1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 4 tuổi

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi
Tác giả Lê Thị Thu Hoài
Trường học Trường Mẫu Giáo Đại Tân
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đại Tân
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 137 KB

Nội dung

Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, t

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Kính gởi Hội đồng sáng kiến trường Mẫu Giáo Đại Tân

Kính đề nghị hội đồng sáng kiến trường Mẫu Giáo Đại Tân công nhận sáng kiến như sau:

tháng năm sinh

Nơi công tác Chức

danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

1 Lê Thị Thu

Hoài

25/08/1992 Trường mẫu

giáo Đại Tân

Giáo viên CĐSPMN 100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thu Hoài

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2023

- Hồ sơ đính kèm:

+ Báo cáo sáng kiến

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đại Tân, ngày 10 tháng 03 năm 2024

Người nộp đơn

Lê Thị Thu Hoài

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4

tuổi

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Có lẽ trong chúng ta, ai sinh ra trên đời này cũng mong muốn mình được khỏe mạnh Khỏe mạnh là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc,

là cơ sở quan trọng để con người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình

Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức được rằng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng Trẻ muốn giữ gìn được sức khoẻ nhất thiết phải giữ cơ thể sạch sẽ Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh

cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên

Một trong những cách phòng ngừa bệnh tật đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay nhưng lại rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán rất nhanh Nếu chúng ta giáo dục con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời và tránh được các bệnh truyền nhiễm như tay, chân, miệng, thủy đậu…

Thế nhưng hiện nay, đa số các giáo viên đã có nhận thức đầy đủ và có thái

độ đúng đắn trong giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ Song về phía trẻ trước khi đến trường, trẻ chưa có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, trẻ chưa biết đánh răng, rửa tay, rửa mặt… như thế nào cho sạch và đúng cách Ngoài ra nguyên nhân là khi trẻ thực hiện chậm chạp, lóng ngóng mất nhiều thời gian nên giáo viên sẽ làm hộ trẻ tạo thói quen luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp

đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giữ gìn vệ sinh cá nhân Chẳng hạn như lớp học của tôi, những ngày đầu đến lớp, những đôi chân còn bẩn không sạch sẽ, khi bước vào lớp còn hằng dấu vết lên sàn nhà, không những thế móng tay trẻ còn dài không được cắt ngắn sạch sẽ, khi rửa tay các cháu chỉ nghịch xà phòng hoặc nghịch nước chưa biết các bước rửa tay đúng cách là như thế nào Khi ở lớp, trẻ rất ít vận động

và chưa biết làm những công việc vệ sinh cá nhân như: lấy và cất đồ dùng cá nhân,

vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự thay quần áo khi bẩn Một số trẻ khi ăn cơm còn chờ cô giáo xúc cơm hộ, nhiều trẻ tự xúc cơm ăn thì làm rơi vãi cơm ra bàn, dính thức ăn lên quần áo, khi hắt hơi trẻ chưa biết che miệng và rửa tay ngay Chính vì

lẽ đó, nên tôi nhận thấy rằng giáo dục giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm

Trang 3

vô cùng cần thiết Những việc làm tưởng như đơn giản này lại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vệ sinh cá nhân kém sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ Ngược lại, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe, loại trừ rất nhiều yếu

tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài bám dính trên bề mặt cơ thể, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng tránh bệnh tật Chính vì những

lý do trên, nên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp giáo dục vệ sinh

cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi”

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Trước khi bước vào nghiên cứu vấn đề, tôi nghĩ rằng việc đầu tiên tôi cần phải làm đó là phải chuẩn bị tất cả các điều kiện tốt nhất dành cho trẻ thực hiện, bên cạnh đó tôi nghĩ chỉ có điều kiện không thì chưa đủ mà các điều kiện đó phải cần đảm bảo tính an toàn tuyệt đối dành cho trẻ, luôn tạo hứng thú cho trẻ Nên tôi

đã đưa ra giải pháp đầu tiên cho nội dung nghiên cứu đó là:

Giải pháp 1: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành quy trình vệ sinh cá nhân cho trẻ.

Là một giáo viên mầm non tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là tổ chức truyền tải kiến thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình hiểu và nhớ để thực hiện thật thuần thục Thấy rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Các bước rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng, thay quần áo…cho trẻ để áp dụng vào dạy trẻ

Ban đầu, các cháu còn rụt rè nên giáo viên luôn chịu khó, kiên trì hướng dẫn trẻ từng bước, luôn động viên, khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn để cùng cô thực hiện theo các bước vệ sinh cá nhân hằng ngày ở lớp

Vào đầu năm học việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối với các cháu 3 - 4 tuổi quả là một vấn đề hết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ, một số trẻ hay quên Cho nên tôi phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách Tôi phân loại kí hiệu theo tổ (tổ 1, tổ 2, tổ 3) Đồ dùng của trẻ để đúng nơi quy định theo tổ vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu Kí hiệu của trẻ là những loại hình dễ nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, vở toán… đến đồ dùng vệ sinh Các kí hiệu của trẻ dễ nhận biết, đơn giản Ví dụ : Con chim, bông hoa, chiếc lá Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau Trẻ nhớ kí hiệu của mình thì trẻ mới lấy đúng

đồ dùng các nhân của trẻ Và tôi cũng xem đây là một thao tác dạy vệ sinh cho trẻ,

vì nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng cá nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, tay chân miệng

Để tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thì tôi phải trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi

đi vệ sinh Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:

- Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn phải rửa tay?

Trang 4

- Vì sao phải rửa tay với xà phòng?

Dạy trẻ luôn ghi nhớ những việc cần phải rửa tay trước khi thực hiện:

- Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn

- Trước và sau khi chế biến thức ăn

- Trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi

- Sau khi chơi ở ngoài vườn

- Sau khi đi tiểu tiện

- Sau khi chơi cùng động vật nuôi

- Sau khi vứt rác

- Sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi

Khi trẻ trả lời các câu hỏi đó và ghi nhớ lời dặn của cô thì trẻ sẽ có ý thức và biết được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng Ngoài ra tôi cũng có thể cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh như bài thơ: " Mẹ ơi cô dạy"

Mẹ ! mẹ ơi ! Cô dạy

Phải rữa sạch đôi tay

Bàn tay mà dây bẩn

Sách áo cũng bẩn ngay

Sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô cách rửa tay, rửa đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước Sau đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở trẻ…

Tuy nhiên trẻ khi đến trường chưa biết cách rửa tay theo 6 bước Nên tôi rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay theo 6 bước, hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một Khi trẻ đã thực hiện tốt thao tác này thì tôi sẽ chuyển sang thao tác khác Tôi cho trẻ thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành kỹ năng, tôi luôn động viên, khuyến khích, tuyên dương để tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn

Trẻ ở độ tuổi này đa số rất thích thú với việc đánh răng, sau khi ngủ dậy trẻ

đã tự đi lấy bàn chải, kem, ca Tuy nhiên trẻ chưa biết cách đánh răng như thế nào cho sạch, chính vì thế tôi hướng dẫn cho trẻ quy trình đánh răng như sau:

+ Bước 1: Vào nhà vệ sinh, lấy bàn chải, kem đánh răng và ca nước

+ Bước 2: Lấy một lượng kem đánh răng vừa phải, bằng hạt đậu Cầm bàn chải thật chắc chắn và đặt vào các vị trí đánh răng cần đánh, tận ngóc ngách của răng: mặt trước, mặt sau, mặt trong và mặt nhai trên răng Đánh răng cửa trước, rồi đánh răng hàm và đánh mặt lưỡi Nên đánh răng trong ba phút

+ Bước 3: Súc miệng bằng nước cho kêu sùng sục trong miệng và nhổ đi Nhắc trẻ không được nuốt trong khi đang đánh răng

Trang 5

Giáo viên giáo dục cho trẻ ngày phải đánh răng 2 lần, để phòng bệnh sâu răng, ngoài ra tôi còn sử dụng bàn chải, mô hình răng để mô phỏng lại quy trình đánh răng, điều này giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và thực hiện chính xác hơn Và hằng ngày sau khi ngủ trưa dậy, tôi thường giáo dục và hướng dẫn kĩ cách đánh răng cho trẻ Khi nào trẻ đã có kĩ năng đánh răng thành thạo thì tôi để trẻ tự đánh răng và thỉnh thoảng giám sát việc đánh răng của các trẻ Hàng ngày thành nếp và thói quen cho trẻ Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách đánh răng, rửa tay và giữ vệ sinh cho mình

Giải pháp 2: Rèn những kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày

Bên cạnh cung cấp đầy đủ kiến thức từ nhỏ nhất như ký hiệu ly và khăn đến các bước thực hành vệ sinh đúng cách, tôi còn sưu tầm những bài thơ, bài hát về kĩ năng giáo dục vệ sinh cho trẻ trong các hoạt động giáo dục để giúp trẻ luôn ghi nhớ vì trẻ ở lứa tuổi này thường dễ nhớ nhưng lại mau quên

Trong hoạt động thể dục sáng

Giáo viên lựa chọn những bài hát sôi động về vệ sinh cá nhân hoặc những bài hát thực hiện các động tác rửa tay như “ Vũ điệu rửa tay” “ Bé khỏe bé ngoan” hoặc tập thể dục vừa rèn luyện sức khỏe cô giáo vừa lồng ghép được các vận động

vệ sinh cá nhân vào một cách nhẹ nhàng, hứng thú, thu hút trẻ

Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc

Ví dụ: Qua bài hát “ Chiếc khăn tay” nhạc và lời “ Văn Tấn” ở chủ đề " Gia đình" tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng Chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quý chiếc khăn của mẹ tặng cho mình Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ, để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng được sạch sẽ đấy các con ạ Các con phải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch

sẽ nhé"

Đối với hoạt động làm quen văn học

Ví dụ khi kể chuyện: “ Gấu con bị sâu răng” giáo viên có thể gợi mở hỏi trẻ như: vì sao gấu con bị sâu răng? Gấu đã làm gì? Thông qua truyện giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, đánh răng hàng ngày Hoặc giáo viên có thể kể những câu chuyện theo sự sáng tạo của cô Ví dụ, tôi thường hay kể cho trẻ nghe những câu chuyện về việc giữ gìn vệ sinh như: “ Ở cạnh nhà cô có một bạn nhỏ tên Lan, hôm qua chủ nhật bạn ấy ở nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân bị bẩn, mẹ tắm cho Lan, Lan thích lắm Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng nước mát rượi” Sau khi cô kể chuyện xong cô làm động tác minh hoạ như: gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ chân tay trên búp bê cho trẻ xem, rồi cho trẻ tập minh hoạ lại các động tác theo cô

Qua giờ hoạt động tạo hình: “ Nặn 3 -4 loại quả” trong chủ đề nghề nghiệp Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về khăn lau tay ướt trong khi nặn để trẻ lau tay không bôi bẩn, tôi còn giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm của bác nông dân làm ra Khi

mẹ mua các loại quả về ăn, các con nhớ để mẹ rửa sạch, gọt vỏ ( tùy theo loại quả)

Trang 6

+ Nhớ trước khi ăn các con phải làm gì?

Các con nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay nhớ chưa nào!

Qua hoạt động học: Làm quen với toán: “ Nhận biết phân biệt to hơn - nhỏ hơn” Tôi cho trẻ nhận biết, phân biệt to hơn - nhỏ hơn bằng đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ và bố mẹ ( Khăn mặt to hơn, khăn mặt nhỏ hơn Bàn chải to hơn, bàn chải nhỏ hơn…) Từ đó trẻ còn hiểu thêm: Người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ con sử dụng đồ dùng nhỏ hơn Qua bài học tôi không những giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn tự sáng tác các bài thơ cho trẻ đọc từ đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn

Bài thơ: “ Chiếc bàn chải nhỏ”

Mẹ mua cho bé Chiếc bàn chải nhỏ

In hình gấu trúc Thật là xinh xinh Mỗi sáng thức dậy

Bé tự đánh răng

Mẹ khen bé giỏi Giữ răng trắng đều Hoặc qua giờ học làm quen văn học thơ: “ Đôi mắt của em” Tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ Tôi cho trẻ trò chuyện về đôi mắt

- Đôi mắt giúp chúng ta những gì?

- Nếu mắt bị bệnh, đau không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra?

- Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì?

Từ đó không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảo vệ mắt: Không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đường phải có kính bảo vệ mắt…

Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện trẻ có thêm một số kinh nghiệm và học được nhiều thói quen tốt

Hay hoạt động khám phá khoa học

Ví dụ ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ: “ Trò chuyện về cơ thể của bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi tiết như: Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? Bảo vệ đôi chân thì phải làm thế nào? … chứ không giáo dục một cách chung chung trẻ sẽ mau quên

Hoạt động ngoài trời

Trang 7

Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ tưới nước cho cây hoa ở góc thiên nhiên, nhổ

cỏ ở các bồn hoa, nhặt lá rụng trên sân, …Và sau khi chơi các trò chơi vận động và chơi tự do, tôi cho trẻ rửa tay theo 6 bước rửa tay

Trong giờ chơi hoạt động góc

Tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa mặt cho búp bê, rửa tay cho búp bê, luôn nhắc nhở trẻ khi chơi xong phải cất xếp đồ chơi gọn gàng, rửa tay sạch sẽ

Trong giờ cơm đa số trẻ thì đã tự xúc ăn nhưng vẫn còn làm rơi vãi cơm Để biết được điều này, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn hoặc không tự xúc ăn Trên cơ sở đó tôi động viên, khuyến khích trẻ như trước khi ăn, tôi luôn tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn qua nét mặt, cử chỉ, lời nói bằng cách giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị, giúp trẻ hiểu biết

về một số món ăn, nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn như: Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to, không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, biết mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không co chân lên ghế, cầm thìa tay phải, tự xúc ăn gọn gàng, không xúc cơm đỗ sang bát bạn… và tuyên dương trẻ bằng việc trẻ nào tự xúc ăn giỏi thì được cô tặng phiếu bé ngoan, từ đó tôi thấy trẻ rất hào hứng, phấn khích và ngày càng tiến bộ hơn

Hoạt động chiều

Khi cho trẻ làm vở hoặc ôn kiến thức các bài học có trong chủ đề, tôi luôn giáo dục trẻ các thao tác vệ sinh như tập cho trẻ rửa tay, rửa mặt đúng cách … Đây

là thời điểm tôi hướng dẫn lại cho trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh một cách cụ thể theo quy trình

Trước giờ trả trẻ

Tôi cho trẻ tự đi lấy cặp và tập cho trẻ tự mặc áo khoác, cách kéo khóa áo, trong giờ này tôi hay nói chuyện, luôn khen ngợi các bạn nhỏ đã biết giữ gìn vệ sinh tốt, thường xuyên tuyên dương trẻ để trẻ có động lực, không chỉ biết vệ sinh sạch sẽ ở lớp mà khi về nhà trẻ cũng thực hiện theo cách vệ sinh thân thể như cô đã dạy

Khi hướng dẫn trẻ một kỹ năng nào đó tôi sẽ cho trẻ thực hiện mỗi ngày để

nó trở thành thói quen tốt của trẻ Tận dụng các tình huống từ trẻ để rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ, như thế trẻ sẽ nhớ lâu hơn Tôi thường xuyên động viên, khuyến khích tuyên dương trẻ, kịp thời khen trẻ khi cháu làm được việc làm tốt những công việc tự phục vụ Nêu gương trước cả lớp những bạn năng nổ, tích cực trong các hoạt động vệ sinh cá nhân

Còn trẻ nhỏ khi thử làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắng của trẻ và khuyên cháu thử làm lại một lần nữa Giáo viên không nên vội giúp trẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ tự làm, việc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ Vì thế không tạo áp lực với trẻ, động viên trẻ thực hiện và rèn kỹ năng vệ sinh bản thân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành động và thói quen cho trẻ trong sinh hoạt

Trang 8

Qua những công việc khuyến khích trẻ tham gia theo từng nhóm ở lớp như vậy, tôi thấy trẻ đã biết hợp tác, đoàn kết với các bạn, không tranh giành đồ dùng

đồ chơi, trẻ đã tự giác hơn và biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định cho gọn gàng, sạch sẽ

Hay khi ngủ dậy, tôi cho trẻ tự cất gối, phụ cô cất sạp ngủ Tất nhiên điều này sẽ làm cho trẻ vô cùng hứng thú và mong muốn được giúp đỡ cô, như vậy trẻ

đã thực hiện tốt kĩ năng dọn dẹp, ngăn nắp

Ngoài việc tuyên dương những cháu năng động tích cực trong các hoạt động

vệ sinh cá nhân, tôi chú ý đến những trẻ chậm tiếp thu, rụt rè Tôi luôn tạo cơ hội

để cháu được tự làm những việc vừa sức, hướng dẫn trẻ ở mọi lúc mọi nơi Khi hướng dẫn thì giáo viên nên ân cần, nói nhẹ nhàng, chậm rãi và khuyến khích trẻ như: “ Con hãy cố gắng làm đi!”, “ Con đừng sợ sai, cô thấy con sẽ làm được mà!”, “ Con hãy làm từ từ, chỗ nào con làm không được cô sẽ giúp” Và giáo viên cần tránh những câu nói mệnh lệnh, cứng nhắc như: “ Làm nhanh lên!”, “ Làm sai rồi”, “ Không phải làm cái đó, làm cái kia”

Như vậy, việc tổ chức lồng ghép các kỹ năng vệ sinh cá nhân trong các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động vui chơi, lao động, vệ sinh, học tập một cách vui tươi, lành mạnh để phát triển kỹ năng tự phục vụ dễ dàng hơn

Giải pháp 3: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ

Việc hướng dẫn và rèn luyện các kĩ năng vệ sinh cho trẻ nếu chỉ có cô giáo

và nhà trường thì không thể thành công mà phải có sự phối hợp của các thành viên trong gia đình trẻ Để thực hiện được những điều này, đòi hỏi giáo viên cần tìm hiểu thông tin của trẻ từ phụ huynh như: Ở nhà cháu có hay rửa tay trước khi ăn không? Cháu thích làm những việc như dọn dẹp nhà, giữ gìn đồ chơi, thích đánh răng ngày 2 lần, thay đồ, tắm gội Qua trao đổi nội dung đa số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ, để trẻ tự làm thì mất nhiều thời gian và trẻ còn lúng túng, vụng

về, nghĩ rằng trẻ sẽ không làm được nên cha mẹ thường làm hộ trẻ mà không để trẻ

tự làm Nắm rõ được vấn đề này, tôi trao đổi thông tin với các bậc phụ huynh hãy

để cho trẻ tự làm, tập cho trẻ có tính tự lập, dần dần trẻ thành thói quen, không dựa dẫm vào người lớn, phụ huynh hãy động viên trẻ để có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tự vệ sinh, khuyến khích và luôn động viên trẻ làm những công việc nhỏ, vừa sức như: tự đánh răng, rửa mặt, xúc ăn, tự lấy cặp để đi học

Và tôi đã phối hợp với giáo viên trong lớp đưa ra nội dung có liên quan đến giáo dục kĩ năng vệ sinh ở trẻ trong buổi họp phụ huynh Tôi nhận xét, đánh giá từng trẻ về các kỹ năng vệ sinh cá nhân, tình hình học tập, sức khỏe của trẻ ở trường rằng trẻ đã làm được những gì để phụ huynh có thể nắm rõ và cùng phối hợp với giáo viên giúp trẻ có những kĩ năng tự phục vụ tốt hơn Ngoài ra, tôi tích cực tuyên truyền với phụ huynh thông qua giờ đón trẻ - trả trẻ Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm cô cùng phụ huynh thực hành các bước rửa tay, rửa mặt, đánh răng để phụ huynh nắm được các kỹ năng về hướng dẫn lại cho con em mình

Trang 9

Hơn thế, đa số phụ huynh đã phối hợp tốt với giáo viên một cách chặt chẽ và

có hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng vệ sinh cho trẻ qua các phong trào, hội thi hay buổi giao lưu chuyên môn cụm của nhà trường Qua đó tôi thấy được sự quan tâm từ các bậc phụ huynh về các hoạt động của lớp, của trường

Ở bản tuyên truyền của lớp tôi được đặc biệt chú ý bởi những hình ảnh, nội dung tuyên truyền phong phú, hấp dẫn về giáo dục vệ sinh cá nhân và được thay đổi thường xuyên

Những nội dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các hoạt động

vệ sinh của lớp nên rất được phụ huynh chú ý mỗi khi đón trả trẻ Ngoài ra tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổi với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải, “ Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, chải răng chưa đúng cách…qua những lẩn trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ

Giải pháp 4: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân

Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay, thì giáo viên không ngừng học tập, tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục mầm non

- Tham dự các chuyên đề về giáo dục kĩ năng tự phục vụ sống nói chung và

kĩ năng vệ sinh cá nhân nói riêng cho trẻ của trường bạn

- Trong các tiết dạy về rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ hoặc các tiết dạy giáo viên nên lồng ghép các kĩ năng vệ sinh cá nhân cơ bản và mời đồng nghiệp về tham dự, góp ý để hoạt động tốt hơn

- Dự giờ học hỏi chuyên môn và tham gia đóng góp ý kiến các tiết dạy của đồng nghiệp

- Để tiếp cận với chuyên môn phù hợp với nhu cầu hiện nay, ngoài việc học tập, tự bồi dưỡng, đọc tạp chí chuyên sâu, tài liệu về giáo dục mầm non mà giáo viên cần học trên các mạng internet để có những biện pháp, kỹ năng tốt nhất chăm sóc giáo dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng tự phục vụ nói chung

và kỹ năng vệ sinh cá nhân nói riêng cho trẻ

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết

Đối với giáo viên mầm non việc giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân là rất cần thiết trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường học Trong tình hình thực

tế hiện nay hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ được đặt lên hàng đầu khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut Corona gây ra trong thời gian vừa qua Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ Khi nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp

Trang 10

giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân” bản thân tôi đã gặp một số ưu điểm

và nhược điểm như sau:

Việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là việc làm cần thiết nên đầu năm nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất như tủ đựng đồ dùng cá nhân trẻ, kệ dép,

đồ dùng đồ chơi cho các cháu đầy đủ cho các cháu tham gia hoạt động, và vận động phụ huynh mua đồ dùng vệ sinh cá nhân cho các cháu đầy đủ như: Xà phòng, bàn chải, khăn mặt…

Bản thân được sự quan tâm của nhà trường, được đi dự các chuyên đề, học hỏi ở đồng nghiệp và được phụ huynh tin tưởng, quan tâm Bên cạnh, vẫn còn một vài phụ huynh chưa xác định được việc giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ là rất cần thiết nên thời gian đầu nhận lớp nhiều trẻ còn thực hiện theo

ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt Trẻ đến trường còn bỡ ngỡ với một môi trường mới, cô giáo và bạn bè mới và không có sự rèn luyện giáo dục một cách đúng đắn từ phía phụ huynh, những kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt trẻ thực hiện chưa đúng qui trình…

Mặc khác, nơi đây đời sống kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn nên phụ huynh chưa coi trọng đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, điều này dẫn đến ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ chưa có Trẻ chưa

có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chưa rửa trái cây trước khi ăn… từ đó dẫn đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa cao Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, nên việc tạo thói quen

vệ sinh cá nhân cho trẻ chưa được thường xuyên Hơn nữa chưa có sự phối kết hợp với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:

Từ thực tế nêu trên, nếu trẻ được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này

Là một giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để có thể hình thành cho trẻ những thói quen, kĩ năng vệ sinh cần thiết Do đó bản thân tôi luôn tìm tòi và tìm ra những giải pháp, cụ thể là:

Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua tất cả các hoạt động trong ngày như: Hoạt động vệ sinh, hoạt động nêu gương, hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi…

Bên cạnh đó, xác định được việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ không những là trách nhiệm của nhà trường là đủ mà cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình Do đó tôi còn tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều cách như: Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh, qua giờ đón, trả trẻ, thông qua qua góc phụ huynh, qua đài truyền thanh của trường, tuyên truyền qua nhóm Zalo phụ huynh của lớp

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

w