Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với môn làm quen với toán để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 vẫn còn bỏ ngỏ, phụ
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với toán.
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp :
Thực tế tại lớp lớn 1, tôi đang chủ nhiệm số lượng trẻ đông, khả năng nhận thức, sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ chưa đồng đều, bên cạnh đó, do tình hình dịch covid-19 diễn ra phức tạp vào năm vừa qua đã khiến cho quá trình học của trẻ bị đứt đoạn, cộng với tình hình lớp có vài trẻ mới ra lớp lần đầu nên trẻ vẫn còn chậm tiếp thu, việc thích thú tham gia vào các hoạt động chưa tích cực
So với những môn học khác như: môn Âm nhạc, Văn học, hay Thể dục…thì môn làm quen với toán đối với trẻ vẫn chưa thực sự thu hút trẻ, mức độ tham gia học tốt vẫn chưa cao Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với môn làm quen với toán để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 vẫn còn bỏ ngỏ, phụ huynh chỉ quan tâm đến việc đọc viết mà quên mất rằng môn Làm quen với Toán cũng thật sự rất quan trọng trong hành trang chuẩn bị vào lớp 1 đối với trẻ mẫu giáo Lớn
Xuất phát từ những lí do nêu trên và trên cơ sở thực tiễn công tác chủ nhiệm
ở lớp Lớn 1 từ đầu năm đến nay, cũng như thực tế ở trường mẫu giáo Đại Hưng
Tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với toán”.
Biện pháp 1: Nghiên cứu lựa chọn đề tài theo ý tưởng trẻ, theo từng chủ
đề, chủ điểm, theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trước khi dạy.
- Để giúp trẻ nâng cao kỹ năng với môn làm quen với toán thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với toán phải thường xuyên Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm đã trang bị bổ sung cho lớp nhiều đồ dùng đồ chơi Ngoài ra bản thân tôi đã làm một góc mở trang trí môn làm quen với toán theo từng chủ điểm để trẻ đến xem, so sánh, thêm bớt, sắp xếp các nhóm đồ vật theo ý thích
- Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng hiểu biết của trẻ phù hợp với thực tế Cần phải xác định
rõ mục đích yêu cầu của đề tài Từ đó đưa ra nội dung giảng dạy phù hợp mục đích yêu cầu, phù hợp với lứa tuổi của trẻ dựa theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi mà ngành đã quy định
- Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú ý, đối với môn làm quen với toán là nhu cầu cần thiết Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về
Trang 2toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo
- Đối với trẻ mẫu giáo khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu là làm quen với một số khái niệm toán học vì khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó
mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ Nên việc nghiên cứu lựa chọn đề tài trước khi dạy là một việc làm vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non
Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với toán bằng phương pháp trực quan hình tượng.
- Để giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán, dù là dạy trẻ đo, đếm, thêm bớt, so sánh, sắp xếp Muốn đạt hiệu quả cao đầu tiên tôi cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ Trước đây tôi thường sử dụng đồ dùng đồ chơi làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán Song hình thức này ít gây chú ý kích thích tính tò mò, ham học hỏi của các cháu và nó sẽ gây nên nhàm chán trong giờ học, hiệu quả chất lượng môn học không cao Nhưng với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ Vì vậy tôi đưa công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với với toán nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ
- Tôi đã tích cực sưu tầm những hình ảnh rời các con vật, đồ vật phù hợp từng chủ điểm và sử dụng các hiệu ứng khác nhau đối với các con vật, đồ vật tạo ra nhiều trò chơi, bài giảng điện tử sáng tạo phù hợp, gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán
- Đưa lời nói, âm thanh, nhạc đệm vào hoạt động làm quen với toán nhằm gây hứng thú kích thích trẻ tham gia vào tiết học
* Ví dụ: Chủ đề : Thế giới động vật.
- Đề tài: “Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9”
- Tôi tạo hiệu ứng qua các trang slide cho trẻ xem, sử dụng các hiệu ứng xuất hiện, nhấp nháy, mất đi…Với cách làm như vậy, trẻ rất thích thú chú ý quan sát và nắm được nội dung bài dạy nhanh hơn
- Khi cho trẻ tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú vịt xám” và tôi đưa ra nhóm con các con vịt thì lần lượt các con vịt được xuất hiện trên màng hình với với tiếng kêu “ cặp cặp cặp ” các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn
Cũng với đề tài “Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9” từ những trang slide cho trẻ xem với ứng dụng công nghệ thông tin thì kết hợp với phương pháp truyền thống, tôi có thể thay thế những trang slide bằng mô hình “ Siêu thị Big C ” cho trẻ đi tham quan tại lớp, tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
Trang 3chủ điểm Nhiều hơn bao nhiêu? ít hơn bao nhiêu? để hai nhóm bằng nhau chúng
ta phải làm gì? có mấy cách?
+ Qua đó, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động, chi tiết ấy nhất định sẽ tăng phần hấp dẫn thu hút trẻ sẽ khắc sâu nội dung dài dạy Cho trẻ làm quen với toán dưới hình thức này trẻ dễ khắc sâu hơn, phát huy được tính mạnh dạn, tham gia phát biểu đưa ra ý kiến riêng của bản thân mình tốt hơn
- Để việc cho trẻ lĩnh hội kiến thức trong hoạt động làm quen với toán không gây nhàm chán trong tiết học nên tôi đã thay đổi nhiều hình thức truyền đạt nội dung bài học
Biện pháp 3: Dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng toán qua việc sưu tầm, sáng tác thơ, chuyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy.
- Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ trong quá trình học cho nên tôi đã nguyên cứu tìm tòi và sáng tác một số trò chơi UDCNTT phục vụ trẻ trong quá trình cho trẻ làm quen với toán…qua các trò chơi trẻ sẽ nhớ và hiểu thêm các kiến thức đã học, củng cố và phát triển tư duy cho trẻ
- Ngoài ra, trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học bằng chơi – chơi mà học”
Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn
* Ví dụ: Trò chơi “ Ô số thần kỳ ”
- Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể
- Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm như hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số
- Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên cơ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng
- Tùy từng chủ điểm, từng đề tài, từng nội dung bài dạy mà tôi nghiên cứu sáng tác trò chơi phù hợp với đề tài ,phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ
- Các hình ảnh đồ vật, con vật để tạo hiệu ứng trong trò chơi phải là hình ảnh sống động gần gũi với trẻ
- Để trò chơi được khí thế tăng thêm tinh thần thi đua cho trẻ, tôi đã lồng ghép vào trò chơi những âm thanh, những câu đố, câu hỏi sẽ khích lệ hay lời khen ngợi và cổ động trẻ trong quá trình chơi, trẻ sẽ thấy vui và thích thú khi nghe được lời khen ngợi qua những câu nói dí dỏm, hài hước
- Trò chơi có âm thanh như câu hò, câu đố sẽ gây chú ý cho trẻ, trẻ sẽ thích thú lắng nghe và muốn mình trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu của câu đố
Trang 4- Đối với âm thanh phục vụ các trò chơi như tiếng vỗ tay, lời khen ngợi tôi
đã sưu tầm tìm kiếm trên mạng, những âm thanh nào mà yêu cầu của bài dạy tôi cần mà không có thì tôi ghi âm và lưu vào máy
- Đối với những trò chơi mà yêu cầu của trò chơi là những câu hò câu đố, thì tôi nghiên cứu sáng tác các câu hò, câu đố và đọc hát ghi âm những câu hò, câu đố đó
- Tôi luôn thay đổi nhiều hình thúc trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú kích thích trẻ tham gia gia vào trò chơi
- Tuỳ từng tiết học từng câu chuyện mà tôi kết hợp đan xen giữa ứng dụng công nghệ thông tin với phương pháp truyền thống Với những trò chơi trên máy ứng dụng công nghệ thông tin thì quay về với phương pháp truyền thống thì tôi có thể thay đổi nhiều trò chơi, hình thức chơi khác nhau
* Ví dụ: Với đề tài “ Làm quen với các khối ” Tôi tự sáng tạo ra các câu đố,
đọc lô tô cho trẻ nghe và trả lời các khối, làm theo yêu cầu
* Yêu cầu: Trẻ đưa, chọn đúng các khối
* Chuẩn bị: Mỗi cháu 1 cái rổ, các khối cầu, khối trụ, khối vuông…
* Tiến hành: Cô hô lô tô :
+ Khối gì trông giống quả banh, không cạnh, không góc đưa nhanh mới tài? ( Khối cầu )
+ Xưa kia hoàng tử Lang Liêu, làm 2 thứ bánh dâng cha tế trời Khối gì trông giống khối này Các mặt của nó đều là hình vuông? ( Khối vuông )
+ Khối gì giống hộp xà phòng, vệ sinh sạch sẽ trước giờ dùng cơm, khối này
6 mặt không đều Bạn nào đoán đúng đưa nhanh lên nào? ( Khối chữ nhật )
+ Khối gì trông giống cái lon, mặt trên mặt đáy bao quanh mặt tròn Mẹ thường đong gạo nấu cơm Ai mà đưa đúng là người thông minh? ( Khối trụ )
Với việc cho trẻ làm quen với toán qua việc kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với phương pháp truyền thống cháu rất hứng thú tham gia các hoạt động tích cực, say mê và nắm vững kiến thức đã học được nhà trường đánh giá cao, các cháu thích đến lớp và được nhiều phụ huynh hưởng ứng
+ Ngoài ra còn có nhiều trò chơi sáng tạo khác điều này tùy thuộc vào khả năng của giáo viên
- Trẻ được biết đến thơ và các vần điệu của thơ, chuyện, mộc mạc ,dễ nhớ.Vì thơ chuyện luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ Ở hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, tôi đã sưu tầm những bài thơ, chuyện phù hợp để lồng ghép dạy trẻ mọi lúc mọi nơi Từ đó hình thành được biểu tượng về số lượng, con số, trẻ đếm số lượng, qua đó tạo được sự thích thú, tập trung chú ý của trẻ giúp trẻ học toán đạt hiệu quả tốt hơn
Ví dụ: Dạy bài “Xác định phía phải,phía trái” tôi lồng ghép câu chuyện
“Tay phải tay trái” Qua đó giúp trẻ xác định được phía phải, phía trái của bản thân
và của đối tượng khác
Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi
- Đối với trẻ lứa tuổi này “ Trẻ học bằng chơi, chơi mà học ”, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm bằng nhiều cách chơi khác nhau
- Đối với trẻ việc làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi trong điều kiện thích hợp sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ghi nhớ lâu hơn Mặc dù biết rằng ở lứa tuổi
Trang 5này rất dễ nhớ nhưng lại mau quên, tư duy còn nhiều hạn chế, nhưng với hình thức
học bằng chơi, chơi mà học đó là bản chất vốn có của lứa tuổi này Như vậy trong
giờ hoạt động vui chơi chúng ta nên lồng ghép các chữ số, hình học, các khối, các
phép đo, cách sắp xếp theo quy tắc của các đối tượng có liên quan đến chủ đề chơi
Như khi tổ cho trẻ tham gia thực hiện trò chơi giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức cần
cung cấp Dưới nhiều hình thức, nhằm mục đích tăng thêm phần hăng hái tích cực
cho trẻ tham gia mọi hoạt động của lớp tạo sự gần gũi, mạnh dạn tự tin hơn trước
đám đông, qua những lần như vậy tạo niềm vui cho trẻ, tạo sự gần gũi mạnh dạn tự
tin thực hiện các phép đo, cách sắp xếp, thêm bớt theo khả năng của bản thân trẻ
- Tôi luôn tranh thủ các thời điểm thích hợp trong mọi hoạt động để dạy trẻ
những kiến thức có liên quan đến hoạt động toán
* Giờ đón trả trẻ
Khi trẻ đến lớp tôi đón cháu niềm nở hỏi thăm sức khỏe trẻ cất đồ dùng cá
nhân trẻ vào nơi qui định rồi dẫn trẻ vào các góc chơi của lớp, tôi gợi ý hỏi trẻ
những câu hỏi như sau: “ Con đếm giúp cô có mấy bạn ngồi đọc sách? ”; “Con
nhìn và đếm xem bức tranh này có bao nhiêu bông hoa? ”; “ Cô đố con ngoài sân
có bao nhiêu bạn đang chơi xích đu và bao nhiêu bạn đang chơi cầu trượt? ”
* Giờ xếp hàng thể dục buổi sáng
Tôi ra hiệu lệnh yêu cầu các cháu xếp bao nhiều hàng, mỗi hàng bao nhiêu
bạn, bạn cao đứng sau, bạn thấp đứng trước Trẻ sẽ đứng theo yêu cầu của cô, sau
đó tôi yêu cầu các cháu tự kiểm tra các bạn đã đứng đúng yêu cầu của cô chưa? Cứ
như vậy tôi đã hình thành và kiểm tra được sự chia nhóm, tạo nhóm, phân biệt cao
thấp cũng như rèn luyện kỹ năng đếm cho trẻ
* Hoạt động ngoài trời
Đây là khoảng thời gian tương đối dài cháu được tiếp xúc với thiên nhiên
Ngoài việc được hít thở không khí trong lành và được vận động thì đây cũng chính
là thời điểm cháu làm quen với toán một cách tự nhiên nhất Cháu có thể đếm số
lượng cây bàng, cây cảnh có trong sân trường là bao nhiêu cây, đếm các loại cây
có trong bồn hoa, góc thiên nhiên của lớp mình, các cháu đếm có bao nhiêu cái
xích đu, cầu trượt? So sánh cây nào cao, cây nào thấp, cây nào lá to, cây nào lá
nhỏ Cháu dùng gang tay hoặc bước chân để đo độ dài của ghế đá, xích đu Nói
chung hoạt động ngoài trời là lúc giúp cháu ứng dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn nhiều nhất
* Hoạt động góc
Tuỳ vào các góc chơi mà cháu có thể đếm được hoặc sắp xếp các đồ vật theo
sự gợi ý của cô, cũng có khi là ý tưởng của trẻ Cháu cho rằng xếp như thế này là
thuận tiện cho trò chơi của mình, cái này phải để cao hơn, cái kia thì để ở nơi thấp
hơn Cũng như khi trẻ tham gia ở góc xây dựng trẻ được củng cố kiến thức, cũng
như được cô giáo kiểm tra lại ở trẻ khả năng xác định các hướng thông qua vật
chuẩn thường xuyên diễn ra
* Ví dụ: Ở chủ điểm “Ngành nghề” có ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, khi cháu chơi xây dựng doanh trại bộ đội tôi đặt một cột
cờ ở giữa và yêu cầu các cháu xây theo các hướng so với cột cờ “ Phía trước cột cờ
là khu chỉ huy quân sự, phía phải là khu tập thể để các chú bộ đội ở, phía sau là
vườn rau, vườn hoa, cây ăn quả, phía trái là khu tập thể dục của các chú bộ đội
Trang 6Tuỳ theo chủ đề của ngày mà cô đặt ra vật chuẩn tạo sự hứng thú cho trẻ khi thực hiện nhiệm vụ của cô giáo Việc cho trẻ làm quen với toán thông qua hoạt
động này được thể hiện rõ nét nhất là ở trò chơi cửa hàng bách hoá Các cháu chơi
trò chơi mua bán hàng, cô hướng dẫn trẻ trả giá thêm - bớt, khi chơi bán hàng trẻ
biết đếm số lượng hàng cho khách, biết tính tiền, biết đo độ dài các vật… Thông
qua trò chơi bán hàng giúp các cháu nắm vững và biết được bao nhiêu là nhiều
hơn, bao nhiêu là ít hơn để các cháu tham gia trò chơi này tốt hơn
* Vệ sinh truớc khi ăn trưa
Trước khi ăn cơm, thì việc rửa tay vệ sinh sạch sẽ là việc làm thường xuyên
của các cháu Tôi yêu cầu trẻ:“ Cô mời 3 tổ, mỗi tổ chia làm 2 nhóm, xếp theo thứ
tự bạn thấp đứng trước, bạn cao đứng sau lần lượt từng bạn đến rửa tay, rửa mặt
sạch sẽ rồi lên ngồi vào bàn ăn cơm”, “ Mỗi bàn 8 bạn ngồi thì con đặt bao nhiêu
cái chén?”
Những yêu cầu của cô đưa ra cho trẻ thực hiện nghe rất đơn giản nhưng thực
ra tất cả đều liên quan và xuất phát từ hoạt động của trẻ làm quen với toán
* Giờ trả trẻ
- Cô giáo có thể hướng dẫn các cháu thu dọn đồ chơi Dùng hoạt động này
để giúp trẻ giữ chỗ chơi được gọn gàng hơn Sau một ngày, khi chơi xong đồ chơi,
tôi yêu cầu trẻ chia đồ chơi thành hai loại:
+ Những đồ chơi nhỏ cho vào trong hộp hoặc ngăn kéo, đồ chơi to để trên
giá hoặc trên kệ
+ Những ngày sau, tôi yêu cầu các cháu phân loại đồ chơi theo các cách
khác nhau
* Ví dụ: Đồ chơi cứng, đồ chơi mềm, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi bằng nhựa…
Sau khi các cháu đã thực hiện hoạt động này vài lần, hãy giúp trẻ tự quyết định
cách phân loại đồ chơi theo cách riêng của chúng và hãy để trẻ sắp xếp đồ chơi
theo cách phân loại này khi các cháu thu dọn đồ chơi hàng ngày Từ đó, giúp trẻ
biêt phân loại đồ dùng, đồ chơi theo nhóm, theo đặc điểm riêng và hình thành cho
các cháu đức tính gọn gàng, ngăn nắp
- Trước khi về các cháu thường chơi ở góc chơi để đợi bố mẹ đến đón về, tôi thường gợi ý cho các cháu tự thực hiện bằng cách sắp xếp đồ chơi ở các góc theo
yêu cầu của cô, sau đó cô cùng cả lớp kiểm tra
- Ví dụ: Ở góc phân vai có “ Quầy bán hàng” Tôi nói các cháu hãy xếp những chiếc mũ lên tầng cao nhất, còn ở tầng thấp hơn các con hãy xếp đồ dùng
nấu ăn, tầng thấp nhất các con xếp các loại quả Chỉ với yêu cầu nhỏ như vậy tôi đã
kiểm tra kiến thức so sánh được cao thấp Tương tự ở góc xây dựng tôi yêu cầu trẻ
xếp riêng các khối, khối chữ nhật, khối vuông, khối trụ ở bên trái, bên phải
Biện pháp 5: Tạo môi trường toán học
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến
trẻ Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc
biệt quan tâm
Theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới việc trang trí cũng dựa
theo chủ đề Tôi luôn lồng ghép những yêu cầu kiến thức của toán, vừa cho trẻ làm
quen với các nhóm số lượng, các phép đo, đếm – thêm – bớt, sắp xếp theo quy
tắc vừa tiện lợi cho việc dạy cháu mọi lúc, mọi nơi
Trang 7Ở góc phân vai có quầy bán hàng tôi sử dụng những hộp bánh kẹo và thực phẩm khác nhau, có màu sắc, hình dạng phong phú, trẻ rất hứng thú đến đếm, so sánh các nhóm đối tượng Vì ở đây có một tập hợp đầy đủ về hình khối số lượng khác nhau
Ở góc nghệ thuật tôi dán một đoàn tàu có gắn chữ số vừa để trang trí cho lớp, vừa để cho trẻ hoạt động làm quen với toán Tôi hỏi trẻ đoàn tàu này có bao nhiêu toa, toa tàu có hình gì ? bánh tàu có hình gì?
Trang trí, sắp xếp lớp học các góc hài hoà hợp lý tạo môi trường học tập sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài
Bên ngoài lớp học tôi vẽ bằng sơn nước các nhóm đồ vật, con vật thật nghộ nghĩnh, vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi và trẻ thường hay đến xem trò chuyện, tập đếm bên cạnh đó để trang trí môi trường bên ngoài thêm đẹp và sinh động hơn Với ý tưởng này tôi thấy trẻ rất thích thú, thường xuyên cùng các bạn đếm và đố với nhau Từ đó, giúp rèn luyện kỹ năng đếm, nhận biết các con số, hình học, các khối chính xác và khắc sâu hơn
Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế
* Ví dụ: Chủ điểm gia đình
+ Cô giáo có thể treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ
+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi, để trẻ có thể luyện đếm
Biện pháp 6: Phối hợp vận động phụ huynh trong việc giúp trẻ học tốt họat động làm quen với toán
- Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết,
vì thế tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề nhận biết chữ số, các dạng hình hình học phẳng, các dạng hình khối, kỹ năng thêm bớt, đo và diễn đạt kết quả đo… trong chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho con học làm các phép toán cộng, trừ từ rất sớm Những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng
là trẻ phải biết cộng trừ được ngay độ tuổi Mẫu giáo Thêm vào đó, tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, chủ yếu cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành
đồ dùng đồ chơi cho trẻ Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch
cũ, trở thành những dạng hình học, hình khối có đính chữ số, màu sắc …có đính kèm chữ số do chính tay trẻ làm
- Tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh biết rằng ba, mẹ nên thường xuyên trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số hoạt động của trẻ ở trường Trước khi họp tôi chuẩn bị chu đáo về nội dung sẵn có như: đĩa truyện, thơ, ti vi, máy vi tính, và các đồ dùng thủ công khác để tuyên truyền môn làm quen với toán Khi trao đổi tôi giải thích cho phụ huynh hiểu ý nghĩa của môn toán học đối với sự phát triển của trẻ, tác động của công nghệ thông tin để trẻ làm quen với toán đạt hiệu quả hơn
- Bên cạnh đó tôi vận động phụ huynh hỗ trợ, ủng hộ một số tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phế thải để bổ sung vào góc học tập, góc mở
Trang 8cho các cháu đến xem, tập đếm, so sánh và gắn chữ số tương ứng với nhóm đồ vật hay thực hiện cách sắp xếp 2-3 đối tượng theo quy tắc
- Khi lớp, trường tổ chức thao giảng, chuyên đề tôi mời phụ huynh dự những
bài giảng làm quen với toán đối với những đề tài hay, mới lạ, thông qua những bài giảng đó phụ huynh hiểu được các cháu đã tiếp cận công nghệ thông tin như thế nào, lồng ghép đan xen các phương pháp học Và giáo viên sẽ cần sự hỗ trợ của phụ huynh ra sao? Để tiết dạy thêm đa dạng và phong phú hơn
- Giới thiệu, tuyên truyền cho phụ huynh biết những đề tài làm quen với toán
có trong chủ đề
- Trao đổi với phụ huynh ở nhà nên dành thời gian trò chuyện, thường xuyên đặt những câu hỏi về toán phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi khi trẻ cần sự giúp đỡ của bố, mẹ
* Ví dụ: Khi ăn cơm, bố mẹ có thể nhờ trẻ sắp xếp số cái chén, đôi đũa, ghế ngồi tương ứng với số thành viên trong gia đình mình Sau đó, bố mẹ cùng trẻ kiểm tra và khen ngợi trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ
- Tôi xây dựng góc tuyên truyền có nội dung và hình thức phong phú để ở những nơi dễ nhìn, tôi luôn chú ý thay đổi nội dung hình ảnh phù hợp với chủ đề,
để phụ huynh xem vào giờ đón trả trẻ
- Bằng các hình thức trên thì đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng đã hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của của việc cho trẻ làm quen với toán nên
đã nhiệt tình ủng hộ để lớp thực hiện tốt môn học này
*Hình ảnh minh họa cho các biện pháp
Làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động làm quen với Toán
Trang 9
Dạy trẻ Làm quen với toán thông qua hoạt động góc
Trẻ được làm quen với Toán thông qua hoạt động chiều
Cho trẻ làm quen những thuật ngữ toán học, tạo môi trường toán học
Trang 102.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan Trên cơ
sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ
và thể chất cho trẻ Việc đưa môn Toán vào giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực Bên cạnh đó việc hướng dẫn trẻ học cần phải có nhiều đồ dùng phong phú, thiết thực từ những nguyên vật liệu tự làm ra, xây dựng thêm trường học thân thiện, học sinh tích cực đạt hiệu quả tốt hơn
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với toán là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán là vấn đề quan trọng trong việc giúp trẻ học tốt hoạt động này Biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán tại lớp lớn 1 có những ưu, nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện Hơn nữa bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đọc sách tham khảo, tài liệu trên báo, đài, trên Internet và áp dụng CNTT vào giảng dạy nhằm gây hứng thú, hấp dẫn cho trẻ
- Cơ sở vật chất đầy đủ, phòng học khang trang, trang thiết bị phục vụ dạy học đảm bảo
- Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm phong phú, đẹp mắt
-Tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch từng tuần - tháng - năm, nội dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, luôn sáng tạo đổi mới hình thức giảng dạy phù hợp với từng đề tài, từng chủ điểm, nhằm giúp trẻ học tốt môn làm quen với toán
- Bản thân tôi luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp
- Nhờ sự quan tâm của phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu Điều đó, đã động viên cho giáo viên tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo nhiều đề tài và trò chơi mới lạ để dạy cho trẻ
* Nhược điểm:
- Một số ít trẻ chưa được học qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên các cháu còn nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức
- Một số cháu ba, mẹ đi làm ăn xa gởi con cho ông , bà nội ngoại…nên việc phối kết hợp mọi hoạt động cùng phụ huynh còn nhiều hạn chế
- Một số phụ huynh chưa nắm được nội dung chương trình giảng dạy ngành mầm non nhất là môn làm quen văn với toán
-Tham gia dạy chuyên đề cấp tổ, cấp trường, cấp huyện nhưng phụ huynh tham gia còn ít
Ngay từ đầu năm học, tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với toán Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng hứng thú, tiếp thu bài của trẻ thông