1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đa số ba mẹ các em là công nhân nênchưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc học của các em.Trường Tiểu học Ngô Quyền quận Bình Tân là một trong những đơn vị luônhưởng ứng các phong tr

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Phường Bình Hưng Hòa B là một phường có dân số rất đông do dân nhập cưngày càng nhiều Qua nhiều năm giảng dạy ở đây, tôi thấy các em đến trường cònthụ động, chưa ý thức, tự giác được việc học Đa số ba mẹ các em là công nhân nênchưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc học của các em.

Trường Tiểu học Ngô Quyền quận Bình Tân là một trong những đơn vị luônhưởng ứng các phong trào thi đua do Phòng Giáo dục tổ chức, bản thân tôi là giáoviên cũng luôn tích cực, đồng hành cùng với nhà trường Với vai trò là một giáoviên trực tiếp giảng dạy đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn quantâm, theo dõi sát sao các em những hành vi, thái độ, việc làm của từng em tronglớp để có những biện pháp giáo dục các em vừa học tốt vừa rèn luyện để trở thànhnhững học sinh ngoan, tích cực trong học tập và biết giúp đỡ mọi người xungquanh.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ phảilàm như thế nào để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả tốt nhất Với lòng yêunghề mến trẻ, bản thân tôi luôn rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cựctham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện ở lớp

cùng với nhà trường, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu giải pháp “Một số

biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4”.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Đưa ra một số giải pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4.

Đề tài giúp tôi có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn và thấyđược tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học, từ đó tìm hiểucác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học sinh ởtrường Tiểu học, góp phần giáo dục các em ngày càng tốt hơn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Giáo viên và học sinh lớp 4.9 trường Tiểu học Ngô Quyền quận Bình Tân,thành phố Hồ Chí Minh.

1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Giáo viên và học sinh lớp 4.9 năm học 2022 - 2023 của trường Tiểu học NgôQuyền quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Trình bày những vấn đề liên quan đến các nội dung của đề tài nhằm góp phầnvào việc thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của giáo viên, đào tạo con người mớiphát triển toàn diện.

Thời gian: Từ ngày 5 tháng 9 đến nay.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Dạy thực nghiệm, trải nghiệm thực tế.

Kiểm tra bằng nhiều hình thức như: kiểm tra giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữahọc kì 2.

Đúc kết kinh nghiệm.

2 PHẦN NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết, một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh pháttriển nhân cách tốt Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ đóthêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “Ngôi nhà thứ hai” của mình.

Người giáo viên ở tiểu học phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai củacác em để các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng, thânthiện Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời nói, hànhđộng, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để các em noitheo Trong công tác chủ nhiệm, người giáo viên tiểu học góp phần to lớn trongviệc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người cóích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên, vững vàngbước vào đời

2.2 Thực trạng

Năm học 2022 - 2023 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4.9,đây là lớp mà học sinh phần lớn là hiếu động, ít tập trung trong giờ học Vấn đề đặt

Trang 3

ra cho tôi bây giờ tôi phải làm sao để chính các em ấy tập trung hơn trong giờ học,chăm học hơn và phấn đấu rèn luyện năng lực, phẩm chất tốt hơn năm học trước

a Thuận lợi - khó khăn+ Thuận lợi:

Ban Giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên an tâmcông tác Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy tương đối đầy đủ nên giờ học rất sinhđộng

Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh của lớp rất nhiệt tình hỗ trợ với các hoạtđộng góp phần động viên tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các em nên ngay từ đầu nămđã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: sách vở, quần áo…tạo điều kiện thuận lợicho các em học tập.

Bản thân tôi là giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, luônnhiệt tình, năng nổ, quan tâm đến học sinh về mọi mặt để tập thể lớp đoàn kết, có ýthức giúp đỡ lẫn nhau Đa số các em ngoan ngoan, lễ phép, có ý thức học tập vàtham gia các hoạt động của nhà trường đưa ra.

+ Khó khăn:

Các em chưa thực hiện tốt nền nếp lớp học, chưa tập trung trong giờ học, cácem còn nói chuyện riêng nhiều.

Các em chưa có ý thức, tự giác trong các hoạt động truy bài đầu giờ

Một số em tiếp thu chậm không có hứng thú học tập, rụt rè, chưa tự tin khiđến lớp và chưa tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐẦU NĂM

Môn học và các hoạt động giáo dục

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Trang 4

lượng % lượng % %Tự phục vụ, tự

Tỉ lệ%

Tỉ lệ

Tỉ lệ

Chăm học, chămlàm

Đoàn kết, yêu thương

Dựa vào bảng số liệu mà tôi đã khảo sát trên tôi thấy tỉ lệ các mặt rất thấp.

b Thành công – Hạn chế Thành công

Không khí lớp học tươi vui, tất cả học sinh đều phải làm việc, pháp huy đượctính chủ động, tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõ rệt

Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũngnhư vui chơi, và tham gia các phong trào mà các cấp phát động.

Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinh giúp khoảngcách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn Giảng dạy, giáo dục học sinh khôngchỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như các kỹ năng giaotiếp, kỹ năng ứng xử

Hạn chế:

Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việc trangtrí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phòng học tốivì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ

Bước đầu thay đổi cách dạy học mới Giáo viên gặp phải tình huống sư phạmkhó xử mà học sinh đưa ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh Một số giáo viên

Trang 5

chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn học sinh tham gia trò chơidân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương còn rất nhiều hạn chế.Một số học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích tham gia.

c Mặt mạnh – Mặt yếu+ Mặt mạnh

Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thứcmuốn góp sức để làm đẹp lớp Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể củahọc sinh.

Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổchức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn,ghi nhớ bền lâu hơn Tất cả các em học sinh đều được tham gia bày tỏ ý kiến Tạocho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn Tạo môi trường thân thiên trong quátrình giảng dạy

Các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn khi tham gia các trò chơi và các hoạt độngtập thể Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, khả năng giao tiếp tốt, có những kỹnăng cơ bản để ứng xử kịp thời.

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, còn ham chơi, chưa ý thức hết được tầmquan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập.

Do Ban cán sự lớp chưa làm việc hết khả năng của mình, chưa tích cực trongcác hoạt động Các em chưa nhận biết được mục đích, ích lợi của việc truy bài đầugiờ.

Do ảnh hưởng của mạng xã hội nên ít quan tâm đến việc đọc truyện Một sốem chưa kiên trì, chịu khó còn trông chờ, ỷ lại vào thầy cô

Trang 6

Một số em chưa tích cực trong các hoạt động học tập và tham gia các hội thi,chưa tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ do nhà trường tổ chức.

Trang 7

2.3 Giải pháp, biện pháp a Mục tiêu của giải pháp

Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng vất vả Nó có vai tròquan trọng trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh ở lứa tuổi tiểu học, lànền móng để cho các em lớn lên và trưởng thành, là một người có năng lực vàphẩm chất đạo đức chuẩn mực

Vì vậy mục tiêu các giải pháp là muốn nâng cao chất lượng học tập, rèn ýthức tự giác, tự quản, rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đứccho các em học sinh tiểu học nói chung và các em học sinh của lớp mình đang chủnhiệm nói riêng Sao cho cuối năm đạt kết quả cao trong mọi lĩnh vực

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp* Giải pháp 1 Xây dựng nền nếp lớp học

1 Tìm hiểu và nắm được thông tin, lý lịch học sinh

Muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt thì trước hết giáo viên cần phải nắmbắt được tình hình học sinh của lớp về mọi mặt Do vậy, ngay từ ngày đầu nhậnlớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều travà yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu

Trang 9

Nhờ phiếu điều tra này rôi nắm được cụ thể hoàn cảnh gia đình của mỗi emđể từ đó có hướng giáo dục phù hợp.

Ví dụ ở lớp tôi có một học sinh có cá tính lập dị, em này rất nóng nảy và hayđánh bạn Tôi đã tìm hiểu gia đình thì được biết em này rất đáng thương, em códấu hiệu tự kỷ nhẹ Còn vấn đề hay đánh bạn thì tôi hỏi em vì sao em lại làm nhưvậy Em ấy nói là em không tự kiềm chế được Tôi đã khuyên các bạn là khônglàm cho em ấy nóng giận nữa Từ đó em đã không còn đánh bạn nữa.

2 Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của Ban cán sự lớp

Đầu tiên, tôi phân tích cho học sinh hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của ngườilớp trưởng, lớp phó Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử Sau đó, cho cácem tự đề cử Tôi chọn 10 em và bầu 7 em; 1 lớp trưởng, 2 lớp phó và 4 tổ trưởngrồi cho cả lớp bỏ phiếu bầu cử Ban cán sự lớp là những học sinh gương mẫu vềmọi mặt: học tập, tham gia các hoạt động mà các em tín nhiệm

Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp thì nhiệm vụ tiếp theo là phân côngnhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho Ban cán sự lớp.

Nhiệm vụ của lớp trưởng: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điểmdanh sĩ số của lớp, điều khiển các bạn xếp hàng.

Nhiệm vụ của hai lớp phó: Kiểm tra bài 15 phút đầu buổi, giúp đỡ các bạnhọc chậm học bài, làm bài, phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.

Nhiệm vụ của 4 tổ trưởng: theo dõi các bạn trong tổ về thái độ, tinh thầntrong học tập và ghi nhận vào sổ để kịp thời khen thưởng hoặc giúp đỡ và làm cơsở thi đua giữa các tổ.

Nhiệm vụ của mỗi em tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ sau đó phát sổ cho cácem Tôi hướng dẫn các em cách ghi chép trong sổ một cách cụ thể Mỗi em sẽ làmđúng nhiệm vụ của mình.

Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặthoạt động của lớp Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lílớp

của em đó và cũng thấy được khả năng hoàn thành nhiệm vụ của em đó như thếnào, từ đó xây dựng cho lớp học của mình một nền nếp tự quản tốt.

Trang 10

Vào cuối mỗi tháng lớp tôi sẽ bình chọn Ban cán sự lớp một lần để các em cùngnhau phấn đấu, rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Ban cán sự để phát huy tính tích cực, quản lý, lãnh đạo của các em sau này

Hinh ảnh Ban cán sự lớp

Trang 11

Hình ảnh lớp phó học tập điều khiển lớp giờ truy bài Hình ảnh lớp trưởng điều khiển lớp xếp hàng ra vào lớp

Qua một thời ngắn, tôi thấy Ban cán sự lớp phát huy tính tích cực trong cáchoạt động, các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện cũng nhưnhắc các bạn trong lớp nghiêm túc thực hiện đúng nội quy, quy định của trường,lớp

3 Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với từng đối tượng học sinh

Việc sắp xếp chỗ ngồi tôi dựa vào những tiêu chí như sau:

Trang 12

Sắp xếp bạn trai ngồi xen kẽ với bạn nữ: nhằm mục đích hạn chế học sinh làmviệc riêng, dung hoà cá tính hiếu động của bạn trai.

Sắp xếp học sinh nhỏ, thấp ngồi ở bàn trước, học sinh cao lớn hơn lần lượtngồi ở các bàn phía sau: mục đích là giúp học sinh dễ quan sát bài giảng của giáoviên trên bảng lớp

Sắp xếp học sinh học tốt ngồi cùng học sinh chậm: đây là hình thức” đôi bạncùng tiến” nhằm mục đích để giúp đỡ bạn chậm có tiến bộ hơn trong học tập.

Sắp xếp học sinh bị cận thị, bạn học chậm ở bàn trên: nhằm giúp các em dễquan sát nội dung bài học trên bảng lớp và giáo viên cũng có điều kiện gần gũi,quan tâm các em nhiều hơn

Hình ảnh lớp học sau khi cô xếp chỗ ngồi

Vì vậy rèn nền nếp lớp cũng chính là rèn nền nếp cho từng cá nhân học sinhgiúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập và biết làm chủ bản thân saunày Từ đó sẽ hình thành tính tự giác, hình thành tính tập thể trong các em.

*Giải pháp 2 Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực có hiệu quả

1 Trang trí lớp học xanh thân thiện

Trang 13

Lớp học là nơi các em học tập, vui chơi Vì vậy, ngoài việc phòng học khangtrang, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi, còn cần có lớp học trang trí đẹp, thân thiện,gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú, say mê, niềm phấn khởi khi ngồivào lớp học Cho nên ngay từ đầu năm tôi cùng các em đã trang trí lớp học rấtđẹp, với nhiều nội dung, hình ảnh phong phú, đa dạng phục vụ cho việc học tậptốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến lớp

Trang 14

Tôi khuyến khích mỗi em mang một chậu cây xanh vào lớp để trang trí cholớp học và phân công từng tổ tưới chăm sóc và tưới cây hằng ngày Qua các hìnhảnh trang trí này giúp các em được sống trong một tập thể tràn đầy yêu thươnggóp phần giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể.

Hình ảnh trang trí lớp học xanh, thân thiện

2 Tạo dựng thói quen đọc sách cho các em

Việc xây dựng góc thư viện rất quan trọng giúp cho các em có thói quen đọcsách vào những giờ ra chơi Vì đọc sách giúp các em có thêm được lượng kiếnthức lớn, cải thiện được khả năng tập trung và giúp các em tăng vốn từ ngữ và cáchdiễn đạt, nhất là trong chương trình lớp 4, các em mới làm quen với văn miêu tả,

Trang 15

việc đọc sách sẽ giúp các em tăng vốn từ trong cách làm văn Việc đọc sách cũnglà một trong

những cách giải trí sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi, căng thẳng, giúpcác

Trang 16

em được thư giãn Do đó ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tới việc xây dựnggóc thư viện bằng cách vận động mạnh thường quân của lớp trang bị một chiếc kệvà vận động các em góp sách, truyện cho lớp để các em cùng nhau đọc Tôi cũngsưu tầm một số truyện góp tặng cho lớp như: truyện tranh thiếu nhi, truyện cổ tích,truyện sách khám phá, khoa hoc…Lúc đầu, tôi tạo thói quen là cùng đọc sách

truyện với các em để các em thích thú, gần gũi với cô và thích đọc truyện hơn

Hình ảnh học sinh ngồi đọc báo, truyện vào giờ ra chơi ở góc thư viện

Tính đến giai đoạn này rất nhiều em đã có thói quen đọc sách truyện vào giờ rachơi và kĩ năng đọc bài và viết văn đã tăng lên rõ rệt.

Trang 17

Giải pháp 3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Các kỹ năng sống quan trọng nhất của học sinh là chính là những kĩ năngsống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu vàgiao tiếp.

Tôi đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng cho các em phát triển sự tự tin qua cáctiết học có trong chương trình và trong tiết Sinh hoạt tập thể hàng tuần.

Ví dụ như trong phân môn Luyện từ và câu khi dạy bài Mở rộng vốn từ:Dũng cảm trang 83 ở bài tập 1 Tìm từ cùng nghĩa với từ: Dũng cảm tôi cho cácem sử dụng phương pháp Khăn phủ bàn, các em đưa ra ý kiến cá nhân, nhómtrưởng sẽ tổng hợp các ý kiến rồi báo cáo, trình bày.

Từ đó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.

Học sinh sử dụng phương pháp Khăn trải bàn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w