1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình thực tập kế toán doanh nghiệp ảo ngành kế toán cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

75 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo
Tác giả Dương Thị Kim Tuyến
Trường học Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: THU THẬP, LẬP, LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (6)
    • 1. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền mặt (6)
    • 2. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền gửi ngân hàng (8)
    • 3. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tạm ứng (10)
    • 4. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ vật tư (12)
    • 5. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương (14)
    • 6. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tài sản cố định (16)
    • 7. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ bán hàng (18)
    • 8. Lập phiếu kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành (20)
    • 9. Thu thập, lập và lưu chứng từ kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh (21)
  • BÀI 2: GHI SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT (22)
    • 1. Ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt (22)
    • 2. Ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (23)
    • 3. Ghi sổ chi tiết tạm ứng (24)
    • 4. Ghi sổ chi tiết vật tư (25)
    • 5. Ghi sổ chi tiết tài sản cố định (26)
    • 6. Ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán (26)
    • 7. Ghi sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng (27)
    • 8. Ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (28)
    • 9. Ghi sổ chi tiết bán hàng (29)
    • 10. Lập bảng tổng hợp chi tiết (30)
  • BÀI 3: GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP (32)
    • 1. Ghi sổ kế toán Nhật ký chung (32)
    • 2. Ghi sổ cái các tài khoản (33)
  • BÀI 4: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH (35)
    • 1. Lập Bảng đối chiếu số phát sinh (35)
    • 2. Lập Bảng cân đối kế toán (35)
    • 3. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (52)
    • 4. Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (58)
    • 5. Lập Thuyết minh báo cáo tài chính (66)
  • BÀI 5: KÊ KHAI THUẾ TRÊN PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ (68)
    • 1. Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (68)
    • 2. Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (70)
    • 3. Lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (73)

Nội dung

+ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; + Lập được các bảng tổng hợp Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư, thành phẩm, bảng tổng

THU THẬP, LẬP, LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền mặt

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Giấy thanh toán tạm ứng

- Bảng thanh toán tiền lương

- Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt…

1.2 Chứng từ lập: a) Phiếu thu Đơn vị: Mẫu số 01 – TT Địa chỉ: (Ban hành theo TT số: 200/2014/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Họ và tên người nộp tiền: Trần Văn Khải Địa chỉ: Công ty An Phát

Lý do nộp: Thu tiền nợ

Số tiền: 15.000.000 đồng(Viết bằng chữ): Mười lăm triệu đồng chẵn

Kèm theo: Chứng từ gốc:

(Ký, họ tên, đóng dấu)

8 Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười lăm triệu đồng chẵn

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):

- Mục đích : Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ, thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ” đính kèm với Phiếu thu

- Căn cứ lập phiếu thu : dựa vào hóa đơn bán hàng thông thường, dựa vào hóa đơn Gía trị gia tăng, giấy lĩnh tiền ở ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy biên nhận nợ, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng,…

- Nhiệm vụ lập phiếu thu: Do kế toán tiền mặt lập

Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị

Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu Số phiếu thu phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền

Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền

Dòng “Lý do nộp” ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, thu tiền tạm ứng còn thừa,

Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng

Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu

Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên

+ Liên 2: Thủ quỹ giữ lại để ghi sổ quỹ và để kế toán tiền mặt hạch toán

+ Liên 3: Giao cho người nộp tiền giữ b) Phiếu chi Đơn vị: Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày / /2014 của BTC)

Họ và tên người nhận tiền: Lê Hoàng Long Địa chỉ: Phó giám đốc công ty

Lý do chi: Tạm ứng công tác phí

Số tiền:10.000.000 đồng.(Viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn

Kèm theo Chứng từ gốc:

Giám đốc Kế toán trưởng

Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Mười triệu đồng chẵn

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

- Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán

- Căn cứ lập phiếu chi: Hóa đơn GTGT đầu vào, phiếu lĩnh lương, giấy đề nghị thanh toán, giấy xin tạm ứng,…

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị

Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán Từng

Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền

Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền

Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền

Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD

Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi

Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi

+ Liên 2: Thủ quỹ giữ lại sử dụng để ghi sổ quỹ và để kế toán tiền mặt hạch toán

+ Liên 3: Giao cho người nộp tiền giữ.

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền gửi ngân hàng

- Biên bản đối chiếu với ngân hàng…

NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM Chi nhánh: Thanh Xuân Địa chỉ: số 10 Nguyễn Trãi, Thanh

Số/Seri No: 220 Ngày/Date: 16/07/2016

Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng số 1

Mã số thuế: 0102620972 Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi NỢ tài khoản của khách hàng, với nội dung: Tài khoản ghi Nợ: 01.002.123456

Số tiền bằng số: 50.000.000 đồng Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn

Nội dung: Rút séc nhập quỹ

GIAO DỊCH VIÊN KIỂM SOÁT

NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM Chi nhánh: Thanh Xuân Địa chỉ: số 10 Nguyễn Trãi, Thanh

GIẤY BÁO CÓ Số/Seri No: 102

Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng số 1

Mã số thuế: 0102620972 Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi CÓ tài khoản của khách hàng, với nội dung: Tài khoản ghi Có: 01.002.123456

Số tiền bằng số: 303.764.427 Bằng chữ: Ba trăm linh ba triệu, bảy trăm sáu tư nghìn bốn trăm hai bảy đồng Nội dung: Công ty TNHH bất động sản và XD Việt Hà thanh toán tiền hạng mục lam chắn nắng nhà cầu CT3-CT4 (Hóa đơn GTGT 788, ngày 1/7/2016)

GIAO DỊCH VIÊN KIỂM SOÁT

NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM

Chi nhánh: TÂY HỒ Địa chỉ: 278 THỤY KHUÊ – HN MST: 0100150619-111 ỦY NHIỆM CHI

Số tiền bằng số / Amount in figures : 82.800.000 đ

Số tiền bằng chữ /Amount in words: Tám hai triệu tám trăm nghìn đồng./

Nội dung/Remarks: Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô Mazda- sedan ĐƠN VỊ / NGƯỜI YÊU CẦU: Công ty cổ phần xây dựng số 1

APPLICANT ĐƠN VỊ / NGƯỜI HƯỞNG: Kho bạc nhà nước Quận Thanh Xuân

Số CMT / ID/PP: Số CMT /

Ngày cấp / Date: Ngày cấp /

Số TK / A/C No: 01.002.123456 Số TK / A/C No

Tại NH / At Bank: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thanh

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân

UNC do doanh nghiệp lập, gửi đến ngân hàng, lập từ 2- 4 liên với đâỳ đủ nội dung và các yếu tố cần thiết Khi lập và nộp UNC vào ngân hàng, đơn vị trả tiền phải đảm bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả.

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tạm ứng

- Giấy đề nghị tạm ứng: Đơn vi:………

(Ban hànhtheo TT200/QĐ- BTC

Ngày 22/12/ 2014của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Số: Kính gửi : Ban giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng số 5

Tên tôi là: Nguyễn Đức Luân Địa chỉ: Phòng kỹ thuật Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 70.000.000 đồng (Viết bằng chữ) Bẩy mươi triệu đồng chẵn

Lý do tạmứng: Tạm ứng mua máy phát điện

Người đề nghị tạm ứng

- Giấy thanh toán tạm ứng

12 Đơn vị: Cty CP XD số 1

Bộ phận: Đội Xây dựng

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-

GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG

- Họ và tên người thanh toán:Trương Tuấn Ngọc

- Bộ phận (hoặc địa chỉ): Đội trưởng đội xây dựng

- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

1 Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết

2 Số tạm ứng kỳ này:

II Số tiền đã chi

1 Số tạm ứng chi không hết (I - II)

2 Chi quá số tạm ứng (II - I)

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) Kế toán thanh toán

(Ký, họ tên) Người đề nghị thanh toán

- Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán

- Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán đế ghi

Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng

Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng

Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II

- Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III

- Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III

Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ vật tư

- Phiếu đề nghị xuất vật tư

- Biên bản kiểm kê vật tư

Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán

Phương pháp và trách nhiệm ghi:

+ Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê

+ Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập

+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập)

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho

Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn, tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập

+ Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho

+ Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ

+ Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư do daonh nghiệp tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ

Mục đích : Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư

Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng

- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu)

- Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tùy theo quy định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3)

Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho

Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho

Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột

2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên)

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán

Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng

Căn cứ viết phiếu xuất kho: Căn cứ vào nhu cầu thị trường, căn cứ vào định mức sản xuất… Đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Địa chỉ: 160 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân

(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC

- Họ và tên người nhận hàng:

- Địa chỉ (bộ phận): xây dựng

- Lý do xuất kho: công trình xây biệt thự C1-TT133

- Xuất tại kho (ngăn lô): 01 Địa điểm

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá ĐVT

SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi tám triệu bảy trăm năm mươi hai nghìn một trăm năm mươi sáu đồng./

- Số chứng từ gốc kèm theo:

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương

* Bảng thanh toán tiền lương

Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,…

Mục đích : Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

Cột A, B,C : Ghi số thứ tự, họ tên, chức vụ của người lao động được hưởng lương

Cột 1: Ghi lương theo hợp đồng ký kết

Cột 2,3 : Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian

Lương làm việc trong giờ = x Số ngày làm việc thực tế của 1 người trong 1 tháng Số ngày làm việc theo quy định

Cột 4,5: Ghi số công và số tiền tính theo lương làm thêm giờ

Số ngày làm việc theo quy định

Lương làm thêm = x 150% x Số giờ làm thêm

Cột 6: Ghi số tiền ăn ca

Tiền ăn ca theo quy định

Tiền ăn ca thực tế = x Số ngày làm việc thực tế

1 tháng Số ngày làm việc theo quy định

Cột 7: Ghi tổng số thu nhập thực tế mà người lao động được hưởng

Tổng thu nhập thực tế 1 tháng

= Tiền lương làm việc trong giờ

Cột D: Người lao động ký nhận khi nhận lương

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị

Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay

* Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

- Mục đích: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383,

- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

- Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bố này gồm có các cột dọc ghi Có TK

334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3888), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động

+ Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335

+ Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có

Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê và các sổ kế toán có liên quan tùy theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký -

Sổ cái TK 334, 338 ), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tài sản cố định

- Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Mục đích: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn, (không sử dụng biên bản giao nhận

TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê) Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan

- Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung

1 biên bản giao nhận TSCĐ

Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ

Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ

Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng)

Cột 1: Ghi năm sản xuất

Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng

Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe FORD 16 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA,

Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6) Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 + )

Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao

Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao

Sau khi bàn giao xong các thành viên ban giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản

Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu

* Biên bản thanh lý TSCĐ:

- Mục đích: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán

- Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

- Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng

- Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó

Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ

Mục IV, kết quả thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính)

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:

- Mục đích: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng

- Kết cấu và nội dung chủ yếu

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước

+ Các dòng sổ khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ bán hàng

Mục đích: Phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT số hàng hóa tiêu thụ

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên phải của Hóa đơn GTGT phải ghi rõ mẫu số GTGT, Ký hiệu, Số hóa đơn

Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi rõ số HĐ và ngày, tháng, năm lập phiếu, Tên công ty mua hàng và bán hàng, địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Cột 1: Ghi số lượng thực tế xuất bán

Cột 2, 3: Do bộ phận bán hàng (kế toán) ghi đơn giá và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế xuất bán

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một hóa đơn

Dòng thuế suất: Ghi % thuế suất GTGT (Công ty CPĐT Quốc tế Đại Sơn kinh doanh sản xuất mặt hàng không chịu thuế GTGT)

Dòng tổng cộng tiền thanh toán: Ghi tổng số tiền hàng và tiền thuế GTGT

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên hóa đơn bằng chữ

Hóa đơn GTGT do bộ phận bán hàng (kế toán) lập thành 3 liên, sau khi lập hóa đơn xong, người lập phiếu chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) Sau đó giao cho người mua hàng để nhận hàng, người nhận hàng ký tên vào hóa đơn (ghi rõ họ tên)

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu

Liên 2: Giao cho người mua hàng

Liên 3: Lưu chuyển nội bộ

GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: XD/14P Liên 3: Sử dụng nội bộ Số: 0000790

Ngày 31 tháng 7 năm 2016 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Xây dựng số 1

Mã số thuế: 0102620972 Địa chỉ: 160 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Số tài khoản: 01.002.123456 ngân hàng Đầu tư và PT Việt Nam- CN Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại:

Họ tên người mua hàng: Công ty Cổ phần Trung Thành

Mã số thuế: 0101718238 Địa chỉ: Số 10 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy ,TP Hà Nội.

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

Tại ngân hàng Đầu tư và PT Việt Nam- CN Cầu Giấy - Hà Nội

TT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Bán thanh lý xe Toyota 7 chỗ chiếc 01

Lập phiếu kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành

- Bảng tính giá thành Đơn vị: ……… Địa chỉ: ………

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Tên sản phẩm, dịch vụ:………

Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục

1 Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

2 Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ

3 Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ

4 Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ hạch toán

Thuế suất GTGT: 10% , Tiền thuế GTGT: 6.000.000

Tổng cộng tiền thanh toán làm tròn: 66.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu đồng./

Người mua hàng Người bán hàng

(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào Thẻ tính giá thành kỳ trước và sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ này để ghi số liệu vào Thẻ tính giá thành, như sau:

- Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu

- Từ Cột 2 đến Cột 9: Ghi số tiền theo từng khoản mục giá thành Số liệu ghi ở cột 1 phải bằng tổng số liệu ghi từ cột 2 đến cột 9

- Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ”: Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ trước (dòng “chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”) để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ” ở các cột phù hợp

- Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sổ kế toán chi tiết chi phí SXKD để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ” ở các cột phù hợp

- Chỉ tiêu (dòng) “Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ” được xác định như sau:

Giá thành sản phẩm = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh - Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

- Chỉ tiêu (dòng) “Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”: Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”.

Thu thập, lập và lưu chứng từ kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh

- Hợp đồng cho vay, đầu tư góp vốn

- Hợp đồng bán, thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ

GHI SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT

Ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT- BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT

Diễn giải TK đối ứng

Số tồn Ghi chú Thu Chi

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ x x x

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Sổ này dùng cho thủ quỹ (hoặc dùng cho kế toán tiền mặt) để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của đơn vị

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song

- Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ

- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn

- Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi

- Cột 1: Số tiền nhập quỹ

- Cột 2: Số tiền xuất quỹ

- Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G

* Chú ý: Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S04b-DNN) Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”.

Ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch:……

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi:……

Diễn giải Tài khoản đối ứng

Số hiệu Ngày, tháng Thu (gửi vào) Chi (rút ra) Còn lại

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ x x x

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Sổ này dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng Mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ

Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi

Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng

Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản

Ghi sổ chi tiết tạm ứng

- Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn )

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có

- Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh

- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.

Ghi sổ chi tiết vật tư

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA)

Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) ……… Đơn vị tính: ………

Diễn giải Tài khoản đối ứng Đơn giá

Thành tiền Số lượng Thành tiền

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở theo từng tài khoản (Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Thành phẩm; Hàng hóa: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa

Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa

- Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

- Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập, xuất kho

- Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho

- Cột 3: Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2)

- Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, dụng cụ, vật liệu, hàng hóa xuất kho

- Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4)

- Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho

- Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6).

Ghi sổ chi tiết tài sản cố định

- Mục đích: Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị ) Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ:

- Cột A: Ghi số thứ tự

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi tên, đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ

- Cột E: Ghi tên nước sản xuất TSCĐ

- Cột G: Ghi tháng, năm đưa TSCĐ vào sử dụng

- Cột H: Ghi số hiệu TSCĐ

- Cột 1: Ghi nguyên giá TSCĐ

- Cột 2: Ghi tỷ lệ khấu hao một năm

- Cột 3: Ghi số tiền khấu hao một năm

- Cột 4: Ghi số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ

- Cột I, K: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ

- Cột L: Ghi lý do giảm TSCĐ (nhượng bán, thanh lý ).

Ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN)

(Dùng cho TK: 131, 331) Tài khoản:……… Đối tượng:………

Diễn giải TK đối ứng

Thời hạn được chiết khấu

Số phát sinh Số dư

Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có

- Số phát sinh trong kỳ

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán

- Cột A: Ghi ngày, tháng năm kế toán ghi sổ

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

- Cột 1: Ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hóa đơn mua (bán) hàng hoặc các chứng từ liên quan đến việc mua (bán) hàng

- Cột 2, 3: Ghi số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản

- Cột 4, 5: Ghi số dư bên Nợ (hoặc bên Có) của tài khoản sau từng nghiệp vụ thanh toán.

Ghi sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng

- Mục đích: Sổ này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp Sổ này dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Sổ này được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng Hóa đơn GTGT (Mỗi hóa đơn ghi 01 dòng) Riêng thuế GTGT phải nộp có thể không ghi theo từng Hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng

- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ (Hóa đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT)

- Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Cột 1: Ghi số tiền thuế GTGT đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ

- Cột 2: Ghi số tiền thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ

- Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi họ tên.

Ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Dùng cho các TK 154, 631, 642, 242, 335, 632)

- Tên sản phẩm, dịch vụ:………

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Sổ này mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí)

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ trước - phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng

“Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8)

- Phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bố) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp

- Phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh Nợ - Phát sinh có

Ghi sổ chi tiết bán hàng

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tên sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư):………

Diễn giải TK đối ứng

Doanh thu Các khoản tính trừ

Số hiệu Ngày, tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế Khác

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

- Mục đích: Sổ này mở theo từng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán

- Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày tháng kế toán ghi sổ

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng

- Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, đơn giá và số tiền của khối lượng hàng hóa (sản phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ) đã bán hoặc đã cung cấp

- Cột 4: Ghi số thuế giá trị gia tăng (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) phải nộp tính trên doanh số bán của số hàng hóa (sản phẩm, dịch vụ, BĐS đầu tư) đã bán hoặc đã cung cấp

- Cột 5: Ghi số phải giảm trừ vào doanh thu (nếu có) như: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,

Sau khi cộng “Số phát sinh”, tính Chỉ tiêu “Doanh thu thuần” ghi vào cột 3 Cột 3 Cột 3 trừ (-) Cột 4 và Cột 5 Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”: Ghi số giá vốn của hàng hóa (sản phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ) đã bán

Chỉ tiêu “Lãi gộp” bằng (=) chỉ tiêu “Doanh thu thuần” trừ (-) chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.

Lập bảng tổng hợp chi tiết

- Bảng tổng hợp chi tiết tạm ứng

- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua

- Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán

- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư : Đơn vị: ……… Địa chỉ: ………

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

STT Tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

Mục đích: Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, nhằm đối chiếu với số liệu Tài khoản 152,

153, 155, 156 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái

Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập một bảng riêng Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để lập

- Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Cột B: Ghi tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mỗi thứ ghi 1 dòng)

- Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa)

- Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa)

- Cột 3: Giá trị xuất trong kỳ (Lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa)

- Cột 4: Giá trị tồn cuối kỳ (Lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa)

Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái hoặc trên Sổ Cái của các Tài khoản 152, 153,

+ Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ

+ Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ

+ Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có

+ Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ

GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Ghi sổ kế toán Nhật ký chung

- Mẫu sổ kế toán Nhật ký chung Đơn vị: ……… Địa chỉ: ………

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

Số hiệu TK đối ứng

Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có

Số trang trước chuyển sang

Cộng chuyển sang trang sau x x x

- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

* Phương pháp ghi sổ: a) Nội dung:

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài

34 khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán

- Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái

- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

- Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng

- Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ

- Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang

Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.

Ghi sổ cái các tài khoản

- Mẫu sổ cái các tài khoản Đơn vị: ……… Địa chỉ: ………

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng

Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có

- Số phát sinh trong tháng

- Cộng số phát sinh tháng

- Cộng lũy kế từ đầu quý

- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

* Phương pháp ghi sổ: a) Nội dung: Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

Sổ Cái được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này

Cách ghi Sổ Cái được quy định như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh

- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này

- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này

- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau)

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có) Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính

LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Lập Bảng đối chiếu số phát sinh

Căn cứ sổ cái các tài khoản để lập Bảng đối chiếu số phát sinh, nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các tài khoản, sổ liệu đảm bảo cân đối sẽ sử dụng để lập BCTC

Lập Bảng cân đối kế toán

2.1 Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm)

- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang chuyển Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản

111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” và 113 “Tiền đang chuyển”

+ Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá

3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chủ yếu vào số dư Nợ chi tiết của tài khoản 1281 “Tiền gửi có kỳ hạn” (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá

3 tháng) và tài khoản 1288 “Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn” (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền) Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền thì kế toán được phép trình bày trong chỉ tiêu này Các

37 khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…

Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trình bày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản có thời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên 3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền

- Đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh), bao gồm: Chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo

Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”, chỉ tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn”

Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 122 + Mã số 123

+ Chứng khoán kinh doanh (Mã số 121)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản chứng khoán và các công cụ tài chính khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh tại thời điểm báo cáo (nắm giữ với mục đích chờ tăng giá để bán ra kiếm lời) Chỉ tiêu này có thể bao gồm cả các công cụ tài chính không được chứng khoán hóa, ví dụ như thương phiếu, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi… nắm giữ vì mục đích kinh doanh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Nợ của tài khoản 121 – “Chứng khoán kinh doanh”

+ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (Mã số 122)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2291 “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( )

+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Mã số 123)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo, như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu và các loại chứng khoán nợ khác Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”, chỉ tiêu “Phải thu về cho vay ngắn hạn” Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1281, TK 1282, 1288 (chi tiết các khoản có kỳ hạn còn lại không quá

12 tháng và không được phân loại là tương đương tiền)

- Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi), như:

Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải thu về cho vay và phải thu ngắn hạn khác Mã số

130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 136 +

+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng

+ Trả trước cho người bán ngắn hạn (Mã số 132)

Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.1 Cơ sở lập báo cáo

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9

* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):

- Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo

Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ

- Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác

* Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các

TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán

TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu

* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02

* Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản

632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ

* Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11

* Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên

Nợ của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911

“Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo

Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ

* Chi phí tài chính (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo

Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ

* Chi phí lãi vay (Mã số 23):

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635

* Chi phí bán hàng (Mã số 25):

Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4.1 Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

- Bảng Cân đối kế toán;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác

4.2 Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể a) Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hoá, dịch vụ

Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, tiền thu hồi các khoản cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản tiền thu khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền thu được do đi vay, nhận vốn góp của chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần thu tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK

511, 131 (chi tiết các khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay, số tiền thu hồi các khoản phải thu hoặc thu tiền ứng trước trong kỳ) hoặc các TK 515,

121 (chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh)

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả trong kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, kể cả số tiền chi mua chứng khoán kinh doanh và số tiền đã thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, XDCB (kể cả chi mua NVL để sử dụng cho XDCB), tiền chi cho vay, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, và các khoản tiền chi khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; Các khoản tiền chi trả nợ gốc vay, trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, cổ

60 tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (phần chi tiền), sổ kế toán các tài khoản phải thu và đi vay (chi tiết tiền đi vay nhận được hoặc thu nợ phải thu chuyển trả ngay các khoản nợ phải trả), sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …)

- Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 (chi tiết tiền trả cho người lao động), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334 (chi tiết số đã trả bằng tiền) trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

- Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này

Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335,

635, 242 và các Tài khoản liên quan khác Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

- Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334 Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( …)

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)

Lập Thuyết minh báo cáo tài chính

5.1 Cơ sở lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;

- Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;

- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan

* Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ: a) Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ: Tên quốc gia và vùng lãnh thổ của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và quốc tịch nước ngoài) và biến động về cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tư (tỷ lệ % góp vốn) tại thời điểm kết thúc năm tài chính b) Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh c) Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính (Nội dung thuyết minh về hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam) và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp d) Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn

12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực đ) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp e) Cấu trúc doanh nghiệp

- Danh sách các công ty con: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con;

- Danh sách các công ty liên doanh, liên kết: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của doanh nghiệp tại từng công ty liên doanh, liên kết;

- Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ từng đơn vị

* Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán a) Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/ đến 31/12/ Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán

* Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng a) Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào: Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ b) Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ

KÊ KHAI THUẾ TRÊN PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ

Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng

1.1 Lập Bảng kê mua vào, bán ra

Mẫu bảng kê do doanh nghiệp tự lập, số liệu trên Bảng kê được sử dụng lập tờ khai thuế giá trị gia tăng

1.2 Cách lập tờ khai thuế giá trị gia tăng trên HTKK

Bước 1 : Đăng nhập vào phần mềm HTKK

Bước 2 :Kê khai các chỉ tiêu HHDV mua vào

Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ không phát sinh hóa đơn đầu vào đầu ra thì click vào đây Chỉ tiêu [22] – Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang:

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế đã ghi trên chỉ tiêu [43] của Tờ khai thuế GTGT kỳ trước

Chỉ tiêu [23] – Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào:

Số liệu ghi vào mã số này là Tổng giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT (Biểu 2.3 -Bảng kê mua vào trang 38, 39)

Chỉ tiêu [24] – Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Toàn bộ số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (Cả số tiền được khấu trừ và không được khấu trừ)

Chỉ tiêu [25] – Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này:

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng toàn bộ số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ

Bước 3: Kê khai các chỉ tiêu HHDV bán ra

Chỉ tiêu [26] – Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT

Chỉ tiêu [27]–Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT

Chỉ tiêu [28] – Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT

Chỉ tiêu [27], [28]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật

Chỉ tiêu [29] – Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%

Chỉ tiêu [30], [31] – Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng doanh thu cuat việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và tiền thuế GTGT

Chỉ tiêu [32], [33] – Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% và tiền thuế GTGT

Chỉ tiêu [32a] – Hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế

Sô liệu để ghi vào chỉ tiêu này là: Tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Chỉ tiêu [34], [35] và [36]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật

Chỉ tiêu [37] – Điều chỉnh giảm

Chỉ thực hiện khi có kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ trước hoặc yêu cầu của Cơ quan thuế

Sau khi kê khai bổ sung điều chỉnh, nếu xuất hiện Chỉ tiêu [43] trên phụ lục KHBS của kỳ trước là số âm thì nhập số tiền đó vào chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại

Chỉ tiêu [38] – Điều chỉnh tăng

Chỉ thực hiện khi có kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ trước hoặc yêu cầu của Cơ quan thuế

Sau khi kê khai bổ sung điều chỉnh, nếu xuất hiện Chỉ tiêu [43] trên phụ lục KHBS của kỳ trước là số dương thì nhập số tiền đó vào chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại

Chỉ tiêu [39] đến chỉ tiêu [43]: Phần mềm tự động cập nhật

Chỉ áp dụng với trường hợp NNT thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập tờ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT của HHDV vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện

Chỉ tiêu [40b] nhập vào bảng chỉ tiêu này tương ứng với chỉ tiêu 28a “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư” trên tờ khai 02/GTGT Giá trị tại chỉ tiêu 28a trên tờ khai 02/GTGT không được lớn hơn giá trị chỉ tiêu [40a]

Chỉ tiêu [40]: Thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Chỉ tiêu [43]: Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau

Số thuế chỉ tiêu này là số tiền chỉ tiêu [22] kỳ sau

=>Sau khi kê khai xong “Ghi”, kết xuất XML để kết xuất tờ khai ra để nộp

1.3.Nộp tờ khai qua mạng

- Để nộp tờ khai thuế qua mạng cần làm thủ tục đăng ký với đơn vị cung cấp chứng thư số để được cấp giấy chứng nhận chứng thư số và USB token chứa chữ ký điện tử Sau khi đã có USB token, cài đặt chữ ký số và phần mềm kê khai qua mạng

- Để nộp được tờ khai qua mạng, doanh nghiệp cần đăng ký tờ khai cần nộp

Các bước đăng ký tờ khai: Đăng nhập trang “thuedientu.gdt.gov.vn” =>“Kê khai” =>

“Đăng ký tờ khai” => “Đăng ký thêm tờ khai” => Chọn tờ khai cần đăng ký => Loại kỳ kê khai => Kỳ bắt đầu => Tiếp tục => Chấp nhận

Sau khi đăng ký thành công, các bước nộp tờ khai:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nộp tờ khai qua mạng

Hoặc có thể nộp tờ khai sau khi đã kê khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai

Sau khi làm xong tờ khai thuế thì tiến hành xuất tờ khai ở dạng XML để nộp qua mạng Để tải tờ khai chọn “Khai thuế” => Bấm chọn “Trình ký” =>Bấm vào “Chọn tệp tờ khai” =>“Trình ký” => Nhập mã PIN USB token => “Chấp nhận”, Hệ thống thông báo ký điện tử thành công.

Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân

2.1 Đăng ký mã số thuế cá nhân a Hồ sơ đăng ký mã số cá nhân

- Cá nhân gửi văn bản ủy quyền cho doanh nghiệp

- Giấy tờ cá nhân: Bảng sao CCCD, CMT hộ chiếu… b Cách kê khai trên phần mềm HTKK

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK

-Chọn: “Thuế thu nhập cá nhân”

-Chọn: “05-ĐK-TH-TCT Tờ khai đăng ký thuế qua cơ quan tri trả

Bước 2: Nhập thông tin của cá nhân đăng ký MST theo thông tin trên Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân

Truy cập vào trang: thuedientu.gdt.gov.vn Đăng nhập hệ thống

Nhập mã PIN USB token, chọn “Chấp nhận”

Khai thuế Kê khai trực tuyến

Kê khai các chỉ tiêu trên tờ khai Chọn loại tờ khai, kỳ tính thuế

Hệ thống thông báo ký điện tử thành công

Trường hợp đăng ký cho nhiều nhân viên có thể bấm vào “Mẫu tải bảng kê” góc bên trái của phần mềm HTKK để tải mẫu bảng kê excel trên HTKK về máy tính, sau đó nhập thông tin vào bảng kê excel =>Tải bảng kê lên phần mềm

Sau khi kê khai thông tin, bấm vào “Kiểm tra” để kiểm tra lại bảng kê =>Ghi =>Kết xuất XML để nộp qua mạng c Quy trình nộp tờ khai qua mạng

-TH 1: Kê khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK

Truy cập vào trang web “thudientu.gdt.gov.vn” => Đăng nhập hệ thống => “Đăng ký thuế” => “Nộp tờ khai 05TH từ HTKK” => Chọn tệp hồ sơ => Ký điện tử => Nộp hồ sơ đăng ký thuế Để tra cứu và kiểm tra kết quả bấm “Tra cứu hồ sơ” => Chọn mẫu “Hồ sơ đăng ký thuế” => Tra cứu => “Thông báo” để kiểm tra

-TH2: Kê khai trực tuyến

Truy cập vào trang web “thudientu.gdt.gov.vn” => Đăng nhập hệ thống => “Đăng ký thuế” => “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQCT” => Chọn hồ sơ đăng ký “05-ĐK-TH-TCT Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương…” =>Kê khai trực tiếp trên mẫu 05-ĐK-TH-TCT => Hoàn thành kê khai

=> Nộp hồ sơ đăng ký thuế

2.2 Đăng ký MST cá nhân cho người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh a Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc

- Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc

- Giấy tờ của người phụ thuộc: Bản sao thẻ CCCD, CMT hoặc giấy khai sinh, hộ chiếu còn hiệu lực… b Cách lập trên phần mềm HTKK

Bước 1: Đăng nhập phần mềm HTKK =>”Kê khai” => “Thuế thu nhập cá nhân” =>

“Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh”

Bước 2: Chọn “Năm”, “Lần” đăng ký “Đồng ý” Tiếp đó màn hình sẽ xuất hiện như hình bên dưới

I.Đăng ký cấp MST cho người phụ thuộc: Đăng ký mới lần đầu, người phụ thuộc chưa có mã số thuế

II.Đăng ký thay đổi về người phụ thuộc: Thay đổi về người phụ thuộc, người phụ thuộc đã đăng ký, đã cấp MST

73 c Quy trình nộp qua mạng

Tương tự như phần nộp qua mạng cho cá nhân đăng ký MST, đăng ký cho người giảm trừ gia cảnh chọn tờ khai 20-ĐK-TH-TCT

2.3 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 05/KK-TNCN

Tờ khai 05/KK-TNCN là tờ khai dành cho tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công

Căn cứ điều 6 Thông tư 156/2013/TT-BTC trong quý 3 Công ty TNHH Omni Asia Pharma không phát sinh khấu trừ thuế TNCN nên không phải lập và nộp tờ khai 05/KK-TNCN

2.4 Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân 05/QTT/TNCN a Cách lập trên phần mềm HTKK

Bước 1:Đăng nhập vào HTKK => Chọn mục “Thuế thu nhập cá nhân” => Chọn

“05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán của tổ chức, CN (TT92/2015) => Chọn “Kỳ tính thuế” => Đồng ý

Bước 2: Kê khai tờ khaiquyết toán thuế 05/QTT-TNCN

Chỉ tiêu [07] – Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên cá nhân cư trú nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công

Chỉ tiêu [08] – Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế cá nhân theo thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân

Chỉ tiêu [09] – Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế

Chỉ tiêu [10] - Nếu cá nhân nào ủy quyền cho DN thì tích chọn

Phần thu nhập chịu thuế

Chỉ tiêu [11] – Tổng số: là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiên lương tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú

Chỉ tiêu [12] – Làm việc trong KKT: Là các khoản thu nhập chịu thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có)

Chỉ tiêu [13] Theo hiệp định: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Phần các khoản giảm trừ

Chỉ tiêu [14] – Số lượng NPT tính giảm trừ: Là số người phụ thuộc mà cá nhân đã đăng ký tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Chỉ tiêu [15] – Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh: Là các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc

Chỉ tiêu [16] – Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nhằm mục đích lợi nhuận

Chỉ tiêu [17] – Bảo hiểm được trừ: Là các khoản đóng góp bảo hiểm

Chỉ tiêu [18] – Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh

Chỉ tiêu [19] – Thu nhập tính thuế: Phần mềm sẽ tự động cập nhật

Chỉ tiêu [20] – Số thuế TNCN đã khấu trừ: Là số thuế TNCN mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong kỳ

Chỉ tiêu [21] – Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế cá nhân nhận được trong khu kinh tế

Chỉ tiêu [22] – Tổng số thuế phải nộp: Là tổng số thuế phải nộp của cá nhân ủy quyền quyết toán thay

Chỉ tiêu [23] – Số thuế đã nộp thừa: Số thuế đã nộp thừa, có thể làm thủ tục hoàn thuế hoặc chuyển kỳ sau

Chỉ tiêu [24] – Số thuế còn phải nộp: Số thuế TNCN còn phải nộp vào ngân sách nhà nước

Những cá nhân ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng hoặc những cá nhân không cư trú thì kê khai vào phụ lục 05-2BK-TNCN

Căn cứ vào hồ sơ chứng minh NPT và thông tin tờ khai đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh để kê khai vào phụ lục 05-3BK-TNCN

Sau khi kê khai xong 3 phụ lục chọn “Ghi” phần mềm tự động cập nhật số liệu sang

Kiểm tra lại số liệu kết xuất bản XML để nộp qua mạng b Quy trình nộp tờ khai qua mạng

Tương tự như phần nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng, nộp quyết toán thuế TNCN chọn mẫu số 05/QTT/TNCN.

Lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

a Cách lập tờ khai trên phần mềm HTKK

Bước 1: Đăng nhập kệ thống HTKK => Chọn “Thuế thu nhập doanh nghiệp” =>

“Quyết toán TNDN năm (03/TNDN)” Chọn kỳ tính thuế”

Chọn phụ lục kê khai: Phụ lục 03-1A/TNDN và 03-2A/TNDN

Chọn xong ấn “Đồng ý” phần mềm sẽ xuất hiện giao diện của tờ khai quyết toán như sau:

Bước 2: Hoàn thiện phụ lục 03-1A/TNDN – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc sổ chi tiết tài khoản, bảng cân đối phát sinh tài khoản

Bước 3: Hoàn thiện phụ lục 03-2A/TNDN – Chuyển lỗ từ hoạt động SXKD

+Cột 1: Có 5 dòng tương ứng với 5 năm được chuyển lỗ gần nhất ở Cột 2 + Cột 3: Số lỗ phát sinh: Là tổng số lỗ của các năm ở cột 2 : căn cứ để đưa vào Cột này là giá trị âm của chỉ tiêu C4 của các năm tương ứng của cột 2 đó + Cột 4: Số lỗ đã chuyển trong các kỳ tính thuế trước: ghi tổng số lỗ đã được chuyển trong các kỳ tính thuế trước của từng năm

+ Cột (5): Số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế này

Lưu ý: nếu lỗ năm trước lớn hơn thu nhập chịu thuế năm nay thì được chuyển tối đa bằng thu nhập chịu thuế năm nay

Bước 4: Lập tờ khai quyết toán 03/TNDN

Chỉ tiêu [A1] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo pháp luật về kế toán

Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ phụ lục 03-1A/TNDN

Chỉ tiêu B: từ [B1] đến [B14] là các chỉ tiêu điều chỉnh Các chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa Luật kế toán và Luật Thuế

+ Về doanh thu: Doanh thu kế toán DT Thuế; Được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 Được ghi nhận theo điều 5 của TT 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

+ Về chi phí: Là toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh đáp ứng điều kiện của luật thuế TNDN (Tại điều 6 của TT 78 sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo các qui định của luật thuế TNDN

Chỉ tiêu [C1] (Thu nhập chịu thuế): B13: Phần mềm tự động cập nhật

Chỉ tiêu [C2] (Thu nhập miễn thuế): là khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN tại điều 8 của TT 78

Chỉ tiêu [C3] (Chuyển lỗ và bù trừ lãi lỗ): Phần mềm sẽ tự động cập nhật

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang và số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế.

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w