Vì vậy trong những năm qua, được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường tiểu học là bước đệm quan... Xuất phát từ lý do đó, cùng với nh
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC
Lệ Thủy, tháng 04 năm 2023
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC
Họ và tên: Hoàng Thị Thùy Linh Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường TH số 2 Sen Thủy
Lệ Thủy, tháng 04 năm 2023
Trang 31 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu Nó là công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận những thông tin quốc tế quan trọng về khoa học kỹ thuật; tiếp cận với các nền văn hoá khác cũng như các sự kiện quốc tế
Với vai trò quan trọng nói trên nên đòi hỏi phải có thật nhiều người có khả năng sử dụng Tiếng Anh một cách thành thạo Muốn đạt được mục tiêu này thì bộ môn Tiếng Anh phải được đưa vào giảng dạy thật hiệu quả ngay ở các trường phổ thông
Việc học Tiếng Anh ở trường tiểu học sẽ giúp các em dần dần hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh Ngày nay, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường tiểu học đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý
Bên cạnh đó, nhằm thực hiện tốt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008, ngay từ tiểu học, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy Đặc biệt trong đó, bên cạnh các kĩ năng nghe, đọc, viết thì kĩ năng nói được chú ý quan trọng vì đây là những tiền đề vững chắc giúp các em hình hành những cơ sở ban đầu trong giao tiếp Tiếng Anh sau này
Vì vậy trong những năm qua, được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, việc
tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường tiểu học là bước đệm quan
Trang 4trọng, góp phần vào việc giúp khơi dậy sự tự tin, giúp các em có những phản xạ tự nhiên trong giao tiếp
Là một giáo viên Tiếng Anh tham gia giảng dạy và điều hành, tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường nơi tôi công tác, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường tiểu học là điều vô cùng quan trọng
Xuất phát từ lý do đó, cùng với những kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường, tôi mạnh dạn vận dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường Tiểu học.” giúp thu hút học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, tránh sự nhàm chán, nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại Trường tiểu học nơi tôi đang công tác
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Ở sáng kiến này, tôi dựa vào kinh nghiệm dạy học trên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa của bản thân, qua thực tiễn vận dụng đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và qua tham khảo một số ý kiến của đồng nghiệp, từ đó tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng anh tại trường mình phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp ban giám hiệu nhà trường cũng như các bậc phụ huynh nhìn thấy được lợi ích đem lại từ việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả Tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh không những giúp các em nâng cao hiểu biết mà còn tạo môi trường để các em rèn luyện đạo đức, phát triển kĩ năng sống góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt
1.3 Phạm vi nghiên cứu sáng kiến
Sángkiến này được vận dụng thực hiện trên đối tượng là học sinh lớp 3,4,5 ở trường Tiểu học mà tôi công tác có độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi
Trang 52 PHẦN NỘI DUNG 2.1 THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH KHỐI 3,4,5 VÀ NGUYÊN NHÂN.
2.1.1.Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường của học sinh khối 3,4,5
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của cấp trên, tại trường tiểu học tôi đang công tác, chúng tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh trong nhà trường nhằm nâng cao sự yêu thích bộ môn Tiếng anh của các em, qua
đó nhằm mục đích phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường Tuy nhiên, trong những thời gian đầu, việc tổ chức còn gặp rất nhiều khó khăn, học sinh còn rụt rè khi tham gia các hoạt động của ngoại khóa, chưa mạnh dạn trong việc trình bày ý kiến
Để tìm hiểu rõ thêm thực trạng về tham gia hoạt động ngoại khóa, ngay từ hai tuần đầu năm học này, tôi đã tiến hành khảo sát về sự yêu thích tham gia hoạt động ngoại khóa cũng như sự hứng thú, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của các
em học sinh khối lớp 3,4,5 và thu được một số kết quả như sau:
Bảng 1 Sự hứng thú tham gia hoạt động ngoại khóa
Đối tượng điều tra Thích tham gia Ngại tham gia Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy: Số học sinh yêu thích tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh là 46 em, chiếm 46%; số học sinh ngại tham gia là 54
em, chiếm 54% Điều này cho thấy, số lượng học sinh ngại tham gia hoạt động ngoại khóa còn chiếm tỉ lệ cao, chứng tỏ một số hoạt động của ngoại khóa còn
Trang 6nhàm chán, cách thức tổ chức hoạt động chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh
Bảng 2 Sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Đối tượng điều tra Tự tin, mạnh dạn Rụt rè, e sợ
Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy: Số học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp là 41 em, chiếm 41%; số học sinh còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp là 59
em, chiếm 59% Như vậy, số lượng học sinh chưa tự tin vào bản thân mình khi đứng trước đám đông còn chiếm tỉ lệ cao Điều này luôn khiến tôi băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để tạo môi trường vui vẻ, thoải mái nhất để giúp các em có những kĩ năng cần thiết trong giao tiếp, thể hiện được sự tự tin của bản thân mình
Từ việc tìm hiểu thực trạng về kĩ tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của học sinh khối 3,4,5, tôi rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường như sau:
Thuận lợi:
- Luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ, động viên, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và tạo mọi điều kiện để chúng tôi tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa
- Nhận được sự quan tâm, phối hợp tốt giữa phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp
Trang 7- Bản thân tôi và các giáo viên giảng dạy Tiếng Anh nhiệt tình, tích cực, chủ động, luôn có ý thức học hỏi và có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Nhiều học sinh có đam mê với bộ môn Tiếng Anh, hứng thú tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh ở trường
Khó khăn:
- Hầu hết các học sinh ở trường đều thuộc con nhà nông dân nên điều kiện tiếp xúc với bộ môn Tiếng Anh còn hạn chế
- Học sinh còn rụt rè, chưa chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, chưa mạnh dạn trong việc trình bày ý kiến của mình
- Nhiều em chưa thật sự hứng thú tham gia, đa phần giáo viên phải chỉ định các em khi tham gia các hoạt động
2.1.2 Nguyên nhân
Qua những lần tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường, tôi luôn
cố gắng theo dõi tình hình tham gia, khảo sát ý kiến của các em sau khi tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh để tìm ra những điểm ưu và điểm nhược trong quá trình tổ chức ngoại khóa, từ đó rút ra những nguyên nhân dẫn đến việc sinh hoạt câu lạc bộ chưa đạt được hiệu quả như mong đợi
- Thứ nhất: Đặc thù học sinh ở trường thuộc khu vực nông thôn, việc học và
áp dụng các kiến thức trên trường đối với các em vẫn còn nhiều hạn chế, do vậy khi tham gia hoạt động ngoại khóa, các em vẫn còn rụt rè, chưa thật sự mạnh dạn
- Thứ hai: Trong các giờ học trên trường, việc rèn kĩ năng nói còn hạn chế
do còn gò bó về mặt thời gian vì vậy các em chưa được rèn kĩ năng nói nhiều
- Thứ ba: Hình thức sinh hoạt chưa đa dạng nên chưa lôi cuốn được các em
Trang 8Xuất phát từ những khó khăn và nguyên nhân trên, tôi luôn trăn trở: “Làm thế nào để thu hút học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, làm thế nào để việc nói Tiếng Anh trở thành thói quen cho học sinh? Làm thế nào để các em có được phản
xạ đối đáp nhanh, nói tự nhiên và lưu loát?” “ Làm thế nào để hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh trở thành một sân chơi thú vị cho học sinh của nhà trường?”
Điều này luôn làm tôi băn khoăn suy nghĩ, tôi luôn tự nhủ phải tìm ra phương pháp thu hút học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, chính điều này đã tạo động lực cho tôi cố gắng tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường của mình
2.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những nguyên nhân như đã trình bày ở
trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau
Biện pháp 1: Thực hiện kế hoạch: “Mang hoạt động ngoại khóa đến với
lớp học”
Tôi nghĩ rằng, một người giáo viên muốn có một tiết dạy tốt, chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng về giáo án, đồ dùng dạy học trước mỗi tiết dạy, có như vậy chúng ta mới cảm thấy tự tin và hứng thú trong mỗi giờ lên lớp Chính vì thế, tôi nhận thấy rằng , đối với học sinh, muốn cho các em cảm thấy tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh tại trường thì làm sao để các em có những ngữ liệu cần thiết là điều vô cùng quan trọng Sau khi khảo sát một số học sinh, tôi nhận thấy rằng các em thường bảo “em không biết nói gì cô ạ”, nhưng trên thực tế, tất cả những kiến thức các em đều đã được học Tôi thiết nghĩ rằng, yếu tố vướng mắc ở đây là các em chưa có thói quen sử dụng, chưa có môi trường để ứng
Trang 9dụng Do vậy ở mỗi tiết học, tôi luôn dành cho học sinh năm phút nói Tiếng Anh mỗi ngày để hình thành thói quen sử dụng Tiếng Anh, đồng thời tạo những cơ sở ban đầu giúp các em tự tin khi tham gia hoạt động ngoại khóa Như vậy để các em dần có thói quen và tự tin khi sử dụng tiếng Anh, tôi tiến hành cho các em thực hiện kĩ năng nói về các chủ đề hằng ngày ngay trong mỗi lớp học
Mỗi giờ học, tôi tạo điều kiện cho các em năm phút để nói về các chủ đề mình thích hoặc hỏi các bạn trong lớp những câu hỏi giao tiếp về cuộc sống cũng như những sinh hoạt hàng ngày, một phần giúp các em ôn lại những mẫu câu đã học, và quan trọng hơn nữa, giúp các em sử dụng mẫu câu đã học một cách linh hoạt vào cuộc sống hằng ngày Hoạt động này tôi tiến hành dưới những hình thức khác nhau như nói theo nhóm đôi, nhóm bốn hay hình thức phỏng vấn
Các chủ đề thường rất đơn giản và phù hợp với đơn vị kiến thức bài học của các em như :
+ Nói về một ngày của em ( sử dụng những mẫu câu như often get up at , have breakfast )
+ Nói về những việc của mình làm vào thời gian rảnh (sử dụng những mẫu câu như: in my free time, I often , I like )
+ Giới thiệu về gia đình thân yêu của mình (sử dụng những mẫu câu như There are people in my family My father’s name is He’s a My mother + Nói về kì nghỉ đáng nhớ (sử dụng những mẫu câu như On holiday, I went to , I went with , The trip
+ Nói về một người bạn mà em yêu quý (các em có thể sử dụng những mẫu câu như: his/her name…., he/she is from… , he/she likes/ doesn’t like… )
+ Nói về bữa ăn sáng của em (sử dụng những mẫu câu như: I have ….for breakfast, I like …., I don’t like… )
Trang 10Biện pháp 2: Lồng ghép các bộ môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục vào trong việc
tổ chức hoạt động ngoại khóa
Trong mỗi buổi ngoại khóa cần kết hợp các phân môn khác để tạo sự đa dạng khác lạ như:
+ Đối với môn Âm nhạc: Cho học sinh tham gia các bài hát, bài nhảy bằng Tiếng Anh trong mỗi buổi ngoại khóa theo các chủ điểm phù hợp với lứa tuổi các em
Các bài hát xoay quanh các chủ đề về gia đình, trường lớp, phù hợp với từng chủ điểm sinh hoạt theo các tháng
Ví dụ : Tháng 10 sinh hoạt theo chủ đề Halloween: Treat or trick.
Tháng 12 sinh hoạt chủ đề Mery Christmas: Jingle Bell, We wish you a merry Christmas
Tháng 1 sinh hoạt theo chủ đề Tet holiday: Happy New Year
Hoặc các bài hát về các chủ đề trường lớp, bạn bè và gia đình như: Finger family, If you are happy, Bingo…
+ Đối với bộ môn Mĩ thuật: Tổ chức các trò chơi như vẽ tranh, xé dán tranh
về các chủ đề rồi sau đó cho các em trình bày như: Vẽ tranh về các hoạt động em làm trong ngày Nhà giáo Việt Nam, sau đó trình bày trong buổi sinh hoạt về chủ đề Teacher’s day; xé dán giấy về một hoạt động ngày Tết mà em thích rồi sau đó trình bày khi sinh hoạt về chủ đề Tet holiday Các em cũng có thể tận dụng những tranh ảnh từ bộ môn Mĩ thuật khi tham gia ngoại khóa làm tư liệu thảo luận
+ Đối với bộ môn Thể dục thông qua các trò chơi vận động: Tổ chức các trò chơi vận động trong các buổi ngoại khóa trong đó kết hợp sử dụng Tiếng Anh Đối với học sinh tiểu học thì những giờ học căng thẳng khi ngồi nghe giáo viên giảng
Trang 11bài, làm các bài tập trong sách giáo khoa đã trở nên vô cùng nhàm chán, do vậy để tạo sự thoải mái khi đến với hoạt động ngoại khóa, để các em xem đây là một sân chơi thú vị thì việc kết hợp các trò chơi vận động, trong đó kết hợp sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong mỗi buổi sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng
Tôi thường tổ chức những trò chơi này trong phần Warm up của mỗi buổi ngoại khóa nhằm tạo không khí vui tươi, hấp dẫn đối với các em Đối với bộ môn Tiếng Anh, việc tham gia các trò chơi cũng đã trở nên quen thuộc trong mỗi tiết, tuy nhiên khi đến với các buổi ngoại khóa, các em không bị gò bó về mặt không gian và thời gian, hơn thế nữa việc tham gia cùng các bạn khác trong khối là điều
vô cùng thú vị
Một số trò chơi tôi hay áp dụng như: hot seat, whisper, guessing game
Ví dụ: trò chơi: Guessing game
Học sinh tự nguyện lên bản diễn tả
cụm từ mà mình muốn đố bằng kịch câm
Các bạn đoán hành động thông qua việc
đặt và trả lời câu hỏi
Biện pháp 3: Lựa chọn các chủ đề
ngoại khóa hấp dẫn, phù hợp với đơn vị
bài học, gần gũi với thực tế cuộc sống.
+ Hiện nay các đơn vị bài học các
em đều dựa vào những chủ đề xoay quanh cuộc sống Vì vậy giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn những chủ đề gần gũi gắn bó với các em đưa vào trong quá trình tổ chức ngoại khóa Tùy theo thời gian tổ chức, giáo viên lựa chọn các chủ đề sinh
Trang 12hoạt phù hợp như: tháng 9 giáo viên tổ chức sinh hoạt với chủ đề “Me and my school” vì đây là thời điểm các em mới bước vào năm học, tháng 10 tổ chức sinh hoạt với chủ đề về “Women’s day” hay chủ đề về Tet holiday vào tháng 1, chủ đề
“ Summer holiday” vào tháng 5 vì đây là thời điểm các em sắp bước vào kì nghỉ
hè Bên cạnh đó giáo viên có thể lựa chọn các chủ đề gấn gũi với cuộc sống như : talk about yourself, talk about friendship, talk about your family… Đồng thời những đơn vị bài học vào thời điểm này cũng xoay quanh các mẫu câu về các chủ
đề này Tất cả các chủ đề này đều gần gũi với cuộc sống hàng ngày đồng thời cũng gắn với các chủ đề học trong chương trình học của các em Với việc linh động lựa chọn này sẽ giúp cho các em khi tham gia vào ngoại khóa có những vốn kiến thức sẵn làm nguồn tư liệu từ trong các giờ học ở trường cũng như ứng dụng bài học vào thực tế cao
Qua từng tháng, các chủ đề có thể :
Tháng 9: Talk about you and your school
Tháng 10: Vietnamese Women’s day
Tháng 11: Teacher’s day
Tháng 12: Merry chirstmas
Tháng 1: Talk about your family
Tháng 2: Talk about Tet holiday
Tháng 3: Women’s day
Tháng 4: Talk about your city and your country
Tháng 5: Talk about summer holiday
Ở mỗi chủ đề, trong phần thảo luận, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức bằng các hình thức khác nhau như:
- Cho các em thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày