1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí 7

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí 7
Trường học Trường TH&THCS số 1 Trường Thủy
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Biện pháp
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

lại tính trực quan, sinh động cho người học.Hiện nay, nhiều giáo viên đã ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ dạy học.. Tuy nhiên, đa số giáo viên vẫn sử dụng chủ yếu theo hình thức minh họa

Trang 1

dạy học phân môn Địa lí 7”

II Nội dung biện pháp

1 Lí do lựa chọn biện pháp

Thứ nhất: Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bước sang năm thứ 11, đưa nền giáo dục nước nhà bước lên một tầm cao mới tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thực sự cụ thể hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng vào thực tiễn giáo dục Đối với cấp trung học cơ sở, chương trình đã được triển khai thực hiện 3 năm học và đã từng bước khẳng định được sự ưu việt khi áp dụng vào thực tiễn dạy học Bên cạnh đó, việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động, đạt hiệu quả Vì vậy, tôi nhận thấy việc giáo viên đẩy mạnh chuyển đổi số vào dạy học để tăng tính năng tương tác, hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh là thực sự cần thiết

Thứ hai: Xuất phát từ thực tế dạy học.

Đặc thù kiến thức phân môn Địa lí lớp 7 chủ yếu là các vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội trải rộng về mặt không gian các châu lục trên thế giới Trong đó,

có nhiều kiến thức trừu tượng mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp được nên việc áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học là giải pháp hiệu quả để mang

Trang 2

lại tính trực quan, sinh động cho người học.

Hiện nay, nhiều giáo viên đã ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ dạy học Tuy nhiên, đa số giáo viên vẫn sử dụng chủ yếu theo hình thức minh họa cho bài giảng,

ít tổ chức các hoạt động để cho học sinh tự khám phá từ các phương tiện ấy Do vậy, làm cho học sinh thụ động khi tiếp nhận kiến thức

Trong quá trình dạy học phân môn Địa lý 7, khi sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và phương pháp dạy học truyền thống thì chủ yếu học sinh khá - giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu vẫn còn thụ động, lười học, chưa thực sự chú ý vào bài giảng, chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập nên hiệu quả giảng dạy chưa cao

Qua khảo sát giữa học kì I của năm học 2022 – 2023, tôi đã tiến hành thống

kê kết quả học tập phân môn Địa lí của học sinh lớp 7 và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát giữa kì I ( Lớp 7 - Sĩ số học sinh lớp 14)

Năm học Lớp

Số lượng

Kết quả đánh giá Điểm từ

8-10

Điểm từ 6,5-7,9

Điểm từ 5-6,4

Điểm từ 0-4,9 Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ % Số

lượng

Tỉ lệ

%

2022-2023

Từ kết quả khảo sát và qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: tỉ lệ học sinh điểm từ 5 trở lên còn ít, tỉ lệ học sinh điểm dưới 5 còn nhiều Mức độ chủ động lĩnh hội kiến thức trong học tập của học sinh còn hạn chế Các em chưa thực sự hứng thú, tích cực trong học tập vì vậy đã ảnh hưởng rất chất lượng dạy học

Trang 3

Từ thực tế như trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện biện pháp:“Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí 7”

2 Mục đích của biện pháp

Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học trong phân môn Địa lí sẽ giúp:

- Lựa chọn và sử dụng các phần mềm phù hợp để hỗ trợ hoạt động dạy và học

- Thay đổi không khí giờ học, tạo hứng thú học tập để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập

- Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí nói chung và Địa lí 7 nói riêng tại trường TH&THCS số 1 Trường Thủy

3 Cách thức tiến hành biện pháp

3.1 Vai trò của các phần mềm hỗ trợ dạy học

Trong giáo dục, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trên thực tế đã đem lại hiệu quả, tạo chuyển biến lớn trong dạy học Với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học thực sự dễ dàng và thuận tiện đối với người dạy và người học Các phần mềm dạy học đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học bởi những tính năng ưu việt, vượt trội hơn các phương tiện dạy học truyền thống khác Ứng dụng các phần mềm dạy học giúp giáo viên đa dạng hóa các hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học

Với các phần mềm hỗ trợ dạy học, giáo viên có thể đa dạng hình thức tiếp cận kiến thức của học sinh Không bị giới hạn với nội dung chữ là chủ yếu, giáo viên

có thể xây dựng bài học dưới dạng hình ảnh, video, đồ họa thông tin,…do đó tăng

Trang 4

tính tương tác, hứng thú; phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong học tập Đồng thời, trong thời gian ngắn của tiết học giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú, đa dạng và sinh động Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng giúp tiết học

có hiệu quả hơn

Có một số phần mềm hỗ trợ dạy học cho phép giáo viên theo dõi và đánh giá

về sự tiến bộ của học sinh Không những thế, việc học tập của học sinh mang tính

cá nhân hơn thông qua việc thống kê kết quả học tập cụ thể Giáo viên có thể xuất các báo cáo này cho học sinh, và đây là bước đánh giá khách quan qua đó kịp thời động viên, tuyên dương những em có tiến bộ, hỗ trợ những em có kết quả chưa tốt

Từ đó, giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp với năng lực học tập của học sinh

3.2 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học phân môn Địa lí 7

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội, tiếp thu kiến thức hiệu quả mà còn phát triển phẩm chất và năng lực Điều quan trọng là tuỳ theo bài học giáo viên có thể linh hoạt để chọn các phương tiện phù hợp Trong công tác dạy học ở trường cũng như trong quá trình giảng dạy phân môn Địa lí lớp 7, bên cạnh sử dụng phần mềm Powerpoint tôi đã áp dụng hiệu quả một số phần mềm hỗ trợ quá trình dạy học sau:

3.2.1 Sử dụng phần mềm Thinglink

Trong dạy học phân môn Địa lí 7, nội dung liên quan đến địa lí thế giới cần tạo được trực quan sinh động Thay vì mở nhiều cửa sổ để trình chiếu tư liệu số thì phần mềm Thinglink cho phép kết nối tài nguyên số chỉ trên một cửa sổ bằng kỹ

Trang 5

thuật đặt các liên kết theo vị trí không gian bất kỳ trên hình ảnh.

Thinglink là ứng dụng hoạt động trên môi trường internet, chỉ cần có tài khoản Gmail là có thể đăng nhập và sử dụng Thinglink tức thì mà không cần cài đặt Đây là một nền tảng trực tuyến hàng đầu tạo ra tương tác hình ảnh giúp giáo viên có thể chèn liên kết để cho học sinh chia sẻ hình ảnh và truy cập trực tiếp, chỉ cần mở file và đưa chuột qua các điểm được chú thích sẵn Đây là một công cụ hoàn hảo giúp giáo viên sáng tạo hơn bằng cách tạo một poster để thu hút học sinh thông qua các hình ảnh tương tác Giáo viên có thể gắn các điểm liên kết để giáo viên thuận tiện tương tác và giải thích hay đặt câu hỏi và gợi ý câu trả lời cho học sinh So với việc dùng powerpoint phải tạo rất nhiều Slide thì Thinglink chỉ cần một trang đã có thể nén tất cả các nội dung trình chiếu vào các liên kết tương ứng Phần mềm Thinglink có thể được thực hiện trong giờ lên lớp hoặc học sinh có thể tự học trực tuyến ngay tại nhà Giáo viên có thể sử dụng và hướng dẫn học sinh tích hợp các công cụ đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video… vào nội dung bài học để tăng sự phong phú, hấp dẫn Điều này còn giúp kích thích tư duy

và tính sáng tạo của học sinh và tăng mức độ tương tác giữa giáo viên và học sinh

Quy trình sử dụng phần mềm Thinglink trong dạy học

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung trong dạy học phân môn Địa lí

Bước 2: Tìm kiếm, lựa chọn tư liệu Địa lí phù hợp cho các hoạt động học tập của học sinh.

Các kiến thức về Địa lí thế giới rất phong phú và đa dạng Tư liệu Địa lí cho quá trình thiết kế Thinglink bao gồm các thông tin, hình ảnh, video, biểu đồ…dùng trong dạy học phân môn Địa lí 7 Tôi có thể lấy và hướng dẫn học sinh lấy từ các

Trang 6

nguồn sau:

- Chương trình truyền hình: https://vtv.vn/video/

- Kho hình ảnh đa dạng chủ đề: https://www.vectorstock.com/

- Trang web về bản đồ: https://education.maps.arcgis.com/home/index.html

Bước 3: Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học thích hợp.

- Về hình thức: sử dụng trong dạy học trực tiếp trên lớp, giới thiệu Thinglink cho học sinh (gửi đường link) Học sinh tìm hiểu trước nội dung bài học được thiết

kế trong Thinglink

- Về phương pháp: Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp: Nêu tình huống, đặt vấn đề, dự án…

Bước 4: Tiến hành dạy học với hình ảnh tương tác

Giáo viên có thể sử dụng các cách sau:

+ Cách 1: Tích hợp trong bài học Địa lí

+ Các 2: Học sinh hoàn thành dự án về một nội dung bài học

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Ví dụ cụ thể: Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Ở mục 2: Sự phân bố dân cư Phần các đô thị lớn, giáo viên yêu cầu học sinh

lên bảng xác định các đô thị lớn của châu Á (Tô-ky-ô, Đê-li, Mum-bai, Thượng Hải, Đắc-ca, Bắc Kinh) Giáo viên đã tiến hành thiết kế bản đồ tương tác có liên quan đến Dân số và một số đô thị lớn ở Châu Á

https://www.thinglink.com/scene/1794603906928477028

Ở bản đồ này, giáo viên có gắn các thông tin liên quan đến các đô thị lớn ở

châu Á Khi học sinh chỉ trên màn hình, tới vị trí của các đô thị này thì những

Trang 7

thông tin liên quan sẽ hiện ra, cung cấp thêm những kiến thức về số dân đô thị, vị trí, những đặc điểm nổi bật của đô thị đó mà không cần phải mở nhiều cửa sổ khác nhau Ngoài ra, để liên hệ kiến thức đã học, giáo viên còn yêu cầu học sinh xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), trên đó những thông tin về thành phố này cũng được cung cấp thêm cho học sinh

Việc thiết kế hình ảnh tương tác với phần mềm Thinglink không chỉ giúp thuận tiện cho giáo viên trong công tác giảng dạy trên lớp, tạo hứng thú cho học sinh khi được tương tác với các hình ảnh, bản đồ mà các hình ảnh tương tác do giáo viên thiết kế có thể được chia sẻ trực tiếp vào nhóm lớp giúp học sinh có thể

ôn tập kiến thức ở nhà

Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Thinglink, kích thích sự sáng tạo của học sinh để có thể thiết kế nội dung bài học hay các bài tập vận dụng, các dự án học tập

Ví dụ cụ thể: Bài 8: Thực hành tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới

nổi của châu Á

Tôi đã yêu cầu học sinh hoạt động nhóm với nội dung: ? Hãy viết bản báo cáo

về một trong các nền kinh tế lớn, mới nổi của châu Á Ứng dụng này là một công

cụ thiết thực giúp học sinh tạo nên bài báo cáo thú vị, tạo hứng thú, tăng tính tương tác, kích thích tính sáng tạo của học sinh Học sinh có thể sử dụng phần mềm Thinglink để thiết kế bài báo cáo dưới dạng hình ảnh gắn liên kết, video…sau đó học sinh trình bày bài báo cáo trước lớp

Như vậy, việc sử dụng phần mềm Thinglink trong dạy học giúp giáo viên trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình Thầy cô có thể tương tác với

Trang 8

học sinh một cách dễ dàng Bên cạnh đó, kích thích học sinh phải nỗ lực tìm ra cách thức giải quyết bài tập thông qua việc tự tìm hiểu, học hỏi Chính điều này đã kích thích, khơi gợi sự sáng tạo và tự giác của học sinh, góp phần đổi mới phương

pháp dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”.

3.2.2 Sử dụng phần mềm Plickers

Hiện nay, hình thức kiểm tra trắc nghiệm rất phổ biến trong nhiều môn học Tuy nhiên, để giúp học sinh quen với phương pháp làm bài, biết vận dụng kiến thức, có kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian nhất định và đạt được kết quả cao thì việc ôn tập theo hình thức này khá vất vả với giáo viên khi không có máy chấm bài trắc nghiệm Học sinh ôn luyện, làm bài tập trắc nghiệm trên giấy thường thấy khô khan, khó nhớ và ít hứng thú

Để giải quyết vấn đề này, tôi đã sử dụng Plickers - một công cụ giúp tổ chức

ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm trong lớp học một cách hiệu quả và thú vị Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh; máy tính và một ti vi hoặc máy chiếu kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy

Sau khi tạo lớp học trên Plickers, tôi vào danh sách học sinh của lớp theo số thứ tự Plickers tự động đặt số thẻ cho học sinh và giáo viên sẽ phát thẻ cho mỗi

em theo đúng mã số

Khi đó, giáo viên dùng máy điện thoại để quét đọc đáp

án của học sinh trên thẻ và tự động nạp vào hệ thống Sau khi

học sinh trả lời bộ câu hỏi, Plickers có phần hiển thị điểm

(Score sheet) tổng hợp kết quả của học sinh rất nhanh và ngay lập tức hiện trên màn hình máy tính

Trang 9

* Các bước sử dụng Plickers trong dạy học

- Trên máy tính, truy cập vào “Plickers.com”; trên điện thoại mở phần mềm

plickers (Điện thoại và máy tính cùng đăng nhập Plickers trên cùng một tài khoản)

- Chọn đủ câu hỏi cho lớp trước khi chọn lớp

- Chọn “Live view” trên giao diện web của máy tính

- Click vào chấm tròn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại để cho học sinh làm (câu hỏi cũng sẽ hiển thị trên màn hình)

- Kiểm tra đáp án: khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên chọn biểu tượng máy ảnh “camera” trên màn hình điện thoại và lướt điện thoại qua toàn bộ thẻ của học sinh

- Trên điện thoại giáo viên có thể biết số liệu các đáp án mà học sinh đã lựa chọn, học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học sinh có đáp án…

Ví dụ cụ thể: Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo

vệ thiên nhiên ở châu Phi.

Trước khi vào dạy bài mới, giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ bằng hình thức trắc nghiệm có sử dụng phần mềm Plicker

Câu 1: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở:

A Vùng rừng rậm xích đạo B Hoang mạc Xa-ha-ra.

C Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam D Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

Câu 2: Dân số châu Phi rất tăng nhanh khi nào?

A Những năm 20 của thế kỉ XX B Những năm 30 của thế kì XX.

C Những năm 40 của thế kỉ XX D Những năm 50 của thế kỉ XX.

Trang 10

Câu 3: Năm 2020, dân số châu Phi chiếm bao nhiêu % dân số thế giới?

A 15% B 17% C 19% D 22 %

Câu 4: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gia đoạn 2015 - 2020 là bao nhiêu?

A 2,54% B 2,62% C 2,73% D 1,78%.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi?

A Gia tăng nhanh B Nạn đói

C Thu nhập cao D Xung đột quân sự.

Như vậy, theo phương pháp thông thường, mỗi tiết học tôi chỉ kiểm tra được 2-3 em hoặc chỉ một vài học sinh tham gia trả lời câu hỏi thì khi áp dụng phần mềm Plickers thì tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và có câu trả lời Tôi

dễ dàng nhận biết được đáp án học sinh đã lựa chọn, bạn nào đúng, sai có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp nên giáo viên có thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi đua học tập Ngoài ra, dựa vào bảng thống kê, tôi biết kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào còn chưa tốt

và có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, các em cũng rất hào hứng và có ý thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn

3.2.3 Sử dụng phần mềm Canva

Kiến thức phân môn Địa lí 7 đa dạng với kênh chữ, số liệu, biểu đồ… thay vì yêu cầu học sinh đọc thuộc sẽ gây sự nhàm chán thì phần mềm Canva giúp thể hiện nội dung bài học dài, phức tạp được sắp xếp thành những video, hình ảnh thẩm mĩ kết hợp lồng ghép thông tin quan trọng, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w