CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc Tôi kính đề nghị Qúy cơ quan/ đơn vị xem xét, cô
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc
Tôi kính đề nghị Qúy cơ quan/ đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm như sau:
tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc
nơithườngtrú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đốivới từng đồngtác giả, nếucó)
1 Lương Thị Kim
Trường
MG Đại Thạnh
GV Đại Học 100%
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát huy
tính tích cực chủ động của trẻ MGL trong hoạt động vui chơi ngoài trời”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lương Thị Kim Trang - Trường Mẫu GiáoĐại Thạnh
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi của lớp Lớn 2 Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh, Đại Lộc, Quảng Nam
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2023
- Hồ sơ đính kèm:
+ Báo cáo sáng kiến
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan: Hình ảnh kèm theo
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đại Thạnh, ngày 12 tháng 1 năm 2024
Người nộp đơn
Lương Thị Kim Trang
Trang 2CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ
MGL trong hoạt động vui chơi ngoài trời
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi và hoạt động học lồng ghép mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy
ra ở cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống Đối với trẻ 5- 6 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học
Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã hội, khám phá những điều mới lạ của các hoạt động như: Quan sát hiện tượng thiênnhiên, môi trường sống của sự vật, tiếp xúc với nước, cát, sỏi, nhặt lá cây cùng cô làm những đồ chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi, cây trồng của lớp, của trường
Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển
kỹ năng vận động như đi, chạy, nhảy, leo, trèo, giữ thăng bằng, sự kết hợp các giácquan và tiếp nhận cảm giác, trẻ thể hiện được tính tự do tự nguyện, tính cộng đồng,thiết lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động, dân gian, chơi tự do cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản… đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
Ngày nay, trẻ tiếp cận với công nghệ từ rất sớm, thậm chí dành hết thời gian dán mặt vào màn hình vi tính, ipad, điện thoại với những trò chơi trên mạng Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ MGL trong hoạt động vui chơi ngoài trời.” để
làm đề tài nghiên cứu
2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
* Giải pháp 1: Tổ chức môi trường vật chất ngoài trời cho trẻ.
- Tổ chức môi trường vật chất ngoài trời là cách bố trí, sắp xếp hợp lý các phương tiện, đồ dùng dạy học theo mục đích giáo dục, tạo khoảng không gian ngoài trời cho trẻ, ở đó trẻ có cơ hội khám phá thiên nhiên và rèn luyện cơ thể bằngyếu tố tự nhiên Cách sắp xếp, bày trí khoa học còn ảnh hưởng lớn đến hứng thú tham gia các hoạt động của trẻ Môi trường vật chất hợp lý sẽ là nơi giúp trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, khám phá những điều mới lại về các sự vật hiện
Trang 3tượng tự nhiên: cây cối, hoa, quả, các con vật từ đó phát triển nhận thức, giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong hoạt động vui chơi ngoài trời để trẻ được thõa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất , ngôn ngữ nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm, kĩ năng xã hội.
Tôi đánh giá cao môi trường hoạt động ở ngoài trời, vì những hoạt động giáo dục trong lớp thực hiện được thì có thể tiến hành ngoài trời nhưng có rất nhiều hoạt động có thể tiến hành ngoài trời nhưng lại không thể thực hiện được ở trong lớp.Bản thân tôi là giáo viên của tổ mẫu giáo lớn, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với tổ chuyên môn để đề nghị lên nhà trường hổ trợ kinh phí để cùng với những thành viên trong tổ và vận động phụ huynh các lớp tham gia quy hoạch, cải tạo lại sân trường để phân bổ lại diện tích cho phù hợp với điều kiện của nhà
trường, tạo khoảng không gian rộng mở, để trẻ được tự do khám phá, sử dụng các giác quan để hòa mình vào thế giới tự nhiên và có cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô
Các khu vực hoạt động tôi bố trí và xây dựng thêm được đảm bảo an toàn tuyệt đối, sạch sẽ, đẹp mắt cho trẻ, cảnh quan môi trường được thiết kế nhiều cây xanh, bóng mát,, có lối đi để trẻ dễ dàng di chuyển giữa các khu vực hoạt động Không gian mỗi khu vực được bố trí thân thiện, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ dễ dàng
và tích cực tham gia các hoạt động Trẻ luôn được khuyến khích tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữu gìn vệ sinh công cộng, trường lớp và cá nhân
+ Khu sân chơi để tập thể dục, để chơi một số trò chơi lớn như nhảy bao bố, kéo co, mèo đuổi chuột
+ Khu vực các thiết bị, đồ chơi ngoài trời: Các đồ chơi vận động ngoài trời như chơi leo dây, bò chui qua cổng, qua ống, bập bênh, cầu trượt, đu quay, nhảy
xa, nhảy cao, cầu trượt…có khoảng cách, có thảm cỏ, đệm để đảm bảo an toàn chotrẻ ( Hình 1a)
+ Khu vực vui chơi với cát, nước: Gồm có mô hình hệ thống nước, hồ cá cho trẻ chơi câu cá, trẻ chơi vật chìm vật nổi, vẽ tranh cát…được che chắn an toàn
và đầy đủ nguyên vật liệu để trẻ làm thí nghiệm như: sỏi, cát, nước…
+ Khu vực thiên nhiên: Rau là thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ, một vườn rau sạch không những cung cấp dinh dưỡng mà còn là môi trường an toàn cho trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời Tôi thực hiện cùng với nhà trường xây dựng vườn rau trong trường cho trẻ với đa dạng các loại rau củ quả xanh tươi, khu vườn nhỏ còn đem lại một khônggian xanh trong lành cho trẻ mỗi khi được vui chơi ngoài trời, điều này đã tạo nên một sự hòa nhập giữa trẻ với thiên nhiên vô cùng tốt (Hình 1b)
+ Khu vực chơi bán hàng: Chúng tôi tái hiện lại khu chợ quê cho trẻ với nhiều gian hàng cho trẻ trải nghiệm, gian hàng chợ quê với rất nhiều sản phẩm hấp dẫn như: gian hàng ẩm thực, gian hàng quà lưu niệm, gian hàng bán rau củ quả, quầy bán đồ dùng, đồ chơi, bán quần áo Qua đó, giúp trẻ có sự trải nghiệm mới lạ
mà thân thương của phiên chợ quê xưa Đồng thời, giúp trẻ tìm hiểu về những nét
văn hóa ẩm thực đặc sắc của quê hương ( Hình 1c)
+ Khu vực các trò chơi dân gian: Nhận thấy tầm quan trọng của việc đưa trò chơi dân gian vào giáo dục mầm non, tôi đã tham mưu cùng với nhà trường tạo nênmột khu trò chơi dân gian với nhiều trò chơi gắn liền với tuổi thơ của trẻ như: Các
Trang 4trò chơi vận động tập thể như kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, đi cà kheo, nhảy sạp… có thể giúp trẻ tăng cường sức khỏe, thể chất, phát huy tính đoàn kết, giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng phán đoán( Hình 1d)
- Tôi luôn chú ý trong xây dựng môi trường ngoài trời cho trẻ phải thực sự
an toàn và có tính thẫm mỹ cao Tôi luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của đồ dùng, đồ chơi tự làm cho trẻ, mỗi đồ dùng làm ra tôi tự trải nghiệm trước để kiểm tra độ an toàn cho trẻ, đảm bảo không có đồ sắc nhọn, không gây té ngã, không độc hại cho trẻ Ngoài việc cung cấp các đồ vật, đồ chơi, trang thiết bị có sẵn tôi luôn chú ý chuẩn bị các đồ vật tự nhiên, các nguyên vật liêu tái sử dụng(lá cây, cát,sỏi, vải vụn, lốp xe…) để giúp trẻ mở rộng cơ hội khám phá và hiểu biết Môi trường tôi xây dựng cho trẻ hoạt động luôn an toàn, xanh, sạch đẹp, hấp dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy tối đa tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động ngoài trời
* Giải pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động vui chơi ngoài trời.
Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt, ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau về gia đình, hoàn cảnh, môi trường sống, thể chất, sở thích, năng lực và trình độ Vì vậy, vào đầu năm học khi được nhận lớp, bản thân tôi luôn cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, những đặc điểm, mức độ phát triển, nhu cầu học tập khám phá, khả năng tiếp thu của mỗi trẻ để dựa trên những cơ sở đó lập kế hoạch giáo dục phù hợp vớikhả năng chung của trẻ, những điều trẻ có khả năng thực hiện, không dạy trẻ những gì quá khó với trẻ Để thực hiện hoạt động ngoài trời cho trẻ hiệu quả, tôi dự kiến kế hoạch dựa trên nội dung giáo dục Bao gồm mục đích, nội dung, chuẩn bị và tiến trình hoạt động như sau:
+ Mục đích của buổi chơi: Khi lập kế hoạch trước tiên tôi cần xác định rõ mục tiêu là luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục để xác định mục đích của buổi chơi nhằm đạt mục đích trọng tâm nào và đáp ứng theo kế hoạch giáo dục
đã dự kiến Có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động vuichơi bằng nhiều cách khác nhau , nghĩa là trẻ có khả năng thực hiện được những gì? Trẻ sẽ trở nên như thế nào? Kết quả mong đợi sẽ như thế nào?
+ Nội dung hoạt động của trẻ: Sau khi xác định được mục tiêu giáo dục, tôi dựa vào mục tiêu giáo dục để cụ thể hóa nội dung hoạt động ngoài trời trong
chương trình giáo dục mầm non để xác định nội dung chơi cho số lượng và hình thức trẻ chơi phù hợp, hiệu quả
- Đồng thời lựa chọn các nội dung giáo dục mới gần gũi, phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của địa phương Tạo cơ hội cho trẻ được học hỏi, trải nghiệm, khám phá nhiều điều mới lạ xung quanh trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằngchơi”
VD: Địa phương tôi có chợ Bến Dầu, tôi sẽ tổ chức cho trẻ tham quan và trảinghiệm mua sắm ở chợ thông qua hoạt động ngoài trời vỡi chủ đề Quê Hương Trẻrất hứng thú và tích cực tham gia, qua đó trẻ sẽ mạnh dạn, tư tin hơn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện ( Hình 2a)
VD: Thông qua chủ đề Trường tiểu học, tôi sẽ tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học Đại Thạnh ở xã mình đang dạy Qua hoạt động tham quan này trẻ
sẽ được trải nghiệm một cách thiết thực về môi trường học tập mới Được làm
Trang 5quen với ngôi trường, với các phòng ban như: phòng học, phòng BGH, phòng y tế, phòng truyền thống, phòng đọc sách…theo dõi các hoạt động sinh hoạt: như múa hát tập thể, giờ tập thể dục, giờ ra chơi Từ đó hình thành ở trẻ sự mạnh dạn và tự tin ở trẻ ( Hình 2b)
+ Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng, vật liệu…Quan tâm đến tận dụng các khu vực
và nguyên liệu sẵn có, trẻ thích, trẻ có thể chơi theo nhiều cách khác nhau, nhiều trẻ có thể chơi và đảm bảo an toàn
* Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Trước khi cho trẻ ra sân chơi tôi luôn tìm hiểu điều kiện ngoài trời phải đảm bảo vệ sinh và an toàn, các điều kiện cần thiết cho trẻ ra chơi ngoài trời như
dự kiến Tạo tâm thế phấn khởi cho trẻ trước khi ra sân chơi và tìm hiểu tâm lí và tình trạng sức khoẻ của từng trẻ trước, trẻ nào đau ốm tôi sẽ cho cháu được nghỉ ngơi và hạn chế cho cháu chạy nhảy ngoài sân
- Khi ra chơi ngoài trời, một mặt tôi luôn khuyến khích trẻ chơi tự nhiên theo tưởng tượng và sở thích, mặt khác tôi tạo cơ hội cho trẻ chơi theo chủ đích như: Có thể giao nhiệm vụ mà trẻ cần thực hiện trong thời gian hoạt động ngoài trời bằng cách:
+ Thông báo nhiệm vụ cụ thể VD: Hôm nay ra sân trường các con sẽ được tham quan và làm vườn rau
+ Đưa những vật liệu, đồ chơi hấp dẫn ra ngoài trời để thúc đẩy tư duy trẻ khi chơi VD: Chuẩn bị một số lá cây, xe đẩy, phẩm màu làm thí nghiệm…
Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, tôi luôn đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ, tạo cơ hội để trẻ nói về những suy nghĩ của mình Căn cứ vào hoạt động diễn ra trước khi chơi ngoài trời để đảm bảo nguyên tắc động tĩnh Nếu hoạt động trong lớp là hoạt động tĩnh thì tôi sẽ tổ chức trẻ chơi trò chơi vận động ngay trước khi trẻ tham gia các hoạt động khác Ngược lại nếu trước đó là một giờ học vận động nhiều thì cô nên hướng dẫn trẻ tiến hành các hoạt động tĩnh như: Làm thí nghiệm, quan sát cây xanh, trò chuyện về thời tiết…
- Tôi luôn khuyến khích trẻ lựa chọn trò chơi, địa điểm chơi, cách chơi và bạn chơi, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng chơi, lựa chọn các trò chơi và tôi luôn tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện đúng luật chơi, hợp tác vói bạn chơi
Đồng thời, nếu tôi nhận thấy trẻ đang hứng thú về một đối tượng quan sát hấp dẫn thì tôi có thể linh hoạt chuyển hướng hoạt động để đáp ứng nhu cầu, hứng thú của tr
VD: Theo dự kiến tôi sẽ cho trẻ quan sát cây xanh trong sân trường.Tuy nhiên, tôi phát hiện một đàn kiến đang tha mồi và trẻ rất hứng thú quan sát thì tôi
có thể linh hoạt cho trẻ quan sát đàn kiến và đặt câu hỏi kích thích trẻ trò chuyện
về những gì trẻ quan sát được ( hình 3)
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trong quá trình trẻ quan sát ngoài trời, tôi sẽ chuản bị nhiều câu hỏi gợi mở để trò chuyện với trẻ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ như:
+ Con có nhận xét gì về…?
+ Con cảm thấy như thế nào?
Trang 6+ Vì sao con biết?
Trong khi trẻ chơi ngoài trời tôi luôn bao quát và xử lí nhanh những tình huống xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cố gắng trả lời hết câu hỏi của trẻ và sẽ tham gia cùng trẻ như một người bạn chơi với trẻ
Những công việc này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn,
là tiền đề quyết định sự thành công giúp trẻ phát huy tích cực chủ động trong buổi hoạt động ngoài trời
* Giải pháp 4: Tổ chức đa dạng các trò chơi vận động ngoài trời.
- Trường tôi là một trường có diện tích sân rộng với nhiều cây xanh che bóng mát nên việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời rất thuận tiện Tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời , những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp
Các trò chơi phát triển giác quan:
- Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu con vật, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì…
Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:
- Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm…
- Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả (hình 4)
- Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếplịch sự với mọi người
Trò chơi giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi có sẵn
trong trường
- Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời:cầu tuột, các vận động bò trừơn trèo tung ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp,gốc cây, nhảy lò cò, nhảy bô báo, chui qua các hình rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm ( Hình 5)
- Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa,bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, rađây xem…
- Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dụctrẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằmthu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi
Trang 7- Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilon vànắp nhựa, bông vụ làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm,
so sánh đoán với nhau lá gì…
* Giải pháp 5: Đánh giá các kĩ năng của trẻ và rút kinh nghiệm cho tổ chức hoạt động lần sau.
- Mục đích đánh giá trẻ là cung cấp cho giáo viên những thông tin về sự tiến
bộ của trẻ Các họat động đánh giá thông qua quan sát có thể kích thích trẻ tham gia tốt vào các hoạt động và hiểu được những yêu cầu của hoạt động này
- Để ghi lại sự tiến bộ của trẻ Điều này tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên đối với các nhu cầu giáo dục của từng cá nhân trẻ Cung cấp những thôngtin cần thiết khi giáo viên cần đưa ra những quyết định để lập kế hoạch tiếp theo cho trẻ
- Chính vì vậy trong quá trình cho trẻ hoạt động tôi đánh giá trẻ qua quan sáthoạt động vui chơi của trẻ dựa trên các tiêu chí:
Tiêu chí 1: Khả năng hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động
Tiêu chí 2: Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ
Tiêu chí 3: Trẻ tò mò ham hiểu biết, tích cực khám phá thiên nhiên
Tiêu chí 4: Thực hiện các kĩ năng vận động
Sau buổi hoạt động ngoài trời tôi sẽ dựa vào kết quả đánh giá để lên kế hoạch thực hiện cho hoạt động ngoài trời lần sau
* Giải pháp 6: Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời:
Kho tàng trò chơi giành lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau Có thể cùng một trò chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhauthì mức độ vận động của nó cúng có sự khác biệt Nhận thức được vấn đề này bằngnhiều phương tiện như: Sách, báo, internet… Tôi đã sưu tầm được một số trò chơi cho lứa tuổi mẫu giáo lớn
Sưu tầm sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố ứng dụng vào hoạt động ngoài trời
Ví dụ: Cô cho trẻ đọc và chơi trò chơi với bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơiĐến ngõ nhà trờiLạy cậu lạy mợCho cháu về quêCho dê đi họcCho cóc ở nhàCho gà bới bếp
Ù à ù ậpNgồi xập xuống đây
Qua những bài đồng dao, câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạtđộng vừa hát, vừa vẽ, tưới cây, hay thích thú khi vẽ những chiếc lá vàng mà trẻ đã nhặc được trong sân trường Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các từ khó, rén cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo về môi
Trang 8trường xanh, sach, đẹp ở mọi nơi đồng thời phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên.
Ví dụ : Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tưới cây, để kích thích trẻ hào hứng tham gia hơn tôi đã sáng tác bài “Vè tưới cây” Kết quả trẻ vô cùng hứng thú và yêu lao động hơn ( hình 6)
Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi” Chơi tập thể
Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của
tay chân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động ( Hình 7 )
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
- Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được: “Chơi mà học, học bằng chơi”, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động mang lại nhiều bổ ích cho trẻ Thông qua hoạt động vuichơi ngoài trời trẻ được vận động giải phóng năng lượng, tăng cường sức khỏe, thểlực cho trẻ, trong khi chơi trẻ được tự mình học hỏi, khám phá thế giới xung
quanh, phát triển các phẩm chất trí tuệ, tình cảm xã hội, đồng thời giúp trẻ dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống hơn Như vậy, có thể khẳng định hoạt động vui chơi ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo
- Tuy nhiên, hoạt động vui chơi ngoài trời hiện nay chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động này sao cho trẻ được phát huy tính tích cực chủ động mà chỉ coi đó là hoạt động vui chơi tự do của trẻ, hình thức giảng dạy của nhiều giáo viên mầm non còn chưa linh hoạt, sáng tạo, do đó chưa khơi gợi được hứng thú và sự tích cực của trẻ Mặc
dù chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã đề cập tới hoạt động ngòai trời cho trẻ và một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ
- Qua tìm hiểu và phân tích một số biện pháp cũ được áp dụng tại trường nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động vui chơi ngoài trời, tôi nhận thấy một số ưu nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh nên trường lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi…phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ
+ Không gian ngoài trời được thiết kế cho trẻ tham gia các hoạt động
+ 100% trẻ tại trường thích nghi với các hoạt động ngòai trời
+ Giáo viên tự thiết kế nội dung hoạt động ngoài trời cho trẻ theo chủ đề
Do đó giáo viên có thể chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Trang 9- Nhược điểm:
+ Không gian ngoài trời được thiết kế qui hoạch nhưng việc bố trí khu hoạt động cho trẻ chưa hợp lí, chưa có nhiều nguyên vật liệu mở Trẻ chưa có nhiều cơ hội lựa chọn học liệu, trò chơi, hoạt động để có thể tích cực chủ động sáng tạo
+ Một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể, trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng, nêu quan điểm cá nhân, vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn hẹp, chưa chủ động tham gia trải nghiệm vào các hoạt động
+ Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế Trẻ dễ dàng cuốn hút vàocác hoạt động nhưng cũng nhanh chóng phân tán tư tưởng, tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú
+ Việc đánh giá các kĩ năng của trẻ trong hoạt động ngoài trời và rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau không được giáo viên chú ý và đưa vào để sử dụng biện pháp này
2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát 10 giáo viên tại trường về việc
áp dụng những biện pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ và thu được kết quả sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát 10 giáo viên áp dụng những biện pháp cũ.
ST
T
Thường xuyên
3/10 TL: 30%
5/10 TL: 50%
2 Lựa chọn nội dung
theo chủ đề
5/10 TL: 50%
5/10 TL: 50%
0/10 TL: 0%
3 Lựa chọn sưu tầm trò
chơi nới
1/10 TL: 10%
3/10 TL: 30%
6/10 TL: 60%
4 Tận dụng nguyên vật
liệu phục vụ cho hoạt
động chơi ngoài trời
2/10TL: 20%
3/10TL: 30%
5/10TL: 50%
Qua bảng khảo sát cho thấy:
Đa số giáo viên đã sử dụng những biện pháp khác nhau để tổ chức hoạt độngngoài trời cho trẻ Nhưng đa số là các biện pháp về chuẩn bị các điều kiện hoạt động Tuy nhiên để tạo được sự phát triển mạnh mẽ, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động vui chơi ngoài trời cần phải có những biện pháp tích cực hơn
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là vô cùng cần thiết và góp phần quan trọng trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ nhằm hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ cho trẻ Tuy nhiên, nhóm biện pháp tạo môi trường cho trẻ hoạt động rất ít được giáo viên chú ý thay đổi , 50% giáo viên không sử dụng biện pháp này để thay đổi tạo môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
Trang 10Tận dụng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài trời giúp trẻ hứng thú khám phá thiên nhiên Nhưng nhiều giáo viên hiện nay chưa chú trọng đến việc tìm các nguyên vật liệu mở cho trẻ mà sử dụng những đồ chơi ngoài trời có sẵn để
tổ chức cho trẻ hoạt động Nhóm biện pháp này 50% giáo viên không sử dụng, điều này là một thiệt thòi lớn đối với trẻ
Qua tìm hiểu một số biện pháp cũ đã áp dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời tạitrường và để bẩn thân nắm rõ được tình hình, khả năng của trẻ, tôi tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được kết quả:
Bảng 2: Bảng khảo sát đánh giá trẻ dựa trên các tiêu chí.
STT Tính tích cực, chủ động của
trẻ
Tổn
g sốtrẻ
+ Giải pháp 1: Tổ chức môi trường vật chất ngoài trời cho trẻ
+ Giải pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động vui chơi ngoài trời
+ Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Giải pháp 4: Tổ chức đa dạng các trò chơi vận động ngoài trời
+ Giải pháp 5: Đánh giá các kĩ năng của trẻ và rút kinh nghiệm cho tổ chức hoạt động lần sau
+ Giải pháp 6: Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻhoạt động ngoài trời:
- So với những biện pháp cũ tôi đã khảo sát giáo viên, những biện pháp của tôi mang nhiều tính mới, được cải tiến, sáng tạo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Biện pháp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi mầm non