1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giải toán không điển hình cho học sinh lớp 4

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI TOÁN KHÔNG ĐIỂN HÌNH CHO HỌC SINH LỚP 4

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn biện pháp

Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển về lĩnh vực giáo dục cầnphải được chú trọng và quan tâm đúng mức Vì vậy, việc đổi phương pháp dạyhọc để nâng cao chất lượng dạy học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị choSở Giáo dục các tỉnh thực hiện Trong nhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đàotạo Lệ Thủy đã coi trọng và triển khai đổi phương pháp dạy học Song khôngphải địa phương nào, trường nào, giáo viên nào cũng thực hiện tốt vấn đề này.Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhữngcơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam Trong các mônhọc ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quantrọng Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trongđời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các mônhọc khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở Trung học cơ sở Với việc dạyhọc môn Toán nói riêng, nếu giáo viên thực hiện tốt các phương pháp dạy họcphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh sẽ giúp các em pháttriển đúng mức một số khả năng trí tuệ và các thao tác tư duy quan trọng như sosánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận cócăn cứ, ….Trên thực tế, nhiều giáo viên ở nhiều nơi, do chưa vận dụng thànhcông các phương pháp dạy học tích cực, học sinh còn bị đặt ở thế thụ động lĩnhhội tri thức nên hiệu quả dạy học chưa khả quan Cụ thể là học sinh chưa hìnhthành được năng lực giải toán có lời văn không điển hình Hiện nay, việc đổimới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học Đổi mới phương pháp dạy học là vừa kế thừa và phát huy nhữngmặt tích cực của những phương pháp dạy học quen thuộc, vừa áp dụng hiệu quảnhững phương pháp dạy học mới Việc lựa chọn phương pháp dạy học phải căncứ vào từng loại bài học, từng nội dung dạy học ở từng lớp, phải căn cứ vào điềukiện, phương tiện dạy học ở từng vùng, từng trường

Việc dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học phát triển năng giảitoán có lời văn cho học sinh nói riêng đã được nhiều Nhà Khoa học, Nhà Giáodục quan tâm nghiên cứu trong giai đoạn đổi mới CTPT 2018 Tuy nhiên, cáctác giả chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và đưa ra cách giải chung cho các bài toáncó lời văn điển hình Bên cạnh đó, nhiều giáo viên trong quá trình dạy học chưathực sự chú trọng việc dạy học phát triển năng lực giải các bài toán có lời văn

Trang 2

hình và không điển hình) có vị trí quan trọng đặc biệt và chiếm khoảng thời giantương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như trong toàn bộ chương trình mônToán ở Tiểu học Mỗi bài toán có lời văn thường là một tình huống có vấn đềcủa thực tiễn nếu nội dung thực tế của bài toán gần gũi với đời sống và sản xuấtở địa phương Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu và đưa ra một số biện phápdạy học hát triển năng lực giải toán không điển hình cho học sinh là điều rấtquan trọng và hết sức cần thiết Vấn đề đặt ra là phát triển được cho học sinhnăng lực: tư duy, khám phá, suy luận, biết cách giải và cách trình bày bài giảivới các bài toán có lời văn (dạng không điển hình) Năng lực giải một số bàitoán bằng các cách khác nhau Và thông qua hoạt động giải toán để phát triểnđúng mức một số khả năng trí tuệ và các thao tác tư duy quan trọng như so sánh,phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn

cứ, … Để giải quyết vấn đề này, tôi đã mạnh dạn lựa chọn : “Một số biện phápdạy học phát triển năng lực giải toán không điển hình cho học sinh lớp 4”

mà tôi trực tiếp giảng dạy nhằm khẳng định tính hiệu quả và tính khách quancủa đề tài trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học.

1.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi: Biện pháp được áp dụng tại trường Tiểu học Số 2 Kiến Giang

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giải toán

không điển hình cho học sinh lớp 4.

- Mục đích của biện pháp: Sáng kiến chỉ ra các biện pháp dạy học cụ thể

nhằm phát triển năng lực giải toán không điển hình cho học sinh lớp 4 thông quaviệc phân tích, so sánh cách giải của hai dạng toán (dạng điển hình và khôngđiển hình), từ đó chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng để tìmcách giải đúng thích hợp Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng vànăng lực giải toán có lời văn cho các em học sinh tiểu học Đồng thời qua đó đểđúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân, và đồng nghiệp trong côngtác giảng dạy.

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Trong hệ thống giáo dục có một bậc học được coi là nền móng đó là bậc

Tiểu học Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành vàphát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổthông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong việc giảng dạy các môn học theo quy định của Bộ GD & ĐT, môn họcnào cũng quan trọng, nó có tác động và hỗ trợ lẫn nhau Trong các môn học đó,

Trang 3

môn Toán là một môn học có vị trí quan trọng Đặc biệt là việc giải toán có lờivăn, bởi lẽ giải các bài toán có lời văn sẽ có tác dụng to lớn và giáo dục toàndiện như : Củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về sốhọc, đo lường, yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã được học trong môn Toántiểu học Hơn thế nữa, phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chấttoán học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán Bởi vậy,việc giải các bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng có mộttầm quan trọng rất lớn.Qua kết quả học tập về giải toán có lời văn của học sinhtừ những năm học trước, từ đầu năm học 2023 - 2024 , tôi đã chú ý tìm hiểu vềkhả năng giải toán không điển hình của học sinh, tôi nhận thấy còn không ít emhọc chưa tốt về dạng toán này Từ những hạn chế tâm lí lứa tuổi, từ tình hìnhnhận thức của học sinh trong lớp, tôi luôn trăn trở tìm cách cải tiến phương phápdạy bộ môn Toán.

2 Thực trạng tình hình dạy học phát triển năng lực giải toán không điểnhình cho học sinh lớp 4

2.1 Về phía học sinh

- Khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế.

- Học sinh thường không đọc kỹ đề bài, thấy đề dài quá hoặc khó hiểu là nản chíkhông suy nghĩ hoặc thấy na ná đề bài mình đã từng làm thì làm theo cách đãlàm.

- Năng lực nhận dạng toán còn hạn chế, các em chưa thấy được mối liên hệ giữabài toán điển hình và không điển hình.

- Tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính cụ thể Khả năng khái quát hóa,trừu tượng hóa còn non, chưa biết dựa vào các điểm tựa để nhận dạng toán.- Một số em chưa nắm chắc cách giải các bài toán điển hình nên khi gặp các bàitoán không điển hình thì lúng túng trong việc tìm cách giải.

- Học sinh chưa hình thành được thói quen huy động vốn kiến thức đã học cóliên quan để giải quyết bài toán.

- Học sinh ít tập trung trong lúc giáo viên giảng bài, chưa biết dựa vào các điểmtựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ

- Các em còn ít được luyện tập - thực hành thêm ở nhà cũng như ở lớp.

2.2 Về phía giáo viên

- Một số giáo viên chưa khai thác triệt để nội dung bài dạy hoặc không sáng tạokhi dạy, cứ rập khuôn theo phương pháp của sách giáo viên Thậm chí có giáoviên dạy theo kiểu cung cấp kiến thức cho học sinh, sau đó cho các em làm bàitheo các kiến thức mà giáo viên cung cấp Vì vậy, đã làm cho các em không cóhứng thú, không tìm tòi, khám phá thì hậu quả là các em sẽ nhàm chán và khó

Trang 4

phát triển được năng lực giải toán của bản thân, sẽ không thấy được niềm vuitrong học tập.

- Khi hướng dẫn học sinh giải toán, giáo viên chưa chú trong vào việc hướngdẫn học sinh phân tích kĩ đề bài nhằm giúp các em phát triển năng lực nhậndạng toán, thấy được mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài toán hoặc chưa đưa racác gợi ý dưới dạng “mở” cho học sinh lựa chọn để tìm các kiến thức liên quanhoặc cách giải thích hợp.

- Giáo viên chưa định hướng được cho học sinh năng lực tìm tòi cách giải toánvà huy động vốn kiến thức đã học có liên quan để giải quyết bài toán cho họcsinh.

- Chưa thực sự chú trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải toáncó lời văn cho học sinh (chưa quan tâm hướng dẫn học sinh cách giải và trìnhbày bài giải).

- Hiệu quả của phương pháp giảng dạy còn chưa cao, chưa thu hút lôi cuốn họcsinh vào bài học, chưa tạo được tình huống có vấn đề để các em tự tìm tòi, khámphá và chiếm lĩnh kiến thức.

- Giáo viên chưa có các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát việc học của sinh học ởnhà nhằm giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức đã học ở trên lớp.

Cùng với môn Tiếng Việt, vị trí của môn Toán ở Tiểu học là rất quan trọng.Nhưng thực tế, chất lượng dạy học môn Toán nói chung và năng lực giải toán cólời văn nói riêng chưa cao, chưa ổn định ở thế vững chắc Đối với việc giải toáncó lời văn thì học sinh cần nắm chắc cách giải của từng dạng toán và phải thựchành, luyện tập nhiều Hơn nữa, do đặc điểm của học sinh tiểu học là “mau nhớ,mau quên” cho nên cần phải hình thành năng lực và thói quen cho các em trongsuốt quá trình dạy học Vai trò của việc dạy học phát triển năng lực giải toán chohọc sinh hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy trẻ Học tốt môn Toán sẽgóp phần giúp học sinh học tốt các phân môn và môn học khác ở Tiểu học vàhọc tiếp môn Toán ở Trung học cơ sở.

3 Nội dung của biện pháp:3.1 Khảo sát:

a.Về phía học sinh

Năm học 2023 - 2024, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chấtlượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 do tôi phụ trách Giữa học kì I, tôiđã tiến hành khảo sát chất lượng giải toán có lời văn đối với 26 học sinh lớp 42

do tôi chủ nhiệm qua 2 bài kiểm tra :- Bài khảo sát chất lượng số 1 :

Trong hai ngày, một phân xưởng làm được 4730 đôi giầy, trong đó ngàythứ nhất phân xưởng làm được ít hơn ngày thứ hai là 130 đôi giầy Tính sốđôi giầy mỗi ngày phân xưởng đó làm được (dạng điển hình).

Trang 5

- Bài khảo sát chất lượng số 2:

Một của hàng xăng dầu nhập về 8 500l dầu Số lít xăng nhập về gấp 4 lần

số lít dầu nhập về Hỏi của hàng đó nhập về tất cả bao nhiêu lít dầu và xăng?

(dạng không điển hình) đã thu được một số kết quả như sau:

Bảng 1 : Thống kê điểm bài khảo sát chất lượng số 1

Điểm

Tổngsố hs

Bảng 2 : Thống kê tỉ lệ phần trăm điểm khảo sát chất lượng số 1

Xếp loạiLớp

Giỏi(9, 10)

Khá(7, 8)

Trung bình(5, 6)

Yếu(1, 2, 3, 4)

Từ bảng thống kê 2 chúng tôi nhận thấy: Số học sinh yếu kém chỉ chiếm một tỉlệ thấp 7,7 % Số học sinh trung bình chiếm tỉ lệ 19,2% Bên cạnh đó, tỉ lệ họcsinh khá giỏi khá cao: 83,1 % Kết quả này phần nào phản ánh hiệu quả dạy họckĩ năng giải toán điển hình rất khả quan.

Bảng 3 : Thống kê điểm bài khảo sát chất lượng số 2

Điểm

Tổngsố hs

Bảng 4 : Thống kê tỉ lệ phần trăm điểm bài khảo sát chất lượng số 2

Xếp loạiLớp

Giỏi(9, 10)

Khá(7, 8)

Trung bình(5, 6)

Yếu(1, 2, 3, 4)

Nhìn vào bảng thống kê 3 cho thấy: Điểm của học sinh qua bài khảo sát chấtlượng số 2 thấp hơn bài khảo sát chất lượng số 1 Điều này cho thấy chất lượngdạy học kĩ năng giải toán không điển hình chưa tốt.

Sở dĩ kết quả bài khảo sát chất lượng số 2 thấp là do một số học sinh chưa

hiểu được ý nghĩa của cụm từ “gấp 4 lần”, chưa nắm chắc cách giải toán Mặtkhác, một số em mắc một số sai sót về cách trình bày, diễn đạt lời giải và phéptính do chưa nắm được bản chất và yêu cầu của bài toán.

b Về phía giáo viên

Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học nhằm phát triển năng lực giải toáncó lời văn cho học sinh qua mẫu phiếu dành cho đối tượng giáo viên Số lượng

Trang 6

điều tra là 6/6 giáo viên khối 4, 5 của trường tôi Tôi đã thu được một số kết quảnhư sau:

Bảng 5 : Vai trò của việc phát triển năng lực giải toán có lời văn đối với họcsinh lớp 4, 5

Vai trò của kĩ năng giải toán có lời

văn đối với hs lớp 4, 5 Số lượng GV Tỉ lệ (%)

Bảng 6 : Sự quan tâm của GV đối với việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn

Để khắc phục những hạn chế trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng một số biệnpháp dạy học phát triển năng lực giải toán có lời văn (dạng không điển hình) chohọc sinh lớp tôi dưới đây:

3.2.Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giải toán không điển hìnhcho học sinh lớp 4

Biện pháp 1: Hình thành thói quen nhận diện đặc điểm dạng toán và phântích đề bài để tìm hiểu nội dung bài toán dạng không điển hình.

Trang 7

Bất kì một đề toán nào, việc giúp học sinh hiểu và nắm vững yêu cầu của đềbài là rất quan trọng Đây là định hướng đầu tiên để học sinh hệ thống lại trongtrí nhớ của mình dạng toán đã học hay chưa học Từ đó, xác định được côngviệc cần làm Tức là tạo tình huống có vấn đề cho các em phát triển năng lựcnhận diện dạng toán và năng lực phân tích đề bài để hiểu nội dung bài toán Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán(dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt, sơ đồ).Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho biết gì? cho biết điều kiện gì? bàitoán hỏi cái gì? Khi đọc bài toán, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được nộidung và ý nghĩa của một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán họcđược diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn “kém”, “nhiều hơn”, “íthơn”, “gấp”, …Sau đó, học sinh “thuật lại” vắn tắt bài toán mà không cần đọclại nguyên văn bài đó.

Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên đối với cả lớp và với một sốđối tượng học sinh cần quan tâm trong kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên trướckhi giải bài toán.

Ví dụ bài toán 1: Đàn vịt nhà bác Đào có 1 200 con Đàn vịt nhà bác Mận có

ít hơn đàn vịt nhà bác Đào 300 con Đàn vịt nhà bác Cúc có nhiều hơn đàn vịtnhà bác Đào 500 con Hỏi số vịt của nhà bác Đào, bác Mận và bác Cúc có tất cảbao nhiêu con? (SGK Toán 4, trang 20).

Với bài toán này, học sinh dễ dàng nhận ra dạng toán về giải bài toán có babước tính Tuy nhiên, đây không phải là bài toán điển hình của dạng toán này.Nếu không hướng dẫn học sinh phân tích kĩ đề bài, nhiều em sẽ nhầm lẫn Điểmmấu chốt ở đây là giáo viên phải giúp học sinh hiểu được thuật ngữ “nhiều hơn”,“ít hơn”, “có tất cả” và nhận ra yêu cầu bài toán Vấn đề đặt ra không phải đốivới học sinh cả lớp mà chỉ những học sinh chưa hiểu được yêu cầu bài toán Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đề bài bằng hệ thốngcác câu hỏi như sau:

+ Bài toán này thuộc dạng toán gì đã học? (dạng toán giải bài toán có ba bướctính)

+Bài toán đã cho biết gì? (biết đàn vịt nhà bác Đào có 1 200 con Đàn vịt nhàbác Mận có ít hơn đàn vịt nhà bác Đào 300 con Đàn vịt nhà bác Cúc có nhiềuhơn đàn vịt nhà bác Đào 500 con.)

+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi số vịt của nhà bác Đào, bác Mận và bác Cúc có tất cảbao nhiêu con?)

+ Yêu cầu học sinh “thuật lại” vắn tắt bài toán bằng lời theo hiểu biết của mình.

Ví dụ bài toán 2: Một hình chữ nhật có chu vi 40 cm, chiều dài hơn chiều

rộng 4 cm.Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó (SKG Toán 4, trang

Trang 8

Đây là bài toán điển hình của dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu củahai số đó Điều quan trọng khi hướng dẫn học sinh phân tích đề bài, giáo viênphải giúp học sinh hiểu được: ý nghĩa của từ “chu vi” trong bài toán? (bằng hailần tổng số đo chiều dài và chiều rộng), người ta cho chu vi để làm gì? (để tínhnửa chu vi và nửa chu vi chính là tổng số đo chiều dài và chiều rộng) và thuậtngữ “kém ” (4cm dùng để chỉ hiệu số đo của chiều dài và chiều rộng) Giáoviên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đề bài bằng hệ thống các câuhỏi tương tự nêu trên.

Việc xác định hay không xác định được tầm quan trọng của việc nhận dạngtoán và phân tích đề bài để tìm hiểu nội dung bài toán sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng kĩ năng giải toán của học sinh Do đó, giáo viên cần xác định đây là việclàm thường xuyên và liên tục đối với học sinh về dạng toán cần cung cấp chocác em.

Biện pháp 2: Tổ chức thực hành để phát triển năng lực giải toán một cáchbền vững (thực hiện và trình bày bài giải).

Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạchgiải bài toán và trình bày bài giải (tiếp nối hai biện pháp nêu trên)

Với biện pháp này, giáo viên nên chú trọng những học sinh hạn chế về nănglực giải toán (khoảng từ 3 đến 5 học sinh trong mỗi tiết học) Trước khi tổ chứccho học sinh thực hành, luyện tập củng cố năng lực giải toán không điển hình,giáo viên phải đảm bảo rằng tất cả các học sinh đã nắm được cách giải các bàitoán điển hình đã học có liên quan Việc rèn kĩ năng giải toán thông qua các bàitoán cụ thể sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn cách giải của từng dạng toán Và thôngqua hoạt động giải toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và cácthao tác tư duy quan trọng như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa,khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn cứ, … cho học sinh.

Với bài toán 1 nêu trên, yêu cầu học sinh phải nắm chắc các bước giải củabài toán về tìm số trung bình cộng được cụ thể qua từng bài toán Sau khi họcsinh phân tích và hiểu yêu cầu đề bài, vạch ra được các bước giải nêu trên, giáoviên cho học sinh trình bày bài giải Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn họcsinh cách trình bày hợp lí khoa học, mang tính thẩm mĩ cao để làm mẫu cho cảlớp học tập theo

Việc rèn kĩ năng giải toán cho học sinh cần nâng dần mức độ khó của đềtoán và đưa ra nhiều dạng “biến tướng” của dạng toán đã cho để học sinh thựchiện.

Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hoạt động nhóm thích hợp (theo đốitượng hay trình độ) nhằm phát huy tối đa năng lực hợp tác và khả năng tựđánh giá lẫn nhau giữa học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáoviên.

Trang 9

Biện pháp này được tiến hành đồng thời (nếu có) với các biện pháp nêutrên Tùy vào độ khó của từng bài toán, giáo viên cần linh hoạt tổ chức hoạtđộng nhóm nhỏ từ 2 đến 4 hoặc 6 người Quá trình học tập hợp tác nhóm làmtăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuấthiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách nănglực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức,tinh thần tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đườngsẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xãhội.

Mặt khác, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánhgiá (đặc biệt là vai trò của nhóm trưởng) để tự điều chỉnh cách học Liên quanvới điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham giađánh giá lẫn nhau (trong nhóm, trước lớp) Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạtđộng kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhàtrường phải trang bị cho học sinh Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ởyêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kiến thức đã học mà phải khuyếnkhích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế Trở lại với các ví dụ nêu trên: dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các nhómtrưởng, việc phân tích đề bài, nhận dạng toán, thực hiện và trình bày bài giảitheo các biện pháp nêu trên được học sinh thực hiện trong nhóm 4 trước khitrình bày trước lớp để thống nhất cách giải

Biện pháp 4: Thường xuyên đổi mới nội dung thực tế của bài toán có lờivăn (trong sách giáo khoa), nhất là những bài toán không điển hình chophù hợp với những vấn đề đang diễn ra ở cộng đồng.

Sau khi học sinh nắm chắc cách giải dạng toán nêu trên và đã giải được cácbài toán trong SGK, giáo viên cần lựa chọn một số bài toán có nội dung cập nhậtthực tế gắn với những vấn đề cấp bách đang cần giải quyết ở địa phương để chohọc sinh thực hành.

Việc làm này giúp học sinh dễ hiểu, dễ thâm nhập nội dung cần giải quyếtcủa bài toán và thấy được tầm quan trọng của việc học toán trong việc giải quyếtcác vấn đề của đời sống.

Ví dụ bài toán 3: Để lát nền một phòng học hình chữ nhật, người ta dùng

loại gạch men hình vuông có cạnh 20cm Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kínnền phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng 5m, chiều dài 8m vàphần mạch vữa không đáng kể?

Với bài toán trên, sau khi học sinh đã học các quy tắc tính diện tích hìnhvuông, diện tích hình chữ nhật, giáo viên có thể cho học sinh áp dụng để tính số

Trang 10

tính diện tích hình vuông hay hình chữ nhật mà là mối liên hệ giữa hai đại lượngnày Giáo viên phải giúp học sinh trả lời được các câu hỏi: Người ta cho viêngạch men có cạnh 20cm để làm gì? cho chiều dài, chiều rộng của nền phòng họcđể làm gì? Muốn tính số gạch cần để lát nền phòng học ta làm thế nào? Vì sao taphải tính diện tích viên gạch, tính diện tích nền phòng học? … Các câu hỏi nêutrên giáo viên cần hệ thống một cách hợp lí khoa học theo trình tự hướng dẫncác bước giải với phương pháp tính ngược từ cuối Chẳng hạn hệ thống câu hỏihướng dẫn có thể là:

+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng học đó)+ Để tính số viên gạch cần để lát kín nền phòng học đó, ta làm thế nào? (lấy diệntích nền phòng học chia cho diện tích mỗi viên gạch)

+ Tiếp theo ta làm thế nào? (tính diện tích nền phòng học và diện tích mỗi viêngạch men hình vuông)

+ Diện tích nền phòng học và diện tích mỗi viên gạch men hình vuông tính đượcchưa? (được rồi)

+ Vậy đã tính được số viên gạch cần để lát nền phòng học chưa? (rồi)

Đến đây đã giải quyết được yêu cầu của bài toán Tuy nhiên, giáo viên cầnlưu ý học sinh đổi đơn vị đo thích hợp trước khi lấy diện tích nền phòng họcchia cho diện tích mỗi viên gạch để tính số viên gạch cần dùng.

Từ bài toán nêu trên , giáo viên cần đưa ra các bài toán tương tự để học sinhluyện tập nhưng cần cập nhật số liệu phù hợp với tình hình thực tế hiện nay:thay viên gạch men có cạnh 20cm bằng viên gạch men có cạnh 30cm, 40cm hay50cm, 60cm để phù hợp thực tế hơn.

Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, chấm chữa, đánh giá sự tiến bộ củahọc sinh (nhất là học sinh còn hạn chế về năng lực giải toán) để kịp thời cóbiện pháp điều chỉnh thích hợp, từ đó tiếp tục phân loại đối tượng học sinhvà lập kế hoạch giúp đỡ trong thời gian tiếp theo.

Việc nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh qua bài kiểm tra (chủ yếu thựchiện ở buổi 2) là rất cần thiết đối với mỗi giáo viên Trên cơ sở đó, giáo viên biếtmình cần quan tâm đến học sinh nào ? Học sinh này yếu những kĩ năng gì ? Họcsinh kia yếu những kĩ năng gì ? để có biện pháp rèn luyện thích hợp Giáo viêncần lập kế hoạch phụ đạo học sinh còn hạn chế, học sinh chưa hoàn thành và cóbảng theo dõi kết quả học tập của từng học sinh ở từng thời điểm.

Với biện pháp này, giáo viên cùng phối hợp để phát huy năng lực của họcsinh khá giỏi trong việc kèm cặp học sinh trung bình và yếu Tạo cơ hội để họcsinh tự đánh giá lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ Giáo viên chỉ tập trung vàonhững học sinh nằm trong kế hoạch chủ nhiệm của mình đến khi các học sinhnày đạt được những tiến bộ nhất định.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w