh thu trên mức doanh thu tại điểm hòa vốn và ngược lại sẽ chịu lỗ khi doanh thu ở dưới mức doanh thu hòa vốn

3.1.4.2 Công thức xác định: a Sản lượng hòa vốn (SLh):

Tại điểm hoà vốn thì LB = ĐP hay SLh x (g –bp) = ĐP ĐP

Sản lượng hòa vốn (SLh) = - (4.12)

+ SLh càng thấp so với SL thì LN càng lớn

+ Để SLh giảm thì phải giảm ĐP hoặc tăng lãi trên biến phí (tăng giá bán và giảm BP)

Với số liệu của ví dụ 1 tổng định phí 81.000 (nđ); đơn giá 300 (nđ), biến phí đơn vị là 165 (nđ) và lãi trên biến phí là 135 (nđ) Vậy sản lượng hoà vốn là: 81.000

Công ty ABC sẽ đạt được hòa vốn ở mức sản xuất và tiêu thụ 600 sản phẩm Nếu tiêu thụ được trên mức này thì công ty sẽ có lãi, còn nếu dưới mức này công ty sẽ bị lỗ b Doanh thu hòa vốn (DTh):

Từ công thức (4.11), ta có:

DTh = SLh x g (4.13) ĐP (tổng định phí)

LB% (tỷ suất lãi trên biến phí)

+ DN SXKD một mặt hàng sử dụng công thức 4.13

+ DN SXKD nhiều mặt hàng sử dụng công thức 4.14

Ví dụ 6: Vậy với công ty ABC, doanh thu hòa vốn sẽ là:

Như vậy, công ty ABC hòa vốn ở mức doanh 180.000.000 (đồng).Trên mức này công ty sẽ có lãi, ngược lại dưới mức này sẽ bị lỗ

* Các bước xác định DT và SL hoà vốn TH DN SXKD nhiều mặt hàng

Bước 1 :Xác định tỷ lệ kết cấu các mặt hàng tiêu thụ

Bước 2 :Xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân các mặt hàng

Bước 3 :Xác định DT hoà vốn chung

Bước 4: Xác định DT hoà vốn và SL hoà vốn của từng mặt hàng

DT hoà vốn của từng mặt hàng ( DThi) =DT hoà vốn chung (DTh) x Tỷ lệ kết cấu tiêu thụ của từng mặt hàng (Ti) ĐP (tổng định phí) Dth = -

LB%(tỷ suất lãi trên biến phí)

Với số liệu ở ví dụ 3 về công ty X sản xuất và kinh doanh 3 mặt hàng khác nhau là

Các bước xác định doanh thu và sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng là:

Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ

Bước 2: Xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân của các mặt hàng

Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung Đp

DTh= Bước 4: Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng:

Mặt hàng Doanh thu hòa vốn Giá bán Sản lượng hòa vốn

Như vậy để đạt được hòa vốn, công ty ABC phải thực hiện một khối lượng doanh thu là 600 triệu đồng sản phẩm Về hiện vật, công ty phải tiêu thụ được 600 sản phẩm A; 1.200 sản phẩm B và 3.000 sản phẩm C c Công suất hòa vốn (h%)

Sản lượng hòa vốn (SLh)

Công suất hòa vốn = - x 100% (h%) Sản lượng có thể khai thác theo thiết kế (SLk)

Vẫn sử dụng số liệu của công ty ABC định phí hàng năm là 81.000 (nđ), giá bán đơn vị sản phẩm là 300 (nđ), biến phí đơn vị là 165 (nđ) Sản lượng có thể sản xuất theo công suất thiết kế hàng năm (SLk) là 1.250 sản phẩm Vậy công suất hòa vốn của công ty là:

Kết quả này cho thấy rằng công ty chỉ cần huy động tới 48% công suất thiết kế là đã đạt điểm hòa vốn Nếu công suất khai thác đạt mức trên 48% thì doanh nghiệp có lãi và khả năng khai thác công suất để đem lại lợi nhuận là rất nhiều (100% - 48% = 52%) d Thời gian hòa vốn (Tgh):

(tgh) (tháng) SL/12 SL (g – bp)

Xác định thời gian hoà vốn giúp nhà quản trị chủ động trong việc khai thác và sử dụng thời gian lao động, thời gian máy chạy

Với số liệu công ty ABC, sản lượng thực hiện trong năm là 1.000 sản phẩm, giá bán 200 (nđ), biến phí 165 (nđ/sp) và định phí 81.000 (nđ), vậy:

Hoặc theo công thức: Đp x 12

3.2 Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào quá trình ra quyết định

Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định

3.3.1 Dự định số lãi đạt được

Trong trường hợp này nhà quản trị DN cần phải tính toán xác định được số lượng sản phẩm và doanh thu cần thực hiện để có một số lãi nhất định đã dự kiến có tính đến những thay đổi của định phí

Xuất phát từ công thức LN = LB – ĐP ➔ LN = SL.lb – ĐP

Ví dụ 1 : Giả sử mục tiêu của công ty trong thời kỳ lợi nhuận tăng 25% và để thực hiện được mục tiêu này công ty có kế hoạch tăng cường chi phí quảng 13.500 (nđ) Vậy sản lượng tiêu thụ cần phải đạt được bao nhiêu để đáp ứng mục tiêu này? Trong trường hợp đó sản lượng hòa vốn là bao nhiêu và tỷ lệ an toàn như thế nào?

Lợi nhuận mục tiêu trong kỳ tới tăng 25% hay đạt mức 54.000x125%g.500 (nđ) Định phí cần phải bù đắp là 81.000 + 13.500 = 94.500 (nđ)

Vậy sản lượng để đạt được mục tiêu này là:

94 = (Sản phẩm) lệ an toàn = 100% 41,66%

Vậy trong trường hợp này sản lượng cần tăng 20% và tỷ lệ an toàn về sản lượng (doanh thu) của công ty tăng 41,66% - 40% = 1.66% so với tình hình hiện tại

3.3.2 Quyết định khung giá bán sản phẩm

Kinh doanh trong điều kiện sức mua của thị trường thấp (thu nhập của dân cư không cao) thì một trong những biện pháp để thúc đẩy việc bán ra là cạnh tranh qua giá Vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị có được quyết định là có nên hạ giá bán hay không và hạ bao nhiêu với từng mức sản lượng cụ thể ĐP gh = - + bp

SL Ở mỗi mức sản lượng DN có thể giảm giá đến giá bán hoà vốn mà vẫn không bị lỗ Điều này giúp cho nhà quản trị DN xác định khung giá bán tương ứng với các các mức sản lượng từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh giá một cách phù hợp, kịp thời để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận

Ví dụ 2 : Khung giá bán của công ty ABC được xây dựng cho các mức độ sản lượng khác nhau như sau:

Sản lượng Tổng định phí Định phí 1 sp Biến phí 1 sp

Với định phí không đổi bán hòa vốn càng giảm khi sản lượng tiêu thụ càng tăng ở mức 600 sản phẩm, công ty ABC phải bán với giá 300 (nđ/sp) mới hòa vốn, nhưng ở mức tiêu thụ 1.200 sản phẩm giá bán chỉ cần 232,5 (nđ) đã hòa vốn Hiện công ty đang tiêu thụ một khối lượng 1.000 sản phẩm, ở mức tiêu thụ này giá bán hòa vốn chỉ là 246 (nđ), nhưng công ty đang bán với giá 300 (nđ/sp) Với mức giá bán này khi tiêu thụ hết 1.000 sản phẩm thì công ty có số lãi 54 (nđ/sp) Đây chính là mức an toàn về giá của công ty ở mức sản lượng đạt 1.000 sản phẩm Tại mức này, trong điều kiện cạnh tranh về giá, công ty có thể giảm giá 54 (nđ) (54:300) x 100% = 18% mức giá hiện tại khi lâm vào tình trạng thua lỗ

3.3.3 Quyết định tiếp nhận hay từ chối đơn hàng

Trong hoạt kinh doanh, đôi khi các DN gặp phải tình huống là ngoài việc sản xuất và tiêu thụ bình thường, DN còn có thêm những đơn đặt hàng mới có giá bán thấp hơn mức giá hiện tại thậm chí còn thấp hơn gia bán hoà vốn (giá thành toàn bộ) Lúc này vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ cho phép DN xác định được số chi phí cần phải bù từ đơn đặt hàng này cộng với các thông tin định tính khác để ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng

Với số liệu của công ty ABC, ngoài những sản phẩm tiêu thụ bình thường nói trên, công ty nhận được một đơn đặt hang đặt mua 200 sản phẩm với giá 225 (nđ/sp) Vậy công ty có chấp nhận đơn đặt hàng này hay không? Có ý kiến cho rằng giá thành đơn vị sản phẩm là 246 (nđ/sp), trong khi đó giá bán chỉ là 225 (nđ/sp), lỗ mỗi đơn vị là 21(nđ) Nếu thực hiện hợp đồng này thì có số lỗ là 200 x21 = 4200 (nđ) và lợi nhuận của công ty chỉ còn 54.000 – 4.200 = 49.800 (nđ) Do vậy không nên chấp nhận đơn đặt hàng này Vậy, quyết định thế nào trong tình huống này?

Vận dung lý thuyết điểm hòa vốn ta thấy rằng với mức tiêu thụ bình thường là 1.000 sản phẩm, công ty đã đạt điểm hòa vốn là 600 sản phẩm và có lãi tức là toàn bộ định phí đã được bù đắp đầy đủ Đơn đặt hàng mới không làm phát sinh định phí tăng thêm, dẫn tới doanh thu của đơn đặt hàng này chỉ có nghĩa vụ bù đắp phần biến phí Vậy nếu chấp nhận nó sẽ đem lại khoản lợi nhuận là:

Vậy LN của công ty = 54.000.000 + 12.000.000 = 66.000.000 đồng

Vậy về mặt định lượng có thể chấp nhận đơn đặt hàng này Tuy nhiên cần phải xem xét thêm các yếu tố định tính xung quanh đơn đặt hàng này như khu vực thị trường, phản ứng của khách hàng quen thuộc để ra quyết định cuối cùng

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 3

Bài 3.1: Công ty X sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước uống theo bản quyền của

Công ty Năm N công ty tiêu thụ được 400.000 chai, báo cáo kinh doanh của công ty như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

- CPSXC (trong đó 50% là chi phí cố định)

Chi phí quản lý doanh nghiệp (trong đó 120.000 là tiền thuê bản quyền)

1 Xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn của Công ty

2 Nếu người sở hữu bản quyền đồng ý toàn bộ số tiền thuê bản quyền đều chuyển thành chi phí biến đổi 15% doanh thu để đạt được lợi nhuận như năm N, năm N+1 công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?

3 Lập báo cáo dạng lãi trên biến phí cho năm N theo tình huống

4 (Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí)

- CP nguyên vật liệu trực tiếp

- CP nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bài 3.2: Công ty Minh Tân năm N sản xuất và tiêu thụ 1000sản phẩm X có tài liệu về doanh thu và chi phí như sau: (Đơn vị tính: đồng VN)

1 Tính tổng lãi trên biến phí, lãi trên biến phí đơn vị và tỷ suất lãi trên biến phí

2 Xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn của Công ty ABC?

Công ty M sản xuất và kinh doanh 2 loại mặt hàng khác nhau là X, Y Tình hình doanh thu và chi phí của công ty như sau: (đơn vị tính: đồng VN)

Lãi trên biến phí 290.000 190.000 480.000 Định phí 210.000

Xác đinh doanh thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng?

Công ty Long Hải sản xuất và kinh doanh 3 loại mặt hàng khác nhau là M, N và P Tình hình doanh thu và chi phí của công ty như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng VN)

Lãi trên biến phí ??? ??? ??? ??? Định phí 240.000

1 Hãy điền số vào dấu ??? trong bảng trên

2 Xác đinh doanh thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng?

Bài 3.5: Công ty Minh Hà sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm X Giá bán 50.000đ/

1sp, biến phí đơn vị 20.000đ, định phí trong kỳ 120.000.000 đồng (ĐVT: VNĐ)

1 Xác định lãi trên biến phí đơn vị?

2 Xác định tỷ suất lãi trên biến phí?

3 Công ty phải đạt mức doanh thu là bao nhiêu để đạt tỷ suất lợi nhuận 30% trên doanh thu?

Bài 3.6: Công ty X sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B: (đơn vị tiền: 1.000đ)

Chỉ tiêu SPA SPB Tổng số

Lãi trên biến phí ??? ??? ??? Định phí 500.000

Bài 3.7: Công ty Sơn Hà sản xuất và kinh doanh 1 loại sản phẩm A, năm vừa qua sản lượng sản phẩm tiêu thụ là 1000 sản phẩm, các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả lợi nhuận được tóm tắt như sau:

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 sp

Tỷ suất lãi trên biến phí

1 Có phương án đề xuất công ty nên tăng cường chi phí quảng cáo để tăng doanh thu, số tiền chi cho quảng cáo dự kiến tăng thêm 7.000.000 và kỳ vọng doanh thu sẽ tăng 15% Vậy đánh giá về phương án này như thế nào?

2 Công ty Sơn Hà muốn thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách giảm giá bán đồng thời tăng cường quảng cáo Giá bán mỗi đơn vị dự kiến giảm 3.000đ, cùng với nó quảng cáo dự kiến tăng 1.800.000, hy vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 15% Lợi nhuận của phương án này sẽ như thế nào?

XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Phương pháp xác định giá bán sản phẩm thông thường

Trong quá trình định giá bán sản phẩm, điều quan trọng mà các nhà quản trị doanh nghiệp mong muốn trước hết là giá bán đủ để bù đắp chi phí và đạt được mức lợi nhuận mong muốn Với quan điểm chung trên, các doanh nghiệp thường xác định giá bán của sản phẩm theo phương pháp thông thường Phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường được xác định bao gồm phần chi phí gốc (chi phí sơ sở) và phần tiền cộng thêm vào chi phí gốc

Chi phí gốc là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm

Tùy thuộc vào từng yêu cầu của doanh nghiệp mà chi phí gốc có thể được xác định là:

- Chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm: Là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Toàn bộ biến phí về sản xuất, biến phí về tiêu thụ và quản lý: là biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

Với cách xác định như trên, giá bán sản phẩm được xác định như sau:

Giá bán sản phẩm = Chi phí gốc + phần tiền cộng thêm

Phần tiền cộng thêm thường được tính theo tỷ lệ cộng thêm để cùng với chi phí gốc bù đắp được chi phí bỏ ra và mức hoàn vốn mong muốn

Mức hoàn vốn mong muốn + CPBH và CPQLDN theo KH

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm Chi phí gốc theo KH + Phần tiền cộng thêm được xác định như sau:

Phần tiền cộng thêm = Tỷ lệ phần tiền cộng thêm x Chi phí thực tế phát sinh + Mức hoàn vốn mong muốn tính như sau:

Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn x Vốn hoạt động bình quân

Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn Vốn đầu tư

Do phần chi phí gốc làm cơ sở để định giá bán có giới hạn phạm vi chi phí là giá thành sản xuất sản phẩm hoặc biến phí sản xuất, biến phí tiêu thụ và quản lý nên có

2 phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường là:

- Định giá bán sản phẩm dựa vào toàn bộ chi phí sản xuất (giá thành sản xuất sản phẩm)

- Định giá bán sản phẩm dựa vào biến phí trong giá thành toàn bộ

4.1.1 Xác định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất

Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ đã hoàn thành, bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào tài liệu do bộ phận kế toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm cũng như kết quả đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ta sẽ tính được giá thành sản xuất sản phẩm riêng theo từng khoản mục trên Giá thành sản xuất được sử dụng làm chi phí gốc của sản phẩm Căn cứ vào chính sách định giá sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định tỷ lệ phần trăm chi phí cộng thêm vào chi phí gốc để xác định giá bán sản phẩm, sao cho bù đắp được phần chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và đạt được mức lãi mong muốn

Trong các chương trước đây, giá thành sản phẩm có thể là giá thành sản xuất toàn bộ hoặc giá thành toàn bộ theo biến phí của sản phẩm tiêu thụ Tuỳ theo giá thành gốc là Zsx toàn bộ hoặc Z toàn bộ theo biến phí mà cách định giá bán sản phẩm không giống nhau

Giá bán = Giá thành sản xuất toàn bộ (Zsxtb) + Phần cộng thêm

Tỷ lệ phần cộng thêm =

Chi phí bán hàng, chi phí QLDN

+ Mức lợi nhuận mong muốn x 100% Giá thành sản xuất toàn bộ (Zsxtb)

Mức lợi nhuận mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn x Vốn đầu tư bình quân

Ví dụ 1: Việc định giá bán sản phẩm dựa vào giá thành sản xuất được minh hoạ bằng ví dụ sau:

Tại một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, trong năm N có các tài liệu sau (đơn vị tính 1.000đ)

1 Số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 800.000

2 Dự kiến mỗi năm sản xuất, tiêu thụ : 780 sản phẩm A

3 Dự toán chi phí sản xuất và tiêu thụ: 408.000, trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 150.000

- Chi phí nhân công trực tiếp : 75.000

- Chi phí sản xuất chung : 80.000

4 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 10%

II- Tài liệu thực tế về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A

1 Tổng giá thành sản xuất của 800 sản phẩm A gồm các khoản mục như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu liệu trực tiếp : 160.000

- Chi phí nhân công trực tiếp : 80.000

- Chi phí sản xuất chung : 88.000

+ Biến phí sản xuất chung là : 22.000

+ Định phí sản xuất chung là : 66.000

2 Tổng chi phí bán hàng là : 24.000

Biến phí bán hàng là : 16.000 Định phí bán hàng là : 8.000

Biến phí QLDN : 28.800 Định phí QLDN : 67.200

Việc định giá bán sản phẩm dựa vào giá thành sản xuất sẽ tiến hành theo trình tự sau:

(1) Trước hết, xác định tỷ lệ phần trăm chi phí cộng thêm vào chi phí gốc (căn cứ vào tài liệu kế hoạch, dự kiến)

(2) Xác định chi phí sản xuất gốc (căn cứ tài liệu thực tế)

Khoản mục Tổng giá thành Giá thành đơn vị

Trong đó : Biến phí 22.000 27,5 Định phí 66.000 82,5 Cộng 328.000 410

(3) Xác định phần chi phí cộng thêm:

Tổng chi phí cộng thêm = 60% x 328.000 = 196.800

Và tính cho mỗi đơn vị sản phẩm là 246

(4) Định giá bán sản phẩm:

Giá bán đơn vị là : 410 + 246 = 656

Với việc định giá sản phẩm như trên, nếu doanh nghiệp tiêu thụ hết 800 sản phẩm A thì kết quả tiêu thụ như sau:

Kết quả tiêu thụ là lãi : 76.800

Như vậy, phần chi phí cộng thêm tính là 196.800 đã đủ để bù đắp phần chi phí bán hàng và chi phí QLDN đồng thời doanh nghiệp còn đạt số lãi là 76.800

Với kết quả lãi 76.800 thì tỷ lệ hoàn vốn đầu tư doanh nghiệp thực hiện được là : 76.800/ 800.000 = 9,6%

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thực tế là 9,6% xấp xỉ với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là

4.1.2 Xác định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

- Theo phương pháp này, giá thành gốc được xác định là giá thành sản xuất toàn bộ theo biến phí Định phí của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không gộp trong giá thành gốc, những chi phí này được bù đắp trong phần cộng thêm Do đó, phần cộng thêm phải đủ lớn để bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ngoài ra còn phải thỏa mãn mức lợi nhuận mong muốn Lợi nhuận mong muốn thường được xác định căn cứ vào mức hoàn vốn mong muốn

Giá bán = Biến phí trong Zsxtb sản phẩm tiêu thụ + Phần cộng thêm (1)

Phần cộng thêm = Biến phí trong Zsxtb sản phẩm tiêu thụ x Tỷ lệ cộng thêm (2)

Tỷ lệ phần cộng thêm

= Định phí SXC, định phí bán hàng, định phí QLDN

+ Mức lợi nhuận mong muốn x 100% Biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

Mức lợi nhuận mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn x Vốn đầu tư bình quân

Ví dụ 2 : Vẫn với ví dụ 1 đã nêu ở trên nhưng tỷ lệ phần chi phí cộng thêm là 90% ta sẽ định giá bán sản phẩm như sau:

(1) Xác định biến phí (chi phí thay đổi) trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ:

Biến phí Toàn bộ sản phẩm Đơn vị sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp 80.000 100

Biến phí chi phí sản xuất chung

Biến phí chi phí bán hàng 16.000 20

Biến phí chi phí QLDN 28.800 36

(2) Tính phần chi phí cộng thêm cho toàn bộ sản phẩm là:

Và tương ứng cho mỗi đơn vị sản phẩm là 345,15

Giá bán của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là :

Tương ứng cho một đơn vị sản phẩm là :

Với cách định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, thì kết quả tiêu thụ là :

Tổng doanh thu (tổng giá bán) : 582.920

Trừ giá thành toàn bộ:

Trong đó phần biến phí : 306.800 Định phí chi phí sản xuất chung: 66.000 Định phí chi phí bán hàng : 8.000 Định phí chi phí QLDN : 67.200

Kết quả tiêu thụ là lãi : 134.920

Như vậy, toàn bộ chi phí cộng thêm theo phương pháp này ta tính được là 276.120 đã đủ bù đắp phần định phí chi phí sản xuất chung, định phí chi phí bán hàng, định phí QLDN và đảm bảo số lãi là 134.920

Qua kết quả định giá sản phẩm thông thường theo 2 cách nêu trên ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm có sự chênh lệch khá lớn, bởi giới hạn, phạm vi chi phí tính vào chi phí gốc làm cơ sở cho việc định giá và tỷ lệ phần trăm phần chi phí cộng thêm, cũng như tính sát thực của việc lập kế hoạch dự toán chi phí

Công ty A thực hiện định giá bán sản phẩm thông thường B, phòng kế toán của công ty A có những số liệu sau đây liên quan đến giá thành và vốn đầu tư kinh doanh sản phẩm B như sau (ĐVT: 1.000đ):

Chỉ tiêu Tính theo đơn vị Tổng số

Số lượng sản phẩm SX và tiêu thụ trong năm 10.000

Biến phí CPSXC 3 Định phí CPSXC (với mức SX 10.000 SP) 7 70.000

Biến phí CPBH và CPQLDN 2 Định phí CPBH và CPQLDN (với mức SX

Vốn đầu tư sản xuất sản phẩm B 140.000

Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn 5%

1 Định giá bán sản phẩm B căn cứ vào Zsx (toàn bộ chi phí sx)

2 Định giá bán sản phẩm B căn cứ vào Ztb theo biến phí của sản phẩm tiêu thụ

Giải: a Định giá bán sản phẩm căn cứ vào Zsx ( toàn bộ chi phí sản xuất)

- Zsxtb được xác định như sau:

- Xác định giá bán sản phẩm

Giá bán sản phẩm 30 b Định giá bán sản phẩm căn cứ vào Ztb theo biến phí

- Xác định Ztb theo biến phí

Biến phí chi phí SXC 3 Biến phí CPBH & CPQLDN 2 Ztb theo biến phí đơn vị 15

- Xác định tỷ lệ cộng thêm

- Xác định giá bán sản phẩm

Biến phí chi phí SXC 3 Biến phí CPBH & CPQLDN 2 Ztb theo biến phí đơn vị 15 Phần cộng thêm (1) 15

Phương pháp xác định giá bán sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp dịch vụ để xác định giá bán dịch vụ (dịch vụ sửa chữa, tư vấn pháp lý, sản xuất theo đơn đặt hàng, khối

Giá bán dịch vụ gồm 2 bộ phận:

- Định giá chi phí nguyên vật liệu

- Định giá chi phí nhân công

Nội dung, trình tự tính toán từng khoản như sau:

* Định giá chi phí nguyên vật liệu trong giá bán Để xác định mức giá nguyên vật liệu trong giá bán người ta căn cứ vào 3 yếu tố sau:

- Giá nguyên vật liệu ghi trên hoá đơn

- Phụ phí nguyên vật liệu tính thêm vào giá nguyên vật liệu trên hoá đơn

Phần phụ phí nguyên vật liệu được tính bằng cách lấy giá ghi trên hoá đơn nhân với tỷ lệ hợp lý, đó là một tỷ lệ đảm bảo đủ chi phí bù đắp các khoản chi phí về giấy tờ, văn phòng phẩm, chi phí phục vụ, chi phí lưu kho, lưu bãi và mức lợi nhuận tính cho chi phí nguyên vật liệu đó

Tỷ lệ phụ phí nguyên vật liệu = Tỷ lệ bù đắp chi phí khác +Tỷ lệ lợi nhuận tính cho nguyên vật liệu

Vậy, giá trị nguyên vật liệu tính trong giá bán là:

Giá nguyên vật liệu ( Giá nguyên vật liệu Tỷ lệ cộng thêm theo hoá đơn + theo hoá đơn x nguyên vật liệu )

* Định giá chi phí nhân công trong giá bán

Về nguyên tắc chi phí nhân công trong giá bán cũng được xác định tương tự như đối với nguyên vật liệu, bao gồm:

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Phần phụ phí bù đắp chi phí khác

- Phần tính theo lợi nhuận mong muốn về chi phí nhân công

Phần chi phí nhân công trong số sản phẩm dịch vụ bán được căn cứ vào số giờ công tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ và đơn giá chi phí nhân công trong giá bán

Sau đó xác định giá bán sản phẩm dịch vụ:

Giá bán sản Giá chi phí phẩm dịch vụ = nguyên vật liệu + Giá chi phí nhân công

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4

Trích tài liệu tại công ty TNHH ABC có đơn đặt hàng trong tháng 1/N sản xuất và tiêu thụ 1.000 sản phẩm A có tài liệu như sau: (Đơn vị tính: đồng)

1 Dự toán chi phí sản xuất của 1 đơn vị sản phẩm là 180.000.000

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 100.000.000;

- Chi phí nhân công trực tiếp: 30.000.000;

- Chi phí sản xuất chung: 50.000.000 (Trong đó: Định phí: 20.000.000; biến phí: 30.000.000,)

2 Chi phí bán hàng: 25.000.000 (Trong đó: Định phí: 14.000.000, biến phí: 11.000.000)

3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 30.000.000 (Trong đó: Định phí: 10.000.000, biến phí: 20.000.000)

4 Vốn đầu tư bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm: 800.000.000

5 Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn là 10%

Yêu cầu : Xác định giá bán sản phẩm A theo giá thành sản xuất?

Cũng với số liệu của bài 4.1 Hãy xác định giá bán sản phẩm A theo biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ?

Trích tài liệu tại công ty TNHH ABC có đơn đặt hàng trong tháng 8/N sản xuất và tiêu thụ 500 sản phẩm B có tài liệu như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1 Dự toán chi phí sản xuất của 1 đơn vị sản phẩm là 180.000

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 90.000

- Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000

- Chi phí sản xuất chung: 40.000

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN