Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trướchết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập chohọc sinh một cách tự giác.. Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn đề tài
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trởthành xu hướng giáo dục quốc tế Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổimạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học pháttriển năng lực người học
Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnphẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theohướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổimới căn bản công tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất;tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo; coitrọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sựtham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáodục - Đào tạo
Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó
là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức
kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh Điều đó có nghĩa dạy học khôngchỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìmkiếm và chiếm lĩnh tri thức
Môn lịch sử được coi là môn học khô khan, nhiều sự kiện khó nhớ, nhiều học sinh sợ, không thích học lịch sử Điểm kiểm tra môn lịch sử trong các kì thi không được cao
Giờ học lịch sử diễn ra đơn điệu, học sinh thiếu vốn kiến thức nên bài họcchủ yếu do giáo viên truyền thụ, hướng dẫn
Quan niệm xã hội cho rằng môn lịch sử là môn phụ, cơ hội nghề nghiệp vàviệc làm không cao, tính ứng dụng không nhiều
Trang 2Trước thực trạng đó, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sửtôi luôn trăn trở về việc dạy học của mình: Làm thế nào để nâng cao chất lượngdạy và học môn lịch sử ? Làm sao các em học sinh yêu thích lịch sử và học lịch
sử ngày càng có hiệu quả hơn? Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trướchết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập chohọc sinh một cách tự giác Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường chúng tôitrong những năm gần đây các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạyhọc, trong đó vận dụng có hiệu quả PPĐV Do đó các giờ học lịch sử trở nênsinh động, học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn
Nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử và tạo hứng thú học tập cho họcsinh, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch
sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS”, với mong muốnchia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vàothực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn
II Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng PPĐV nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học
- Vận dụng PPĐV nhằm phát triển năng lực của học sinh
III Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử áp dụng cho nhiều bài họcLịch sử trong chương trình lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 Đặc biệt trong chươngtrình GDPT mới trong môn lịch sử và địa lí lớp 6,7(phân môn Lịch sử)
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THCS
- Đối tượng: Học sinh lớp 6A,B,C,D; 7B,C, D; 8A trường THCS Tản Đà nămhọc 2022-2023
IV Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu vềPPĐV, phương pháp dạy học lịch sử, sách giáo khoa, các chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo…
Trang 3- Tiến hành thực nghiệm sư phạm: khảo sát ý kiến của giáo viên, của họcsinh về Phương pháp Đóng vai Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáoviên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để
xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài
V Tính mới của đề tài.
- Sử dụng PPĐV trong dạy học đã được tiến hành và áp dụng ở nhiều mônhọc như: GDCD, Ngữ văn, Địa lí…Trong những năm trở lại đây, do yêu cầu đổimới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử, nhiều giáo viên đã quan tâm, trăntrở hơn đến các tiết dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triểnnăng lực học sinh Những biện pháp đó được đúc rút trong một số sáng kiếnkinh nghiệm hay các đề tài nghiên cứu
Tuy nhiên trong những sáng kiến đó, mặc dù các phương pháp tích cực đãđược sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học nhưng chưa có nhiều sáng kiến đềcập đến sử dụng phương pháp đóng vai Còn những nghiên cứu ở các diễn đàn
có nêu sử dụng phương pháp đóng vai tạo hứng thú học tập nhưng chưa nêu quytrình áp dụng trong các giờ học
Vì vậy đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS” đã hệ thống quytrình thiết kế và sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử có thể áp dụng
để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường THCS
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng Phương pháp đóng vai vào dạy học Lịch sử
1 Cơ sở lí luận
1.1 Phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm để chỉ những phương phápgiáo dục hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học,nghĩa là tập trung vào tính chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tậptrung vào phát huy tính chủ động của người dạy
- Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, học sinh thấyđược học chứ không bị học Học sinh được chia sẻ những kiến thức và kinhnghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệmkhông chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp Học sinh hạnh phúckhi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm Dạy bằng phương phápgiảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp học sinh được chủ động trong việchọc, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình Vàmuốn học sinh có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình, các emcần được học theo phương pháp chủ động Chỉ khi các em được tự khám phákiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở thành trithức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng ngày của họ
- Môn lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm giúp học sinh có được nhữngkiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hìnhthành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước,truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động vàthái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội
-Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, baogồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, dự án, đóng vai ) và cácphương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện ) Để việc dạy học có hiệuquả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học,với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập Theo luật giáodục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn
Trang 5học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh" Vì vậy trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng PPĐV trong dạyhọc Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
1.2 Phương pháp đóng vai và vai trò của PPĐV trong dạy học lịch sử
*Khái niệm phương pháp đóng vai
- Phương pháp đóng vai là một trong những PPDH tích cực, nhằm phát huycao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học Trong quá trình nghiên cứutôi gặp rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phương pháp đóng vai, tuy nhiêntrong đề tài này tôi sử dụng định nghĩa của tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thựchiện chương trình sách giáo khoa mới, đó là “Đóng vai là phương pháp tổ chứccho người học thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tìnhhuống giả định” Với định nghĩa này các tác giả tiếp cận phương pháp đóng vaitheo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thể hiện quan điểm thái độ,hành vi của mình trước tình huống được giao Giáo viên nêu các tình huống mở
để người học sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung, kĩ năng của mình
* Vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử
- Phương pháp đóng vai có những vai trò quan trọng trong quá trình đổimới PPDH Lịch sử ở trường phổ thông, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nângcao chất lượng dạy học bộ môn
- Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học chogiáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới PPDH Lịch sử ở trường phổthông cơ sở
- Phương pháp đóng vai có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của ngườihọc (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thểhiện hình tượng nhân vật…) Do vậy phương pháp đóng vai có thể kết hợp vớiphương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm vàphát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống
- Phương pháp đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sửđang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS Ngoài việc cung cấpkiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sángtạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học
Trang 6- Phương pháp đóng vai giúp phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh,gắn lí luận với thực tiễn, nhất là đóng vai tình huống Thông qua đó học sinh thểhiện kĩ năng và phương pháp ứng xử của mình, là cơ hội thể hiện thái độ và tínhcách trước đám đông
- Phương pháp đóng vai có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinhnhư kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình Đóngvai đòi hỏi HS phải chủ động trong quá trình học tập như một bên liên quantrong một kịch bản tưởng tượng hay thực, trong quá trình tham gia sẽ giúp HShình thành kĩ năng giao tiếp giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân-tập thể, từ đó giúp
HS biết cách giao tiếp, ửng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người xungquanh Thông qua đóng vai HS thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụthể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó Qua các vai diễn, HS bộc
lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống
- Phương pháp đóng vai có tác dụng trong hướng nghiệp cho họcsinh.Thông qua đóng vai không chỉ tạo không khí học tập sôi nổi, khơi dậy hứngthú học tập cho học sinh mà còn có khả năng hình thành niềm đam mê nghềnghiệp Trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, xây dựng kịch bản, hóa thân vào vaidiễn như: nhà báo, nhà ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch…
Ví dụ khi dạy bài 20 Lịch sử 8: Em hãy đóng vai phóng viên của đài truyềnhình Việt Nam thường trú tại đế quốc Nga đầu thế kỉ XX, cập nhật thông tin vềtình hình nước Nga trước khi cách mạng tháng Mười bùng nổ
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu khách tham quan về những tựunghệ thuật kiến trúc điêu khắc của Ai Cập, Lưỡng Hà thời cổ đại, Đông Nam Áthời cổ đại
Đóng vai một người nông nô, hoặc một lãnh chúa kể lại công việc và cuộcsống hàng ngày của mình trong lãnh địa
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp đóng vai của giáo viên vào dạy học.
Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng PPĐV ở trường THCS đạt hiệuquả cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của một số giáoviên dạy lịch sử ở trường THCS trên địa bàn
Trang 7Kết quả như sau:
2.2 Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của GV.
Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH mà GV thường
sử dụng tôi đã tiến hành điều tra 100 HS khối 6,7,8 của 3 lớp ở trên địa bàn kếtquả thu được như sau:
TT
Không thích
Qua số liệu điều tra trên tôi thấy:Các phương pháp dạy học được các GV
sử dụng 100% Phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên nhất làphương pháp thuyết trình, 33% sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, 17% sửdụng phương pháp trực quan Trong khi đó với PPĐV chỉ có 42%(5/12) GV
Trang 8được hỏi là thỉnh thoảng sử dụng trong quá trình dạy học, 58%( 7/12) GV không
sử dụng, còn sử dụng thường xuyên không có GV nào Điều này cho thấy giữanhận thức, thái độ và hành động thực tế của GV còn có khoảng cách khá xa.Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới PPDH còn gặp nhiềukhó khăn
- Về phía học sinh: Qua điều tra tôi thấy hầu hết các em rất thích thú khiđược đóng vai trong giờ học lịch sử: 85% HS rất thích và 15 % HS thích GV sửdụng PPĐV trong giờ học Lịch sử Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên cóthể áp dụng phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH hiện nay
- Tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng PPĐV, nếu
có thì cũng chỉ trong các tiết thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề Qua tìm hiểutôi thấy nguyên nhân của thực trạng trên là do: Các GV cho rằng PPĐV đòi hỏiđầu tư nhiều công sức, chuẩn bị mất thời gian Không phải nội dung nào cũng sửdụng PPĐV một cách hiệu quả, giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị giáo án vàtriển khai đóng vai trên lớp Năng lực, kĩ năng vận dụng PPĐV còn hạn chế,nhiều GV còn đang lúng túng chưa biết vận dụng PPĐV vào bài nào, tiến hành
ra sao…đó là những nguyên nhân làm cho giáo viên chưa mạnh dạn sử dụngPPĐV trong dạy học Khả năng hợp tác của các HS cũng làm giảm hiệu quả sửdụng phương pháp này, các em chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm.Chương trình môn học còn nặng về cung cấp kiến thức, giáo viên không có thờigian để sân khấu hóa lớp học Thực tế đó cho thấy việc áp dụng PPĐV trong dạyhọc Lịch sử là hết sức cần thiết GV và HS đều hứng thú với PPĐV song vẫngặp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện
- Với tư cách một giáo viên Lịch sử, tôi cho rằng mình cần phải có tráchnhiệm, với một phạm vi nhỏ hơn – đó là làm cho học sinh yêu thích môn Lịch sử
Để làm được điều đó, trước hết bản thân giáo viên phải thay đổi Để môn Lịch sửkhông khô khan, tôi đưa các phương pháp dạy học tích cực vào giờ học; để trongmỗi giờ học Lịch sử, học sinh sẽ như đang sống trong thời khắc lịch sử đó Thựctiễn đó là cơ sở để tôi triển khai và thực hiện đề tài trong quá trình dạy học
Trang 9II Tổ chức đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THCS nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Để thiết kế giờ học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, tiến trìnhgiờ học được tổ chức theo các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức,luyện tập, vận dụng Tùy theo từng tiết học giáo viên có thể sử dụng PPĐV ởcác các bước trên lớp hoặc chỉ tiến hành một số hoạt động nhất định như khởiđộng, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng PPĐV nhằm hướng tới tạohứng thú cho học sinh, phát huy năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của ngườihọc Để thực hiện PPĐV có hiệu quả GV cần chú ý các nguyên tắc
1 Nguyên tắc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử
- Đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm
Giáo viên khi lựa chọn nội dung có sử dụng phương pháp đóng vai thì bámsát chương trình, sách giáo khoa để đạt được mục tiêu dạy học Mỗi bài cụ thểgiáo viên cần cân nhắc lựa chọn nhân vật, tình huống để sử dụng phương phápđóng vai
- Đảm bảo tính khả thi
Khả thi về kịch bản: Kịch bản được xây dựng dựa vào mục tiêu, nội dungbài học, phải có kịch tính để gây sự hứng thú, gây sự chú ý, đồng thời kịch bảnphải có tính giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ cho người học Kịch bảnphải tôn trọng sự thật lịch sử đối với kiểu đóng vai nhân vật lịch sử Vì vậy giáoviên cần hỗ trợ học sinh tìm nguồn tham khảo chính thống, và giáo viên phảikiểm duyệt trước khi học sinh diễn trước lớp
Khả thi về mặt thời gian: Đối với bài dạy nội khóa có sử dụng phương phápđóng vai thì thời gian đóng vai trò quan trọng Với thời gian 45 phút, giáo viêncần cân đối giữa các hoạt động, chọn nội dung sử dụng phương pháp đóng vaiphù hợp
- Đảm bảo tính tích cực, chủ động.
Hoạt động đóng vai phải phát huy được tinh thần làm việc tập thể, khả nănghợp tác, làm việc nhóm của học sinh Qua hoạt động đóng vai HS phải làm việcnhóm, đòi hỏi sự tự giác và tích cực của tất cả các thành viên Vì vậy trong quá
Trang 10trình dạy học GV phải luôn chú ý quan sát, nắm bắt tâm lí từng đối tượng HS để
có biện pháp lôi kéo các em vào bài học một cách tự nhiên nhất GV yêu cầu phải
có biên bản làm việc nhóm, có phân công nhiệm vụ và đánh giá về tinh thần thái
độ của từng thành viên Việc làm này sẽ giúp GV nắm bắt được tình hình của HS
từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể với mỗi đối tượng HS đó
- Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
Khi tự nguyện các em sẽ chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong khámphá tri thức Tuy nhiên, PPĐV không khuyến khích ở các khâu lên lớp , tất cảnội dung bài học, GV chỉ nên chọn nội dung phù hợp để đóng vai tránh nhàmchán Trong quá trình lên lớp cần kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy họctích cực khác để tăng hiệu quả nội dung hoạt động dạy học Tình huống đóngvai phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và hoàn cảnh lớp học, số lượng vaidiễn khoảng từ 3 – 5 người, không nên quá nhiều Tình huống không nên quádài, cần khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia
2 Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử
Đóng vai trong dạy học lịch sử có thể áp dụng trong bài học nội khóa, quacác hoạt động ngoại khóa, hoặc trong kiểm tra đánh giá, tuy nhiên ở đề tài nàytôi trình bày cách thức sử dụng PPĐV trong bài học nội khóa Qua nghiên cứu
và thực nghiệm trong các tiết dạy nội khóa, dựa vào mục đích sử dụng của giáoviên, tôi chia ra các dạng đóng vai như sau: Đóng vai nhân vật lịch sử, đóng vainhân vật giả định, đóng vai tình huống
2.1 Đóng vai nhân vật lịch sử
Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông của giáo sư Phan Ngọc Liên chủbiên định nghĩa “Nhân vật Lịch sử là người có vai trò nhất định trong một sựkiện, một thời kì Lịch sử” Nếu không có nhân vật Lịch sử thì các sự kiện trởnên nhàm chán, thiếu sinh động Do đó khắc họa biểu tượng nhân vật bằngPPĐV trong dạy học có vai trò quan trọng trong tạo hứng thú học tập cho họcsinh Đây là hình thức học sinh thể hiện tính cách, con người, hành động của nhânvật lịch sử cụ thể Phương pháp này được áp dụng trong bài nghiên cứu kiến thứcmới với mục tiêu là cụ thể hóa kiến thức bài học, tạo biểu tượng về nhân vật lịch
Trang 11sử Thông qua vai diễn của mình, học sinh phải khắc họa được hình tượng nhânvật (thần thái, tính cách)…Vì vậy việc “diễn” là phần khá quan trọng Đóng vaithường do một học sinh độc diễn hoặc vài học sinh đảm nhận (đóng vai người dẫnchuyện, đóng vai nhân vật cụ thể…)
Các bước sử dụng phương pháp đóng vai nhân vật trong dạy học lịch sử :Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu ranhiệm vụ chuẩn bị bài mới (lựa chọn nhân vật để tiến hành đóng vai)
Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể GV đưa ra các tiêu chí(diễn xuất, đạo cụ, thời gian…)
Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn vàthông qua kịch bản với giáo viên
Bước 4: Các nhóm được phân công lên đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.Bước 5: Nhận xét, đánh giá - Đại diện nhóm tự nhận xét đánh giá
Để đóng vai nhân vật, HS sẽ được GV cung cấp thông tin về nhân vật sẽđóng Nguồn thông tin về nhân vật lịch sử có thể từ: kênh chữ, kênh hình trongsách giáo khoa, sách tham khảo, thông tin trên Internet… Để có được ngoại hình
và thần thái giống nhân vật thì đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu kĩ về nhân vật đó Học sinh có thể đóng vai thành các nhân vật lịch sử tiêu biểu, có tầm ảnhhưởng lớn trong lịch sử, là tấm gương cho hậu thế noi theo như: Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung –Nguyễn Huệ, Nguyễn Tất Thành….Sau khi học sinh đóng vai, GV tổ chức cho học sinh tranh luận, nêu ý kiếncủa mình về nhân vật lịch sử đã đóng Đây là biện pháp để học sinh tự mìnhkhám phá những nhận thức đúng đắn về nhân vật lịch sử, góp phần kích thíchniềm say mê, hứng thú đối với môn học
2.2 Đóng vai nhân vật giả định.
Khi đóng vai nhân vật giả định học sinh sẽ tưởng tượng về nhân vật mìnhhóa thân qua vốn hiểu biết của mình trong cuộc sống như phóng viên, hướngdẫn viên du lịch, hoặc các nhà hoạt động chính trị…
Ví dụ: HS đóng vai thành hướng vẫn viên du lịch giới thiệu về 1 thành tựuvăn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến; giới thiệu về Lễ hội đền Hùng, ditích thành cổ Loa…