Kĩ năng viết ở Tiểu học được coi là phương tiện ưuthế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc là công cụ để khám phá, chiếmlĩnh tri thức không thể thiếu trong chương trình môn Tiếng
Trang 11 Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quantrọng với học sinh Nó hình thành cho các em bốn kĩ năng cơ bản cần phải có là:Nghe, nói, đọc, viết Trong đó kĩ năng đọc là một trong những kĩ năngcần thiết,không thể thiếu và xuyên suốt quá trình học tập đối với các em Thông qua hoạtđộng đọc, học sinh được mở rộng kiến thức và hiểu biết thêm nhiều điều vềthiên nhiên, đất nước, cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của các dân tộcanh em trên đất nước mình và trên thế giới Đọc những bài văn hay hoặc nhữngvần thơ học sinh trau dồi ngôn từ thêm phong phú, mở rộng tầm hiểu biết vềcuộc sống và con người xung quanh Vì vậy việc đọc có ý nghĩa giáo dục vàphát triển rất lớn Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với con người
mà nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp học đặt “nền móng” đầu tiên Đó là sựkhai hóa, sự khởi đầu giúp cho các em chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng tronghọc tập và trong giao tiếp Kĩ năng viết ở Tiểu học được coi là phương tiện ưuthế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc là công cụ để khám phá, chiếmlĩnh tri thức không thể thiếu trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1 Khi biếtđọc các em có điều kiện và khả năng nghe giảng trên lớp, sử dụng sách giáokhoa và tài liệu tham khảo, … Nếu các em không đọc được các em sẽ khôngviết được, không nắm bắt được nội dung bài học, dẫn đến việc học tốt các mônhọc khác trong chương trình Tiểu học là không thể Chính vì vậy việc rèn luyện
kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 là vô cùng quan trọng và cấp thiết
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 tại Điều 2 đã nêu rõ:
“Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
Trang 2nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế.” Bởi thế đã có biết bao những công trình nghiên cứu, sáng kiến kinh
nghiệm đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương phápdạy học ở phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng cho phù hợp với sự pháttriển của xã hội
Căn cứ Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ tưthực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới sách giáo khoa lớp 1
Với sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáodục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã tổ chức những buổi tập huấn, các tiết chuyên
đề cho toàn thể giáo viên trong huyện chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm Qua gần 4năm trải nghiệm thực hiện chương trình giáo dục phổ phông và sách giáo khoamới đối với lớp 1, tôi tiếp thu sáng tạo những quan điểm chỉ đạo chuyên môncủa Sở, Phòng, nhà trường để có những biện pháp phù hợp với đặc điểm của nhàtrường, của lớp chủ nhiệm nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việcthực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới Qua thực tế giảng dạy, với
sự nghiên cứu tìm tòi của bản thân, trao đổi với các bạn đồng nghiệp trực tiếpgiảng dạy trong trường và giáo viên các trường bạn, tôi đã tích lũy được một sốkinh nghiệm trong giảng dạy phân môn Tiếng việt Do vậy, tôi xin mạnh dạn
trao đổi với các bạn đồng nghiệp: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 1”
2 Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 1” với học sinh có kĩ năng đọc tốt, trả lời được các
câu hỏi cuối mỗi bài đọc và vận dụng tốt vào thực tế
- Trang bị đầy đủ cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và nắmđược nội dung chương trình học Tiếng Việt lớp 1 Giúp học sinh thích nghi sớmvới cách học phát triển năng lực bản thân
Trang 3- Đề ra cho giáo viên các giải pháp hữu hiệu tối ưu nhất để hạn chế tìnhtrạng cuối năm còn học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt, học sinh khôngbiết đọc, viết chiếm tỷ lệ cao so với tỉ lệ chuẩn của nhà trường
- Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng đối với môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng
và các môn học khác nói chung
- Giúp học sinh có lòng say mê, yêu thích môn học, có hứng thú học tậpkhông còn uể oải, mệt mỏi trong mỗi giờ học
3 Đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, khi nghiên cứu tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận, dọc tài liệu: Nghiên cứu nội dungchương trình, vị trí nhiệm vụ của môn Tiếng Việt Nghiên cứu các văn bản chỉthị, luật Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019, Thông tư 27 Ban hànhQuy định đánh giá học sinh Tiểu học, …
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế đối tượng học sinhlớp 1A6 năm học 2023 - 2024
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm dạy tiết Tập đọc
- Phương pháp kiểm tra, quan sát, đánh giá, phân tích, tổng kết rút kinhnghiệm
5 Phạm vi - thời gian nghiên cứu
5.1 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1A6 - năm học 2023 - 2024,trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
5.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024
Trang 4Đọc là một quá trình “nhận thức” phức tạp của việc giải mã các biểutượng để tạo ra ý nghĩa Tiếng Việt là tài sản chung của dân tộc Việt Nam và làngôn ngữ chính âm của quốc gia Việc sử dụng đọc, viết Tiếng Việt làm tiếngnói chung của toàn dân tộc ta Từ ngành học Mầm non đến bậc học cao nhất kĩnăng đọc luôn gắn liền với con người Việt Nam Nó góp phần to lớn vào việcphát triển văn hóa, khoa học, kinh tế cho cả khối cộng đồng to lớn trong việcxây dựng đất nước Việt Nam.
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềhướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học đã yêucầu sau khi học xong môn Tiếng việt lớp 1 học sinh phải đọc được các bài ứngdụng, tốc độ cần đạt 30 tiếng/phút Trả lời được một đến hai câu hỏi về nội dungbài học
Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh công cụ giao tiếp và tư duy.Hiểu rõ Tiếng Việt sẽ giúp các em có kỹ năng giao tiếp trong suốt quá trình họctập và trong thực tế cuộc sống Không những thế môn Tiếng Việt còn là công cụ
để học sinh học các môn học khác Đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt vàhình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phầnhình thành nhân cách của học sinh Tiểu học lớp đầu cấp
Học Tiếng Việt ở lớp 1 càng quan trọng hơn Bởi nếu nói việc dạy học ởbậc Tiểu học như xây một ngôi nhà thì dạy học lớp 1 chính là chuẩn bị phần nền
Trang 5móng của ngôi nhà đó Các em muốn nắm vững kiến thức và học tốt ở các lớptrên thì ngay từ lớp 1 phải học tốt môn Tiếng Việt Vì thế việc rèn đọc cho các
em đọc đúng là yêu cầu không thể bỏ qua Bên cạnh đó kĩ năng đọc tốt góp phầnnâng cao chất lượng học tập các lớp tiếp theo
2 1 Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh
Qua thực tế giảng dạy, điều tra việc dạy và học môn Tiếng Việt của giáo viên và học sinh tôi nhận thấy một số thực trạng sau:
2.1.1 Thuận lợi
- Ngay từ đầu năm học nhà trường luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện choviệc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh Kết hợp với phòng giáo dục tổchức các buổi tập huấn cho toàn bộ giáo viên khối lớp 1 phương pháp dạy họctheo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Đây là năm thứ tư thựchiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
Ban giám hiệu chú trọng đến nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn của
tổ, khối Hướng dẫn tổ xây dựng kế hoạch bài học để đạt hiệu quả giảng dạy tốtnhất Quan tâm đến chất lượng dạy học, đặc biệt chú trọng đến rèn đọc thôngthạo và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh nhất là đối với học sinh khuyết tật,chậm phát triển trí tuệ, dân tộc…
Trang 6- Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 ti vi, 1 máy tính xách tay, 1 máysoi) phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông2018.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, được đào tạo đạtchuẩn, tuổi đời còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng động, tâmhuyết với nghề
- Bản thân luôn tích cực tham gia các phong trào do trường tổ chức,thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, tìm hiểucác phương pháp rèn đọc và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh qua mạnginternet và các phương tiện thông tin khác
- Trình độ học sinh không đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức rất khókhăn Một số học sinh đọc chậm, chưa mạnh dạn trong giờ học
- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con em tạinhà chưa đạt kết quả
Tổng số
HS
Kĩ năng
Tuần 4 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn
Trang 7nhiều hạn chế Sau 1 tháng thực học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng họcsinh lớp 1A6 do tôi chủ nhiệm trong môn Tiếng Việt như sau:
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc,viết hoàn thành tốt còn thấp, học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ còn cao Đặcbiệt, với kĩ năng nói tỉ lệ chưa hoàn thành chiếm tới 31,0% đòi hỏi cả giáo viên
và học sinh cần phải cố gắng, nỗ lực không ngừng
* Học sinh phát âm chưa đúng, còn ngọng l - n, ngọng thanh hỏi, thanh ngã
Khi bắt đầu bước vào lớp 1 các con chưa nắm được cách đọc đúng, họcsinh chủ yếu đọc hay lẫn 2 âm l, n, phần lớn các em không ý thức được mìnhđang phát âm, âm nào
Nguyên nhân: + Gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà nói ngọng
+ Ảnh hưởng bởi tiếng địa phương + Ngọng từ khi học mầm non, giao tiếp với các bạn nóingọng lại chưa được ông bà, bố mẹ quan tâm sửa ngọng
+ Bộ máy phát âm chưa phát triển
Qua khảo sát số lượng học sinh ngọng l/n, thanh hỏi, thanh ngã của lớp 1A6 tôi đã thống kê được bảng số liệu sau:
Trang 8- Giáo viên còn áp dụng một cách máy móc quy trình dạy học theo gợi ý củasách giáo viên Chưa mạnh dạn sáng tạo khi thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc và hình thức tổ chức dạy học.
- Trong giờ dạy, giáo viên còn nói nhiều, chưa áp dụng được các trò chơihọc tập vào tiết dạy hoặc tiến hành trò chơi chưa đạt hiệu quả
3 Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1
3.1 Biện pháp thứ nhất: Nguyên nhân học sinh đọc yếu
Trang 9Mỗi lứa tuổi, mỗi học sinh có đặc điểm tâm lí và khả năng học tập khácnhau Muốn rèn cho học sinh kĩ năng đọc tốt giáo viên cần tìm hiểu đặc điểmtâm lí, khả năng học tập của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp với đốitượng và lứa tuổi Đây là công việc phải được thực hiện ngay từ đầu năm học.Giáo viên tìm hiểu thông qua cha mẹ học sinh, quan sát học sinh trong quá trìnhhọc trên lớp để nắm bắt tính cách và khả năng học tập của từng em Mặt khácgiáo viên tìm hiểu qua giảng dạy “ Trước khi vào lớp 1” hay khi dạy tuần đầutiên, từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp Bằng cách này, giáo viên cóthể phân loại đối tượng học sinh và nắm được học sinh đọc sai do các nguyênnhân chủ yếu sau đây:
+ Ý thức chưa tốt, đi học chưa chuyên cần
+ Chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình học và giao tiếp
+ Khả năng tiếp thu còn hạn chế
Năm học 2023 – 2024 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1A6 Khiđược bàn giao và nhận lớp, tôi đã tiếp xúc với từng em học sinh, nắm bắt tìnhhình hoàn cảnh của từng em, trong đó có em Lường Gia Hy là người dân tộcThái đi học muộn 1 năm so với độ tuổi vào lớp 1 là 6 tuổi, tính em nhút nhát, giađình mải làm ăn nên ít quan tâm đến việc học của em, nên việc tiếp cận vớiTiếng Việt gặp nhiều khó khăn Để em luôn yên tâm không cảm thấy tự ti khiđến trường Bản thân tôi luôn gần gũi, nói chuyện với em, thường xuyên gọi emđọc hay phát biểu trước lớp để em đọc tốt hơn mạnh dạn, tự tin hơn
3.2 Biện pháp thứ hai: Xác định rõ mục tiêu của bài dạy để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp
Để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chấtlượng dạy học, việc xác định rõ mục tiêu của bài dạy là rất quan trọng Nó là cáiđích mà giờ học hướng tới Muốn nâng cao chất lượng dạy học ta phải xác định
rõ sau giờ dạy, học sinh sẽ nắm được gì? và biết làm gì? nếu ta không xác định
Trang 10được mục tiêu, chúng ta sẽ như người đi không có hướng, không biết dẫn dắthọc sinh đi đến đâu? bằng cách nào?
Mục tiêu của bài dạy đã quy định việc lựa chọn nội dung, dung lượngkiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Khi xây dựng tiết Học vần,dựa vào sách giáo viên tôi luôn bám sát và xác định rõ mục tiêu bài học
VD: Bài 12: g – h
Tôi xác định mục tiêu của bài như sau:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết các âm và chữ cái g, h
+ Biết viết trên bảng con các chữ g, h, tiếng ga, hồ
- Về kĩ năng:
+ Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm g, âm h
+ Đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có âm g, h “mô hình” âm đầu + âm chính Âmđầu + âm chính + thanh: ga, hồ
+ Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê
- Về thái độ
+ Khơi gợi tình yêu thiên nhiên
+ Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
Dựa vào mục tiêu của bài dạy tôi xác định được nội dung, lựa chọnphương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh củalớp mình
Trang 11Ngay từ phần giới thiệu bài, tôi đã sử dụng phương pháp trình bày trựcquan cho học sinh nhận diện bằng hình ảnh âm, chữ ghi âm h, g, chữ in thường,
in hoa và viết thường
g – G - g
h – H – hĐến hoạt động chia sẻ khám phá, tôi kết hợp phương pháp trực quan chohọc sinh xem tranh với phương pháp đàm thoại đưa ra các câu hỏi dẫn dắt họcsinh phát hiện âm mới, tìm ra tiếng mới, từ mới Đối với những em học sinh khágiỏi tôi hướng dẫn các em nhìn hình, phát âm và phát hiện được tiếng có âm g,
âm h, tiếng ga, hồ Khi giáo viên rút ra mô hình tiếng ga, hồ, 100% học sinhtrong lớp biết đánh vần đúng theo mô hình, không theo mô hình và đọc trơnđược tiếng ga, hồ Tôi thấy các em rất hứng thú với cách đánh vần theo mô hình
vỗ tay
Đối với Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?
Tôi tổ chức hình thức thảo luận nhóm đôi để các em nói tên các sự vật có
âm g, tên các sự vật có âm h
Sau đó, kiểm tra kết quả thảo luận nhóm của các em bằng trò chơi “ Phản
xạ nhanh” Nếu giáo viên chỉ tiếng có âm g thì các con nói to và vỗ tay 1 lần, âm
h thì các con nói to và vỗ tay 2 lần Kết quả cho thấy các em đều hào hứng thamgia trò chơi, giải phóng được năng lượng tích cực, bầu không khí lớp học cũngtrở nên vui vẻ nhẹ nhàng
Sang phần mở rộng vốn từ, tôi tổ chức cho các em tìm tiếng có chứa âm
g, âm h ngoài bằng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Kết quả những em khá giỏitìm được 2, 3 tiếng có chứa âm g, h Không những thế, có em còn nói được câuchứa tiếng vừa tìm Còn một số em đọc yếu chưa tìm được thì tôi gợi ý: âm gđứng trước các âm: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư thế là các em hào hứng và tìm thêm đượcnhiều tiếng mới
Trang 12Đối với bài Tập đọc, tôi sử dụng hình thức luyện đọc cá nhân kết hợpluyện đọc nhóm Kết quả sau tiết học, những em khá giỏi biết cách đọc đúng,ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và hiểu nội dung bài Còn một số học sinh yếu đọcchậm, vẫn còn nhẩm đánh vần khi đọc câu.
Kết quả: Sau khi học xong, từ đối tượng học sinh khá giỏi đến học sinh
yếu, chậm tiếp thu đều đã hoàn thành mục tiêu bài học Đối tượng học sinh yếu,tiếp thu chậm nắm được các kiến thức và hoàn thành các kĩ năng cơ bản nhưmục tiêu đề ra Đối tượng học sinh khá giỏi phát huy được năng lực khám phá,vận dụng, trình bày và mở rộng vốn từ, hiểu biết về dấu câu trong Tiếng Việt
Từ ví dụ vừa rồi có thể khẳng định rõ mục tiêu cho bài học là hết sức cần thiết
và đúng đắn khi người giáo viên xây dựng một tiết học
3.3 Biện pháp thứ ba: Đa dạng các hình thức rèn đọc
* Rèn trong giờ học Tiếng Việt
Đối với học sinh lớp 1, kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất Đây là biệnpháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinhnghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt Với môn Tiếng Việt ở đây muốn học sinh đọc tốtthì trước tiên giáo viên phải đọc, phát âm đúng và chuẩn để học sinh nghe đọc
và phát âm lại Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơngiản để học sinh dễ hiểu, học sinh có thể tự phát âm đúng Giáo viên tổ chức chohọc sinh đọc bài dưới nhiều hình thức như: Cá nhân, nối tiếp, nhóm, tổ, đồngthanh để bao quát và nắm được khả năng đọc của cả lớp Tổ chức cho học sinhthi đọc với nhau hoặc tổ chức các trò chơi học tập để tạo niềm vui và phấn khởi,giúp các em hứng thú tham gia vào tiết học Đặc biệt khi dạy kĩ năng đọc chúng
ta phải phân hóa đối tượng học sinh, chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượnghọc sinh trong lớp, dạy theo nhóm trình độ của học sinh Hướng dẫn cho các emđọc đúng phát âm chuẩn Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt thì giáo viên dành choluyện đọc nâng cao Đối với học sinh tiếp thu hạn chế phải quan tâm động viêncác em kịp thời, cẩn thận, tỉ mỉ khi đã thấy sự tiến bộ mặc dù là chi tiết nhỏ cũng
Trang 13nên động viên và khuyến khích để học sinh có tinh thần phấn khởi học tập.Động viên và giao nhiệm vụ cho các bạn đọc tốt hỗ trợ và chỉ cho các bạn đọckém đọc tốt hơn Nhắc nhở học sinh không trêu ghẹo, không đùa nghịch mà tạo
cơ hội cho bạn sửa chữa Còn với các em học sinh đi học chưa chuyên cần giáoviên cần tạo các sân chơi học tập, mạnh dạn đổi mới các phương pháp dạy, họctập để thu hút các em tham gia vào tiết học, hăng hái đến trường
Giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống Thông thường các em đọcsai rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo Giáo viên phải giải tỏa tâm lícho học sinh bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ Đồng thời phải giảithích cho các em cùng hiểu, để cùng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn đọc tốthơn
Ví dụ: Bài vần có âm chính và âm cuối Vần “an” ở hoạt động tìm tiếng
có vần an Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “bắn tên” như sau: Lớptrưởng điều khiển trò chơi bằng cách hô to (bắn tên, bắn tên …), các thành viêncòn lại tìm các tiếng chứa vần an bằng cách đáp lại (tên gì, tên gì?) Lớp trưởngchọn bất cứ một thành viên trong lớp chẳng hạn như (tên Linh, tên Linh) và bạnhọc sinh đó đứng dậy tìm tiếng chứa vần an như: lan, can, nhãn,… Cứ lần lượtnhư thế khi đã tìm đủ các số tiếng yêu cầu thì trò chơi kết thúc
* Rèn đọc trong các giờ học khác
Ngoài giờ học Tiếng Việt, việc rèn đọc cho học sinh trong các môn họckhác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi nếu không đọc được kiến thứctrong sách giáo khoa học sinh không thể chiếm lĩnh, tiếp thu hết các kiến thức
mà thầy cô cần truyền tải dẫn đến chất lượng học tập các môn học khác đạt kếtquả không như mong muốn Bản thân tôi thường xuyên rèn đọc cho học sinhthông qua các môn học khác như môn Toán, Đạo đức, …