1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học tiếng việt cho học sinh lớp 5

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài:

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm “Hình thành và pháttriển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập vàgiao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và họctiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinhnhững kiến thức ban đầu của tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về con người,tự nhiên, xã hội, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêutiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp và phong phúcủa tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa.”

Với mục tiêu đó nên môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học có vai trò hếtsức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển năng lực sửdụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp Việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học sẽ tạocho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt, có phương tiện giao tiếp để phát triểntoàn diện về nhân cách

Hiện nay với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trungtâm, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, việc lựa chọn các biện pháp dạycho học sinh Tiểu học nhằm giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cáchchủ động và sâu sắc hơn, hứng thú hơn là việc làm vô cùng cần thiết đối với ngườigiáo viên Thực tế cho thấy, nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học để học sinh tham gia tích cực vào quá trình họctập thì học sinh dễ dàng nắm được kiến thức bài học một cách vững chắc và vậndụng một cách thành thạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc Tiểu học luônđược các nhà giáo dục quan tâm hàng đầu Xét một cách tổng thể thì mọi phươngpháp, mọi hình thức tổ chức dạy - học đều thống nhất khẳng định vai trò của ngườihọc không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà là những chủ thể nhậnthức tích cực trong quá trình học tập

Xu hường hiện nay chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí hiệu, kí tự,đường thẳng, con số,… Với cách ghi chép này thì chúng ta chỉ mới sử dụng mộtnửa của bộ não tức là não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí cácthông tin về màu sắc, không gian, nhịp điệu, …mà cách ghi chép thông thường khónhìn được tổng thể của cả vấn đề.

Do đó, việc sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học là một trong nhữngbiện pháp góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên Trong dạyhọc môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung,việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - học Tiếng

Trang 2

Việt cho học sinh lớp 5” là vấn đề mà tôi thấy chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâuvà có những phương pháp sử dụng cụ thể Chính vì thế mà trong quá trình giảngdạy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, chưa mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòivà áp dụng Bởi vậy, năm học 2022-2023, qua thực tế giảng dạy tại lớp 5, tôi nhậnthấy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt sẽ góp phần đổi mớiphương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục Sử dụng sơ đồtư duy trong giờ học Tiếng Việt mang lại hiệu quả giáo dục đáng kể như: giúp họcsinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh, góp phần thiết thựcvào việc hình thành khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cũng như rèn luyện kĩnăng cơ bản của từng tiết học Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy họcmôn Tiếng Việt còn giúp học sinh hệ thống được mạch kiến thức đã học một cáchkhoa học, dễ hiểu Nếu giáo viên lựa chọn được sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý học sinh Tiểu học, tổ chức đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho cácem hiểu bài nhanh, nhớ lâu, nhớ kĩ đồng thời phát triển trí thông minh, óc sáng tạocho các em

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng Sơđồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy - học Tiếng Việt cho học sinhlớp 5” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 2022-2023.1 2 Điểm mới và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Điểm mới của sang kiến

- Nghiên cứu sơ đồ tư duy để vận dụng trong phương pháp dạy học mônTiếng Việt lớp 5.

- Nghiên cứu sơ đồ tư duy để phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quảgiờ dạy Tiếng Việt.

1.2.2 Phạm vị áp dụng:

Giáo viên và học sinh khối lớp 4- 5 tham gia học trực tuyến ở trường Tiểuhọc( nơi tôi đang công tác)

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của vấn đề:2.1.1 Thuận lợi:

* Về phía giáo viên:

Đạt trình độ trên chuẩn, đều được tham gia tập huấn Ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học

Trong các hoạt động học tập của học sinh trên lớp giáo viên cũng đã chú ýlấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học

Đa số giáo viên tích cực, hoạt bát, thích ứng nhanh với các kế hoạch mới,cập nhật công nghệ thông tin tốt, tay nghề vững vàng, có năng lực sư phạm tốt,nhiều giáo viên trẻ thành thạo trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Trang 3

* Về phía học sinh, phụ huynh học sinh.

+ Đa số học sinh ngoan, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ HS biết về sơ đồ tư duy, nhanh nhẹn và thích ứng với sự phát triển của xã hội.+ Được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh.

2.1.2 Khó khăn:

* Đối với giáo viên:

Hầu hết việc dạy môn Tiếng Việt cho sinh Tiểu học giáo viên đều sử dụngnhững phương pháp dạy học truyền thống như: dùng trực quan, dùng ngữ cảnh,giảng giải, vấn đáp … Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của việc giảng dạytiếng Việt cho học sinh vẫn chưa cao Khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học,giáo viên vẫn là người hoạt động chủ yếu, học sinh vẫn chưa phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của các em Vì thế, việc học Tiếng Việt chưa phải làmôn học gây hứng thú đối với học sinh, giờ học trở nên khô khan, nặng nề vànhàm chán.

Một số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy dạy họcmôn tiếng Việt nhưng do kiến thức về từ vựng chưa sâu và sử dụng các biện phápdạy chưa phù hợp nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Ở bậc Tiểu học việc đánh giá học sinh theo thông tư 22 đã được thực hiệntrong nhiều năm, giáo viên cũng đã chủ động nắm bắt được nội dung và phươngpháp dạy học mới Trong các hoạt động học tập của học sinh trên lớp giáo viêncũng đã chú ý lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học Tuy nhiên khithiết kế bài dạy cũng như khi giảng dạy trên lớp nhiều khi giáo viên chưa chủ độngthiết kế và dạy theo đối tượng học sinh của mình mà phụ thuộc nhiều vào tài liệuhướng dẫn Hoặc nếu có chú ý thì giáo viên cũng mới chỉ tập trung vào việc hìnhthành kiến thức mới cho học sinh mà vô tình thiếu quan tâm đến việc thườngxuyên nhận xét, đánh giá, khích lệ học sinh để dễ dàng khai thác và phát triển cácbài tập nhằm bồi dưỡng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho các em Nhiều khi giáo viên chưa thực sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và vận dụngđể có sự cải tiến, sáng tạo trong cách dạy, hướng dẫn bài tập một cách thụ độngnên các em học sinh có khả năng học tốt môn Tiếng Việt sẽ không thể hiện đượcnăng lực tư duy sáng tạo của mình.

* Đối với học sinh:

Đối với trường nơi tôi đang công tác số học sinh tự giác, tích cực học tậpchưa nhiều Mặc dù chương trình mới chú trọng tới việc “ cá thể hoá hoạt động họctập của học sinh” để bản thân mỗi học sinh sẽ nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,tự tìm ra cách giải quyết vấn đề Song do lứa tuổi các em còn bé nên sự chủ động,tư duy, sáng tạo còn hạn chế

Trang 4

Nhiều học sinh lớp tôi chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não màchỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ,không hiểu được kiến thức trọng tâm, không nắm được cốt lõi kiến thức trong tàiliệu đó hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau đểgiải quyết vấn đề một cách nhanh gọn và sáng tạo.

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chéphiệu quả Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng bởi học sinh lớp 5 chuẩnbị bước sang một bậc học cao hơn.

2.1.3 Khảo sát về kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy về Từ loạiphân môn Luyện từ và câu - môn Tiếng Việt

2.1.3.1 Kết quả khảo sát:

Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ,

Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản

nhưng chưa đầy đủ, chưa khoa học 11 38,4%

Số liệu điều tra ở bảng trên cho thấy học sinh có năng lực vượt trội, có khảnăng học tốt môn Tiếng Việt, vẽ được sơ đồ tư duy đầy đủ, khoa học ở lớp 5 còn ít.Hầu hết học sinh mới chỉ vẽ được sơ đồ tư duy đơn giản, chưa có hệ thống, chưatương đồng về mạch kiến thức; vẽ được sơ đồ tư duy nhưng chưa đầy đủ, chưakhoa học vẫn còn chiếm tỉ lệ cao Bên cạnh đó là số học sinh chưa vẽ được sơ đồtư duy còn khá nhiều Học sinh mới liệt kê được một số kiến thức nhưng lộn xộn,không đầy đủ, không logic…

Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi thấy kĩ năng ghi chép chắt lọc của họcsinh còn hạn chế, không khí lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi, uể oải, mấttập trung bộc lộ rõ trên khuôn mặt của mỗi học sinh đặc biệt là về những tiết cuốicủa buổi học Hiệu quả tiết dạy chưa cao, chưa đạt được mong muốn của giáo viên.

2.1.3.2 Nguyên nhân:

Thực tế trong quá trình giảng dạy trên lớp, đặc biệt với các bài có nhiềukiến thức cần nhớ, bài ôn tập, tổng kết, giáo viên gặp khó khăn trong việctruyền tải lượng thông tin, kiến thức bài học tới học sinh Các tiết dạy nàythường trở nên nhàm chán, đơn điệu

- Nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉhọc thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớđược kiến thức trọng tâm.

Trang 5

- Chưa biết hệ thống lại kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết các tìnhhuống thực tiễn trong đời sống

2.2 Các giải pháp thực hiện:

Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và họcmôn Tiếng Việt lớp 5 trong năm học, tôi đã thực hiện những giải pháp cơ bản sau:

- Khái niệm về sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học kiến thức mới nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh.

- Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học các dạng bài ôn tập nhằm giúp học

sinh hệ thống hóa kiến thực theo mạch trọng tâm.

-Vận dụng sơ đồ tư duy trong việc phát hiện và bồi dưỡng cho những họcsinh có năng lực vượt trội môn Tiếng Việt.

Trên cơ sở những giải pháp cơ bản trên, tôi đã đưa ra các biện pháp để thựchiện việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm góp phần nângcao chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp tôi nói chung và trường học nơi tôi đangcông tác nói riêng cụ thể như sau:

2.2.1 Biện pháp 1: Khái niệm và vai trò của sơ đồ tư duy.

2.2.1.1 Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộngvà đào sâu các ý tưởng Sơ đồ tư duy - một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thểmiêu tả nó là một kĩ thuật hình hoạ giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màusắc, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp conngười khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, vớicác mạng lưới liên tưởng ( Các nhánh) - Sơ đồ tư duy là công cụ đồ hoạ nối cáchình ảnh có liên hệ với nhau, vì vậy có thể sử dụng Sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạyhọc kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiếnthức sau mỗi chủ đề…

2.2.1.2 Vai trò của sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy giúp phát triển năng lực cho học sinh : Học sinh tự mình táihiện kiến thức một cách ngắn gọn bằng sơ đồ lại có hình ảnh minh họa giúp choHS phát triển các năng lực như năng lực quan sát, năng lực tự quản lí, tự học…

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyệnphương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quảdạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số học sinh học rấtchăm chỉ nhưng vẫn tiếp thu chậm, nhất là môn tiếng Việt, các em này thường học

Trang 6

bài nào biết bài đó, học nội dung sau đã quên nội dung trước và không biết liên kếtcác kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào nhữngphần thực hành – luyện tập Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảngtrên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vàotrí nhớ của mình Việc sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy - học học sinh sẽhọc được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tưduy.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiêncứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chínhmình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng

sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năngcủa bộ não

Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy giúp các em phát huy tối đa tính sáng tạo,phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc(xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), trên mỗi sơ đồ tưduy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Sơ đồ tưduy do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mìnhhơn.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả Do đặc điểm của sơ đồ tưduy nên người thiết kế Sơ đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bốcục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và logic, vì vậy sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúphọc sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.

- Ưu điểm của cách ghi chép bằng sơ đồ tư duy:+ Logic, mạch lạc

+ Trực quan dễ nhìn, dễ nhớ, dễ hiểu

+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết+ Kích thích được hứng thú học tập của học sinh+ Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức+ Giúp hệ thống hoá kiến thức.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian.Dựa vào sơ đồ tư duy, các hình ảnh minh họa sinh động học sinh vừa nắm đượckiến thức tổng thể, mà lại chi tiết các nội dung kiến thức đã học Thông qua cácnhánh của sơ đồ tư duy học sinh có thể tự đặt ra các câu hỏi khác nhau liên quanđến các nội dung kiến thức, mảng kiến thức Từ đó giúp các em vừa tiết kiệm đượcthời gian học bài, vừa khắc sâu, nhớ lâu kiến thức.

2.2.2 Biện pháp 2 Hướng dẫn cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy:

Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý trưởng, ghi nhớ kiếnthức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài

Trang 7

học theo cách hiểu của mình Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sơ đồtư duy và sử dụng nó mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằnglời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhậnđược niềm vui của việc học.

- Để các tiết học Tiếng Việt của học sinh đạt hiệu quả, trước tiên tôi đã tựthiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy tính hoặc trên bảng phụ, sauđó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ nó

- Tổ chức cho học sinh tập “Đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìnvào sơ đồ tư duy bất kì một học sinh nào cũng có thể trình bày được nội dung bàihọc, hay một chủ đề học tập.

- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy A4/A3, bìa cứng hoặc bảng phụ.Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trungtâm, chẳng hạn: Các cặp quan hệ từ, tiếng, từ loại, cấu tạo bài văn tả cảnh, … đểcho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” theo cáchhiểu của học sinh Tôi đã hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước sau:

Bước 1 Chọn từ trung tâm ( hay còn gọi là từ khoá ) là tên của một bài, chủ

đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.

Bước 2 Vẽ các nhánh cấp 1:

Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó.

Bước 3 Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … và hoàn thiện sơ đồ

Các nhánh con cấp 2, 3, … chính là các nhánh con của nhánh con trước nó.

Ví dụ : Vẽ sơ đồ tư duy cho bài: Ôn tập 2 (Sách Hướng dẫn học tiếng Việt 5 tập 1,

trang 104)

Yêu cầu cần đạt: Hệ thống lại các từ loại đã học, biết được đặc điểm của

từng loại từ và lấy được ví dụ.

- Giáo viên đưa ra từ chủ đề là: “ Từ loại ”

- Câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ được sơ đồ:Câu 1: Em hãy nêu những từ loại em đã được học ?Câu 2: Mỗi từ loại đó có đặc điểm gì ? Lấy ví dụ.

Câu hỏi 1 chính là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 1Câu hỏi 2 là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 2, 3.

Sau đây là một sơ đồ tư duy cho bài ôn tập về từ loại:

Trang 8

* Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:

- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề.

- Vẽ nhánh chính cấp 1 từ trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1…bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau Nhánh màu nào thì nênviết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ dàng phân biệt tránh nhầm lẫn nhánh.Nhánh cấp 1 một nét đậm nhất/lớn nhất, các nhánh cấp 2, 3, … theo đó mờ dần/nhỏ dần.

- Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ… liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lậpvà được nằm gần với đường cong của nhánh đó.

- Tạo ra một kiểu sơ đồ tư duy theo sở thích của mình.- Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng.- Sắp xếp thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

- Điều chỉnh để hình thức đẹp, chữ viết rõ, vẽ phác bằng bút chì trước để dễ tẩyxoá.

- Không viết dài dòng, tránh viết nhiều ý không cần thiết.

- Không nên vẽ đơn giản quá, cũng không quá cầu kì, màu sắc hài hoà.

* Lưu ý giáo viên: Sơ đồ tư duy mà học sinh vẽ ban đầu có thể chưa chính xác về

nội dung nhưng nên cho học sinh tự thảo luận, tự vẽ, viết ra, sau đó để cả lớp xem,thảo luận và chỉnh sửa Nếu viết sai thì sau này các em sẽ nhớ lâu và tránh đượcnhững sai lầm đó GV không nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để học sinh côngnhận, điều này mang tính hình thức, áp đặt không hiệu quả.

2.2.3 Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồtư duy.

Để giúp học sinh đọc và ghi nhớ kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy, tôi đãhướng dẫn học sinh theo trình tự sau:

Trang 9

Đọc từ khóa -> Đọc các nhánh cấp 1 (từ trên xuống)-> đọc đến các nhánh cấp caohơn.

Ví dụ: Bài: Ôn tập 3 (Sách Hướng dẫn học tiếng Việt 5 tập 1, trang 107)

Yêu cầu cần đạt: Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ ( Từ đơn, từ phức, từ

đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa).

Sau khi học sinh giải quyết xong các bài tập trong sách giáo khoa, đến hoạtđộng nối tiếp tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 để vẽ sơ đồ tư duy với chủ

đề chính là “Các lớp từ” qua đó học sinh sẽ tự xây dựng kiến thức về các lớp từ

( nghĩa của từ), việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp cácem hệ thống được kiến thức trọng tâm đã học, trí nhớ sẽ bền vững hơn.

Dưới đây là một sơ đồ tư duy về “ CÁC LỚP TỪ” mà một nhóm học sinhlớp 5 của tôi đã vẽ:

Nhìn vào sơ đồ tư duy học sinh sẽ hiểu được nội dung kiến thức: Xét về nghĩa có:

- Từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm- Từ nhiều nghĩa bao gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển

- Có từ đồng nghĩa hoàn toàn nhưng có từ lại đồng nghĩa không hoàn toàn.Tôi đã tổ chức theo các bước sau:

Bước 1 Trình bày về sơ đồ tư duy:

- Yêu cầu đại diện của các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã lậpđược.

Bước 2 Thảo luận, bổ sung, hoàn thiện sơ đồ tư duy:

Trang 10

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ tư duy về “ Các lớptừ”, lúc này tôi là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy.

* Hoạt động này giúp học sinh phát huy khả năng bày tỏ ý kiến của mình, học sinhđược đàm thoại với bạn, được đàm thoại với thầy Đặc biệt phát huy được tính độclập, sáng tạo của các em

Bước 3 Tổng kết:

- Cho 1 học sinh trình bày về kiến thức “Các lớp từ” thông qua sơ đồ tư duy

mà các em vừa hoàn thành và chỉnh sửa

2.2.4 Biện pháp 4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học các dạng bài:

2.2.4.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học dạng bài hình thành kiến thứcmới:

Khi dạy dạng bài hình thành kiến thức mới, để sử dụng sơ đồ tư duy có hiệuquả, từ nội dung bài học, tôi thiết lập một sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máytính ( nếu dạy bằng bài giảng điện tử ) hoặc trên bảng phụ (nếu không trình chiếu ).Trong tiết dạy, tôi sẽ sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị để hướng dẫn học sinh khai tháctừng nội dung của bài học Mỗi nội dung tương ứng với một nhánh con của sơ đồ.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa(T2)- tập làm văn “ Cấu tạo của bài

văn tả cảnh” ôn tập 3 (Sách Hướng dẫn học tiếng Việt 5 tập 1, trang 9)

Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được cấu tạo bài văn tả cảnh gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kếtbài

- Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.

Khi dạy bài này trước tiên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần “Hoạt độngthực hành bài 1”, phân tích ngữ liệu bài “ Hoàng hôn trên sông Hương”, qua đóhọc sinh nắm được các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Sang phần “ Rút ra ghi nhớ ” về cấu tạo bài văn tả cảnh ( phần kiến thứctrọng tâm của bài học) tôi dẫn dắt học sinh phát hiện, khai thác nội dung chính củabài bằng sơ đồ tư duy

Các nhánh thể hiện những nội dung nhỏ hơn tôi cho xuất hiện sau để lầnlượt theo thứ tự cấu tạo của một bài văn Sau khi cùng học sinh thiết lập xong sơđồ, tôi yêu cầu một số em dựa vào sơ đồ trình bày cấu tạo bài văn tả cảnh.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

w