Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng giúp các giáo viên thiết kế ra những bài giảng sinh động hơn như: sử dụng các tài liệu âm thanh, hình ảnh để làm công cụ hỗ trợ học tập...Điều đó tạ
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tên đề tài:
“ Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non.”
1 - Lý do chọn đề tài
Theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục mầm non Ngày nay khi công nghệ thông tin càng (CNTT) phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy đã đem lại hiệu quả rất tích cực
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non giúp giáo viên tiếp cận để nâng cao kiến thức, nền tảng của mình vững chắc hơn nữa trong quá trình giảng dạy Sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non về cơ bản chính là tạo điều kiện cho giáo viên có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm
về giảng dạy Chính điều này cũng giúp cho sự phát triển kiến thức của giáo viên sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều
Khi sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non sẽ giúp cho trẻ em có được một môi trường phát triển nhiều như năng lực, tư duy Với trẻ được tiếp cận với công nghệ thế giới từ sớm, từ đó trẻ có cơ hội tìm tòi
về thế giới xung quanh nhờ công nghệ thông tin
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng giúp các giáo viên thiết kế ra những bài giảng sinh động hơn như: sử dụng các tài liệu âm thanh, hình ảnh để làm công cụ hỗ trợ học tập Điều đó tạo nên một môi trường học tập tích cực, sôi động và dễ dàng hình dung tiếp cận
Hiện nay, những giải pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục mầm non vẫn còn rất mới mẻ Đồng thời, vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa được nghiên cứu sâu nên khó có thể tìm được những mô hình lý tưởng Vậy nên Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ
về công nghệ và tổ chức thông tin mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển giáo dục
Đối với trẻ mầm non việc tiếp thu kiến thức của hoạt động học qua các kênh mạng là việc hết sức khó khăn, do vậy là một giáo viên mầm non khi xây dựng, bài giảng điện tử hay xây dựng video bài học cho trẻ phải cần đến yếu tố công nghệ thông tin thành thạo để tạo được hoạt động học có nhiều sự mới mẻ, sinh động gây hứng thú cho trẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức của hoạt động học
Trang 2Tuy nhiên việc giáo viên thành thạo công nghệ thông tin để áp dụng vào các hoạt động học còn hạn chế Bản thân tôi được phân công chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ Tôi nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin
trong giảng dạy là rất quan trọng Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.
Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài này mục đích là nhằm nang cao chất lượng dạy và học giúp trẻ làm quen dần với công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức bài học một cách dễ dàng và hứng thú góp phần nâng cao chất lượng về mọi mặt, phát triển toàn diện cho trẻ
3.Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
dạy học cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
Lớp nhà trẻ D2 tại trường
5 - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp động viên khuyến khích.
6.Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 và áp
dụng thực hiện cho những năm tiếp theo
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Cơ sở lý luận
Theo thông tư số: 55/2008/CT-BGDĐT chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục Về việc triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại Cụ thể là:
Trang 3Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện
tử và giáo án trên máy tính Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ
Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning) Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học
Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên) Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học
Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày
Căn cứ kế hoạch số 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Phòng GD&ĐT Ba Vì về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì
Căn cứ hướng dẫn số: 1116 /PGD&ĐT-GDMN ngày 09 tháng 09 năm
2022 của Phòng GD&ĐT Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2022-2023
Kế hoạch số:20/KH-MNMQB ngày 12/09/2022 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường mầm non Minh Quang B
2) Khảo sát thực trạng
+ Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn về công nghệ thông tin
Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy
Nhà trường Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshp,
Giáo viên hầu hết là giáo viên trẻ dễ dàng tiếp cận công nghệ thông tin
+ Khó khăn
Kiến thức về công nghệ thông tin còn hạn chế
Thao tác và kỹ năng công nghệ thông tin còn chưa cao vì không được thực hiện thường xuyên
Trang 4* Khảo sát thực tế đầu năm học.
- Bài giảng điện tử của cô còn hạn chế về sự sáng tạo và về âm thanh hình ảnh cần sắc nét hơn Do vậy trẻ chưa có hứng thú tham gia vào hoạt động Nên các hoạt động chưa được đánh giá cao
3 - Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài tôi đã khảo sát các vấn đề liên quan về việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy giúp trẻ hứng thú học và tiếp thu dễ dàng các kiến thức trong hoạt động học
2.1 – Khảo sát về công nghẹ thông tin trong giảng dạy.
1 Tâm lý hứng thú của trẻ về bài
giảng điện tử trong các hoạt
động
7 /14 trẻ 50%
2
Kết quả tiếp thu bài học của trẻ có
ứng dụng CNTT vào hoạt động
6/14 trẻ 42,8%
3 Đánh giá xếp loại của BGH về các
hoạt động ứng dụng CNTT xếp
loại giỏi của bản thân
2/5 HĐ 40 %
Từ thực trạng trên, là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường mầm non
4 - Các biện pháp thực hiện( Biện pháp chính)
1 Biện pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn về kỹ năng công nghệ thông tin cho bản thân.
2 Biện pháp 2: Làm bài giảng điện tử có nội dung và hình thức phong phú đa dạng phù hợp với trẻ.
3 Biện pháp 3: Sử dụng các phần mềm : PowerPoint,cava,Camtasia, capcut trong các hoạt động học cho trẻ
4 Biện pháp 4: Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
5 Những biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
Trang 55.1 Biện pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn về kỹ năng công nghệ thông tin cho bản thân.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động tìm kiếm khai thác nội
dung và hình ảnh quay video và tạo video sinh động phù hợp với nội dung của hoạt động dọc Để làm được điều đó giáo viên cần không ngừng học hỏi trang bị kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin cho bản thân
Tham gia đầy đủ các chuyên đề mà phòng giáo dục tổ chức tập huấn về
kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non
Học hỏi những kiến thức cơ bản từ các buổi tập huấn, từ sách hay trên các trang mạng hoặc từ đồng nghiệp về cách tạo bài giảng điện tử bằng phần mềm powerpoint, học cách sử dụng internet để tìm kiếm những hình ảnh, những âm thanh phù hợp cho bài học Và điều cần thiết nhất lúc này là giáo viên cần phải học cách quay phim, chụp ảnh và hơn nữa là học cách cắt ghép chỉnh sửa video
để tạo được những đoạn video bài học cho các con có âm thanh không bị ồn, hình ảnh trong video sắc nét khi quay video không để video có độ rung để các con xem video một cách hứng thú và dễ hiểu bài hơn
Bản thân tôi ngoài học những thao tác để tạo bài giảng điện tử hay tạo video bài học tôi còn học thêm cách làm bài giảng Elearning, cách tạo phiếu bài tập cho trẻ qua các trang mạng, giúp bản thân tôi và trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều hơn và thành thạo hơn…
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất quan trọng vì vậy học hỏi nâng cao trình độ kỹ năng công nghệ thông tin là rất cần thiết với mỗi giáo viên, điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng điện tử , và khi xây dựng video bài học cho trẻ giáo viên có thể chủ động thiết
kế nội dung của video sáng tạo hơn, sinh động hơn và phù hợp với nội dung bài học mà không gặp khó khăn gì
Hình ảnh minh họa cho biện pháp 1 5.2 Biện pháp 2: Làm bài giảng điện tử có nội dung và hình thức phong phú đa dạng phù hợp với trẻ.
Với độ tuổi nhà trẻ phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp trực quan bằng hình và bài giảng điện tử là không thể thiếu được
Với các kiến thức kỹ năng về chuyên môn và về kỹ năng công nghệ thông tin mà giáo viên đã được lĩnh hội qua các buổi tập huấn và tự học thì giáo viên cần xây dựng bài giảng điện tử có sự liên kết kết giữa các slide, lồng ghép âm thanh hình ảnh, tạo nên sự sinh động gây hứng thú cho trẻ khi tham gia học
Trang 6Giáo án điện tử đem đến cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động về các
sự vật hiện tượng Vì vậy khi làm giáo án điện tử giáo viên cần thận trọng trong việc sử dụng kỹ sảo các hiệu ứng vừa phải và phù hợp làm nổi bật nội dung truyền tải, sử dụng internet để khai tác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngỗ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những con chữ biết đi,
và những con số biết nhảy theo nhạc, với hiệu ứng của âm thanh sống động thu hút sự chú ý và kích thích sự hứng thủ của trẻ qua nội dung bài giảng
Ví dụ: Khi tôi làm bài giảng điện tử về hoạt động thơ truyện
Truyện : Sóc , Thỏ đi tắm nắng
Lứa tuổi: Trẻ nhà trẻ
Tôi tìm kiếm hình ảnh của câu truyện sau đó tôi dùng phần mềm photoshop để chỉnh ảnh sắc nét hơn và biến những hình ảnh tĩnh thành những hình ảnh động Sắp xếp các hình ảnh vào các slide theo thứ tự của câu truyện, tiếp theo tôi tách nền và các nhân vật để tôi tạo hiệu ứng di chuyển cho nhân vật bằng click chuột, kèm theo đó tôi đồng bộ âm thanh cho các hiệu ứng của slide
để câu truyện hay hơn và thu hút trẻ hơn
Hình ảnh minh họa cho biện pháp 2
Ngoài các slide tôi tự thiết kế câu truyện thì tôi sưu tầm video câu truyện trên các trang mạng và phát cho trẻ xem sau khi trình chiếu các slide mà tôi thiết kế
Qua sử dụng các kỹ năng kỹ sảo để thiết kế lên bài giảng điện tử có nhiều hình ảnh sinh động và kết hợp hiệu ứng và âm thanh, tôi thấy trẻ rất thích thú, hào hứng chăm chú nghe và theo dõi bài giảng Từ đó tôi chú trọng hơn trong việc thiết kế bài giảng điện tử, và vân dụng sáng tạo hơn để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học
Như vậy chúng ta có thể hiểu việc thiết kế giáo án điện tử với nội dung và hình thức đa dạng phù hợp với trẻ là rất quan trọng Vừa giúp trẻ hứng thú ham học hỏi ghi nhớ tốt vừa giúp cô phát triển tốt kỹ năng công nghệ thông tin hơn nữa
5.3.Biện pháp 3: Sử dụng các phần mềm : PowerPoint,can
va,Camtasia, capcut trong các hoạt động học cho trẻ
- Để làm được giáo án điện tử hay video bài học cho trẻ trong thời gian này giáo viên cần biết đến một số các phần mềm đơn giản để hỗ trợ chúng ta trong việc làm video
- Phần mềm camtaisia: Đây là một trong số những phần mềm dễ sử dụng
và được nhiều người biết đến, một công cụ chỉnh sửa video khá tiện ích
Trang 7- Phần mềm có thể cắt ghép video theo ý của mình, thêm nhạc cắt nhạc, tạo vieo nhạc, hình ảnh, nhạc cùng hình ảnh, hay bản thu âm cùng hình ảnh theo
ý tưởng của giáo viên, thêm hiệu ứng cho video hay chữ chạy trên video Tạo được video sinh động theo ý của mình giúp giáo viên dễ dàng gây hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ Ngoài ra phần mềm còn quay lại video màn hình máy tính của giáo viên, giúp giáo viên có thể quay lại video trình chiếu của bài giáo án điện tử thành video để gửi cho trẻ
Hình ảnh minh họa cho biện pháp 3
- Phần mềm Capcut: phần mềm này rất tiện ích cho mỗi giáo viên vì nó có thể sử dụng trên điện thoại di động
CapCut là một ứng dụng dùng để chỉnh sửa video miễn phí đơn giản, chuyên nghiệp bằng các công cụ hỗ trợ như thêm sticker động vào video đơn giản, chỉnh tốc độ phát lại nhanh hay chậm dễ dàng Ngoài ra, CapCut còn giúp người dùng tùy chọn nhạc cho video cực kỳ nhanh chóng
Ngoài ra capcut giúp chúng ta tách nền video và thay nền cho video dễ dàng mà khi quay video không cần chọn phông nền phía sau Việc tách và thay nền rất hữu ích cho việc nội dung của video với hình nền video được đồng bộ với nhau
Việc biết sử dụng một số phần mềm đơn giản để xây dựng chỉnh sửa video bài học cho trẻ là rất cần thiết cho mỗi giáo viên và trong tình hình hiện nay các dịch bệnh còn có thể bùng phát thì những vi deo bài học giúp cho các con có thể học ở nhà, học mọi lúc mọi nơi
5.4 – Biện pháp 4: Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Việc nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học cho trẻ nhà trẻ không thể thiếu sự phối hợp với phụ huynh Cô giáo là người xây dựng lên những video bài học cho trẻ và xây dựng bài tập qua các kênh mạng nhưng phụ huynh là người trực tiếp giúp trẻ thao tác với bài học và hướng dẫn trẻ tương tác với cô qua các kênh mạng
Vì thế trong mỗi video bài học hay trong mỗi hoạt động dạy và những bài tập tương tác thì cô giáo luôn luôn nhờ sự trợ giúp phối hợp của phụ huynh giúp
cô giáo hướng dẫn trẻ học và làm bài tập Có được sự phối hợp của phụ huynh
sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mỗi ngày
Hình ảnh minh họa cho biện pháp
Trang 86) Kết quả thực hiện
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường và là sự tin cậy của các bậc phụ huynh vì trẻ em ở đây được chăm sóc giáo dục một cách khoa học chuyên nghiệp hiện đại Là một giáo viên tôi mạnh dạn tự tin không ngại khó khăn không ngừng sáng tạo tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử hay và tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý báu như quá trình tự học hỏi của mình với việc sử dụng phần mềm tin học
1 - Kết quả theo cuối năm học, so sánh, đối chứng
STT Nội dung khảo sát
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Tâm lý hứng thú của
trẻ về bài giảng điện
tử trong các hoạt
động
7/14 trẻ 50% 13/14 trẻ 92,8%
2
Kết quả tiếp thu bài
học của trẻ có ứng
dụng CNTT vào
hoạt động
6/14 trẻ 28,5 % 12/14 trẻ 85,7%
3 Đánh giá xếp loại
của BGH về các hoạt
động ứng dụng
CNTT xếp loại giỏi
của bản thân
2/5 HĐ 40% 4/5 HĐ 80%
Qua việc ứng dụng CNTT giúp trẻ tiếp cận tin học, tôi nhận thấy:
- Trẻ hứng thú , thích thú tham gia vào các hoạt động học Qua đó tỉ lệ tiếp thu bài học của trẻ được tăng lên rõ rệt Trẻ rả lời câu hỏi tốt hơn, mạnh dạn tự tin hơn Các giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin đều đạt kết quả cao
Có rất nhiều biện pháp để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn cho trẻ và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ mầm non là rất quan trọng và bổ ích đem lại hiệu quả cao
III) KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 91 Kết luận
Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học khoa học thì những kiến thức truyền thụ cho trẻ sẽ đầy đủ, đa dạng phong phú; Giáo viên có điều kiện sưu tầm đồ dùng dạy học linh hoạt, hấp dẫn thì sẽ gây sự chú ý, trẻ hứng thú học hơn và chắc chắn rằng đem lại kết quả cao trong quá trình giáo dục trẻ; Ngoài ra phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giảng dạy trẻ bằng công nghệ thông tin hiện đại thì sự huy động đóng góp và tuyên truyền cao hơn,
dễ dàng hơn trong việc phối hợp với cô giáo để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn ở mọi thời điểm
Việc cho trẻ tiếp cận và sử dụng máy vi tính là việc rất cần thiết để giúp trẻ tiếp cận gần với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay và làm tiền
đề cho việc học tập tin học của trẻ
Cô giáo sử dụng máy tính thành thạo vẫn chưa đủ mà còn phải biết thiết
kế giáo án điện tử cho các hoạt động học, biết làm video hay, sinh động và đảm bảo nội dung và giáo viên cần biết thiết kế bài tập để trẻ tương tác với cô, biết tìm các tư liệu giáo dục trên mạng để vận dụng những hình ảnh sống động đưa vào giáo án, để trình chiếu có hiệu quả, nhưng cũng không lạm dụng công nghệ nhiều đưa hình ảnh phụ nhiều để trẻ không tập trung vào nội dung chính của bài Giáo viên phải biết lồng ghép nội dung ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thời gian, điều kiện thực tế của lớp mình một cách linh hoạt
Việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết và
bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của trẻ và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng, ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng
Việc thực hiện dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ
Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú và phù hợp với trẻ Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên xã hội mà trẻ có thể bắt gặp trong thực tế
Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ
Qua những trải nghiệm của trẻ khi được tiếp cận với công nghệ thông tin đã mở ra cho giáo viên nhiều nhiều kết quả tốt trong quá trình giảng dạy
Khi sử dụng các phần mềm giáo dục không nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh giáo viên nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không trẻ sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược
Trang 10Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh
Các giáo viên hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về CNTT Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các bài giảng điện tử là giaovien.net, dayhocintel.org,
mammon.edu.vn Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com.vn, Download.com.vn giáo viên có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh thậm chí cả những phần mềm tin học
hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử của bạn
Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi
và khai thác tài nguyên trên internet
Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội
để học hỏi và tham khảo
2 Khuyến nghị- đề xuất
* Đối với nhà trường
Nhà trường nên trang bị các thiết bị công nghệ đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu cho các khối lớp, mua các phần mềm trò chơi học tập và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên sử dụng
Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi Cần tổ chức nhiều tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trò chơi học tập để giáo viên học hỏi
*Đối với phòng giáo dục và đào tạo
Phòng giáo dục tổ chức tập huấn hướng dẫn cách soạn giáo án điện tử,
kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản để giáo viên được học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong giảng dạy
Lời cam đoan:
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi tự viết không sao chép của ai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để có thể hoàn thành xong bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã lên mạng Internet để tìm hình ảnh đẹp phù hợp với đề tài
Số thứ
tự
Các thông tư, công văn về tăng cường giảng dạy, đào
Sở giáo dục đào tạo Hà Hội, phòng giáo dục đào tạo Ba Vì