1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Tên tác giả: Nguyễn Thị Nga

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh QuỳnhChức vụ: Giáo viên

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nềngiáo dục phải phát triển toàn diện về mọi mặt Để phù hợp với sự phát triển đómỗi con người phải không ngừng học tập và rèn luyện Môi trường giáo dụcgiúp con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ,…

Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở banđầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này Giáo viênchủ nhiệm lớp ở Tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thànhcho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ…và các kĩ năng sống cơ bản trong cuộc sống đểhọc sinh tiếp tục học lên các bậc học khác Không những vậy, để đào tạo đượcnhững con người có ích, có tài cho xã hội đáp ứng được tình hình thực tế hiệnnay, chúng ta cần có sự phối hợp giáo dục của toàn xã hội, những người đóng

vai trò trung tâm - cầu nối của mối quan hệ trong xã hội chính là người giáo viên

đặc biệt là giáo viên Tiểu học Tôi thiết nghĩ, học sinh Tiểu học là giai đoạn mởđầu của quá trình học Đó là giai đoạn tất yếu của một con người đến với vănhóa Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dầnphát triển Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thìviệc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ có nhà chuyên môn mớinhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền móng đó

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn tâm niệm rằng dạy dỗ, giáo dụccác em trở thành những con người có ích trong xã hội, để xứng đáng với nhữnghình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng Bản thân tôi nhận thấy rằng người giáo viênchủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò hết sức quan trọng: vừa là người cô, ngườithầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và có lúc phải là người bạn thân thiếtcủa các em.

Xác định được những yêu cầu trên, để thấy rõ vai trò của người giáo viênchủ nhiệm cần phải biết chú trọng đến các biện pháp trong công tác chủ nhiệmlớp nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt của học sinh và để thực hiện tốt mụctiêu chiến lược Giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước Vì vậy tôi đã tìm hiểuvà nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hiệu quả trong côngtác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ởTiểu học”.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

- Nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong đổimới giáo dục một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hìnhthực tế của mỗi lớp Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục,hoàn thành tốt mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục.

- Ghi lại được những việc làm thành công để đúc rút kinhnghiệm cho bản thân

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Học sinh lớp 3.

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học VĩnhQuỳnh.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh…

5 Thời gian nghiên cứu

- Năm học 2023 – 2024, từ tháng 9 năm 2023 đến hếttháng 4 năm 2024.

Trang 5

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lí luận

Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong quá trình giảng dạy và quản lý lớp học Người đókhông chỉ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để trở thànhchủ nhiệm lớp trong một năm học hay các năm tiếp theo, màcòn là người đóng vai trò chủ chốt, linh hồn của lớp Với tư cáchlà người tập hợp và dìu dắt giáo dục học sinh, giáo viên chủnhiệm góp phần đưa các em trở thành những con người ngoan,giỏi, tốt bụng, công dân đạo đức và xây dựng một tập thể họcsinh mạnh mẽ.

Học sinh Tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như một tờgiấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động củathầy, cô chủ nhiệm, vì thế giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học cómột vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về phẩm chất,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để họcsinh tiếp tục học lên các lớp trên Chính vì vậy, người giáo viênphải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồngngười Muốn các em trở thành những con ngoan trò giỏi thìngười giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Công tácchủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường Vấnđề này từ trước tới nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâmbởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tậpvà rèn luyện của học sinh

Trong những giờ tới trường, giáo viên chủ nhiệm giống như“người mẹ thứ hai” của các học sinh, luôn gần gũi, dõi theo mọi

Trang 6

hành động, hành vi của từng em trong lớp Học sinh tiểu họccòn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổchức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có đượccông việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình Mở rộngvà khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giácvà ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triểnnăng lực của học sinh Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệmlà “Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất,cô giáo nói gì các em cũng nghe, vâng lời cô giáo là cái duynhất có ở tất cả các em học sinh Không những vậy, giáo viênchủ nhiệm lớp là người mang trách nhiệm tạo nên sự đoàn kếttrong tập thể học sinh Bằng cách tổ chức, giáo dục và xây dựngmôi trường gương mẫu và tình cảm, giáo viên chủ nhiệm giúphọc sinh trưởng thành qua từng giai đoạn.

Học sinh sẽ tôn trọng giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ củamình và có tình yêu thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt Khiđó, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh Đồng thời, tìnhcảm lớp càng chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáoviên chủ nhiệm càng cao, chất lượng giáo dục càng được nângcao.

2 Cơ sở thực tiễn

Tôi nhận thấy bất kì giáo viên chủ nhiệm nào cũng cónhững kế hoạch để xây dựng nề nếp học tập, hoạt động của họcsinh và không ai dám chắc rằng sẽ không gặp khó khăn trongvấn đề này Và với tôi cũng vậy, từ những khó khăn với học sinhcũng như của giáo viên chủ nhiệm phát huy được tính tích cựccủa học sinh.

2.1 Thuận lợi

- Tổng số HS lớp 3A8: 46 HS Trong đó : 21nữ ; 25 nam.

Trang 7

- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu với nănglực quản lí tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; nhiệttình và có trách nhiệm trong công việc.

- Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp trên; chính quyền và cácđoàn thể ở địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

- Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập, tạo mọiđiều kiện cho con em mình học tập.

- Mặc dù các em ở nhiều cụm nhưng hầu như nhà các em ởgần nhau nên có sự thuận lợi trong việc giúp đỡ nhau học tập.

- Lớp có tỉ số học sinh nam/nữ không quá chênh lệch nêncác em khá ngoan và đoàn kết, lễ phép; có ý thức chấp hành tốtnội quy, quy định của nhà trường, của lớp Có đầy đủ sách giáokhoa, vở ghi, dụng cụ học tập.

+ Một số em hiếu động, còn ham chơi, chưa tập trung tronggiờ học.

- Về cha mẹ học sinh:

+ Điều kiện kinh tế một số phụ huynh là hộ khó khăn, một sốphụ huynh phải đi làm ăn xa gửi con ở lại với ông bà, 5 học sinhcó bố mẹ không ở với nhau nên có phần ảnh hưởng rất lớn đếnviệc học của con em…

* Qua việc khảo sát đánh giá học sinh lớp 3A8 đầu năm như sau:

HS tiếp thukiến thức khá

HS tiếp thukiến thứctrung bình

HS tiếp thukiến thức

HS chấp hànhtốt nội quycủa trường,

HS chưa chấphành tốt nội

quy củatrường, lớp

Trang 8

46 SL % SL % SL % SL % SL %2043,51839,1817,42554,32145,7

3 Các biện pháp hiệu quả trong công tác chủ nhiệmnhằm nâng cao chất lượng giáo dục

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học nângcao chất lượng giáo dục

Ngay từ đầu năm học, tôi đã bắt đầu xây dựng cho mìnhmột kế hoạch dạy học Để đảm bảo có một kế hoạch hợp lý, khảthi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch tôi căn cứ vào những vấnđề sau: mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường, cácđoàn thể Dự báo về khả năng phát triển từng mặt của lớp Cáckế hoạch này thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm,trọng điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục,tập Tôi đã cụ thể qua các kế hoạch: kế hoạch công tác chủnhiệm, kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch sinh hoạt theochủ điểm, nhật ký theo dõi học sinh

Bước 1: Khảo sát học sinh, phân loại đối tượng đểđưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.

- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viênchủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạchcông tác chủ nhiệm, cụ thể:

+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn + Học sinh khuyết tật.

+ Học sinh cá biệt + Học sinh yếu.

+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.* Đối với học sinh cá biệt:

- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâuthuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bịbạn bè, kẻ xấu lôi kéo….dẫn đến sức học của con bị giảm sút….

Trang 9

- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đốivới học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụngphương pháp trách phạt, gần gũi các em và thường xuyên nhắcnhở động viên, khen kịp thời Giao cho các em đó một chức vụtrong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điềuchỉnh mình.

Bước 2: Lập kế hoạch cụ thể, các biện pháp giảng dạy

nghiên cứu áp dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh màmình đã khảo sát thông qua bước 1.

Bước 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức,

kiểm tra

Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sựthành bại của công tác chủ nhiệm nói chung Việc bầu chọn vàxây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất quantrọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làmngay sau khi nhận lớp mới

Để xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, tôi tiến hành cácbước như sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh

Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ Bancán sự cho lớp, lựa chọn các em học sinh có thể đạt các yêu cầusau:

- Nhận thức nhanh;- Nhanh nhẹn, hoạt bát;

- Mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các côngviệc được giao.

Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức tráchnhiệm đối với tập thể tôi sẽ tổ chức cho các em ứng cử và bầucử để chọn lựa ban cán sự của lớp.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh

- Hướng dẫn cách làm việc cho từng học sinh.- Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh.

Trang 10

Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp

- Thiết kế sổ theo dõi năng lực tự quản giúp các em về họctập và nền nếp Hàng ngày, hàng tuần Ban cán sự lớp sẽ theodõi và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm những việc các bạn đãthực hiện đúng và những việc các bạn chưa làm được.

Bước 4: Bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt, rút kinh nghiệm choBan cán sự lớp

Sự trưởng thành của một tập thể lớp gắn liền với chứcnăng tự quản của tập thể lớp đó Vì vậy, giáo viên chủ nhiệmcần có kế hoạch bồi dưỡng Ban cán sự lớp thông qua việc thựchiện các nhiệm vụ, các hoạt động giáo dục của học sinh Nhưvậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người cố vấn và bồidưỡng đội ngũ Ban cán sự lớp

Áp dụng biện pháp này, tôi nắm bắt được điểm mạnh,điểm yếu và phân loại từng đối tượng học sinh trong lớp Từ đóđưa ra những kế hoạch cụ thể để kịp thời hỗ trợ, phát huy sởtrường, điểm mạnh hay điểm yếu của các em học sinh lớp mìnhđồng thời tôi xây dựng được đội ngũ cán sự lớp làm việc mộtcách hiệu quả và có trách nhiệm

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học, phong trào thi đua trong học tập

Công tác xây dựng nề nếp lớp học là nhiệm vụ hàng đầucủa một giáo viên chủ nhiệm, muốn làm tốt công tác chủnhiệm, người giáo viên cần phải đưa tập thể lớp đi vào nề nếpngay từ đầu năm, thì lớp học đó mới đạt được nhiều thành tíchtrong suốt năm học Để làm tốt công tác xây dựng nề nếp củalớp, tôi hướng tới thực hiện những việc làm sau:

*Xây dựng nội quy của lớp

Tuân thủ theo nội quy của nhà trường bên cạnh đó còn cómột số nội quy riêng của lớp Từ việc thực hiện các nội quy sẽđược quy đổi thành điểm cộng và điểm trừ như sau:

*Những điểm cộng:

Trang 11

- Hăng say phát biểu bài trong giờ học.

- Được nhiều điểm hoàn thành tốt trong tuần.* Những điểm trừ:

- Không đi muộn học.

- Soạn sách vở và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Không nói chuyện riêng trong giờ học.

* Những điểm cộng, trừ như trên sẽ ghi vào sổ ghi của tổ,căn cứ vào đó cuối mỗi tuần xếp loại từng thành viên trong tổ Cuối mỗi tuần có tiết sinh hoạt, tổ trưởng lên báo cáo,sau đó lớp trưởng nhận xét trước lớp về các mặt hoạt độngtrong tuần Để giúp tổ trưởng và lớp trưởng làm tốt công việccủa mình, giáo viên chủ nhiệm nên xây dựng các loại sổ theodõi về chuyên cần, phần theo dõi về bài tập ở nhà, vi phạm kỷluật Các nội dung trên được theo dõi từng ngày và tổ trưởngquản lí sổ này Sau mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm cùng ban cánsự lớp tổng kết những ưu, nhược điểm của mỗi tuần công khaitrên bảng thi đua.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào xếp loại mỗi tuần trong thángchọn ra 4 bạn được nhiều điểm cộng nhất sẽ được khen thưởngvà vinh danh trước lớp.

* Xây dựng phong trào học tập

Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh trong nhàtrường Thành tích học tập của học sinh là thước đo của quátrình rèn luyện và phấn đấu của các em.Vì vậy giáo viên phải sửdụng nhiều biện pháp cụ thể là:

Việc truy bài đầu giờ: Mỗi buổi học đều có 15 phút đầu giờdành cho việc truy bài, vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải yêu cầuhọc sinh thực hiện nghiêm túc, thường xuyên Các tổ trưởngkiểm tra các thành viên trong tổ, ban cán sự kiểm tra các tổtrưởng, giáo viên kiểm tra ban cán sự

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần phân “Nhóm họctập” ở nhà và phân công “Đôi bạn cùng tiến” Em hoàn

Trang 12

thành tốt kèm em chưa hoàn thành để giúp bạn theo kịp vớiphong trào của lớp.

Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn phương pháp học đểgiúp các em học tập có hiệu quả, gây không khí hứng thú tronghọc tập Trong học tập học sinh phải có thái độ học tập đúng,không lười học, không gian lận trong thi cử, các phương tiện họctập phải chuẩn bị sẵng sàng.

Việc xây dựng nội quy lớp học, xây dựng phong trào học tậpcó tác dụng lớn đối với công tác chủ nhiệm lớp Thông qua thựctế, tôi thấy các em được tự kiểm tra đánh giá mọi hoạt động củachính bản thân và của bạn, từ đó tự trau dồi và rèn luyện bảnthân, phấn đấu vươn lên, có ý thức tự giác, tinh thần tập thểcao Không những vậy, các em còn rất hào hứng, thích thú vàhưởng ứng rất tích cực trong tất cả các phong trào thi đua củalớp, của trường phát động

3.3 Biện pháp 3: Hình thành và duy trì nếp tự quản,tinh thần tập thể cho học sinh

Phát triển khả năng tự phục vụ bản thân là một trongnhững kỹ năng quan trọng giúp học sinh hoàn thiện nhân cáchmột cách tốt nhất

Để hình thành và duy trì nếp tự quản, tinh thần tập tập thểtrong lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành như sau:

3.3.1 Hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp, nội quycủa lớp theo từng thời điểm:

Trang 13

3.3.2 Hướng dẫn học sinh thực hiện các qui định phùhợp tâm lí lứa tuổi, kết hợp giao tiếp không bằng lờitrong giờ dạy

Học sinh dù nghịch thế nào các em cũng rất thích được đềcao, thích được khen Nắm bắt được tâm lí này tôi đã thốngnhất với các em làm quen với các kí hiệu như:

Trong vài tuần đầu, tôi vừa ra kí hiệu vừa nhắc nhở để cácem hoạt động nhịp nhàng Sau đó tôi không nhắc mà chỉ ra kíhiệu Nếu có em nào thiếu chú ý hoặc nói chuyện riêng tronglúc giảng bài tôi sẽ dừng lại để thầm nhắc nhở Như vậy các emsẽ biết mà tự điều chỉnh lại mình Hạn chế việc la rầy hoặc gõthước để ổn định học sinh.

3.3.3 Tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể

Tham gia các hoạt động tập thể giúp cho các em rất nhiềuvề kĩ năng sống, các em có cơ hội thể hiện mình trước đámđông, thể hiện những tài năng, năng lực và kĩ năng giao tiếpcủa mình Qua đó giáo dục các em về sự hiểu biết nhiều lĩnhvực của cuộc sống, phẩm chất, nhân cách, đạo đức,…Chính vìthế trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng việc tham gia,tổ chức cho các em hoạt động tập thể theo quy định, lịch củatrường, lớp Các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên

Trang 14

lớp, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, múa hát,…tôi đều tạođiều kiện cho các em được luyện tập, tham gia đầy đủ và cóhiệu quả nhất, ở đó các em được phát huy tính tích cực, chủđộng trong các hoạt động tự quản của mình.

Như vậy, việc linh hoạt sử dụng giải pháp này đã giúp họcsinh lớp tôi hình thành và duy trì nếp tự quản, tinh thần đoànkết tập thể rất tốt Việc rèn luyện kỹ năng tự quản và tinh thầntập thể cho học sinh thích ứng với sự biến đổi thường xuyêntrong cuộc sống không chỉ giúp các em phát triển kỹ năng tựsống mà còn giúp các em trở nên độc lập hơn trong việc giảiquyết các thách thức cơ bản Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớntrong công tác chủ nhiệm của giáo viên.

3.4 Biện pháp 4: Động viên, khích lệ, khen thưởnghọc sinh một cách kịp thời và tích cực

Để các em có động lực thực hiện tốt hoạt động học tập vàrèn luyện của mình Ngoài việc sử dụng các phương pháp kỷluật tích cực thì không thể thiếu được sự động viên, khích lệ,khen thưởng tích cực dành cho các em.

- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích đượckhen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớplập bảng chấm điểm thi đua từng HS như sau:

- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất vớiBan đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh tronglớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phongtrào khác như sau:

+ Mỗi tuần tặng quà cho HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ.+ Khen đột xuất với những bạn đạt thành tích cao, có cố gắng trong học tập.

+ Tặng một quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra.- Sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặthoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng nhưhoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm,tặng sao cho học sinh, tuyên dương trước lớp.

Trang 15

- Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, tôisẽ qui đổi và đặt mục tiêu cho các em đó ở các phần thưởng caohơn, vừa không làm các em nản chí đồng thời còn góp phầnkích thích các em hăng hái tham gia phong trào thi đua hơn

Sau một thời gian áp dụng giải pháp này, học sinh lớp tôiđã tự tin, tích cực hơn trong học tập và hoạt động, thúc đẩykhông khí thi đua chung của lớp Các em luôn hào hứng, tự tinvới những nhiệm vụ, thử thách mà cô giáo đưa ra đồng thờibiết phối hợp cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ đó một cách tíchcực và có hiệu quả.

3.5 Biện pháp 5: Ứng dụng chuyển đổi số nhằmnâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc chuyểnđổi số đã trở thành một xu hướng quan trọng trong công tác chủnhiệm lớp Chuyển đổi số không chỉ mang lại những lợi ích tolớn mà còn giúp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và quảnlý lớp học Trong bài viết này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cánhân trong việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác chủnhiệm lớp, từ đó giúp cho việc quản lý học sinh và giảng dạy trởnên hiệu quả hơn Cụ thể:

3.5.1 Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ

huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger

Nhận thức được tầm quan trọng của phần mềm này, tôi đãứng dụng triệt để, ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập

nhóm Zalo – Messenger trên thiết bị điện tử Sau đó tôi gửi

thông tin nhóm cho phụ huynh tham gia Hiện tại nhóm lớp củatôi có 47 thành viên bao gồm 46 phụ huynh của lớp và GVCN.Để giúp việc sử dụng nhóm zalo được hiệu quả tốt nhất Tôiđưa ra một số nội quy sử dụng nhóm zalo lớp Ứng dụng nàygiúp tôi thuận tiện trong việc kết nối với PHHS, cụ thể:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w