1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chỉ đạo và quản lý nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp chỉ đạo và quản lý nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Tác giả Phó Hiệu Trưởng
Trường học Trường Mầm Non Minh Quang B
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 12,21 MB

Nội dung

Trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay.. Đối với giáo viên việc ứng dụng công n

Trang 1

A: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thấy giáo thì không có giáo dục” Câu nói đó của người đã khẳng định đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công trong công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục và là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục

Theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục mầm non Ngày nay khi công nghệ thông tin càng (CNTT) phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại hiệu quả rất tích cực như: thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác, việc quản lý nhân sự, thực hiện công tác chuyên môn nhẹ nhàng khoa học…

Công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được tính hữu ích và sức mạnh trong mọi phương diện của cuộc sống Với giáo dục thì công nghệ thông tin đang và sẽ tạo nên nhiều cuộc “Cách mạng” trong công tác quản lý và giảng dạy Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học nói chung và cấp học mầm non nói riêng Trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay

Đối với giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn Giáo viên giờ đây không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà thông qua công nghệ thông tin giáo viên có thể học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng và có thể chia sẻ những bài giảng hay với các bạn bè đồng nghiệp Cũng như giáo viên có thể khai thác, tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet làm phong phú hơn cho hoạt động giảng dạy của mình

Không những thế với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay và đặc biệt là sự phát triển của ngành giáo dục thì có rất nhiều các phần mềm ứng dụng trong việc quản lý, phần mềm ứng dụng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ đã ra đời như Phần mềm dinh dưỡng, Phầm mềm xây dựng kế hoạch giáo dục, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử; thiết kế bài giảng E-learning…

Trang 2

Đặc biệt trong 3 năm học: 2019- 2020 và 2020- 2021, 2021- 2022 thì đại dịch bệnh covid-19 đang hoành hành trên khắp các nước trên thế giới và nước Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng chống dịch covid-19 và bảo đảm sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên Thực hiện phương châm của ngành giáo dục là “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng học” thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy càng được đẩy mạnh hơn nữa để giáo viên ở nhà vẫn dạy học trực tuyến qua Internet, học sinh ở nhà nhưng vẫn học được đầy đủ các hoạt động qua Internet, những video mà giáo viên gửi ứng dụng zalo, facebook để phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà

Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường Với mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển hơn và đạt kết quả giáo dục cao hơn trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì việc chỉ đạo và quản lý nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách Chính vì lý do trên

mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo và quản lý nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non” để nghiên cứu và tìm

các giải pháp thực hiện

2 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.

Bản thân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện pháp cần thiết, thích hợp và khả thi để cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày

Rèn cho mọi cán bộ quản lý và giáo viên có kỹ năng trong công tác truy cập Intenetđể tìm kiếm thông tin cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụ công tác giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và tăng sự gắn kết, phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà nhất là trong tình hình dịch bệnh trẻ phải nghỉ học

3 Đối tượng nghiên cứu.

“Một số biện pháp chỉ đạo và quản lý nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non”

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

Cán bộ và giáo viên ở trường mầm non Minh Quang B

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp dùng lời nói.

Trang 3

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phương pháp động viên khuyến khích

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Minh Quang B- Xã Minh Quang- Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội

- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 và áp dụng thực hiện cho những năm tiếp theo

Trang 4

B: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

Căn cứ Quyết định số: 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030”

Căn cứ Kế hoạch số 3354/SGDĐT-Vp ngày 22/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2021-2022;

Căn cứ Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 28/9/2021 của UBND huyện Ba Vì về kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT lĩnh vực giáo dục và đào tạo huyện

Ba Vì giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ kế hoạch số: 1032/KH- PGDĐT ngày 30/09/2021 của Phòng giáo dục và đào tạo Ba Vì Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin Năm học 2021- 2022

Căn cứ kế hoạch số: 15/KH-MNMQB ngày 04/09/2021 của trường mầm non Minh Quang B kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022

Căn cứ kế hoạch số: 28/KH-MNMQB ngày 10/11/2021 của trường mầm

non Minh Quang B kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2021- 2022 Với mục đích nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý và giáo dục trẻ trong nhà trường

2 Khảo sát thực trạng:

* Đặc điểm tình hình nhà trường:

Trường mầm non Minh Quang B Có 2 điểm trường, 10 lớp học với 214 học sinh

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 36 đồng chí

- BGH: 03 (Biên chế: 03)

- Giáo viên: 24 (Biên chế: 24)

+ trình độ chuyên môn đạt chuẩn: 24/24 đạt 100%

+ trình độ chuyên môn trên chuẩn: 21/24 đạt 87,5%

- Nhân viên: 9 (Biên chế 1; Hợp đồng 8)

Độ tuổi cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Dưới 30: 7 đồng chí

- Từ 30 đến 40: 26 đồng chí

- Từ 41 đến 50: 03 đồng chí

Trang 5

* Thuận lợi:

- Nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì quan tâm theo dõi, động viên và tạo điều kiện để nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT

- Về cơ sở vật chất: Nhà trường có đủ trang thiết bị điện tử, mạng internet đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy

- Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT

- Đội ngũ cán bộ giáo viên:

+ 100% đội ngũ cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản

+ 100% cán bộ quản lý, giáo viên có máy tính và điện thoại thông minh phục vụ cho việc ứng dụng CNTT

* Khó khăn:

- Một số giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc CNTT Tiếp thu chậm, ngại sử dụng CNTT vì còn lúng túng xử lý tình huống khi máy trục trặc, mất điện…

- Đội ngũ giáo viên trẻ trong độ tuổi nuôi con nhỏ nhiều nên chưa dành nhiều thời gian để tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng CNTT

- Một số giáo viên trẻ chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của bậc học nên việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo giảng dạy

- Trong năm học 2021- 2022 thời gian nghỉ học vì dịch bệnh covid-19 quá dài nên việc trực tiếp học hỏi bạn bè đồng nghiệp về ứng dụng CNTT có nhiều hạn chế

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.

Kết quả khảo sát việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy đầu năm học 2021- 2022 như sau:

Bảng khảo sát đầu năm học về công tác ứng dụng CNTT trong quản

lý và giảng dạy (Trước khi thực hiện đề tài)

Nội dung được khảo sát

Tổng số

CBGV được khảo sát

Số

CBGV thực hiện thành thạo

Tỷ lệ

%

Số

CBGV thực hiện chưa thành thạo

Tỷ lệ

%

Thực hiện các phần mềm công

Ứng dụng CNTT trong quản lý

Trang 6

4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính)

Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường Dựa vào những yêu cầu cấp thiết của chương trình giáo dục mầm non mới và ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy trong tình hình dịch bệnh covid-19 Tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau để nâng cao ứng dụng CNTT trong trường mầm non

* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT cụ

thể, rõ ràng

* Biện pháp 2: Thành lập tổ, nhóm công nghệ thông tin trong nhà trường

* Biện pháp 3: Tích cực tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông

tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên

* Biện Pháp 4: Tổ chức tốt các hội thi có sử dụng CNTT

* Biện pháp 5: Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cho cán bộ giáo viên

sau mỗi hội thi

5 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

5.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT cụ thể, rõ ràng.

Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã nhận thức được tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy Nhất là trong tình hình dịch bệnh covid-19 trẻ phải nghỉ học tại nhà nhưng không ngừng học, thì mỗi cán bộ quản lý phải ứng dụng CNTT vào việc chỉ đạo và lĩnh hội các thông tin, công việc để triển khai và thực hiện nhiệm vụ năm học Giáo viên thì phải ứng dụng CNTT để truyền đạt những thông tin, kiến thức, kỹ năng, bài học tới phụ huynh và trẻ Đây là con đường ngắn nhất để kết nối mọi người với nhau Vì vậy khi nhận được kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT của phòng giáo dục đào tạo Ba Vì tôi xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT của nhà trường dựa trên cơ

sở kế hoạch của phòng giáo dục và dựa vào thực tế của nhà trường Xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT gắn với yêu cầu nhiệm vụ năm học của cấp trên, nhiệm vụ năm học của nhà trường, cụ thể hóa nhiệm vụ theo học kỳ, năm học với các chỉ tiêu cụ thể với từng cá nhân, tổ chuyên môn, bộ phận Gắn các chỉ tiêu này với chỉ tiêu thi đua và là tiêu chí để đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên vào cuối năm

Xây dưng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT cũng là phương pháp tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp thiết của ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy Từ đó cán bộ quản lý và giáo viên chú trọng tới công tác tự bồi

Trang 7

dưỡng để nâng cao kỹ năng CNTT của mình giúp cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy của nhà trường ngày càng được nâng cao hơn

5.2 Biện pháp 2: Thành lập tổ, nhóm công nghệ thông tin trong nhà trường.

Qua khảo sát đầu năm học tôi nhận thấy có một số cán bộ, giáo viên rất thành thạo về ứng dụng CNTT nhưng cũng còn không ít giáo viên còn hạn chế Vì vậy tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường để thành lập tổ, nhóm CNTT với cơ cấu thành phần hợp lý gồm có cả ban giám hiệu, giáo viên có kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT tốt trong quản lý và giảng dạy Đây là những cán bộ, giáo viên nòng cốt để tham gia các buổi tập huấn ứng dụng CNTT của cấp trên lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng CNTT rồi về hưỡng dẫn cho tất cả cán bộ, giáo viên trong trường Tổ, nhóm CNTT có kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên hỗ trợ giúp đỡ đội ngũ cán bộ, giáo viên để truy cập các trang web, cách sử dụng các phần mềm, trao đổi thông tin, biết thiết kế giáo án điện tử, biết đươc các thao tác, kỹ năng như: cắt ghép hình, ghi âm, sử dụng các hiệu ứng, xây dựng ngân hàng hình ảnh, ngân hàng giáo án điện tử cá nhân, thiết kế bài giảng E-leaning… phục vụ cho các chủ đề nâng cao chất lượng các hoạt động Đặc biệt tổ, nhóm CNTT sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các cán bộ, giáo viên kỹ năng xây dựng những hình ảnh đẹp mắt, video hay, sinh động hấp dẫn về các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để gửi vào nhóm zalo, hoặc facebook…các nhóm lớp cùng phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch bệnh covid-19

Ngoài ra tổ, nhóm CNTT sẽ được giao nhiệm vụ quản lý những trang facebook, Website… Là quản trị các phần mềm trực tuyến của nhà trường để thực hiện, đăng tải những thông tin mới nhất, quan trọng và các hoạt động của nhà trường tới các cấp lãnh đạo, các đông chí giáo viên và các bậc phụ huynh được biết kịp thời đúng thời gian quy định

Tôi nhận thấy rằng đây là một biện pháp rất thiết thực để có thể giúp đỡ các đồng chí cán bộ, giáo viên trong nhà trường ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi thời điểm Sau một thời gian tổ, nhóm CNTT hoạt động tích cực các đồng chí cán bộ, giáo viên đã ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy tốt hơn Sử dụng các phần mềm thành thạo hơn, có những video chất lượng hơn để gửi đến phụ huynh và trẻ

5.3 Biện pháp 3: Tích cực tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường.

Ngay sau khi tổ, nhóm CNTT nhà trường được thành lập thì tổ đã xây dựng kế hoạch hoạt động, cụ thể hóa nội dung theo từng mảng công việc nhằm

Trang 8

tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng CNTT cho cán bộ, giáo viên sát với đối tượng thực tế

* Tập huấn các phần mềm công nghệ cho cán bộ, giáo viên.

Trước thời đại công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, CNTT được áp dụng nhiều hơn trong cuộc sống CNTT phát triển đã mở ra một hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức quản lý và dạy học Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục như: Phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm enetViet, phần mềm tuyển sinh đầu cấp, phần mềm đánh giá CBCCVC, phần mềm kế hoạch giáo dục, … Các phần mềm này rất hữu ích và trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhất là trong tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp, tất cả ngành giáo dục phải nghỉ học thì phần mềm dạy học trực tuyến Zoom ra đời Phần mềm này đã giúp cho cán bộ quản lý các cấp có thể ở tại nhà vẫn tổ chức các cuộc họp, các buổi tập huấn cho cán bộ, giáo viên mà vẫn đạt được kết quả như khi tham gia họp, tập huấn trực tiếp Nhất là đối với giáo viên vẫn có thể tổ chức tất cả các hoạt động cho trẻ ở nhà như khi ở trên lớp Trẻ vẫn được giao lưu, tương tác với cô giáo và các bạn mà vẫn đảm bảo được công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe của cán bộ, giáo viên và học sinh

Tuy nhiên trong nhà trường không phải đồng chí cán bộ, giáo viên nào cũng thành thạo khi sử dụng các phần mềm Chính vì vậy mà ngay đầu năm học tổ, nhóm CNTT đã có kế hoạch tập huấn lại tất các phần mềm được tiếp thu của phòng giáo dục trong năm học tới toàn thể cán bộ, giáo viên như phần mềm kế hoạch giáo dục, phần mềm đánh giá CBCCVC, phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp… Sau khi được tổ, nhóm CNTT tập huấn, hướng dẫn thì cán bộ, giáo viên trong nhà trường đã sử dụng các phần mềm thành thạo hơn, hiệu quả hơn rất nhiều và thực hiện đúng thời gian quy định theo kế hoạch của cấp trên

Ảnh 1: Tập huấn, bồi dưỡng phần mềm “Kế hoạch giáo dục” cho cán

bộ, giáo viên trong trường.

Ảnh 2: Tập huấn, bồi dưỡng phần mềm đánh giá CBCCVC cho toàn trường qua phần mềm dạy học trực tuyến Zoom.

*Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Trong năm học sau khi tổ, nhóm CNTT của nhà trường tham gia các buổi tập huấn về CNTT do phòng giáo dục tổ chức như: Thiết kế phim hoạt hình, Kỹ năng xây dựng video… thì tổ, nhóm CNTT sẽ truyền đạt, bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên để cán bộ giáo viên cùng được học Ngoài ra tôi còn có kế hoach và tổ chức những buổi bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông

Trang 9

tin trong giảng dạy của nhà trường như thiết kế bài giảng điện tử; tạo ra những trò chơi cho trẻ tương tác; hay thiết kế bài giảng E-learning; kỹ năng quay, cắt ghép hình ảnh tạo nên những video về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ… Sau khi được bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì tôi nhận thấy giáo viên ngày càng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, số lượng hoạt động sử dụng công nghệ thông tin tăng lên, ngày càng hiệu quả hơn Và ứng dụng công nghệ thông tin phong phú, đa dạng về hình thức, linh hoạt hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục

Có thể thấy rằng nếu năng lực ứng dụng công nghệ thông tin được nâng cao thì năng lực chuyên môn của giáo viên cũng được nâng cao

Ảnh 3: Bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên

* Bồi dưỡng Kỹ năng soạn thảo văn bản.

Đối với cán bộ quản lý và giáo viên thì việc nâng cao kỹ năng CNTT không chỉ là nâng cao sử dụng các phần mềm hay nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy mà cần nâng cao cả về kỹ năng soạn thảo văn bản Có như vậy thì kỹ năng CNTT mới được toàn diện hơn Vì soạn thảo văn bản là một phần không thể thiếu trong quản lý và giảng dạy Các đồng chí cán bộ quản lý thì phải soạn thảo nhiều loại văn bản như: các quyết định, các báo cáo, các kế hoạch…Còn với giáo viên thì phải soạn thảo văn bản ít hơn nhưng vẫn phải theo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định Nếu như không nắm chắc kiến thức, kỹ năng soạn thảo văn bản thì những văn bản thường gặp phải lỗi sai về căn chỉnh lề; kỹ thuật trình bày văn bản; cách chuyển đổi phông chữ, giãn dòng, căn bằng… Chính vì vậy mà đầu năm tôi đã đưa nội dung về kỹ năng soạn thảo văn bản để khảo sát Qua khảo sát thực tế tôi thấy giáo viên chỉ chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy như thiết kế giáo án điện tử, các phần mềm cắt ghép xây dựng video… Mà chưa chú trọng đến

kỹ năng soạn thảo văn bản Vì vậy khi ban giám hiệu duyệt kế hoạch cá nhân, kế hoạch giáo dục… thấy được rất nhiều lỗi sai Từ đó tôi có kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng soạn thảo văn bản cho cán bộ quản lý và giáo viên

Sau khi được bồi dưỡng kỹ năng này thì kỹ năng soạn thảo văn bản của cán bộ giáo viên đã được cải thiện rõ rệt, các văn bản, kế hoạch đã đúng thể thức văn bản và ít lỗi sai hơn

Ảnh 4: Bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản cho cán bộ, giáo viên

5.4 Biện pháp 4: Tổ chức tốt các hội thi có sử dụng CNTT

Việc tổ chức tốt và nghiêm túc các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên Trong các hội thi mỗi giáo viên có điều kiện khẳng định mình trước tập thể Đồng thời, cũng tạo được mối

Trang 10

quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ Bởi vì khi cán bộ, giáo viên tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia thi phải có sự đầu tư hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn Như vậy vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh

Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, bản thân tôi cùng kết hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể bám sát với kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, triển khai tới toàn thể hội đồng nhà trường để giáo viên biết được nội dung thi và dự kiến thời gian thi

Trong năm học 2021- 2022 tình hình dịch bệnh kéo dài, học sinh phải nghỉ học, nhưng không vì thế mà nhà trường bỏ qua các hội thi Ngay sau mỗi đợt tập huấn về kỹ năng CNTT nhà trường đã tổ chức hội thi về kỹ năng CNTT mà cán bộ, giáo viên vừa được tập huấn như: Thiết kế phim hoạt hình, Thiết kế bài giảng E-learning, Xây dựng video phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà… Cấp trường Từ đó lựa chọn bài tham gia dự thi cấp Huyện nếu Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức Kết quả đạt được sau mỗi hội thi là kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy của cán bộ giáo viên được nâng cao và tạo được kho học liệu, nguồn tài liệu cho nhà trường để cán bộ, giáo viên tham khảo bất cứ lúc nào họ cần

5.5 Biện pháp 5 Tổ chức đánh giá,rút kinh nghiệm cho cán bộ giáo viên sau mỗi hội thi.

Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm là trách nhiệm của người quản lý Đây là một chức năng quan trọng và là một biện pháp quản lý có hiệu quả Khi đánh giá nhận xét giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan và công khai Tạo điều kiện để giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, giúp đỡ giáo viên tiến bộ không tạo áp lực cho giáo viên Có thể nói việc đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm là khâu quan trọng trong việc giúp đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao kỹ năng CNTT Vì thông qua đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm để nắm bắt kịp thời năng lực của mỗi cán bộ giáo viên, từ đó có biện pháp phù hợp giúp đỡ với từng đồng chí

Vì vậy sau mỗi hội thi tôi tổ chức cho tập thể cán bộ giáo viên họp, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm Nhận xét những ưu điểm cũng như mặt tồn tại của từng đồng chí trong các sản phẩm dự thi Chính việc nhận xét sản phẩm dự thi, kỹ năng ứng dụng CNTT của mỗi cá nhân cán bộ giáo viên đã giúp họ học tập được ở đồng nghiệp những cái tốt và hạn chế những tồn tại mà đồng nghiệp minh mắc phải để việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy càng ngày càng được nâng cao hơn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w