1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng việt cho học sinh lớp 1

21 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Tác giả Tổ 1
Trường học Trường Tiểu học Chấn Hưng
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 57,43 KB

Nội dung

Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rènluyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vềTiếng Việt, những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và

Trang 1

Trường Tiểu học ……….

-CHUYÊN ĐỀ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn

Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.

Người thực hiện: TỔ 1

Tháng 4 / 2023

Trang 2

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Tiếng Việt là một trong những môn quan trọng và cần thiết ở bậc Tiểuhọc Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic cho các em, việc họcTiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ Thông quamôn Tiếng Việt, các em được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng cảm xúccủa mình một cách chính xác

Đối với cấp Tiểu học, Tiếng Việt là môn học nền móng, là cơ sở để học sinhtiếp cận các môn học khác Mục tiêu của môn học là hình thành và phát triển ở họcsinh các kĩ năng (đọc, viết, nói và nghe) để học tập và giao tiếp trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rènluyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vềTiếng Việt, những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa,văn học của Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn

sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Để có thể thực hiện tốt mục tiêu của môn học, việc dạy học Tiếng Việt

lớp 1 cần được chú trọng ngay từ những ngày đầu vì “Cái đích cuối cùng là học sinh lớp 1 biết đọc thông, viết thạo”.

Tiếng Việt 1- Chương trình GDPT 2018 Bộ sách kết nối tri thức với cuộcsống được triển khai ở tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện VĩnhTường nói chung và trường Tiểu học Chấn Hưng nói riêng đến nay đã sang nămhọc thứ ba

Sau 3 năm triển khai thực hiện, dù chịu ảnh hưởng của dịch covid-19,nhưng đã ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan từ khả năng tiếp thu của học sinh, sựchủ động của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học Chúng tôi đã chútrọng đổi mới quản trị theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhàtrường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên Thầy cô cơbản đã biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy họcnhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Việc sử dụng SGK và các nguồnhọc liệu, thiết bị dạy học đã phù hợp thực tiễn

Cuối năm học 2021-2022 Tổ đã hoàn thành chương trình theo đúng kếhoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt

của chương trình Những “trái ngọt” đầu tiên đã được thu về Qua năm đầu thực

Trang 3

hiện, chỉ hết học kì 1, học sinh đã đọc thành thạo âm, vần và các bài đọc dài, tốc

độ đọc nhanh hơn, những dạng bài chính tả các em làm rất chắc chắn Đặc biệt,các em rất chủ động và tự tin Khi có khách đến lớp các em chủ động chào hỏi,giao tiếp, trao đổi bày tỏ suy nghĩ - đây là năng lực mà các lứa học sinh khóakhác còn hạn chế Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt tăng lên so vớinăm học trước

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khaichúng tôi còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất (máy chiếu), ý kiến của dư luận xãhội, phụ huynh học sinh về việc chương trình SGK môn Tiếng Việt lớp 1 theochương trình giáo dục phổ thông mới còn nặng Từ những lí do trên, Tổ 1 đã

xây dựng chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.” Thông qua chuyên đề này để cùng nhau trao

đổi, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt Chương trình GDPT 2018

Trang 4

1-PHẦN II: NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:

1 Đặc điểm nhà trường, tổ chuyên môn:

Năm học 2022-2023, Khối 1- Trường Tiểu học Chấn Hưng có 157 họcsinh được chia làm 5 lớp Đội ngũ giáo viên: có 5 giáo viên văn hóa, 4 giáo viêndạy các bộ môn chuyên trách Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và Ngoại ngữ Độingũ giáo viên chủ nhiệm đảm bảo đủ 01 giáo viên/lớp, nhiệt tình, trách nhiệmtrong công việc Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 nhà trường triển khai dạychương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 1 Cơ sở vật chất tương đối đầy

đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường

2 Thuận lợi:

Tổ luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường vềviệc tổ chức dạy học Tiếng Việt 1- chương trình GDPT 2018

Ban giám hiệu rất quan tâm đến chương trình Tiếng Việt 1 CTGDPT

2018 Nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường họctheo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ,sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình, SGKGDPT đối với lớp 1; khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạyhọc hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức

tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học tươngđối đầy đủ Khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp thoáng mát và antoàn cho học sinh

Đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/1lớp, sĩ số học sinh/lớp theo theo qui định tạiĐiều lệ trường Tiểu học đối với học sinh lớp 1, đảm bảo tỉ lệ 01 giáo viên chủnhiệm/1lớp và cơ cấu giáo viên để thực hiện dạy học các môn học và hoạt độnggiáo dục bắt buộc

100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi buổi bố trí không quá 7tiết học, mỗi tiết 35 phút Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa cácnội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạtcủa chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động giáodục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở Tiểu học Thời khóa biểuđược sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học

và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học

và tuần học phù hợp với tâm sinh lý học sinh

Trang 5

Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo viên, sách giáo khoa và tài liệutham khảo.

100% học sinh lớp 1 đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi

Các em ngoan, có ý thức học tập, biết vâng lời thầy cô giáo

Phụ huynh học sinh ủng hộ và có sự phối kết hợp khá tích cực trong việcdạy Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018

3 Khó khăn:

Do tình hình dịch bệnh covid 19 nên trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếunghỉ ở nhà hoặc hoc online nên các em hầu như không được trực tiếp họcchương trình Mầm non cho trẻ 5 tuổi trên lớp, việc được học nhận biết các mặtchữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thầncho các em trước khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu như không thực hiện được

Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng vẫncòn thiếu một số phòng học bộ môn như phòng Âm nhạc, Mĩ thuật Một số lớphọc máy chiếu đã cũ, hỏng không sử dụng được

Đầu năm, học sinh lớp 1 chưa quen với môi trường học ở Tiểu học

Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều Một số học sinh cònnhận thức chậm, chưa mạnh dạn, chưa tự tin, kĩ năng diễn đạt bằng lời khi trìnhbày còn chưa lưu loát Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bàicòn máy móc

Một bộ phận PHHS làm công nhân ở các công ty và đi làm ăn xa Họ giaocon cho ông bà chăm sóc nên việc quan tâm, động viên, theo dõi giúp đỡ họcsinh học tập chưa thường xuyên

II MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 1 CTGDPT 2018:

1 Mục tiêu:

Giúp học sinh hình thành những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụthể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức với cội nguồn, yêu thích cáiđẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích laođộng; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện tráchnhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh

Giúp học sinh phát triển năng lực chung phát triển năng lực ngôn ngữ ởtất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở mức độ cơ bản: đọc đúng, trôi chảyvăn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của vă bản; liên hệ so sánh ngoàivăn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn;(chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói

Trang 6

Phát triển năng lực văn học của học sinh với yêu cầu phân biệt được thơ

và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệthuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của conngười và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học

2 Yêu cầu cần đạt:

2.1 Đọc-kĩ thuật đọc:

Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn Tốc độ đọc khoảng 40

- 60 tiếng trong 1 phút Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ởchỗ kết thúc dòng thơ

Bước đầu biết đọc thầm

Nhận biết được bìa sách và tên sách

2.2 Đọc hiểu:

2.2.1 Văn bản văn học

* Đọc hiểu nội dung

Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết đượcthể hiện tường minh

Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựavào gợi ý,

Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản

Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao

* Văn bản thông tin:

- Đọc hiểu nội dung

Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trongvăn bản

Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ

Trang 7

- Đọc hiểu hình thức

Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản

Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh

Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa

Đặt dấu thanh đúng vị trí Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các

chữ c, k, g, gh, ng, ngh.

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30-35 chữ theocác hình thức nhìn-viết (tập chép), nghe-viết Tốc độ viết khoảng 30-35 chữtrong 15 phút

2.4 Viết câu, đoạn văn ngắn:

Nói rõ ràng, thành câu Biết nhìn vào người nghe khi nói

Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi

Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp vớiđối tượng người nghe

Trang 8

Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý.

Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặcnghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh)

* Nghe

Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói,

có tư thế nghe phù hợp) Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ

Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?

* Nói nghe tương tác

Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu

Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản

III NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT 1 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018:

1 Nội dung:

* Kiến thức tiếng việt

- Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

- Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

- Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

- Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

- Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

- Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

* Kiến thức văn học

- Câu chuyện, bài thơ

- Nhân vật trong truyện

Trang 9

- Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ

- Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

- Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học sinh lớp 1

2 Cấu trúc chương trình, quy trình dạy học tiếng việt 1 chương trình GDPT 2018:

2.1 Chương trình dạy học Tiếng Việt 1, tập 1: Gồm: (18 tuần)

- Tuần mở đầu

- 16 tuần (80 bài)

+ Mỗi tuần 5 bài (cả ôn tập và KC)+ Mỗi bài 2 tiết, 2 trang sách + Mỗi tuần 10 tiết (thể hiện trên SGK) và 2 tiết linh hoạt

Phát triển kỹ năng nghe, nói, tưởng tượng, suy luận

Phần âm chữ được dạy trong 6 tuần đầu, tiến độ chậm, phù hợp với giai đoạn đầu lớp 1

Mỗi bài học được thiết kế trong 2 tiết, 2 trang, HS sẽ được học 1-2 âm chữ và dấu thanh

2.1.2 Quy trình dạy các tiết học ở sách Tiếng Việt 1, tập 1:

* Quy trình dạy phần nhận biết

1 HS quan sát tranh

2 HS trả lời câu hỏi để hiểu nội dung tranh

3 GV và HS thống nhất câu trả lời

4 GV diễn ra (nói hoặc đọc) câu nhận biết dưới tranh, HS đọc theo

Lưu ý: Đọc từng cụm từ, nhấn giọng vào tiếng có âm chữ mới, hướng sự chú

ý của HS vào chữ ghi âm mới…

5 Giới thiệu chữ ghi âm mới và viết tên bài lên bảng

Trang 10

* Quy trình dạy học phần đọc

1 Đọc vần:

So sánh vần, phân tích vần => Đánh vần các vần => Đọc trơn các vần => Ghép chữ tạo vần mới

2 Đọc tiếng:

GV giới thiệu mô hình tiếng => HS phân tích tiếng => Đánh vần => Đọc trơn

HS đọc các tiếng trong sách HS: Đánh vần, đọc trơn, ghép chữ tạo tiếng

Giáo viên hướng dẫn học sinh bài viết => Học sinh viết => Giáo viên

quan sát, hỗ trợ học sinh, nhận xét, đánh giá sửa lỗi

* Quy trình dạy phần nói theo tranh

1 HS quan sát tranh

2 HS trả lời câu hỏi để hiểu nội dung tranh

3 GV giới thiệu nội dung tranh

4 HS chia nhóm, trao đổi về chủ điểm cần nói, hoặc đóng vai trong tình huống giao tiếp

5 Đại diện nhóm trình bày (GV và lớp nhận xét)

Trang 11

- Cách đánh vần

Giáo viên lựa chọn cách đánh vần cho phù hợp và hiệu quả Chẳng hạn,với tiếng bàn: 1) bờ - an - ban - huyền - bàn; 2) a - nờ - an - bờ - an - ban - huyền

- bàn

Học sinh nào có thể đọc trơn toàn âm tiết thì bỏ qua bước đánh vần

GV có thể thay đổi quy trình miễn sao hiệu quả

* Quy trình kể chuyện (2 bước)

Bước 1: GV kể chuyện và đặt câu hỏi HS trả lời

Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện HS nghe

Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi HS trả lời

Có thể cho HS trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời

Bước 2: HS kể chuyện

HS kể từng đoạn theo tranh và theo hướng dẫn

Một số HS kể toàn bộ câu chuyện

Có thể đóng vai kể từng đoạn hoặc toàn bộ

Có thể thi kể chuyện

Một số lưu ý liên quan vấn đề về âm chữ

Chữ q (cu) và chữ u (u) kết hợp ghi âm “quờ”

Qu (quờ) được xử lí như một âm, nhưng thực chất nó là âm đầu “cờ” kếthợp với âm đệm u

Do q bao giờ cũng đi với u, nên coi qu (quờ) là một âm để tiện lợi về mặt

sư phạm

Phân biệt chữ c (xê) và k (ca) cùng ghi âm “cờ”

C (xê) và k (ca) đều đọc là “cờ” Âm “cờ” viết là k (ca) khi đứng trước e,

ê, i ; viết là c (xê) khi đứng trước các âm khác

GV có thể linh hoạt lựa chọn cách đánh vần: cờ - ê - kê - hỏi - kể; hoặc:

ca - ê - kê - hỏi - kể

Vấn đề các chữ g (gờ đơn) và gh (gờ kép), ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép):

Có bài Luyện tập chính tả

Vấn đề âm p và ph: 2 âm riêng biệt Tiếng Việt 1 không dạy âm p riêng

mà kết hợp khi dạy ph Âm p chỉ xuất hiện trong một số ít từ ngoại lai hoặc tênriêng, như pi-a-nô, Sa Pa …

2.2 Chương trình dạy học Tiếng Việt 1, tập 2:

Gồm: 8 bài lớn (chủ điểm), mỗi bài 2 tuần (24 tiết) và 1 tuần ôn tập, đánh giá

Có 20 tiết “cứng” dành cho đọc, viết, nói và nghe xoay quanh các văn bản

và ôn tập chủ điểm

Có 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết): linh hoạt

Trang 12

Trong mỗi chủ điểm thường có các kiểu loại văn bản cơ bản: thơ, truyện,văn bản thông tin

Bài học có ngữ liệu là thơ: 2 tiết

Bài học có ngữ liệu là truyện, văn bản thông tin: 4 tiết

Mỗi văn bản đọc là trung tâm của bài học

Khởi đầu bài học: khởi động, học sinh quan sát tranh, trao đổi, thảo luận

và trả lời câu hỏi

Sau khởi động là đọc thành tiếng, đọc hiểu

Đối với văn bản thơ: nhận biết vần và học thuộc lòng

Đối với văn bản văn xuôi: viết câu, nói và nghe, nghe viết, làm bài tậpchính tả Đôi khi có kể chuyện, đóng vai

Cuối bài: hoạt động tích hợp, mở rộng, vận dụng

2.2.1 Tổ chức dạy học các dạng bài trong sách Tiếng Việt 1 tập 2:

* Tổ chức dạy học dạng bài có ngữ liệu là văn xuôi

Tiết 1

1 Khởi động

2 Đọc văn bản

Tiết 2

3 Trả lời câu hỏi

4 Viết câu trả lời vào vở

Tiết 3

5 Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

6 Nói theo tranh

Tiết 4

7 Nghe viết chính tả

8 Bài tập chính tả

9 Hoạt động trải nghiệm

* Tổ chức dạy học dạng bài có ngữ liệu là thơ

Khai thác nội dung và yếu tố vần của thơ: Phù hợp với nhận thức của họcsinh và yêu cầu dạy tiếng Việt giai đoạn đầu

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w