Xuất phát từ thực trạng dạy học Tập đọc lớp 1 và đáp ứng được mục tiêuphát triển các năng lực HS theo chương trình 2018 thì việc đổi mới phương pháptrong dạy học theo hướng tích cực là v
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
“TỔ CHỨC TIẾT DẠY TẬP ĐỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”
I LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, trong đó kỹ năng đọc là một kỹ năng quan trọng của học sinh, đặc biệt đối với học sinh lớp 1 Biết đọc, các em sẽ biết tư duy, lập luận Giúp các em biết giao tiếp với người xung quanh và hiểu được tâm tư tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em sẽ có được những rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, bồi dưỡng tình yêu với cái thiện và cái đẹp
Xuất phát từ thực trạng dạy học Tập đọc lớp 1 và đáp ứng được mục tiêu phát triển các năng lực HS theo chương trình 2018 thì việc đổi mới phương pháp trong dạy học theo hướng tích cực là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động trong học tập mà từ đó còn hình thành và phát triển năng lực học tập cho học sinh Đó cũng chính là lý do chúng tôi thực hiện
chuyên đề : “Tổ chức tiết dạy tập đọc nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh lớp 1 theo chương trình GDPT 2018”.
II THỰC TRẠNG
Do sự nhận thức của HS lớp 1 còn non nớt Việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của văn bản cần phải cụ thể hóa qua các việc làm Thực tế, qua quá trình dạy học tập đọc hằng ngày, chúng tôi nhận thấy một vài thực trạng về dạy Tập đọc lớp 1 như sau:
a Giáo viên:
- Giáo viên chú trọng về sửa phát âm cho học sinh mà đôi khi không tổ chức hướng dẫn, tạo cho học sinh những hoạt động để giúp các em có hứng thú, vui vẻ học tập và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên
b Học sinh
- Học sinh còn đọc rỗng nghĩa (HS đọc mà không hiểu nghĩa của từ)
- Học sinh đọc mà không hiểu nội dung của văn bản
Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1 còn hạn chế, các em ít vốn sống nên trong khi tìm nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời Một
số học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe Một số
em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu, có học sinh khả năng chú ý, tập trung còn kém Các em còn rụt rè nhút nhát, khi đứng trước lớp Một số học sinh phát âm còn ngọng, đọc còn nhỏ do chưa tự tin, một số em
Trang 2vẫn chưa đọc đúng theo yêu cầu cần đạt của văn bản, chưa đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ dấu phẩy và dấu chấm, Những điều này dẫn đến kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, chưa hiểu được tư tưởng tình cảm chứa trong văn bản
c Phụ huynh học sinh
Cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 Phần lớn chưa biết cách hướng dẫn con học
III Biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 1 phát triển năng lực học tập cho HS.
1 Vận dụng linh hoạt quy trình dạy Tập đọc
Để dạy các bài Tập đọc lớp 1 phát triển năng lực học tập của học sinh thì người giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, đọc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy trình dạy Tập đọc để nâng cao chất lượng dạy Tập đọc phát triển năng lực học tập cho HS
QUY TRÌNH DẠY VĂN BẢN VĂN XUÔI
TIẾT 1 Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Mục tiêu của hoạt động này là tạo hứng thú và gợi nhớ bài cũ
cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em tham gia trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức đã học và nối tiếp chuỗi kiến thức mới, kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học
Hoạt động 2: Khởi động
Mục tiêu của hoạt động khởi động là học sinh sẽ được khơi gợi suy nghĩ bằng cách quan sát tranh minh họa, dựa vào kinh nghiệm đã có để trả lời được câu hỏi phần khởi động trong sách giáo khoa Các em sẽ hoạt động nhóm để được trình bày ý kiến của mình Học sinh sẽ được nghe GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu
câu
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu giọng đọc của bài, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV đọc mẫu toàn bài HS đọc dò văn bản theo giọng đọc của GV
- GV hỏi: Bài đọc có mấy câu? Sau đó GV đánh số câu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một số từ khó, đồng thời hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu, cụm từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa của một số từ khó hiểu bằng
Trang 3phương pháp trực quan, đặt câu, dùng ngữ cảnh,…
- Cho học sinh đọc câu (nối tiếp 2 lượt)
- Nghỉ giữa tiết
- Giáo viên chia đoạn
- Cho học sinh đọc đoạn theo nhóm đôi
- Gọi 1-2 nhóm đọc (có thể thi đua đọc)
- Gọi học sinh đọc cả bài
- Nhận xét tiết học
TIẾT 2
- HS đọc lại bài đọc và tìm tiếng ở trong bài có vần cần luyện tập
- HS đọc lại bài đọc và tìm tiếng ở ngoài bài có vần cần luyện tập
- HS đặt câu với từ ngữ vừa tìm được
- Tìm hiểu nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa
QUY TRÌNH DẠY VĂN BẢN THƠ
Quy trình dạy văn bản thơ tương tự như dạy văn bản văn xuôi Điểm khác biệt được thể hiện ở hoạt động sau:
+ Luyện đọc văn bản
- Thay hoạt động luyện đọc câu bằng luyện đọc dòng thơ, thay hoạt động Luyện đọc đoạn bằng hoạt động Luyện đọc từng khổ thơ
- Thay Hoạt động Luyện đọc lại bằng hoạt động Học thuộc lòng
2 Vận dụng trò chơi, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực trong dạy Tập đọc lớp 1
2.1 Vận dụng trò chơi dạy học
Đối với học sinh lớp 1, tư duy của các em còn mang tính cụ thể, các em thường chú ý tới các màu sắc sặc sỡ, hình ảnh sinh động, những trò chơi được giáo viên lựa chọn, thiết kế sẽ thu hút tính tò mò, suy nghĩ nhanh nhẹn và rèn kĩ năng đọc đúng, chính xác, nhanh nhẹn, to rõ của các em
Ví dụ:
- Vận dụng trò chơi vào “Ổn định, kiểm tra bài cũ” như trò chơi “Mâm ngũ
quả” bài Mâm cơm ngày Tết ở Huế
Giáo viên giới thiệu cách chơi: Trên màn hình có 1 cái mâm và phía trên
có những số 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với những quả như là măng cụt, bưởi, nho, dưa hấu, chuối
Mỗi số sẽ tương ứng với một bí mật, có thể là 1 đoạn hay 1 câu hỏi nào đó
mà các con đã được học rồi Các con có thể chọn ngẫu nhiên một số mà con thích, khi các con đọc đúng, đọc to rõ, trả lời đúng câu hỏi thì chúng ta sẽ được
Trang 4những tràn vỗ tay của các bạn và mình sẽ xếp được loại quả tương ứng vào mâm ngũ quả nhé?
- Trò chơi “Bác đưa thư” ở bài “Mẹ và cô”
Giới thiệu cách chơi: Ba bạn nhỏ là bộ đội hải quân đã lâu chưa về, nay bạn nhỏ viết thư cho ba Bạn ấy viết 3 lá thư Mình sẽ giúp bạn nhỏ chuyển các lá thư đến bố bạn ấy bằng cách trả lời đúng được câu hỏi của bác đưa thư
HS sẽ chọn lần lượt các lá thư từ số 1 đến 3 Trả lời được câu hỏi của bác đưa thư là mình đã giúp bạn ấy gửi lá thư đến bố
2.2 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp thảo luận nhóm: vận dụng vào giới thiệu bài
Ví dụ: Ở phần Khởi động bài Nữ hoàng của đảo
GV nêu: Bây giờ các con hãy quan sát bức tranh trên màn hình và thảo
luận với bạn kế bên trong 1 phút rồi cho biết
+ Tranh vẽ những ai ?
+ Họ đang làm gì ?
- Cho HS thảo luận 1 phút Gọi đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp theo
ý của mình đã thảo luận
- GV cho HS quan sát cây, trái, hoa bàng vuông HS dự đoán đó là cây gì, trái gì và hoa gì
- GV giới thiệu bài: Nữ hoàng của đảo
- Phương pháp trực quan: là hình thức dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh, video,… để người học dễ dàng tiếp thu
kiến thức
Ví dụ: Vận dụng vào giới thiệu bài, giải thích từ ở bài “Mâm cơm ngày Tết
ở Huế”
- Cho học sinh quan sát tranh minh học để vận dụng vào phần giới thiệu bài
- Vận dụng vào giải thích từ: GV cho học sinh tự nêu suy nghĩ của mình: Trong bài có từ rau răm, vậy con hiểu gì về từ rau răm?
Trang 5Khi học sinh tự nói lên suy nghĩ của mình xong thì GV sẽ nhận xét và sử dụng máy chiếu, trình chiếu Powerpoint để chiếu hình ảnh rau răm hoặc sử dụng
lá rau răm thật để học sinh quan sát và nêu lợi ích của rau răm Sau đó lắng
nghe GV chốt lại Tương tự ở từ “mít trộn” khó hiểu với học sinh lớp 1 GV sẽ chiếu tranh ảnh để giải nghĩa cho học sinh hiểu Mít trộn là mít non được luộc chín vừa tới, sau đó xé tơi để trộn với thịt ba rọi hoặc tôm hay da heo cắt sợi Đây là món đặc sản của người miền Trung, đặc biệt là ở Huế
2.3 Vận dụng kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật “Nghe tích cực”
Nghe tích cực là khả năng tập trung hoàn toàn vào người nói, người đọc, hiểu thông tin và phản hồi một cách tích cực, hiểu thông điệp mà người nói, người đọc muốn truyền đạt
* Vận dụng: Kĩ thuật “Nghe tích cực” có thể áp dụng ở tất cả các hoạt
động trong tiết học
*Cách thực hiện:
Bước 1: Trước khi tổ chức một hoạt động, giáo viên phát lệnh để học sinh
lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu mà giáo viên đưa ra
Bước 2: GV đặt câu hỏi để học sinh trình bày những điều mà học sinh
nghe được
Bước 3: GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà mình nghe được Bước 4: GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
* Ví dụ 1: Nghe tích cực để phát hiện nội dung.
Áp dụng vào hoạt động giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc “Cùng vui chơi” TV1 tập 2, trang 86, sách Chân trời sáng tạo
*Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên phát lệnh để học sinh lắng nghe cô đọc.
Bước 2: Giáo viên đọc ngang bài rồi dừng lại hỏi học sinh: “ Trong những
câu thơ cô vừa đọc có nhắc đến các trò chơi nào?”
Bước 3: HS nêu các trò chơi được nhắc đến trong những câu thơ cô vừa
đọc: nhảy dây, đá bóng
Bước 4: GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
Ví dụ 2: Nghe tích cực để phát hiện giọng đọc
Cũng trong bài “Cùng vui chơi”, học sinh lắng nghe học sinh đọc toàn bài, nhận xét giọng đọc của bạn hay hoặc chưa hay? Vì sao?
Ví dụ 3: Nghe tích cực để phát hiện cách ngắt nhịp
Cũng trong bài “Cùng vui chơi” học sinh lắng nghe giáo viên đọc để phát hiện ra cách ngắt nhịp thơ
Trang 6* Kết quả đạt được: Qua kĩ thuật này, năng lực cảm thụ văn học của học
sinh được hình thành, các em bước đầu đoán được nội dung của bài khi đọc văn bản và tranh minh họa Việc đọc lướt để tìm nội dung phát huy năng lực tự chủ
và tự học, HS tự tin phát biểu những suy nghĩ của bản thân Qua trò chơi “Kết đôi” HS sẽ phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác trong việc thảo luận nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ những điều suy nghĩ với bạn bè Từ đó sẽ tạo nên mối quan hệ giao lưu, hòa đồng Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn Học sinh rèn được năng lực tổng hợp kiến thức và kĩ năng trình bày
3 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Theo thông tư 27, có hai hình thức đánh giá đó là đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên, nhưng trong báo cáo này chúng tôi đề cập đến việc đổi mới đánh giá thường xuyên Ngoài việc kịp thời động viên, khuyến khích khi HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, đánh giá thường xuyên còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những năng lực của học sinh hay những thiếu sót trong quá trình học tập, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của
HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng học tập của HS
Đối với nội dung phần tập đọc, cách đánh giá từ trước đến nay chủ yếu là hình thức: gọi học sinh đọc bài, GV nhận xét, GV chỉnh sửa cách đọc Song theo chúng tôi, việc đổi mới đánh giá chính là việc đổi mới như thế nào để tạo động lực cho học sinh, để học sinh thay đổi, yêu thích việc học Đây chính là mục tiêu cuối cùng của việc kiểm tra đánh giá Và kết quả cuối cùng của việc đánh giá chính là sự tiến bộ của học sinh, sự hình thành các năng lực và phẩm chất của học sinh Vậy người giáo viên phải làm thế nào để có thể tạo động lực, khích lệ học sinh?
3.1 Công cụ, hình thức đánh giá.
Phương pháp kiểm tra: đánh giá thường xuyên có thể là quan sát, thực hành, đánh giá qua sản phẩm học tập của học sinh, qua thái độ học, …
Công cụ có thể dùng lời nhận xét của cô, lời động viên, ánh mắt khích lệ,
sự cổ vũ, tiếng vỗ tay của bạn bè, sự ghi nhận của cô giáo, …
3.2 Vai trò của người đánh giá
- GV đánh giá HS, HS tự đánh giá chính mình, HS đánh giá chéo HS, Phụ huynh đánh giá HS
3.3 Nội dung, cách thức đánh giá
- Giáo viên nên tạo ra một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, nơi đó học sinh có thể tự do đặt câu hỏi cho thầy cô và các bạn để giúp học sinh chú ý vào bài học, tích cực học tập hơn
- Việc vỗ tay, khen thưởng học sinh không chỉ của GV mà còn của các bạn cũng là một hình thức đánh giá, ghi nhận nỗ lực của các em
Trang 7- Hay đôi khi chỉ là một ánh mắt, một nụ cười của cô dành cho học sinh cũng là một hình thức đánh giá rất tích cực
Theo thông tư 27 khen ngợi học sinh để động viên, khích lệ giúp đỡ các
em học tập và rèn luyện Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tôi đã kết hợp với Ban phụ huynh của lớp cùng với học sinh tham gia nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp
Hàng ngày tôi thường có nhiều lời khen, tuyên dương trực tiếp trước lớp:
- Con sẽ là một phát thanh viên tương lai đấy! Hãy tiếp tục phát huy nhé!
- Con đã tiến bộ rất nhanh Hãy tiếp tục cố gắng nhé!
- Con đọc tốt lắm! Con hay chia sẻ bí quyết cho các bạn nhé!
Sau những lần khen tôi lại tặng hoa gắn vào bảng thi đua Bảng thi đua
có danh sách học sinh cả lớp và cột để gắn hoa dán gần thư viện góc lớp để các em nhìn thấy mỗi ngày Cuối tuần tôi dựa vào bảng thi đua và cho học sinh bình chọn để tặng khen các em
Hàng tháng tôi cũng tổ chức bình chọn bằng hình thức biểu quyết chọn
ra những bạn có nhiều cố gắng và có nhiều tiến bộ để khen Tôi làm những tấm thiệp khen gửi về gia đình, gửi lên nhóm zalo của lớp Phụ huynh cũng phấn khởi, hào hứng động viên con cháu
Dù những phần thưởng đó không có giá trị vật chất nhưng nó lại mang giá trị tinh thần rất lớn để động viên học sinh có hứng thú phấn đấu trong học tập Qua thực hiện tôi thấy học sinh thi đua học tập rất tốt
4 Phối hợp với phụ huynh rèn cho học sinh luyện đọc bài khi ở nhà
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc phát huy khả năng tự học của bản thân không chỉ diễn ra trong nhà trường mà cả ở gia đình và xã hội Để tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của bản thân thì việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình là vô cùng quan trọng
Khi bước vào đầu năm học ngoài việc tuyên truyền cho phụ huynh về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục Tôi chủ động khuyến khích phụ huynh tham gia thành lập nhóm zalo lớp để tiện trao đổi, giải đáp thắc mắc khó khăn của phụ huynh, giúp cho phụ huynh hiểu, nhận thức đúng vấn đề, biết cảm thông chia sẻ
Khi nhận được sự trợ giúp và tương tác từ phía phụ huynh tôi đã thấy kỹ năng đọc của các em có sự tiến bộ rõ rệt, phụ huynh cũng hiểu hơn về chương trình lớp 1 và biết cách giúp đỡ các em trong thời gian tự học ở nhà đem lại hiệu quả thiết thực
IV Xây dựng kế hoạch bài dạy
Trang 8Cấu trúc KHBD theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
CHỦ ĐỀ 32: BIỂN ĐẢO YÊU THƯƠNG BÀI 3: NỮ HOÀNG CỦA ĐẢO
I MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1 Kiến thức: Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, nói về phần
hoạt động trồng cây giữ biển đảo
2 Kĩ năng: Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm trong bài
3 Thái độ: Yêu thích môn học; biết yêu cây cối, cảnh vật và có những
việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên
4 Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm
5 Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu thiên nhiên - biết yêu cây cối,
cảnh vật
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Giáo viên: Máy tính, màn hình tương tác
2 Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt 1 tập 2.
III PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1 Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác
kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết)
2 Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Giải cứu ngư dân”
2 Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1 Khởi động (8-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, nói
về phần hoạt động trồng cây giữ biển đảo
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Trang 9- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh minh
hoạ và cho biết: Tranh có những ai?Các chú hải quân đang làm gì? Con nghĩ các chú sẽ trồng cây gì trên đảo?
- Giáo viên giới thiệu bài mới
2.2 Luyện đọc văn bản (18-20 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có
dấu câu
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo
luận nhóm
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu giọng đọc: vui tươi, ngạc nhiên, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm …
- Giáo viên đọc mẫu
- Bài đọc có mấy câu? (học sinh trả lời 7 câu)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một số từ khó như nữ hoàng, Trường
Sa, trắng tím, nhụy vàng, bàng vuông đồng thời hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi
theo dấu câu, cụm từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nghĩa của một số từ khó hiểu:
nữ hoàng, cây phong ba, cảnh sắc,… bằng phương pháp trực quan,…
- Cho học sinh đọc câu (2 lượt)
- Nghỉ giữa tiết
- Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn
- Cho học sinh đọc đoạn theo nhóm đôi
- Gọi 1-2 nhóm đọc
- Thi đua đọc nhóm
- Gọi học sinh đọc cả bài
- Nhận xét tiết học
TIẾT 2 2.3 Nhận diện vần, tìm hiểu bài đọc (32-35 phút):
* Mục tiêu: Học sinh luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm
trong bài và ngoài bài từ ngữ có tiếng chứa vần cần luyện tập, và đặt câu Nhận diện chi tiết trong bài đọc dựa vào các cụm từ đứng trước hoặc sau nó
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận
nhóm
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại bài đọc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to từ/ tiếng chứa vần uông
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần uông, uôn
Trang 10Học sinh tìm từ ngữ ở ngoài bài có vần uông, uôn, đặt câu với một số từ vừa tìm được, ví dụ: Mẹ mua rau muống về nấu canh Em luôn luôn vâng lời ba mẹ.
- Học sinh đọc từ mẫu trong sách học sinh và giải thích nghĩa của từ để tìm từ
ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần uông, uôn.
- Nghỉ giữa tiết
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong sách học sinh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời tìm hiểu bài
- Giáo viên đưa ra các đại ý khác nhau theo hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn
để học sinh đối chiếu với các ý đã biết, rồi chọn lựa đại ý đã chọn Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh giải thích lí do vì sao
- Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định đại ý của bài đọc
3.4 Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng việc đổi mới đánh giá khi dạy Tập đọc lớp 1, chúng tôi
nhận thấy các em HS trở nên tự tin hơn, các em cảm thấy mình được các bạn tôn trọng, được cô giáo ghi nhận, tạo thêm động lực, tăng thêm lòng tự tin với bản thân Ngoài ra, còn khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác trong lớp Qua đó, năng lực học tập của HS được nâng cao: các em yêu thích việc học hơn, chủ động, tích cực hơn trong các giờ học Tập đọc, mạnh dạn
tự tin khi đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV Qua đó phát triển được năng lực
tự chủ và tự học, phát huy tối đa năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển cho học sinh các phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và nhân ái đúng theo mục tiêu mà chương trình GDPT 2018 trong dạy Tập đọc lớp 1
V KẾT LUẬN
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nói chung và chương trình môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng được thiết kế theo hướng mở và trao quyền chủ động cho nhà trường, giáo viên nhiều hơn trong việc xây dựng kế hoạch Theo định hướng đó, nhà trường và giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, áp dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phát huy tối đa các năng lực, phẩm chất cho học sinh
Việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là một quá trình, chứ không phải thông qua một bài học Sau chuyên đề này chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm chuyên đề xuyên suốt trong năm học
Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề: “Tổ chức tiết dạy tập đọc nhằm phát triển năng lực học tập cho học sinh lớp 1 theo chương trình GDPT 2018” của Tổ khối 1 Với thời gian nghiên cứu chưa nhiều, chắc chắn chuyên đề
còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn