+ MRVT và phát triển lời nói theo trường nghĩa: Thiết kế dựa trên lý thuyết trường nghĩa với 3 kiểu: - Tìm từ ngữ chỉ tình cảm/ cảm xúc/ đồ vật/hoạt động của các nhân vật có trong tranh,
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi):
1 Tên sáng kiến: Vận dụng kĩ thuật dạy học trong dạy học nội dung
“Luyện từ, Luyện câu” ở lớp 2
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Thực trạng giải pháp đã biết
Trong chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2, nội dung “Luyện từ, Luyện câu” được thể hiện ở hai loại hình sau:
- Hoạt động Mở rộng vốn từ (MRVT) và phát triển lời nói
- Hoạt động Luyện câu và phát triển lời nói
*Đối với Hoạt động MRVT và phát triển lời nói có 6 dạng chủ yếu:
+ MRVT và phát triển lời nói bằng tranh gợi ý: Học sinh (HS) quan sát tranh tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất nói, viết câu có từ ngữ tìm được
Trang 2+ MRVT và phát triển lời nói thông qua bài đọc: HS đọc một văn bản và tìm những từ ngữ được yêu cầu theo một trường nghĩa nhất định nói, viết câu có từ ngữ tìm được
+ MRVT và phát triển lời nói bằng cách tìm từ chứa âm, vần: giáo viên (GV) tổ chức cho HS tìm từ chứa tiếng có âm, vần theo yêu cầu nói viết câu
có từ ngữ tìm được (chủ yếu ở bài tập chính tả)
+ MRVT và phát triển lời nói theo cấu tạo từ: Thường cho sẵn một tiếng, yêu cầu HS tìm tiếng ghép với tiếng đã cho để tạo từ ngữ mới nói, viết câu
có từ ngữ tìm được
+ MRVT và phát triển lời nói theo nghĩa của từ: Thường cho sẵn từ và nghĩa của từ, như thẻ từ, thẻ ghi nghĩa từ hoặc bài tập giải ô chữ, giải câu đố HS dựa vào các dữ kiện đã cho để tìm từ ngữ nói, viết câu có từ ngữ tìm được
+ MRVT và phát triển lời nói theo trường nghĩa: Thiết kế dựa trên lý thuyết trường nghĩa với 3 kiểu:
- Tìm từ ngữ chỉ tình cảm/ cảm xúc/ đồ vật/hoạt động (của các nhân vật
có trong tranh,…)/ đặc điểm, công dụng của đồ vật,…
- Tìm từ ngữ có thể kết hợp với từ đã cho
- Nói, viết câu chỉ tình cảm/cảm xúc/ giới thiệu đồ vật/ thuật hoạt động chứng kiến hoặc tham gia
* Đối với Hoạt động luyện câu và phát triển lời nói có các dạng chủ yếu:
- Đặt câu theo kiểu Ai là gì?/Ai làm gì?/ Ai thế nào?
Trang 3- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm
- Điền dấu câu thích hợp vào ô trống
- Sắp xếp câu theo các cách khác nhau từ câu đã cho
Thông thường, về phương pháp tổ chức hoạt động dạy học nội dung
“Luyện từ, Luyện câu” được thực hiện qua 5 bước sau:
- Bước 1: HS xác định yêu cầu bài tập và phân tích mẫu (nếu có)
- Bước 2: Một vài HS thực hành tạo mẫu và cùng GV phân tích mẫu (nếu cần)
- Bước 3: HS thực hiện bài tập bằng phương pháp, hình thức phù hợp
- Bước 4: HS chia sẻ kết quả bài tập
- Bước 5: HS và GV nhận xét, bổ sung
Trong thực tế giảng dạy nội dung “Luyện từ, Luyện câu” hiện nay, GV cũng thực hiện theo 5 bước nêu trên Tuy nhiên ở bước 3 (HS thực hiện bài tập bằng phương pháp, hình thức phù hợp), GV chưa tổ chức hướng dẫn HS bằng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đa dạng, hấp dẫn, chưa phát huy tính tính cực, sáng tạo của HS nên đôi khi các em còn nhàm chán, chưa hứng thú, tích cực trong học tập dẫn đến kết quả thực hành chưa cao cũng như khả năng áp dụng vào thực tế cũng còn hạn chế Do đó để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nội dung “Luyện từ, Luyện câu” ở lớp 2, bản thân tôi đã tích cực nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy và đã đạt được những kết quả nhất định Sau đây, bản thân xin được chia sẻ giải pháp:
3
Trang 4Vận dụng kĩ thuật dạy học trong dạy học nội dung “Luyện từ, Luyện câu”
ở lớp 2
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp: Sáng kiến nhằm đưa ra một số kinh nghiệm về
kĩ năng vận dụng một số kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập,
tự giác, sáng tạo cho học sinh khi tham gia học tập nội dung “Luyện từ, Luyện câu” ở lớp 2 Từ đó nâng cao chất lượng dạy học nội dung “Luyện từ, Luyện câu” nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung
- Nội dung giải pháp:
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy “Luyện
từ, Luyện câu” ở lớp 2 Tuy nhiên, tùy vào nội dung bài học, năng lực của học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mà GV lựa chọn kĩ thuật dạy học cho phù hợp nhẳm mang lại hiệu quả cao nhất Sau đây, tôi xin được chia sẻ một số
kĩ thuật dạy học mà bản thân đã áp dụng:
3.2.1 Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu cần thảo luận
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 3 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên
Trang 5Ví dụ: Bài tập 3, sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 71:
Tìm 2-3 từ ngữ:
a Có tiếng chăm M: chăm sóc
b Có tiếng thương M: thương yêu
Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu bài tập
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: GV chia nhóm 3 bạn, thảo luận trong vòng 3 phút, tìm ra các từ ngữ có tiếng chăm, các từ ngữ có tiếng thương theo mẫu Sau đó thống nhất chọn 3 từ ngữ có tiếng chăm, 3 từ ngữ có tiếng thương
để trình bày trước lớp
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày:
Ví dụ: Nhóm 1:
a Có tiếng chăm: chăm nom, chăm lo, chăm bẵm
b Có tiếng thương: thương mến, mến thương, yêu thương
Nhóm 2:
a Có tiếng chăm: chăm chút, chăm lo, chăm bẵm
b Có tiếng thương: yêu thương, mến thương, thương xót
…
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
5
Trang 6- GV nhận xét, mở rộng thêm một số từ khác, có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ hoặc từ nào HS chưa hiểu thì GV giải thích
3.2.2 Kĩ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học tích cực tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm:
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau
Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ
- Giáo viên đưa ra vấn đề cho các nhóm, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy
- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy
Ví dụ: Bài tập 4, sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 79:
a Tìm 3 từ ngữ chỉ:
Sự vật Hoạt động Đặc điểm
b Đặt 1-2 câu có từ ngữ vừa tìm được
Cách tiến hành: GV chia nhóm 4 bạn, phân công nhóm trưởng, thư ký Phát giấy thảo luận có chia ra 3 phần xung quanh và 1 phần ở giữa 3 phần xung quanh, mỗi phần dùng để ghi 3 từ chỉ sự vật, 3 từ chỉ hoạt động, 3 từ chỉ đặc
ba, mẹ, chị đi, đứng, nói
đep,
dđep5
ddd
Trang 7điểm Phần ở giữa để đặt câu Sau khi các cá nhân tìm từ xong, cả nhóm sẽ thống nhất chọn từ để đặt câu và ghi vào phần giữa tờ giấy
3.2.3 Kĩ thuật mảnh ghép:
Kĩ thuật mảnh ghép là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân với nhóm và các nhóm với nhau nhằm:
- Cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề
- Khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh
- Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác (Mỗi cá nhân không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2)
Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên
Cách tiến hành:
* Vòng 1: Nhóm chuyên sâu:
7
ba, mẹ, chị đi, đứng, nói
đep,
dđep5
ddd
đẹp, tốt, ngoan
Mẹ em rất đẹp.
Chị em là người tốt.
Trang 8- Phân học sinh thành từng nhóm có nhóm trưởng
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Các nhóm cùng thảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trong nhóm đều có khả năng trình bày kết quả
*Vòng 2: Nhóm mảnh ghép:
- Mỗi nhóm sẽ tách ra và hình thành nhóm mới
- Lần lượt từng thành viên trình bày kết quả thảo luận và hoàn thành nhiệm
vụ bài tập
Ví dụ: Bài tập 3, sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 44:
Xếp các từ ngữ trong khung vào 3 nhóm:
a Chỉ màu sắc của vật M: vàng
b Chỉ hình dáng của người, vật M: cao
c Chỉ tính tình của người M: hiền
Cách tiến hành:
*Nhóm chuyên sâu:
- GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn, được điểm số 1, 2, 3
+ Nhóm 1: Hoàn thành nhiệm vụ a: Tìm từ chỉ màu sắc của vật M: vàng + Nhóm 2: Hoàn thành nhiệm vụ b: Tìm từ chỉ hình dáng của người, vật M: cao
vàng, cao, hiền, ngoan, xanh, tím, tròn, vuông
Trang 9+ Nhóm 3: Hoàn thành nhiệm vụ c: Tìm từ chỉ tính tình của người M: hiền
Nhóm chuyên sâu thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ:
Kết quả:
+ Nhóm 1: Hoàn thành nhiệm vụ a: Tìm từ chỉ màu sắc của vật M: vàng, xanh, tím
+ Nhóm 2: Hoàn thành nhiệm vụ b: Tìm từ chỉ hình dáng của người, vật M: cao, tròn, vuông
+ Nhóm 3: Hoàn thành nhiệm vụ c: Tìm từ chỉ tính tình của người M: hiền, ngoan
*Nhóm mảnh ghép:
Mỗi bạn ở nhóm chuyên sâu có cùng số thứ tự sẽ hợp lại thành nhóm mảnh ghép Mỗi bạn sẽ trao đổi lại kết quả vừa thảo luận ở nhóm chuyên sâu để hoàn thành nhiệm vụ chung của bài tập
Kết quả chung:
a Chỉ màu sắc của vật M: vàng, xanh, tím
b Chỉ hình dáng của người, vật M: cao, tròn, vuông
c Chỉ tính tình của người M: hiền, ngoan
- HS trình bày kết quả bài làm Các nhóm nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét
9
Trang 103.2.4 Kĩ thuật “trình bày một phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?…
- HS suy nghĩ và viết ra giấy Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các
em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm
Ví dụ: Khi HS học bài: Từ chỉ người, chỉ hoạt động, dấu chấm than (sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 12):
Trang 11-Áp dụng kĩ thuật Trình bày 1 phút, khi HS hoàn thành bài tập 4, GV có thể hỏi để HS chia sẻ:
Câu hỏi: Câu đề nghị dùng để làm gì? Cuối câu đề nghị có dấu gì? Em hãy đặt 1 câu đề nghị Em còn có thắc mắc gì về câu đề nghị?
Chẳng hạn HS trình bày: Câu đề nghị dùng để đề nghị người khác làm một việc gì đó Cuối câu đề nghị có dấu chấm than.Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự trong giờ sinh hoạt nhé! Em có thắc mắc là: Trong câu đề nghị thường có những
từ ngữ nào?
11
Trang 12- GV nhận xét: Em hiểu bài rất tốt Biết đặt câu đề nghị Cô khen em! Câu hỏi của em rất hay? Vậy bạn nào biết :Trong câu đề nghị thường có những từ gì?
để câu đề nghị được hay hơn?
- Một vài HS chia sẻ
- GV chia sẻ: Để câu đề nghị được hay hơn, giúp người nghe vui lòng thực hiện yêu cầu của người nói, trong câu đề nghị thường có các từ: hãy, nào, nhé, …
3.2.5 Kĩ thuật đặt câu hỏi:
Khi sử dung kĩ thuật này, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV
và HS – HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
- Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho
HS tham gia vào quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập
-Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Trang 13- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ HS
- Kích thích suy nghĩ của HS
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
Tùy vào nội dung bài và trình độ HS mà GV đặt câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng HS
3.2.6 Kĩ thuật trò chơi
Kĩ thuật trò chơi là kĩ thuật tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi
nào đó
Quy trình thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử ( nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Ví dụ: Bài tập 3, sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 111.
13
Trang 14Tìm 2-3 từ ngữ chỉ đặc điểm có tiếng:
GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Nở hoa kiến thức”
Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội Mỗi đội 4 bạn Mỗi đội sẽ có 1 bông hoa với nhụy là tiếng đã cho theo đề bài Mỗi bông hoa có nhiều cánh Ở mỗi cánh
HS sẽ ghi tiếng để ghép với tiếng ở nhụy thì được từ có nghĩa Sau thời gian 5 phút Đội nào có bông hoa nở nhiều cánh nhất và tạo thành các từ đúng sẽ chiến thắng
Đối với bài tập này sẽ có 3 lượt chơi:
Lượt 1: Bông hoa có nhụy là tiếng (rộng)
Lượt 2: Bông hoa có nhụy là tiếng (sạch)
Lượt 3: Bông hoa có nhụy là tiếng (yên)
Tổng hợp 3 lượt chơi: đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội chiến thắng
Ví dụ: Lượt 1:
Đội 1 Đội 2
rộn g
rãi
lớn
mở sâu
bao
lớn
sâu
rãi sâu
Trang 15Lượt 2:
Đội 1 Đội 2
Lượt 3:
Đội 1 Đội 2
-Tổng kết 3 lượt chơi:
Đội 1 có 12 từ ngữ đúng (hạng nhất)
Đội 2 có 10 từ ngữ đúng (hạng nhì)
- Tuyên dương đội thắng cuộc
- Cho HS đọc lại các từ có trong bông hoa Hỏi HS về nghĩa của một số từ khó GV mở rộng thêm một số từ khác
3.2.7 Kĩ thuật “sơ đồ tư duy”
15
sạch
sẽ
đẹp
bóng
sạch
đẹp
sẽ
tinh tươ m
yên
bìn
lặn g tĩnh
yên
lặn
bìn h
Trang 16Đây là kĩ thuật dạy học dựa trên ý tưởng lược đồ tư duy do Tony Buzan
đề xuất từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy Kĩ thuật này là một hình
thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng,
thích hợp với các nội dung ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức
Cách thực hiện:
- GV chia nhóm và giao chủ đề cho các nhóm
- Mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm với ý tưởng của cá
nhân để mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc vài ký tự ngắn gọn
Ví dụ : GV có thể hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy để củng cố lại các mẫu câu đã
học trong chương trình “Luyên từ, luyện câu” ở lớp 2 như sau:
Các kiểu câu
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai (con gì, cái gì?) ?
là gì?
Em là học sinh lớp 2
Ai (con gì, cái gì)?
làm gì?
Ai (con gì, cái gì)?
Mẹ em nấu cơm
thế nào?
Hoa phượng đỏ rực
Trang 17Sơ đồ tư duy sẽ được tự tay các em vẽ và trang trí theo những cách khác nhau vừa dễ nhớ, ngắn gọn, đẹp mắt Từ đó giúp các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học Đây là phương pháp học tập khoa học, thông minh và hiện đại
mà người học đang hướng tới nhằm giúp rèn luyện và phát triển cho HS kĩ năng
tư duy, sáng tạo, phân tích, tổng hợp
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
Các kĩ thuật dạy học mà sáng kiến nêu ra có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy nội dung “Luyện từ, Luyện câu” cho học sinh lớp 2 Qua đó góp phần rèn luyện và năng cao kĩ năng luyện từ, luyện câu cho các em Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Ngoài ra, các giải pháp này cũng có thể áp dụng trong dạy học Luyện từ và câu ở tất cả các khối lớp 3, 4, 5 trong tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp:
Sau khi áp dụng các kĩ thuật dạy học nêu trên vào thực tế giảng dạy nội dung “Luyện từ, Luyện câu” lớp 2, bản thân nhận thấy một số hiệu quả và lợi ích thu được là:
- Giờ học diễn ra sôi nổi hơn HS chủ động, hào hứng trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài và làm bài
- HS chủ động, tích cực, sáng tạo, tự tìm tòi, khám phá, tự thực hiện các nhiệm vụ học tập
17