1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ 3 4 tuổi

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI”Trẻ em rất yêu thích đồ chơi, ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo dục cao, nhất làtrong những năm đầu đời của con người Mỗi món đồ chơi, ít nhất cũng cung cấp một cơhội để trẻ tìm hiểu, khám phá.

Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giácquan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năngtương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác Trẻ em bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc nào,cũng mong muốn có đồ chơi để chơi.

Đồ chơi giúp phát triển nhận thức của trẻ, với đồ chơi, trẻ được vui chơi và học tập cùng

một lúc Học thông qua đồ dùng đồ chơi mầm non và trò chơi giúp trẻ hình thành thái độ

tích cực với việc học tập Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xungquanh, văn học, các biểu tượng toán học, tạo hình…,

Cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành saunày của chúng Nó có ý nghĩa như đồ dùng để dạy và học Đồ chơi của trẻ và đồ dùng dạyhọc của cô giáo tuy hai tên gọi nhưng chung một ý nghĩa Sử dụng đồ chơi để dạy học làphù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thựchiện tốt chương trình giáo dục mầm non.

Trang 2

Trẻ làm cùng cô bàn ghế bằng vỏ chai nhựa SKKN làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệuthiên nhiên

Lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thểkhông có đồ dùng dạy học Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cungcấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt.

Làm đồ chơi cho trẻ còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ Nó thể hiện tình cảmcủa giáo viên với trẻ, với nghề Nếu không yêu trẻ cô giáo khó lòng có thể tự nguyện dànhthời gian để làm một món đồ chơi nào đấy cho chúng Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều

đó, trẻ rất vui sướng đón nhận khi được món đồ dùng đồ chơi mầm non do bàn tay cô

Trang 3

giáo làm ra Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ,tính bền vững.

Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với món đồ dùng đồ chơi mầm non đó Vì

vậy, các cô giáo cũng không nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện củanhững món đồ chơi tự tạo, không nên làm các món đồ chơi quá cầu kỳ đến nỗi trẻ khôngđược chơi vì cô sợ chúng làm hỏng.

Làm một món đồ chơi tốn ít thời gian tuy trông không được cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ đượcchơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm Đồ chơicô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm những niềm vui khi tới trườngđã là một món đồ chơi hữu ích.

Trẻ chơi đội mũ bảo hiểm, lái xe máy − đồ chơi tự làm cùng cô (Điểm trường Co Pục –Hua Thanh – Điện Biên)

Như vậy chúng ta có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cô giáo cần cung cấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt Đồ chơi có vai trò quan trọng như vậy nhưng không phải tất cả trẻ em đều có đồ chơi Những hình ảnh trẻ em thiếu thốn đồ chơi thấy rất rõ ở những lớp điểm lẻ trong trường.

Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi mục đích trước hết để cung cấp thêm đồ chơi cholớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm Trẻ rất hứng thú với tất cả các loại đồchơi và nhất là những đồ chơi tự làm đơn giản đều có chức năng giúp trẻ tiếp cận với thếgiới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập.Với việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyênvật liệu thiên nhiên, hay phế thải tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường vàđáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, đặc biệt là ở trường mầm non nằm ở vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn.

Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi mở cho trẻmầm non từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

1.1 Lựa chọn đồ chơi cần làm

Để lên kế hoạch làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, giáo viên cần căn cứ theo Chương trình

giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thông tư BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 Ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi mầm non,

02/2010/TT-thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên với thực tế hiện trạng cơ sở vật chấtvà độ tuổi của lớp học, lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợptừ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa

Trang 4

phương để phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc làm đồ chơi, đồ dùng dạy

học cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn. Đồ chơi mầm non phải có cấu trúc đơn giản,

màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phùhợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ.

Khi thực hiện làm đồ chơi cần lưu ý như: Lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước đểloại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi, hạn chế những đồ chơi mang tính trưng bày,trang trí có độ bền không cao.

1.2 Chuẩn bị nguyên vật liệu

Vật liệu làm đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh những gì nhà trườngđã trang bị, ngay từ đầu năm học các lớp nên huy động các phụ huynh học sinh cùng nhauđóng góp cho “Quỹ vật liệu” của lớp Nguồn vật liệu được lấy từ thiên nhiên và các vậtliệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đường làng…

Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: Từ động vật ( vỏ sò, vỏ ốc, vỏhến, lông chim…), từ thực vật (gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, lá cây, quả khô, hột hạt…),từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, đất sét, cát, )

Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn, hộp,vỏ nhựa…phải được rửa sạch, phơi khô.

Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ.1.3 Chuẩn bị dụng cụ

Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như: Kéo, dao, dậpgim, dập lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, …

a) Cách tiến hành: Cần nghiên cứu và lựa chọn đối tượng: Là các đối tượng cụ thể, đơn lẻ,hoặc nhóm đối tượng như là đồ dùng sinh hoạt, con vật, phương tiện giao thông…

Ví dụ: Con voi, Máy bay, ô tô, cái bát, chiếc bàn là, bộ ấm chén…

– Đề tài là đối tượng đi theo chủ đề có tính phối hợp

Ví dụ như: Nhân vật ba cô gái trong câu truyện “Ba cô gái”

b)Vẽ mẫu và tạo hình các bộ phận: Sau khi đã lựa chọn vật liệu, cần tiến hành vẽ hình vànghiên cứu các chi tiết cấu trúc đồ chơi sao cho phù hợp, khoa học và phải đảm bảo yếu tố

Trang 5

thẩm mỹ: Vẽ phác hình tổng quát, sau đó vẽ chi tiết các bộ phận, tiếp đến là điểm màu vàcan hình và thực hiện.

c)Thực hiện và lắp ráp: Tạo hình các bộ phận chính, tạo hình các chi tiết nhỏ, tô màu và

sau đó rắp ráp đến từng bộ phận chính với các chi tiết nhỏ riêng lẻd) Trang trí

Trang trí thêm các chi tiết, màu sắc cho đối tượng thêm sinh động hoặc có thể trang tríthêm môi trường không gian (nếu có )

2 Làm và sử dụng đồ dùng có hiệu quả

Muốn sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo có hiệu quả thì phải tính toán ngay từ khâu chuẩn bịlàm đồ dùng đồ chơi đó để tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc Giáo viên làmnhững đồ dùng, đồ chơi mà thật sự trong lớp không có hoặc không thể thay thế được Khibắt tay vào làm đồ dùng, giáo viên chú ý đến tính sư phạm, tính mỹ thuật, tính kinh tế, tínhsáng tạo của đồ dùng.

Những đồ dùng giáo viên làm đang được sử dụng trong lớp đa số từ các nguyên vật liệugần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu Ví dụ như rơm, lá cây, chai nước ngọt, hộpsữa, đĩa CD, ống hút…Với những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể thao tác, làm nênnhững con vật hay chơi rất nhiều hoạt động khác nhau như xếp hàng rào, chơi bán hàng…

Tác Giả Đỗ Thị Tâm

Trang 6

Giáo viên chú trọng cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, truyền thống từ những đồ chơi đồchơi sẵn có trong thiên nhiên hoặc làm các đồ chơi truyền thống như chơi đá hòn lè, làmkèn, làm con trâu bằng lá mít, lá đa…

Các hoạt động này không mất nhiều thời gian, công sức mà trẻ cũng hứng thú tham giathực hiện cùng cô Sau đó, từ những nguyên vật liệu nguyên sơ, dễ tìm đó, cô tạo ra nhữngđồ chơi khác nhau, làm những đồ chơi đơn giản, trẻ có thể thực hiện cùng với cô trong hoạtđộng vui chơi, tạo hình ngoài tiết học như: Tranh sáng tạo, lọ hoa, các hình hình học…Với những đồ dùng này giáo viên chỉ cần chuẩn bị các hộp sữa, thìa sữa chua, đĩa CD, lonbia, nhánh cây khô…giáo viên cắt bỏ những phần khó của đồ chơi, sau đó hướng dẫn trẻ

Trang 7

sắp xếp và dán ngay ngắn các phần lại với nhau để tạo thành một đồ chơi, và với những đồchơi này, trẻ chơi được rất lâu, sử dụng được tất cả các chủ đề trong hoạt động làm quenchữ viết, môi trường xung quanh, làm quen với toán…

Ngoài những đồ chơi đó, giáo viên làm những đồ chơi có tính chất sử dụng và độ khó caohơn, chú trọng đến khẳ năng sử dụng đồ dùng như ô cửa bí mật, ngôi nhà đa năng, vòngquay đa năng…

Ví dụ như với bộ đồ dùng “Vòng quay đa năng”

Trang 8

Lấy ý tưởng từ các chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” trên truyền hình, vòng quay có cấutạo gồm đế và bảng quay, điều đặc biệt ở đây là các hình ảnh, các con số, chữ cái có thểthêm vào, bớt ra Với đế và khung làm bắng gỗ, phoóc đổ xi măng nên rất bền, có thể tháo

Trang 9

lắp để tạo thành các đồ dùng riêng biệt và với mỗi phần riêng của bộ vòng quay khi kếthợp với các đồ dùng khác sẽ tạo thành bộ đồ dùng mới theo từng ý tưởng của cô và trẻ.Với bộ vòng quay này, các lớp thường xuyên sử dụng trong các hoạt động, mỗi lần sửdụng có thể thay đổi cách đặt vòng quay nằm hay đứng, tách riêng biệt hay kết hợp vòngquay…là đã tạo ra công năng sử dụng mới cho đồ dùng Bộ đồ dùng này giúp cho các giáoviên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng, đồng thời trẻ rất hứngthú với bộ đồ dùng này, trẻ nghĩ ra rất nhiều cách chơi khác nhau với đồ dùng.

3 Tuyên truyền về hiệu quả đồ dùng đến phụ huynh

Với cuộc sống bề bộn ngày nay đã làm cho không ít phụ huynh không còn có thời gianchăm sóc con cái Không có thời gian chơi cùng với con mà thay vào đó là mua sắm nhữngđồ chơi hiện đại, được sản xuất trên các dây truyền công nghiệp hiện đại, trên thị trường đồchơi Trung Quốc và nước ngoài chiếm đa số, bên cạnh có những đồ chơi mang tính giáodục, phát huy được trí tuệ, sự thông minh của trẻ nhưng cũng có đồ chơi không an toàn,kích động tính hiếu chiến, bạo lực như súng, gươm, mặt nạ dữ dằn… và nhiều đồ chơi gâysợ hãi, không có tính chân, thiên, mỹ đã gây tác hại không nhỏ đến tâm lý trẻ.

Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vậtliêu thiên nhiên (nguyên vật liệu mở) gắn với trò chơi dân gian, gần giũ, sử dụng cácnguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền Đồ chơi, trò chơi truyền thống chính là một phần của vănhóa dân tộc, từ việc giáo dục cho trẻ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc qua đồ chơi, tròchơi dân gian được phục hồi sẽ cho trẻ có cơ hội tiếp cận với văn hóa cổ truyền của dântộc.

Ví dụ như các trò chơi ném còn, ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu…không cần những đồ chơitốn kém mà chỉ tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, và tốn ít công sức phụ huynh cóthể làm được một đồ chơi cho con trẻ.

Bên cạnh việc tuyên truyền về đồ chơi, trò chơi truyền thống, đồ chơi tự tạo là loại đồ chơilàm bằng nguyên vật liệu đơn giản, dư thừa mà ở bất cứ đâu cũng có Phụ huynh có thể dễdàng tự làm cho con và hướng dẫn con cùng chơi Đây là một quá trình sáng tạo cần thiết,tập cho trẻ nhiều kỹ năng tự mình có thể làm và sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơimà học.

Với việc trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu và cách làm ra đồ dùng đồ chơi đó, trẻtrở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền đến phụ huynh về các đồdùng đồ chơi có tính chất giáo dục phù hợp với trẻ.

Trang 10

Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, và nguồnnguyên liệu này rất phong phú, có nhiều nguyên vật liệu là phế thải từ đặc thù ngành nghềcủa phụ huynh, mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc làm các đồ dùng đồ chơi từcác vật liệu phế thải thay cho các đồ dùng mua trôi nổi trên thị trường.

4 Quản lý đồ dùng

Với những đồ dùng, đồ chơi được cấp phát cũng như đồ dùng tự làm của cô và trẻ hoặc củaphụ huynh hỗ trợ thì Giáo viên phải cập nhật thường xuyên, đầy đủ thiết bị dạy học vào sổtài sản của lớp, có ghi chú rõ ràng.

Có tủ, giá, kho đựng thiết bị dạy học và nên có mô tả tóm tắt về đồ dùng, chú thích về cáchsử dụng đồ dùng Nhiều đồ dùng dạy học đồ chơi tự làm có độ bền vững chưa cao, do đóbên cạnh việc làm đồ dùng, giáo viên phải chú ý đến độ bền chắc, cần bảo quản tốt, vệ sinhthường xuyên, theo dõi để sửa chữa hoặc vứt bỏ, làm thay thế ngay các thiết bị dạy họccùng nhóm khác.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w