1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ trong hoạt động ngoài trời

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ trong hoạt động ngoài trời
Tác giả Nguyễn Thị Bích Loan
Trường học Trường Mẫu giáo Đại Thạnh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mầmnon mà trong đó hoạt động chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vìkhi chơi ngoài trời trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, đ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Như chúng ta đã biết phương thức học của trẻ mẫu giáo hiện nay là “Họcbằng chơi, chơi mà học” Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mầmnon mà trong đó hoạt động chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vìkhi chơi ngoài trời trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thếgiới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, giúp trẻ tăng thêmvốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động

Lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi trẻ thích khám phá tìm tòi những cái mới,cái lạ, cái chưa biết trong cuộc sống xung quanh trẻ Mà người giáo viên Mầmnon chính là người tổ chức, định hướng cho trẻ khám phá, trải nghiệm Khi tổchức cho trẻ khám phá, trải nghiệm, chúng ta có rất nhiều hình thức, nhiều hoạtđộng, trong đó có hoạt động chơi ngoài trời là một hoạt động hiệu quả nhất, vìqua hoạt động chơi ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu,

Trang 2

khám phá của trẻ Hoạt động chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứngthú với môi trường tự nhiên, đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống Trẻrất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới xung quanh Hoạtđộng chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứngthú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xungquanh trẻ.

Hoạt động chơi ngoài trời là một trong các hoạt động có chủ đích, nhằm rènluyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêucủa chương trình; các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường vàcuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động dạo chơingoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy, thực chất là trẻ khám phá, họchỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình

` Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kỹ nănggiao tiếp của trẻ Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ

đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Do đó, có thể khẳng định rằng,hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thểchất, tình cảm, trí tuệ của trẻ

Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn vàlôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵntrong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vậtxung quanh trẻ trong các tình huống Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…

và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp,thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ

Trang 3

Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạtmột cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi, do đó trẻ sẽ nhútnhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống Không có gì khiến trẻcảm thấy thỏa mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xungquanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện:

Biện pháp 1: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ.

Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tậpqua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để có kiến thức sâurộng, đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ Khi giải đáp nhữngthắc mắc của trẻ giáo viên không được giải đáp qua loa, kiểu nữa vời mà phảigiải thích cặn kẻ, chính xác

Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ từ đó có biện pháp tácđộng phù hợp, tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ trên quan điểm mổi trẻ là một cáthể riêng biệt, dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trìnhchăm sóc giáo dục mầm non mới

Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình; không áp đặt suynghĩ của mình lên trẻ, tạo điều kiện tối đa để trẻ phát huy cái tôi của chính trẻ

Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khámphá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm

Sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản,gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu trò chơi từ những đồchơi đó

Trang 4

Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệumới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.

Biện pháp 2: Đa dạng các trò chơi ngoài trời; tận dụng các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài trời.

Thực trạng trường Mẫu giáo Đại Thạnh có diện tích sân rộng, sỉ số cháuhợp lý nên việc tổ chức cho các cháu chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thểcủa từng nhóm rất thuận tiện Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháuhoạt động, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, nhữngtrò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề và gắn với những mốc thờigian phù hợp

Các trò chơi phát triển giác quan: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở

đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lácây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoánvật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì…

Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:

Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất củachúng Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trítưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, ngôi nhà, con bướm….( Hình 1)

Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây vườn hoa, vườn rau xungquanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: Quan sát sự thay đổi hàngngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng: Nhóm có hoa, nhóm không

có hoa, nhóm ăn quả….Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan

Trang 5

hệ với thế giới xung quanh, từ đó trẻ có ý thức chăm sóc hoa, rau và bảo vệ câyxanh ( Hình 2)

Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ:

Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèotrên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: Cầu trượt, các vận động bò, trườn,trèo, tung, ném, chuyền, bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèncho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leotrèo những nơi nguy hiểm

Ngoài các đồ chơi có sẵn, tôi còn tận dụng lốp xe bị bể để cho trẻ chơinhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xe Từ những lốp xe, những gốctre tưởng chừng như đồ bỏ đi nhưng dưới bàn tay khéo léo của các cô và sự kếthợp, giúp đở của cha mẹ trẻ tạo nên những chiếc bập bênh xinh xắn để trẻ thỏasức cùng nhau chơi đùa

Bên cạnh đó tôi cho trẻ cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: Quảcầu làm từ dây nilong và nắp nhựa, chai nước nhựa làm boling

Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi

“Tìm về đúng chuồng”; “Bắt bướm” Và các đồ dùng đó được làm từ cácnguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cáttông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xemáy, lốp ô tô,… đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng tròchơi tương ứng với từng chủ đề

Trang 6

Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt độngngoài trời phù hợp với từng chủ đề nhằm củng cố tri thức của trẻ với các hiệntượng đã quan sát được.

Ví dụ: Chủ đề mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễhội mùa xuân dạy cháu chơi: Đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê…

Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định Vì thếhoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó Nếu như hoạt động chung được tổchức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻđược gần gủi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thểchất; hay như ở hoạt động chơi, hoạt động ở các góc trẻ lại được mở rộng thêm

về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm Chính vì vậy cần chú ý lựachọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất từng hoạt động

Tận dụng không gian rộng và thoáng, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơivận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”,

“Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”

Ví dụ: Với trò chơi Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “Xinkhúc đuôi -Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạythật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác

hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác (Hình 3)

Trò chơi “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có nhiều nấcchơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười (Nhảy lò cò); Từ một nụ, mộthoa…đến tám hoa (Trồng nụ trồng hoa)…Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết

Trang 7

nấc này mới đi tiếp nấc sau Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn

và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi

Trò chơi “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanhmiệng vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay

ra, ngón tay của trẻ sẽ bị giữ lại, như thế là thua

Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian phát triển nhận thức, rèn luyện trínhớ và khả năng tư duy cho trẻ

Ví dụ:

Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “Con ruồi có cánh - Đòn gánh có mấu-Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một

số con vật và đồ vật quen thuộc

Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năngđộng của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:

“ Non cao đầy nước Đáy biển đầy cây Dưới đất lắm mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm Thẳng như lưng tôm Cong như cán cuốc…”

Ngoài ra tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ngoài trời

vì đối với trẻ, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan

Trang 8

trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thíchthú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, tạo điều kiện để phát triển năng lựcquan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ Để trẻ có sự tìm tòi, thíchkhám phá thiên nhiên, chúng ta cần cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xungquanh.

Ví dụ: Khi cho trẻ ra sân thấy có nhiều lá vàng, cô cho trẻ nhặt lá và cùngnhau trò chuyện về lá vàng:

Đố các con đây là lá của cây gì?

Tại sao lá rụng? Quan sát lá trên cây lúc này như thế nào ?

Cây cần gì để sống? Người ta trồng cây để làm gì?

Các con đã làm gì để bảo vệ cây xanh?

Tôi cũng gợi ý cho trẻ chơi, sáng tạo ra những sản phẩm của mình từnhững chiếc lá Trẻ có thể làm ra những bức tranh bằng lá cây Ngoài ra tôi còncho trẻ nhặt nhiều loại lá khác nhau và yêu cầu trẻ phân loại lá theo đặc điểm( lá tròn, lá dài, lá to, lá nhỏ…) hay là xếp hình các con vật ngộ nghĩnh bằng lácây……

Để tạo hứng thú cho trẻ tôi còn gợi ý cho trẻ chơi với nhiều nguyên vậtliệu mở như: Các loại hạt đậu, các loại rau, lá sắn…Trẻ có thể chơi trò xâu hạt,xếp hình các loại rau củ quả, làm dây chuyền, vòng tay…

Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm; thí nghiệm đơn giản, sưu tầm, sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố… ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.

Tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm:

Trang 9

Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hộixung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ Nội dung quan sát thườngdựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từngtrường hợp quan sát Đối với trẻ những hoạt động trải nghiệm thú vị, bổ ích giúpchúng hình thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống Hoạt động trải nghiệmsáng tạo như một trò chơi khám phá thế giới bất tận, càng đào sâu càng mê sayhơn Vì thế, trong quá trình giáo dục trẻ, tôi luôn phối hợp với nhà trường thiết kếcho trẻ các chương trình giáo dục trải nghiệm vừa sáng tạo, vừa hiệu quả.

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ đi chợ xuân, cô chuẩn bị các gian hàng bao gồm cửahàng quần áo, cửa hàng thực phẩm, cửa hành bán hoa ngày Tết, cửa hàng bán nếp,đậu xanh, nơi bán gà vịt…Một số trẻ hóa thân thành những người bán hàng thựcthụ và các trẻ đi chợ xuân, trẻ thì mua quần áo, có trẻ mua bánh chưng, bánh tét, cótrẻ mua nếp, đậu xanh về để nấu xôi…Trẻ được trải nhiệm đó là biết đi chợ, biếtcách mua bán như người lớn

Với quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, trong quá trình mua bántôi quan sát trẻ và sau đó có một số câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tíchcực, chủ động của trẻ như:

Chợ xuân bán những gì ?

Con đã mua được gì ở chợ? Mua về để làm gì ?

Tại sao mọi người lại mua nhiều thứ như vậy?

Khi tết đến bố mẹ các con thường làm những công việc gì? Các con có thích tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam không ? vì sao?

Trang 10

-Khi trẻ được trải nghiệm thật sự thì trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời được các câuhỏi mà cô đưa ra một cách dễ dàng Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻđược phát triển một cách nhanh nhất, bởi trẻ được trực tiếp tham gia, khám phátheo ý thích của bản thân, từ đó giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển mộtcách toàn diện về thể lực, trí tuệ.

Tôi còn tổ chức cho trẻ được tham quan vườn rau của trường Từ rất sớmtrẻ đã háo hức để được ra vườn rau xem tận mắt, sờ tận tay các loại rau hàngngày bé thường thấy ở trường và ở nhà Tại đây, trẻ đã được cô giới thiệu về cácloại rau cũng như quá trình bác nông dân gieo hạt, chăm sóc các loại rau như thếnào Cho trẻ được chăm sóc vườn rau bằng cách tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau

để vườn rau tươi tốt hơn

Sau khi tham quan vườn rau, trẻ đã biết gọi tên, đặc điểm, lợi ích một sốloại rau thường thấy Cũng như trẻ đã hiểu được rau xanh có lợi cho sức khỏecủa mọi người như thế nào Qua đó tôi kết hợp giáo dục trẻ ăn nhiều rau, củ, quả

để cơ thể khỏe mạnh và mau lớn ( Hình 4)

Ngoài ra tôi còn cho trẻ đi trên cát, sỏi, đá, cỏ, lá cây… để trải nghiệmcảm giác Khi được đi chân đất trên cát, sỏi, đá, cỏ, lá cây…trẻ sẽ cảm nhậnđược sự thay đổi xúc cảm của bàn chân, của bản thân và qua đó tăng cường sựdẻo dai, rắn chắc của cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Tổ chức các thí nghiệm đơn giản nhằm khám phá đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng nào đó

Cô tổ chức cho trẻ thực hiện thi nghiệm nước đổi màu

Trang 11

Qua thí nghiệm giúp trẻ biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật Biết nước có thể đổi màu Trẻ phối hợp các giác quan: Sờ, nếm, ngửi, nhìn để quan sát, phán đoán, thảo luận

và làm thí nghiệm đơn giản Trẻ biết sử dụng một số từ ngữ để mô tả đặc điểm, tính chất, lợi ích và các trạng thái của nước Bên cạnh đó cô sử dụng những câu hỏi mở để trẻ phát triển tốt sự tuy duy, ham thích khám phá hơn (Hình 5)

Thí nghiệm: Giải thích hiện tượng cầu vồng

Bước 2: Mang thau nước ra ngoài trời, nơi có ánh nắng mặt trời tự nhiên

Để ánh sáng chiếu xuyên xuống bên dưới đáy chậu, trúng vào nửa mảnh gương

Bước 3: Lấy tờ giấy A4 trắng hứng phần ánh sáng bị phản chiếu bởigương, chúng ta sẽ thu được hình ảnh cầu vồng trên giấy

Giải thích thí nghiệm cho trẻ: Vì ánh sáng mặt trời khi xuyên qua mặtnước chiếu xuống gương thì lúc này nó sẽ thu lại được một chùm ánh sáng Khiánh sáng này phản xạ từ gương lên mặt nước nó sẽ được chẻ ra thành nhiều màu

Trang 12

sắc cụ thể là bảy màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím Với những thínghiệm đơn giản này sẽ giúp trẻ khám phá được một số hiện tượng thời tiết, thỏamãn được trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ.

Sưu tầm, sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.

Để các trò chơi ngoài trời không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú chotrẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viênphải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơimới thay đổi nhịp độ, đội hình…Ngoài ra không thể bỏ qua việc sưu tầm, sángtác các bài ca dao, đồng dao, hò vè phù hợp với độ tuổi để đưa vào trò chơi,những bài đồng dao, ca dao, hò vè có tác dụng lớn trong việc giáo dục, nuôidưỡng tâm hồn trẻ thơ, khi chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi, hoặc đọc bài đồngdao, hò vè phù hợp sẽ khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ hơn, nhộn nhịp

và sinh động hơn, góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Sâu

xa hơn, đây còn là cách giúp bảo lưu và duy trì, tiếp nối những giá trị văn hóa,truyền thống của dân tộc Việt qua các thế hệ

Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừahát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặtđược trong sân trường Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từkhó như chữ " v, r " rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữgìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ chotrẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên:

Ví dụ: Ve vẻ vè ve

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w