Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ
Trang 1ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI”
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ có giao tiếp mà tâm lý con người được hình thành và phát triển Đặc biệt kỹ năng giao tiếp được coi là chìa khóa để mở cửa cho sự thành công của mỗi con người Để mang lại sự thành công lớn trong cuộc sống và trong các hoạt động học tập, mỗi người phải
tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ, ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình Do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này
Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học
có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và thích sáng tạo… Những phẩm chất
ấy, con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn là tương lai của đất nước, là thế hệ kế thừa cho mai sau Chính vì vậy, trẻ phải cần được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi còn nhỏ Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ, dần dần cháu biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, biểu cảm rõ ràng những ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, giao tiếp mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng,
Trang 2hành vi sai Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp của trẻ lớp tôi còn hạn chế , trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh
Là một giáo viên dạy lớp trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn
diện cho trẻ mẫu giáo Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” cho các cháu, tô điểm vào
tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là con ngoan, trò giỏi, có hành vi văn minh đúng đắn và giao tiếp một cách lịch sự
II/ NỘI DUNG:
1/ THỰC TRẠNG:
Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công đứng lớp Chồi 2, hầu hết khả năng giao tiếp của các bé còn hạn chế Trẻ chưa biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh Một số trẻ có kĩ năng thì cũng chỉ dừng ở kĩ năng cơ bản như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi Với những kĩ năng khác như: trao đổi, hợp tác, chia sẻ, tự tin thể hiện trẻ vẫn còn bỡ ngỡ Trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số trẻ rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp Bên cạnh đó một số phụ huynh còn bỏ qua, chưa quan tâm tới kỹ năng giao tiếp của con mình
2/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
2.1/ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động giờ đón - trả trẻ:
Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong ngày Ở
đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học Bản thân tôi là giáo viên trẻ chưa tự tin khi giao tiếp cùng phụ huynh nên những năm học trước chưa dám mạnh dạng đề xuất, hay trao đổi cùng cha mẹ trẻ trong giờ đón trả trẻ về tình hình sức khỏe của các cháu cũng như trao đổi với phụ huynh về công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ cũng như các thay đổi trong chương trình học của trẻ và đặc biệt là hướng dẫn rèn trẻ kỹ năng giao tiếp
Trang 3trong giờ đón trẻ và trả trẻ Cũng vì lý do đó mà học sinh lớp tôi phụ trách năm học trước rất thụ động trong việc chào hỏi các cô, các bác trong trường cũng như người thân trong nhà mà phải cần có sự nhắc nhở của người lớn Được sự động viên, hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu đến năm học này tôi đã tự tin khi giao tiếp với phụ huynh để có sự kết hợp tốt nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong công việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ, đặc biệt là phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về những mong muốn của trẻ và dạy trẻ thói quen sống có trách nhiệm Tôi nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên và cởi mở về những gì mong muốn ở bé Bên cạnh đó đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là tốt cho bản thân trẻ Tuy nhiên tôi không làm điều
đó một cách áp đặt Tôi để trẻ nghĩ rằng : “Cô giáo là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ” Lớp tôi có rất nhiều trẻ khi đến lớp chưa mạnh dạn chào cô và chào bố mẹ, thường xuyên phải nhắc nhở nhưng trẻ vẫn chưa thực sự mạnh dạn và chưa có thói quen nề nếp và kỹ năng trong việc chào hỏi Vì vậy, tôi đã thực hiện phối kết hợp cùng cha mẹ trẻ giúp cho trẻ dần dần mạnh dạn và tự tin chào cô Có những trẻ luôn tìm ra mọi tình huống không bằng lòng với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ở nhà sau đó đến lớp nhõng nhẽo không muốn vào lớp, lúc đầu tôi rất băn khoăn không hiểu lí do
vì sao Sau khi tìm hiểu và quan sát cử chỉ điệu bộ của trẻ mới biết mỗi ngày đi học trẻ tìm ra mọi lí do Do vậy trong giờ đón trả trẻ tôi phải là người tạo cho trẻ có tình huống được thể hiện ngôn ngữ riêng của mình, như một người bạn tôi đã tâm sự và phân tích cho trẻ hiểu, luôn âu yếm vỗ về trẻ Từ đó đã hiểu được tâm lí của trẻ giúp cho trẻ có được cảm giác thoải mái khi vào lớp Có những trẻ được bố mẹ chiều chuộng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của trẻ, chỉ cần nhìn vào một đồ dùng đồ vật nào
đó đã có người đáp ứng ngay mà không cần dùng ngôn ngữ yêu cầu hoặc xin phép Biết được điều đó tôi đã trao đổi với phụ huynh vì sao con lại chưa mạnh dạn, chưa
có những kĩ năng ứng xử đúng mực với cô giáo và các bạn và ở lứa tuổi này trẻ đã có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân mình nhưng con chưa làm được điều đó chính bản thân gia đình cũng đã biết Tôi cùng kết hợp với phụ huynh uốn nắn rèn trẻ từ đó trẻ rất mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người
Trang 4Khi đến giờ trả trẻ tôi gợi hỏi trò chuyện với trẻ để trẻ nói lên suy nghĩ của mình
về buổi đến trường hôm nay của trẻ Tôi hỏi trẻ: Cháu thích gì? Cháu không thích điều gì? Hôm nay cô dạy con bài học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau như thế nào? …Từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi người Trong hoạt động này tôi nhắc nhở trẻ về kể lại cho bố
mẹ những hoạt động con được tham gia trong ngày hôm nay, những gì con đã được làm, những gì con chưa làm được
2.2/ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học:
Chúng ta đã và đang thực hiện trương trình giáo dục mầm non mới, lấy trẻ làm trung tâm, trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở Cách dạy trẻ kể lại được câu truyện cô dạy cũng là trong giờ học hàng ngày hay những buổi dạo chơi, tham quan, lễ hội của quê hương gợi cho trẻ những điều thú vị ấn tượng của mình vào hình thức kể truyện được sinh động cũng là cách thúc đẩy, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ
Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh
Bạn Bảo Minh nói những điều mình thích
Trang 5Cho trẻ xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát huy ngôn ngữ của mình Cô giáo thường xuyên tổ chức hình thức kể truyện, đọc thơ đóng kịch cho trẻ tham gia
Ví dụ : Dạy trẻ bài thơ “Mẹ của em” trẻ rất thích đọc bởi nội dung của các bài
thơ đó rất gần gũi với trẻ, phản ánh thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và trẻ thật sự hào hứng khi đọc, diễn tả lại bài thơ và kể truyện cùng bạn về gia đình mình Không những vậy, qua nội dung truyện và bài thơ trẻ còn đóng làm ông, bà bố
mẹ, làm anh, chị…trẻ thể hiện cử chỉ của các nhân vật đó giúp cho các bạn trong nhóm có thể tự học tập cách giao tiếp của nhau và tự tin thể hiện vai nhân vật mà mình thể hiện Hay trong câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” Tôi luôn đạt cho trẻ những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ và trả lời theo cách của trẻ như: Nếu con là Thỏ trắng con sẽ nói gì khi bác Gấu xin vào trú mưa?
Với trẻ mầm non việc nghiên cứu tìm kiếm những hình ảnh động được thiết kế trên các phần mềm là rất cần thiết Trẻ rất hứng thú và tò mò khi được quan sát các hình ảnh động Đối với trẻ lớp tôi mỗi khi được xem những hình ảnh ở trong các đoạn video hay các đoạn phim hoạt hình…. trong các hoạt động học dường như lúc
đó ngôn ngữ mới của trẻ lại được bộc bạch ra và ngôn ngữ cũ lại trở thành một dụng
cụ để trẻ giao tiếp với các bạn
Ví dụ: Trong giờ âm nhạc “ Đêm Pháo hoa” để trẻ tri giác đầy đủ cảnh bắn pháo hoa cũng như mầu sắc hình dạng của pháo hoa tôi đã cho trẻ xem đoạn videoclip về cảnh bắn pháo hoa do tôi downloads trên youtube Kết quả sau khi xem đoạn video trẻ rất hứng thú tham gia phát biểu nhận xét về nội dung trong đó
Chính vì vậy, tôi đã xây dựng một số giáo án điện tử để kích thích, phát triển
ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật trong các hoạt động học (giáo
án điện tử: Truyện Gấu con chia quà, Gấu con bị đau răng, Thơ Em yêu nhà em,Âm nhạc Đêm pháo hoa) Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Đối với trẻ mầm non trẻ rất thích chơi tự do và được nói ra những ngôn ngữ mà trẻ mới học Nhưng khi được người lớn quan tâm trò chuyện hỏi đến thì trẻ tỏ ra nhút
Trang 6nhát sợ hãi vì không biết mình nói gì nói đúng hay sai, vì vậy tôi phải luôn là người bạn thân nhất của trẻ, hiểu tâm lí và suy nghĩ của trẻ để gợi mở giúp trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học.Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ tự tin được giao tiếp cùng cô
Ví dụ: trong giờ văn học hay âm nhạc (tôi tập chung rèn các cháu còn nhút nhát
trong giao tiếp và sợ đám đông): Cô thấy các con đọc thơ rất là hay và thuộc bài thơ rồi, bạn Bảo Minh có giọng đọc thơ rất là hay nhẹ nhàng tình cảm Bạn Bảo Minh đọc lại bài thơ cho cả lớp cùng nghe nhé!… Các con thấy bạn Cẩm Tiên đọc thơ như thế nào? Bạn đọc thơ rất hay diễn cảm, bạn Bảo Minh hơi nhút nhát một chút nhưng hôm nay bạn đã mạnh dạn đọc thơ cho cả lớp cùng nghe các bạn khác ai dũng cảm, mạnh dạn như bạn Bảo Minh lên đọc thơ nào? Qua đó tôi vừa rèn khả năng trình bày trước lớp, trước đám đông cho trẻ mà còn tạo điều kiện cho trẻ học tập nhau và có tinh thần cố gắng thi đua trong học tập Như vậy trong tất cả các hoạt động học rất cần sự mạnh dạn tự tin giao tiếp của trẻ từ đó mới giúp cho trẻ tư duy phát triển và tự tin học bài
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện Để phát triển tư duy cho trẻ, phản xạ nhanh, sử dụng ngôn ngữ chính xác, yêu cầu trẻ phải tri giác một sự vật, 1 hiện tượng và nói nhanh những gì trẻ thấy
Ví dụ : Trong trò chơi: “Nhìn hình ảnh kể sự việc” Tôi cho trẻ xem một số hình
ảnh như trẻ khoanh tay, bê cốc bằng hai tay… Hỏi trẻ: Đố các con biết hình ảnh này được nói như thế nào? Có thể sẽ có cháu nói: Cháu mời ông uống nước, cháu lấy nước cho ông ….Qua đó tôi vừa có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với người thân,
người lớn trong nhà và kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho trẻ.
Hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với người thân, bạn
Trang 7bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ
2.3/ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Đối với trẻ mẫu giáo vui chơi đóng vai trò chủ đạo Trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc Chính vì vậy tôi đã chọn hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Ở tuổi mẫu giáo việc chơi nhóm, bạn bè là một nhu cầu bức bách Đối với trẻ ở lứa tuổi này không phải chỉ thiếu bánh kẹo hay đồ chơi mà là thiếu bạn bè để cùng chơi với nhau, điều đó thường làm trẻ buồn chán Không phải ai cũng thay thế bạn bè của trẻ Nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho chúng chơi với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục
Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhau Trẻ mầm non vốn từ của trẻ còn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình còn nói trống không, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn,
vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn
Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó
mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, Tôi không sửa sai hoặc la rầy ngay lúc đó, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói
Mà tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non bằng cách thông qua trò chơi đóng vai để dạy trẻ như: trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, tôi không dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà tôi chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ
2.3.1 Trò chơi phân vai theo chủ đề (chơi bán hàng, bác sĩ, cô giáo…)
Trang 8Trò chơi phân vai theo chủ đề góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua
trò chơi sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có Và quan hệ qua lại giữa con người với con người sẽ rất tốt nếu người lớn thể hiện sự hứng thú của mình với trò chơi của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi Các loại đồ chơi thường làm sẵn cho trẻ – bé chỉ sắp xếp theo ý cô Tôi thay đổi theo phương thức lấy trẻ làm trọng tâm, vì giờ vui chơi là của cháu, cháu rất tha thiết được suy nghĩ chơi theo sự hứng thú của mình Cô chỉ nên là người quan sát giúp ý kiến dưới hình thức cùng hòa nhập chơi với cháu
Ví dụ: Qua trò chơi cửa hàng ăn uống Cô hướng dẫn gợi mở cho trẻ là người
bán hàng con phải làm những công việc gì Con phải giao tiếp với khách hàng như thế nào…Trẻ được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, đi mua hàng, nấu món ăn mời khách, xếp bàn ăn, mời chào khách Còn khách hàng thì phải làm những công việc gì, đến cửa hàng ăn uống con sẽ yêu cầu chủ cửa hàng làm món ăn gì?, khi ăn xong con phải làm gì? Trẻ được tiếp xúc giao tiếp nhiều cách khác nhau, ngôn ngữ phát triển, trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động hàng ngày cô uốn nắn cho trẻ từng câu nói như khi chơi nấu ăn cô sẽ gợi ý cho trẻ nói “ Mẹ ơi con giúp mẹ vo gạo nhé, con chuẩn bị chảo để mẹ rán cá nhé, hôm nay nhà mình làm cơm mời khách nấu những món gì Cô hướng dẫn trẻ làm mẹ nói với con phải nấu đủ 4 nhóm thực phẩm, cứ như vậy cô dần dần phát triển giao tiếp giữa các trẻ với nhau, cho trẻ được hoá thân vào những người gần gũi quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, công an, bộ đội, công nhân, bác sĩ, y tá, phi công…Trẻ lớp tôi rất thích được cùng cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự gần gũi cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy
Hay trong trò chơi bé làm thợ may trẻ sẽ mạnh dạn giao tiếp như người thợ may và khách hàng đi may đồ, qua đó tôi phát triển vừa phát triển khả năng trẻ biết phối hợp, phân vai chơi cùng với bạn “Hôm nay chị muốn may đồ gì?” Trong khi chơi nếu trẻ
Trang 9còn chưa biết cách giao tiếp tôi sẽ chơi cùng trẻ và tạo ra tình huống để trẻ giao tiếp nội dung chơi cùng với nhau
2.3.2 Góc văn học:
Khi tham gia góc văn học trẻ được hoá thân vào các nhân vật trong truyện, trẻ
tự phân vai để diễn tả lại ngôn ngữ giọng điệu của các nhân vật Điều quan trọng cô giáo phải luôn gợi mở, không áp đặt trẻ gợi ý cho những trẻ nhút nhát học tập các bạn mạnh dạn đóng vai
Ví dụ: Trẻ vào góc văn học thể hiện lại nội dung truyện: “Chú dê đen” Bé biết
phân công nhân vật và thể hiện lời thoại của nhân vật
Trẻ đóng kịch “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”: khi đó trẻ được tự mình làm các diễn viên hóa làm những thân thành Bác gấu, thỏ trắng, Thỏ đen Qua hoạt động đóng kịch trẻ không những được nhân vật mà trẻ yêu thích còn học hỏi và tích lũy được những kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp
Trong góc chơi tôi bố trí mũ, nón rối,… những câu truyện mà tôi đã kể trong giờ học hoặc trẻ có thể sáng tạo nội dung câu truyện mới từ những nhân vật đó Lúc thì tôi làm người ngồi nghe trẻ kể tập cho trẻ sự tự tin và ngôn ngữ mạch lạc Đối với
Bé cùng bạn chơi bán hàng trong giờ vui chơi trong lớp
Trang 10những trẻ còn nhát tôi sẽ kể cùng với bằng cách đặt câu hỏi xoay quanh nội dung câu truyện để khơi gợi cho trẻ kể
2.3.3 Góc xây dựng:
Ví dụ: Trẻ muốn xây công viên nước, Tôi gợi ý cho trẻ xây dựng công viên
nước, và các kỹ sư sẽ xây những gì trong công viên nước? Trẻ sẽ thảo luận trong nhóm và phân công nhau mỗi bạn một nhiệm vụ Xây xong công viên rồi các kỹ sư
có đói bụng không? Các kỹ sư hãy đến của hàng ăn uống ăn cơm đi, các bác sẽ gọi mond như thế nào?, Trước khi ăn các bác phải làm những gì? Cứ như vậy cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn, trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh
Tuy nhiên, cô giáo cũng có thể trở thành một người bạn cùng chơi tuyệt vời của trẻ Tôi luôn dành những khoảng thời gian để chơi đùa,hướng dẫn trẻ, và đây cũng là cơ hội để hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp cho định hướng những kỹ năng giao tiếp Tôi không hề áp đặt hay yêu cầu quá cao so với khả năng của trẻ mà tôi luôn luôn tôn trọng quyền tự do trong khi chơi, tự do sáng tạo của trẻ.Tôi biết nếu đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ, thì trẻ sẽ cảm thấy áp
Bé cùng bạn kể lại truyện: “Chú Dê đen”