1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp dạy ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính thông qua câu lạc bộ ngôn ngữ kí hiệu ở trường tiểu học

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp dạy ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính thông qua câu lạc bộ Ngôn ngữ kí hiệu ở trường tiểu học
Chuyên ngành Giáo dục đặc biệt
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 14,38 MB

Nội dung

Với những lí do trên cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân, tôi chọn: “Một số biện pháp dạy ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính thông

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Theo Luật giáo dục Việt Nam, giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học cơ

sở là các cấp học phổ cập giáo dục (điều 10) Để đạt được và giữ vững phổ cậpgiáo dục, bên cạnh làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duytrì tốt số lượng học sinh, cần coi trọng đến chất lượng giáo dục học sinh khuyếttật, đảm bảo cho trẻ em không những “được học’ mà còn “học được”

Cuộc vận động “Kỉ cương - Tình thương- Trách nhiệm” trong toàn Ngành

đã và đang được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai các cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp cuộc vận động “Haikhông” với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tíchtrong giáo dục, không vi phạm phẩm chất người thầy giáo tạo bước chuyển biếnmạnh mẽ trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật

Là người làm công tác giáo dục, chúng ta phải thừa nhận rằng xã hội luôntồn tại khách quan một bộ phận nhỏ những người khiếm thính (điếc) Họ cóngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau, được gọi là ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kíhiệu không phải là ngôn ngữ mới ra đời, nó cũng có lịch sử hình thành và pháttriển từ rất sớm, song song với ngôn ngữ nói, khi mà việc giáo dục cho trẻ khiếmthính bắt đầu được chú ý tới

Trẻ khiếm thính là một trong những đối tượng khó khăn nhất trong giáodục đặc biệt Do khiếm khuyết về thính giác, trẻ rất khó khăn trong giao tiếp vớimọi người xung quanh và phát triển nhận thức của bản thân Do đó, đối với trẻkhiếm thính – những người bị hạn chế khả năng nghe và chủ yếu tiếp nhậnthông tin qua con đường thị giác thì ngôn ngữ kí hiệu là hình thức giao tiếpthuận lợi và hiệu quả

Vì vậy, việc cung cấp vốn ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính làviệc làm cần thiết, cấp bách trong giai đoạn giáo dục hiện nay Hay nói cáchkhác hỗ trợ giáo dục học sinh khiếm thính học hòa nhập ở các trường tiểu họcnói chung và giáo dục chuyên biệt ở các Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật nóiriêng là một hoạt động giáo dục đặc thù, cần thiết không thể thiếu

Tuy nhiên, hiện nay các tài liệu về ngôn ngữ kí hiệu còn rất hạn chế Điềunày tạo ra khó khăn đối với những người muốn tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ này(phụ huynh của trẻ khiếm thính, giáo viên dạy trẻ khiếm thính và những ngườinghe bình thường khác) để giao tiếp với trẻ khiếm thính

Giáo dục trẻ khiếm thính là một việc làm rất tế nhị, đòi hỏi nhiều công sức,

sự yêu thư\ơng tận tụy của người thầy, sự nỗ lực hết sức của học sinh, sự quantâm của các bậc phụ huynh Công tác hỗ trợ giáo dục học sinh khiếm thính

Trang 2

không thể nóng vội, phải có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời,

có kế hoạch giáo dục cá nhân riêng biệt cho mỗi học sinh

Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh, học sinh thấy được việc giúp đỡnhững học sinh khiếm thính theo kịp bạn bè, không theo kịp chương trình học làmột việc làm thường xuyên, thiết thực? Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh,học sinh thấy được việc giáo dục học sinh khiếm thính phải có sự liên kết, phốihợp chặt chẽ giữa nhiều lực lượng mới đạt được kết quả như mong muốn?

Với những lí do trên cùng với ham muốn học hỏi, muốn có cơ hội để tích

luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân, tôi chọn: “Một số biện pháp dạy ngôn ngữ

kí hiệu cho học sinh khiếm thính thông qua câu lạc bộ Ngôn ngữ kí hiệu ở trường tiểu học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn góp

phần thiết thực vào việc hỗ trợ nâng cao chất luợng giáo dục ở trường tiểu học

2 Điểm mới đề tài:

Hơn 97% trẻ em khiếm thính đang theo học ở trường là những em đượcsinh ra bởi cha mẹ bình thường nên ngôn ngữ kí hiệu không phải là ngôn ngữ

mẹ đẻ của các bậc phụ huynh Do đó cha mẹ trẻ gặp rất nhiều khó khăn trongnuôi dạy con vì không hiểu con mình nói gì, cần gì và suy nghĩ như thế nào?Khi đến trường, các em học sinh khiếm thính dùng ngôn ngữ kí hiệu để sử dụngtrong giao tiếp hàng ngày, lúc này đây ngôn ngữ kí hiệu được coi là tiếng mẹ đẻcủa học sinh khiếm thính

Thông qua câu lạc bộ Ngôn ngữ kí hiệu, việc dạy ngôn ngữ kí hiệu giúpcho học sinh tiếp thu được kí hiệu, cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu vàcác ứng dụng ngôn ngữ kí hiệu vào cuộc sống Giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệugiúp trẻ khiếm thính thấy thoải mái, tự nhiên và tự tin hơn Các em có thể dễdàng thể hiện mọi thông tin, suy nghĩ, cảm xúc đơn giản hay phức tạp, nhờ đógiúp trẻ phát triển trí tuệ và tinh thần, phát triển nhận thức, hiểu được các kháiniệm trong cuộc sống

Không giống ngôn ngữ nói, đối với trẻ khiếm thính Việt Nam thành thạongôn ngữ kí hiệu có thể giao tiếp với trẻ khiếm thính biết kí hiệu đến từ nướckhác dễ dàng hơn đối với trẻ nghe bình thường đến từ hai nước này khi giao tiếpvới nhau

3 Phạm vi áp dụng của đề tài:

Bản thân tôi nghiên cứu đề tài với mục đích cung cấp cho học sinh khiếmthính có được những hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ kí hiệu, qua đó giúp các emphát triển tri thức, nhận thức được những quy tắc cơ bản trong giao tiếp, những

kĩ năng cần thiết cho cuộc sống

Trang 3

II PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng hoạt động câu lạc bộ Ngôn ngữ kí hiệu ở trường Tiểu học hiện nay

Công tác hỗ trợ giáo dục học sinh khiếm thính ở trường tiểu học là việclàm hết sức tế nhị và đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, sự yêu thương học sinh hếtlòng, sự tận tụy để sẽ chia phần nào nào những thiệt thòi do bệnh tật của các em.Công tác này ở trường gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

- Tổ giảng viên câu lạc bộ Ngôn ngữ kí hiệu có kiến thức sâu, rất nhiệttình và năng nổ, có nhiều hoạt động sáng tạo nhằm giúp cho học sinh, phụhuynh và người nghe bình thường có hứng thú trong việc học

- Trong các năm học trường tổ chức các chuyên đề về giáo dục học sinhkhuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói riêng

- Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng của giáo dụctheo các văn bản BGD&ĐT ban hành, từ đó có biện pháp giáo dục con cái

- Đa số học sinh được tham gia “Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đếntrường – Ideo” nên đã có vốn ngôn ngữ kí hiệu cơ bản

1.2 Khó khăn:

1.2.1 Đối với tổ cộng tác viên

Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩnăng sống cho học sinh, điều này được thể hiện rất đầy đủ trên hồ sơ, giáo án…nhưng khi thực hành, phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc tổ chứchoạt động vui chơi, giải trí kết hợp giao lưu cho học sinh khiếm thính

Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, cộng tác viên phần lớn chỉ quan tâmtới việc hướng dẫn kí hiệu ngôn ngữ mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làmngười cho học sinh Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh

là một vấn đề khó đối với các em

Một số cộng tác viên chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục cho các emhoà nhập Mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau vì thế cũngcoi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh

Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, video gặp nhiều khókhăn do phải mất nhiều thời gian với từng đối tượng khác nhau nên chưa xử lýthật triệt để các tình huống trong tiết dạy

1.2.2 Đối với học sinh

Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ítsáng tạo, lười hoạt động, tính tích cực tự giác chưa cao Trong thực tế một số em

Trang 4

còn có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện các nội dung, không có thóiquen vận dụng thực hành Cụ thể, để giữ được vệ sinh chung thì các em đều biết

“không được vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường…” Tuy nhiên thực tế một

số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời

Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vàothùng rác Một số em còn vẽ bậy lên tường, hàng rào hay ăn kẹo cao su nhả bãkẹo bừa bãi Một số em còn mua những đồ chơi nguy hiểm để chơi mà các emkhông biết được sự nguy hiểm khi chơi các trò chơi này như súng bắn đạn caosu hoặc những loại có thể gây thương tích, mất an toàn khi chơi Một số emcòn mua các loại bánh kẹo nhiều phẩm màu, không có nhãn mác hoặc có nhãnmác nhưng cơ sở lại không đảm bảo chất lượng

1.2.3 Đối với phụ huynh học sinh

Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kĩnăng thực hành xã hội phần nào do nhận thức của phụ huynh Phần lớn phụhuynh học sinh cho rằng con mình bị tật khiếm thính thì không thể học hành gìđược, chấp nhận việc con học thua kém bạn bè

Có một số bố mẹ quá nuông chiều con cái khiến trẻ không có kĩ năng tựphục vụ bản thân Ngược lại, một số học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đilàm ăn xa, nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ Đây chính là điều kiện dễdẫn đến các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu các em thiếu đi các kĩ năngsống, thiếu sự quản lí chặt chẽ của nhà trường - gia đình - xã hội

Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khókhăn nêu trên, bản thân đã tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống cơ bản củahọc sinh trong trường đầu năm học – lần 1 kết quả như sau:

BẢNG THỐNG KÊMỨC ĐỘ SỬ DỤNG KÍ HIỆU NGÔN NGỮTRONG GIAO TIẾP VÀ HỌC TẬP

kĩ năng

Kĩ năng chưa tốt

1 Kĩ năng sử dụng kí hiệutrong giao tiếp 6 33,3 8 44,4 4 22,3

2 Kĩ năng sử dụng kí hiệutrong học tập 5 27,7 10 55,5 3 16,8 Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng chưa tốt còn nhiều Chính

vì vậy mà việc rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh là vấn đề cầnquan tâm Muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì? Nhất là nhữngngười làm công tác giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất để hình thành nền tảng

Trang 5

kiến thức cho học sinh Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân cần phải tìm tòinghiên cứu.

Từ những thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ra nguyên nhân dẫn đếntình trạng “kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu chưa tốt” là do đâu? để từ đó tìm

ra biện pháp dạy ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh đạt hiệu quả

1.3 Nguyên nhân của những khó khăn bất cập:

- Chưa có một chương trình, giáo án ngôn ngữ kí hiệu nào có sẵn dạyriêng cho riêng đối tượng học sinh khiếm thính

- Mỗi tiết học thực hiện tối đa 60 phút song phải quan tâm đến nhiều đốitượng trong câu lạc bộ Do đó, thời gian để kèm cặp, hỗ trợ cho học sinh khiếmthính có vốn ngôn ngữ ít còn bị hạn chế

- Nhận thức của phụ huynh về con bị khiếm thính mang tính bi quan nênthiếu quan tâm của việc học tập của con cái

2 Các biện pháp triển khai thực hiện

Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của hoạt động câu lạc bộNgôn ngữ kí hiệu, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp như sau:

2.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ khiếm thính

Mỗi trẻ khiếm thính do mức độ suy giảm thính lực, sự chăm sóc giáo dụccủa gia đình khác nhau nên khả năng của trẻ cũng rất khác nhau Do đó trướckhi dạy trẻ cần phải tìm hiểu khả năng nhu cầu của trẻ Trẻ khiếm thính ở mức

độ sâu và nặng khả năng nghe còn lại rất ít, do đó ngôn ngữ kí hiệu là nhu cầuđối với trẻ Ngược lại, những trẻ khiếm thính ở mức độ nhẹ và vừa, trẻ còn ngheđược ít nhiều âm thanh lời nói thì nhu cầu được nghe rõ hơn, nghe nhiều hơncần được đáp ứng bên cạnh việc dạy ngôn ngữ kí hiệu Khuyết tật thính giác kéotheo sự hạn chế phát triển ngôn ngữ nói, những trẻ bị điếc bẩm sinh thì khả năngphát triển ngôn ngữ nói kém Trong những trường hợp này cần làm gì để đápứng nhu cầu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển hết khả năng của mình? Đóchính là sử dụng ngôn ngữ kí hiệu

Ngôn ngữ kí hiệu là phương pháp giao tiếp thông qua khả năng thị giác và

di chuyển nên loại ngôn ngữ này có thể khắc phục được những hạn chế về khảnăng nghe, tận dụng những khả năng vượt trội về thị giác của trẻ khiếm thính

Ngôn ngữ kí hiệu được sử dụng nhanh chóng, thuận tiện, trong khi ngônngữ nói yêu cầu phải phát âm được hoặc viết được, việc giao tiếp và học tập sẽ

bị hạn chế hơn Đó không chỉ là sự hạn chế về mặt thời gian (tốc độ, phát âm,thời gian nghe, thời gian viết ) mà còn phụ thuộc vào khả năng đọc, viết, nghe,hiểu ngôn ngữ nói của những người giao tiếp với nhau

Hơn nữa trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng, theo quy luật

bù trừ, trẻ phát triển những khả năng đặc biệt Nếu giảng viên biết phát hiện vàbồi dưỡng những khả năng đó sẽ giúp trẻ vượt qua những khó khăn của tậtnguyền gây ra

Ví dụ:

Trang 6

Trẻ khiếm thính nhiều em có tài bắt chước, điều này giúp trẻ học tập tốthơn, giúp cho việc học nghề sau này Nhiều trẻ khiếm thính khéo tay, đặc biệttrẻ thường có năng khiếu hội họa Do có nhận xét tinh tế trong quá trình quan sátmôi trường xung quanh nên trẻ có khả năng ghi nhớ hình ảnh trực quan rất tốt,tốt hơn những trẻ em khác cùng lứa tuổi.

2.1.1 Nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu học ngôn ngữ kí hiệu

Sự phát triển về mọi mặt, trong đó ngôn ngữ kí hiệu là yếu tố tạo tiền đềcho giáo dục học sinh khiếm thính hiệu quả

Để giúp học sinh khiếm thính rèn luyện kĩ năng học và sử dụng ngôn ngữ

kí hiệu, giảng viên cần phải xác định và nắm rõ mục tiêu của từng chủ đề đượcđưa ra trong các tiết sinh hoạt của câu lạc bộ là gì? Mức độ, năng lực tiếp thucủa từng em là như thế nào? Chủ đề chính là cơ sở, là tiền đề, là “bàn đạp” đểhọc sinh phát triển giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu

2.1.2 Phương pháp tìm hiểu khả năng và nhu cầu

Chúng ta c tìm hiểu khả năng, nhu cầu học ngôn ngữ kí hiệu của trẻ bằngcác cách sau:

2.1.2.1 Phỏng vấn:

Phỏng vấn cha mẹ và những người thân của trẻ Trong quá trình phỏngvấn cần sử dụng linh hoạt nhiều dạng câu hỏi, đúng tình huống có mục đích rõràng,

Khi thực hiện phỏng vấn phải luôn cởi mở, ân cần, chú ý lắng nghe, thểhiện sự tôn trọng đồng cảm với người được phỏng vấn

2.1.2.2 Quan sát

Quan sát được sử dụng nhiều nhất nhằm mục đích thu thập những thôngtin mà qua phỏng vấn không thu được hoặc kiểm tra lại thông tin thu được quaphỏng vấn thông tin quan sát được mang tính khách quan Có nhiều hình thứcquan sát khác nhau: Quan sát chủ định, bán chủ định và quan sát không chủđịnh Quan sát phải diễn ra thường xuyên, trong mọi hoạt động: Học, vui chơi,giao tiếp

Lưu ý khi quan sát:

- Quan sát trong lúc trẻ hoạt động, khi trẻ ở trạng thái thoải mái, tự nhiênkhông gò bó để rút ra những nhận định chính xác

- Cần theo dõi trẻ trong một thời gian dài ở nhiều hoạt động khác nhau.Tốt nhất là cùng hoạt động, vui chơi, giao tiếp, làm việc với trẻ

2.2 Biện pháp 2: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để thành lập Câu lạc bộ ngôn ngứ kí hiệu cho học sinh khiếm thính trên địa bàn huyện

2.2.1 Tham mưu việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ

2.2.1.1 Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh,phụ huynh, giáo viên để xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động của các câulạc bộ Từ đó để có căn cứ để tham mưu xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc

bộ, chương trình hoạt động của câu lạc bộ

Trang 7

Tham mưu với ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn, các giáo viên đặcthù cùng bàn bạc đưa ra xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dựkiến các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm,

rõ ràng, dễ hiểu, tránh quá dài) dựa trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của họcsinh - phụ huynh Nội dung khảo sát phải phù hợp với nguyện vọng của họcsinh, phụ huynh học sinh

Một Câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, điều đó cónghĩa là nó được thành lập, điều hành và duy trì bởi học sinh Để duy trì Câu lạc

bộ, ban chủ nhiệm nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định và nghiêmchỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ấy Thêm vào đó, Ban chủ nhiệm đề ra một số quyđịnh cho thành viên Câu lạc bộ, vì kỷ luật tốt thì chất lượng hoạt động mới tốtđược Học sinh khi tham gia Câu lạc bộ, các em nên tận dụng môitrường hòa đồng và năng động của Câu lạc bộ để giúp đỡ nhau trong học tập.Hãy cân bằng giữa lớp học và Câu lạc bộ, đó mới là chìa khóa để thành công

2.2.1.2 Thống nhất loại hình Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên vàthành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ

Sau khi phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu, lập danh sáchcác thành viên Câu lạc bộ

Tập hợp phiếu đăng ký tham gia câu lạc bộ có 18 HS có nguyện vọngtham gia Trong đó:

Thời gian phù hợp nhất dành cho sinh hoạt câu lạc bộ là từ

4 giờ 25 phút ngày thứ 2, thứ 4 Vì các lớp học 2 buổi trên ngày nên khoảng 4giờ 20 phút là tan học Riêng sáng thứ 6, định kì một tháng 2 lần tổ chức chohọc sinh tham gia học ngôn ngữ kí hiệu cùng phụ huynh, giáo viên, nhân viên từ

9 giờ 50 phút đến 10 giờ 50 phút

Tham mưu dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụtrách các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ Nhân sự là đồngchí Phó hiệu trưởng, các đồng chí giáo viên, nhân viên có kĩ năng, kinh nghiệm.(TỔ NI LÀ EM, HẰNG, BẰNG, DƯƠNG)

2.2.1.3 Tham mưu phân công trách nhiệm từng thành viên duy trì hoạtđộng Câu lạc bộ:

a Người phụ trách, thời gian hoạt động

- Người phụ trách: Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thúy Hằng

- Thời gian hoạt động:

+ 4 giờ 25 phút chiều thứ 2, thứ 4 hàng tuần

+ 9 giờ 50 phút đến 10 giờ 50 phút sáng thứ 6 (2 tuần/lần)

Trang 8

- Số học sinh tham gia: 18

b Xây dựng mục tiêu và kế hoạch giáo dục

Trên cơ sở những thông tin thu được thông qua việc tìm hiểu năng lựcnhu cầu của trẻ khiếm thính chúng ta đã có những nhận định ban đầu về trẻ làm

cơ sở cho việc xác định mục tiêu và kế hoạch giáo dục phù hợp và hiệu quả chotừng trẻ

Cơ sở xây dựng mục tiêu:

- Mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, câu lạc bộ ngôn ngữ kí hiệu

- Nhu cầu và khả năng của trẻ Điều kiện chăm sóc

* Quan điểm xây dựng mục tiêu

Quan điểm bình đẳng: Đối với trẻ khiếm thính đặc biệt là những trẻ điếc,

trẻ dễ bị mất quyền bình đẳng được giáo dục như những trẻ khác Trước hết phảitạo cơ hội cho trẻ khiếm thính được hưởng quyền tham gia mọi hoạt động củabài học, câu lạc bộ, cộng đồng

Quan điểm phát triển: Những trẻ khiếm thính ở mức độ nặng và sâu khả

năng giao tiếp bằng lời hạn chế nhưng có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể màtrẻ khác cùng tuổi không có thì những hậu quả xấu do khuyết tật gây ra sẽ dầndần bị hạn chế tạo điều kiện để trẻ phát triển hết khả năng của mình

Quan điểm bình thường hóa: Mục tiêu đặt ra cần khả thi, mục tiêu đặt ra

cần căn cứ vào điều kiện thực tế; bản thân trẻ, trình độ của giảng viên, trangthiết bị và những vật chất cụ thể của câu lạc bộ, của trường,

2.3 Biện pháp 3: Các cộng tác viên thực hiện hướng dẫn ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ khiếm thính với nhiều hình thức gần gũi và sinh động.

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và tư duy, Vì vậy, việc lựa chọn pháttriển phương tiện giao tiếp nào cho trẻ khiếm thính là vô cùng quan trọng và nóphụ thuộc vào khả năng của mỗi trẻ Hiện nay, hầu hết cha mẹ trẻ khiếm thínhđều chưa nhận thức được đúng đắn về khă năng của trẻ cho nên đã đặt ta những

kì vọng ở con mình còn có khả năng phát triển ngôn ngữ nói Việc phát triểnngôn ngữ nói cho trẻ điếc có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào khả năngnghe, phương tiện trợ giúp hiệu quả, khả năng phát âm của trẻ, sự hỗ trợ tíchcực của gia đình, thời điểm và thời gian trẻ bị khiếm thính Trẻ càng học nhiềumột ngôn ngữ nào đó phù hợp với mình thì càng có khả năng hiểu biết thế giới,bộc lộ bản thân, biết suy nghĩ, ước mơ và giao tiếp với những người xungquanh Thực tế cho thấy rằng, ngôn ngữ nói không phải là ngôn ngữ phù hợpcho bất kì trẻ khiếm thính nào

Việc học ngôn ngữ kí hiệu của trẻ khiếm thính diễn ra giống như trẻ bìnhthường học ngôn ngữ nói Nếu như một trẻ bình thường có thể tiếp thu và sửdụng ngôn ngữ nói là thông qua con đường nghe – bắt chước thì một trẻ khiếmthính cũng có thể học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu bằng việc nhìn – bắt chước.Đầu tiên, trẻ bình thường học nói các từ dơn, sau đó học cách kết hợp các từtheo các quy tắc ngữ pháp thì ban đầu, trẻ khiếm thính cũng học sử dụng các kíhiệu đơn lẻ, sau đó học cách kết hợp các kí hiệu đó

Để học được một kí hiệu, trước hết trẻ cần phải hiểu kí hiệu đó Để giúp

Trang 9

trẻ hiểu và làm được kí hiệu, giảng viên cần chú ý một số kĩ thuật sau:

- Làm kí hiệu ở gần đối tượng hoặc chỉ vào đồ vật, đối tượng được làm kíhiệu sẽ giúp trẻ tạo mối liên hệ giữa sự vật và kí hiệu

- Làm kí hiệu tên đồ vật hoặc ai đó một vài lần Đảm bảo trẻ phải đượcnhìn thấy tay và khuôn mặt bạn khi làm kí hiệu

- Hãy quan sát phản ứng của trẻ và khen ngơi trẻ nếu những phản ứng đócho thấy trẻ hiểu và cố gắng làm theo Nếu trẻ không phản ứng lại, hãy lặp lại

kí hiệu một vài lần và khuyến khích trẻ làm lại

- Sử dụng các kí hiệu đó trong tình huống hàng ngày Khuyến khích cảgia đình cùng sử dụng

- Đối với trẻ khiếm thính nhỏ tuổi, những kí hiệu mà trẻ đưa ra thôngthường là các kí hiệu có tính chất tự phát riêng của bản thân trẻ Vì vậy, giảngviên muốn dạy trẻ học có hiệu quả thì cần phải hiểu trẻ thông qua kí hiệu tựphát đó trước khi dạy trẻ kí hiệu quy ước

- Trong giảng dạy, với những từ ngữ, biểu tượng trẻ không hiểu, giảngviên có thể giải thích bằng kí hiệu, không nên chỉ hoàn toàn sử dụng ngôn ngữnói

- Cũng giống như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ kí hiệu có một vốn từ vựngphong phú thể hiện ở nhiều từ loại khác nhau: danh từ, động từ, tính từ, trạngtừ Vì vậy, giảng viên cần dạy cho trẻ tất cả các loại kí hiệu

- Sử dụng các tình huống, trò chơi hoặc cố ý tạo ra lỗi sai và khuyếnkhích trẻ sửa lỗi để dạy trẻ sử dụng kí hiệu

- Khi dạy trẻ sử dụng kí hiệu cần tiến hành song song với việc dạy trẻhọc kiến thức mới bằng ngôn ngữ nói

Tiến trình giảng dạy một tiết học kí hiệu cũng như các tiết học khác, baogồm các bước: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, dạy học bài mới, củng cốbài, kết thúc

Các phương pháp mà giảng viên sử dụng trong tiết dạy kí hiệu cho họcsinh khiếm thính cũng cần đa dạng, phong phú, ví dụ như: phương pháp làmmẫu; phương pháp trực quan; phương pháp luyện tập – thực hành; phươngpháp làm việc nhóm Trong đó các phương pháp như: phương pháp làm mẫu,phương pháp luyện tập – thực hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiếthọc kí hiệu

2.4 Biện pháp 4: Thực hiện hoạt động học ngôn ngữ kí hiệu bằng nhiều hình thức

Ngày nay, không chỉ trẻ khiếm thính, cha mẹ trẻ, người thân, thầy cô dạytrẻ khiếm thính có những hiểu biết về thính học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu

mà còn nhiều người khác cũng quan tâm Chính vì thế, câu lạc bộ Ngôn ngữ kíhiệu đã thu hút đươc sự tham gia của rất nhiều đối tượng Để học ngôn ngữ kíhiệu có hiệu quả, cần lưu ý:

- Trong ngôn ngữ kí hiệu, có những kí hiệu được bằng một tay, có những

kí hiệu được thể hiện bằng hai tay Vì vậy, hãy quyết định xem tay nào là “tay

Trang 10

thuận” (có thể là tay phải hoặc tay trái) và sau đó cố định sử dụng tay đó khilàm kí hiệu để việc lam các kí hiệu được thuận tiện, dễ dàng, không gò bó Vớinhững kí hiệu được thể hiện bằng một tay thì luôn sử dụng tay thuận để thựchiện chuyển động chính của mỗi kí hiệu Hãy xem ví dụ kí hiệu “Cây” và

“Cành cây” được minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn Kí hiệu “Cây” là kí hiệuđược thể hiện bằng một tay, do đó chung ta sử dụng tay thuận để làm kí hiệu

Kí hiệu “Thân cây” là kí hiệu được làm bằng hai tay, do đó tay thuận thực hiệnchuyển động chính của kí hiệu “Thân”, tay không thuận thực hiện chuyển độngcủa kí hiệu “Cây”

- Khi giúp học viên học các kí hiệu thì diều được đưa ra ở trên là vô cùngquan trọng Chúng ta cần nhất quán sử dụng tay thuận để làm kí hiệu Để giúpngười học nhận thức thì cần phải tập trung vào tay thuận của bạn và sử dụng trởthành thói quen

- Sự thể hiện trên khuôn mặt, chuyển động cơ thể và hình miệng là mộtphần quan trọng của ngôn ngữ kí hiệu và không thể bị tách biệt khỏi các kí hiệukhi biểu đạt bằng bàn tay Cùng một kí hiệu, song lại có thể rất khác nhau về ýnghĩ dựa vào sự thể hiện trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể Chẳng hạn, đểthể hiện cảm giác buồn, trong ngôn ngữ nói, chúng ta có thể sử dụng nhiều từkhác nhau để diễn tả các mức độ buồn như: “buồn”, “rất buồn”, “buồn quá”,

“buồn lắm” nhưng trong ngôn ngữ kí hiệu, các mức độ buồn này được thểhiện thông qua sự diễn tả trên khuôn mặt và ngữ điệu cơ thể

- Tương tự các ngôn ngữ nói khác nhau không thể dịch được trực tiếpsang một ngôn ngữ nói khác thì một số kí hiệu cũng không thể dễ dàng dịchsang ngôn ngữ nói Một kí hiệu đơn lẻ có thể được dịch thành một cụm từ hoặcmột câu Khi đọc, người nghe thường cố gắng tìm ra các kí hiệu riêng lẻ chocác từ cụ thể Một kí hiệu tương đương với một từ cụ thể có thể không tồn tạihoặc một từ cụ thể có thể cần dược sử dụng bằng một cụm các kí hiệu

Trang 11

- Nếu như ngôn ngữ nói, để có thể diễn tả thông tin mà mình muốn nói,diều quan trọng là chúng ta phải có vốn từ, phải thể hiện thông tin đó bằngnhững từ nào Với ngôn ngữ kí hiệu cũng vậy, để truyền tải thông tin một cách

có hiệu quả thì việc tăng vốn kí hiệu là điều cần thiết Do đó, khi học ngôn ngữ

kí hiệu, hãy chú ý để tăng vốn kí hiệu ngày một phong phú

- Ngôn ngữ kí hiệu có tính tượng hình, rất nhiều kí hiệu mô phỏng lại tòa

bộ hoặc một phần đặc điểm của sự vật, hiện tượng Ví dụ: kí hiệu “Quả cam”

mô phỏng hành động vắt nước cam; kí hiệu “Con trâu” mô phỏng hai cái sừngcủa con trâu Do đó, hãy chú ý đến điều này để học kí hiệu được dễ dàng, dễhiểu, dễ nhớ

- Ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu có sự khác biệt với ngôn ngữ nói Hãychú ý đến một số đặc trưng của nó để việc học ngôn ngữ kí hiệu trực tiếp từngười khiếm thính dễ dàng hơn

- Khi nói, bạn có thể sử dụng tên của một người nào đó để thu hút được sựchú ý của họ, nhưng trong ngôn ngữ kí hiệu, tên được làm kí hiệu sẽ không được

sử dụng để tập trung vào một người mà chỉ là để ám chỉ họ Trong cộng đồngngười điếc, việc thu hút sự chú ý của một ai đó có thể được làm bằng cách vẫytay hoặc vỗ nhẹ lên vai hoặc cánh tay của họ

2.4.1 Học ngôn ngữ kí hiệu trực tiếp từ người khiếm thính trưởng thành

Đây là một cách học lí tưởng, hiệu quả cao Cũng giống như khi chúng tahọc tiếng Anh từ một người bản xứ, chúng ta học được cách phát âm chuẩn, họcđược ngữ điệu khi nói một câu, học được cách nói một câu đúng ngữ pháp Học ngôn ngữ kí hiệu trực tiếp từ người khiếm thính giúp chúng ta quan sát dễdàng hơn hình dạng bàn tay, chiều hướng của bản tay, chuyển động của tay,cách sắp xếp các kí hiệu khi diễn tả một câu Và một điều không kém phầnquan trọng là chúng ta học được ngữ điệu tự nhiên từ người khiếm thính Điềunày này giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu khi giao tiếp đạt hiệu quả tốt

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w