1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy sự chủ động của học sinh trong hình thành kiến thức mới ở môn khoa học tự nhiên

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC

Trang 2

Qua hơn hai năm thực hiện Chương trình GDPT 2018 với việc triển khai thay sáchmôn Khoa học tự nhiên 6 năm học 2021-2022 và môn Khoa học tự nhiên 7 năm học2022-2023; qua một số tiết dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng để thựchiện có hiệu quả chương trình KHTN trong Chương trình GDPT 2018 thì bản thân giáoviên phải có sự đầu tư bài dạy một cách chu đáo để học sinh nắm bắt kiến thức một cáchsâu sắc và dễ nhớ nhất Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sựphát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triểnthế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở

Muốn tổ chức hoạt động dạy học như vậy, giáo viên cần chuẩn bị trước cho họcsinh những tình huống học tập, hệ thống câu hỏi để học sinh tự đặt mình vào các tìnhhuống đó, tự quan sát, suy nghĩ, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả thuyết, phán đoán, làmthử, tự giải quyết vấn đề để tìm ra kiến thức mới, tham gia làm việc hợp tác theo nhóm,tự học thông qua việc áp dụng nhiều phương pháp như thuyết trình, đóng vai, đàm thoại

Trang 3

gợi mở, xử lý tình huống, phương pháp trực quan, phương pháp thực nghiệm, dạy họctheo dự án … việc tham khảo thông tin từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, cácphương tiện thông tin và từ thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Trước yêu cầu của giáo dục về hình thành và phát triển năng lực cho HS, nhiều GV đãtích cực thực hiện đổi mới các PPDH Để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động

tôi xây dựng chuyên đề: “ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌCTÍCH CỰC NHẰM PHÁT HUY SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆCHÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Ở MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN”

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ1 Thuận lợi

- Nhà trường trang bị tương đối đủ về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy vàhọc.

- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tácgiảng dạy và tâm huyết với nghề cũng như với sự đổi mới.

- Đa số các em học sinh đều ngoan, tích cực trong quá trình học tập Nhiều em có ý thứctự giác học tập tốt.

2 Khó khăn

- Một bộ phận học sinh thờ ơ, thụ động dẫn đến chất lượng bộ môn bị giảm sút

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạmthuần thục và khả năng sáng tạo cao của giáo viên từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức,đến việc hướng dẫn học sinh cùng chủ động tích cực cùng giáo viên

III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Trang 4

Phương pháp dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười dạy Hình thành và phát triển tính tích cực là một điều kiện, đồng thời là kết quảcủa sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục Muốn đổi mới cách học phải đổimới cách dạy, rõ ràng là cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại thói quen học tậpcủa trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợptác giữa thầy và trò, có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thànhcông.

- Đối với giáo viên: Tránh được lối mòn trong tư duy truyền giảng một chiều; giúphọc sinh định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học Luôn có ý thức tự làm mới mình,làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp học sinh chủ động, tíchcực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học.

- Đối với học sinh: Chủ động khám phá nội dung kiến thức, hứng thú học tập từ đócó ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau Phát triển tốt các năng lựcchung và năng lực đặc thù của bộ môn và phẩm chất người học.

Trang 5

Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng họcsinh là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nàocũng phải biết “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức,kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy trong việc tìm tòi,khám phá kiến thức mới của học sinh”

Vậy làm thế nào để thiết kế một bài dạy có hiệu quả và phù hợp hay nói cách khácđể thiết kế tốt một bài dạy nhưng phải đảm bảo cho nhiều đối tượng học sinh thì ta cầnphải làm được những vấn đề sau:

- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về năng lực, phẩm chất Tìm rađược những kiến thức cơ bản dành cho học sinh tiếp thu chậm và kiến thức nâng cao hơncho học sinh khá giỏi.

- Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức và phân chia kiến thức cho từng đốitượng học sinh, giáo viên cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng giúp giáo viên nắmmột cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.

- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế một tiến trình tronggiờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể ý đồ đó thành ý đồ chủ quan của mình cho phù hợpvới tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạyhọc

- Lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật dạy học phù họp với từng kiểu bài, dạng kiến thức, từng đối tượng học sinh giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả nhất.

IV NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận

1.1 Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực

Trang 6

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Ngoài việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực còn có các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả

1.2 Phân loại phương pháp, kỹ thuật

Có nhiều phương pháp, kỹ thuật tích cực khác nhau Tuy nhiên trong học tập môn KHTN, tuỳ mỗi bài giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật khác nhau cho phù hợp, đặc biệt trong việc truyền đạt kiến thức mới cho học sinh theo hướng tích cực, chủ động Chính vì thế, phương pháp,kỹ thuật được lựa chọn phổ biến trong việc hình thành kiến thức trong dạy học môn KHTN được phân loại như sau:

* Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm

Dạy học tích cực theo nhóm là phương pháp được các chuyên gia giáo dục đánh giá cao Với phương pháp này, học sinh có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển năng lực cộng tác và năng lực giao tiếp.

Cách thực hiện:

 Giáo viên sẽ giới thiệu về chủ đề cần thảo luận

 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chung và tiến hành chia nhóm Học sinh cùng thảo luận nhóm

 Báo cáo cho giáo viên kết quả thảo luận Giáo viên nhận xét, đánh giá về kết quả

 Giáo viên có thể chia nhóm theo chữ cái đầu trong tên của học sinh, số thứ tự trong danh sách, theo sở thích…

Trang 7

* Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình: là phương pháp sử dụng

trực quan trước, trong và sau khi lĩnh hội kiến thức, tài liệu học tập mới Sử dụng các phương pháp trực quan và kênh hình, nhằm gợi mở và hướng dẫn học sinh, khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực, tư duy, sáng tạo của học sinh.

* Phương pháp dạy học tích cực theo dự án

Ở phương pháp dạy học tích cực theo dự án, học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tế cuộc sống.

 Thu thập thông tin, dữ liệu

 Thực hiện điều tra và cùng các thành viên trong nhóm thảo luậnBước 3 Đưa ra kết luận

Trang 8

 Giáo viên chọn chủ đề, tiến hành chia nhóm, đưa ra tình huống cụ thể và các yêu cầu cần thiết như thời gian, phân vai… cho từng nhóm

 Các nhóm tiến hành thảo luận, trao đổi về nhiệm vụ được giao Mỗi nhóm sẽ lần lượt diễn phân vai theo đúng thứ tự

 Cuối cùng, giáo viên sẽ đánh giá, đưa ra kết luận để học sinh biết và nắm được đâu là cách ứng xử phù hợp với tình huống được đưa ra

* Kỹ thuật dạy học KWL (KWLH)

 KWL do Donna Ogle giới thiệu và phát triển rộng rãi vào năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu Các em học sinh sẽ bắt đầu bằng việc suy nghĩ và thể hiện những gì đã biết về chủ đề bài đọc và thông tin này sẽ được ghi vào cột K (What we Know) của biểu đồ

 Sau đó, học sinh trình bày câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủđề này tại cột W (What we Want to learn) Tiếp đó, học sinh sẽ tự trả lời cho tất cảcâu hỏi ở cột W và trình bày vào cột L (What we Learn)

* Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi

Năm 1981, giáo sư Frank Lyman giới thiệu kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi Đây làhoạt động làm việc theo nhóm, nhằm phát huy năng lực tư duy của từng cá nhânkhi giải quyết vấn đề.

Ở kỹ thuật này, học sinh sẽ được phát triển kỹ năng nghe và nói.

 Ưu điểm: Sau khi tham gia, các em sẽ biết lắng nghe và tóm tắt ý của bạncùng nhóm để có được những câu trả lời tốt nhất.

 Hạn chế: Áp dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi học sinh có thể nói chuyệnriêng với nhau.

Trang 9

Còn rất nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác, trong phạm vi chuyên đề nhỏ tôi xin đề cập 1 số phương pháp và kỹ thuật tôi hay sử dụng trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh trong bộ môn KHTN

2 Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học vào giảng dạy môn KHTN ởbậc THCS

Trong giảng dạy môn KHTN ở bậc THCS, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp vàkỹ thuật phù hợp với đơn vị kiến thức bài học Trong chuyên đề này, tôi đưa ra một sốphương pháp, kỹ thuật cụ thể mà bản thân tôi áp dụng ở một số bài như sau:

2.1: Phương pháp trực quan, kênh hình.

Ví dụ 1: Bài 27 KHTN 7 : Thực hành – Hô hấp ở thực vật

- Ở tiết 1: Gv cần chuẩn bị mẫu vật là hạt đậu xanh, mang tới lớp để hướng dẫn hs cách lựa chọn hạt đậu, chuẩn bị những đồ dùng cần cho hạt nảy mầm như đĩa Petri, bông thấm nước để hướng dẫn hs về nhà chuẩn bị hạt nảy mầm cho tiết học sau.

- Gv cần soạn trước các dụng cụ và hoá chất cho thí nghiệm để giới thiệu với hs phục vụ cho tiết học sau.

- Ở tiết 2: Gv cần chuẩn bị hoá chất là cốc nước vôi trong, tiến hành thí nghiệm trước 45phút đồng hồ để có kết quả cho hs quan sát ở tiết học.

Ví dụ 2: Bài 31 – KHTN 6: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật

- GV cần chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm gồm: Kính hiển vi, lam kính, lamen Mẫu nước có trùng roi và trùng giày, Gv phải kiểm tra quan sát mẫu nước trước để đảm bảo cho tiết học thành công Đảm bảo mẫu nước quan sát có trùng giày, trùng roi

Ví dụ 3: Bài 35- KHTN 7: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Trang 10

Gv cần chuẩn bị các tranh ảnh video về tính hướng tiếp xúc của cây mướp, bầu bí Video về 1 số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn

Ví dụ 4: Bài 3- KHTN 6: Sử dụng kính lúp

GV cần chuẩn bị từ 6 tới 10 cái kính lúp để hs các nhóm có thể trực tiếp quan sát để hiểu rõ về cấu tạo và cách sử dụng của kính lúp, có thể chuẩn bị vài mẫu vải hay tờ giấy có những dòng chữ nhỏ cho hs sử dụng kính lúp quan sát.

Ví dụ 5: Bài 4 – KHTN 6: Sử dụng kính hiển vi quang học

GV cần chuẩn bị từ 4 tới 6 cái kính hiển vi quang học để hs các nhóm có thể trực tiếp quan sát để hiểu rõ về cấu tạo và cách sử dụng của kính hiển vi quang học, có thể chuẩn bị vài mẫu tế bào lá cây cho hs quan sát hoặc mẫu tiêu bản có sẵn.

Ví dụ 6: Bài 32 -KHTN 7: THỰC HÀNH: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

- Trong tiết 1 của bài, nội dung thí nghiệm 1: Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyểnnước GV giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ cụ thể cho cần chotiết học như sau

- Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bộ gồm 2 lọ mực màu xanh và đỏ, 2 cây cần tây cócành và lá đã được cắt ngắn còn chừng 15cm.

- Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị thêm cho các nhóm, mỗi nhóm 2 cốc thuỷ tinh, 1 condao mổ và 1 bộ dụng cụ và vật mẫu như các nhóm, Gv tiến hành thí nghiệm trước tiết họctầm 30 phút, để lấy kết quả rõ nét và làm kết quả đối chứng với sản phẩm của các nhómvì các nhóm làm thí nghiệm có thể không đủ thời gian để có được kết quả rõ nhất.

Trang 11

-Trong tiết 2 của bài, nội dung thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước Gv giao nhiệm vụ để các nhóm chuẩn bị cho tiết học với nội dung như sau:

- Chuẩn bị 2 bao nilong trong suốt và 2 chậu cây cùng loại, cùng kích cỡ, 1 chậu để nguyên lá, 1 chậu ngắt bỏ hoàn toàn lá.Trùm túi nilong lên 2 chậu cây, buộc kĩ miệng túi,quan sát sau 15 – 30 phút.

- Gv cần chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật để làm thí nghiệm trước tiết học 30 để có kết quả đối chứng với các nhóm và có được kết quả rõ nhất cho học sinh quan sát và kiểm chứng.

Ví dụ 7: Bài 39 -KHTN 7: Sinh sản vô tính ở sinh vật

- Trong tiết 1 của bài: tìm hiểu khái niệm về sinh sản, và khái niệm sinh sản vô tính Gv chuẩn bị những video về sự sinh sản vô tính như sự sinh sản ở thuỷ tức, củ gừng, trùng roi.

Ví dụ 9: Bài 39 -KHTN 7: Sinh sản vô tính ở sinh vật Sinh sản vô tính ở sinh vật

- Chuẩn bị trước cho tiết 2: Phân việc cho 4 nhóm, sưu tầm khoảng 10 cây có hình thức sinh sản vô tính, cho biết cây con được tạo thành từ phần nào của cây mẹ , nhổ cây nhỏ, hoặc lấy lá, 1 đoạn thân hay củ của cây mang tới lớp.

Trang 12

2.2: Phương pháp dạy học theo dự án.

Ví dụ 1- Bài 30 KHTN 6 – Nguyên sinh vật

Khi dạy bài 30: Nguyên sinh vật thuộc môn Khoa học tự nhiên lớp 6 phần III Mộtsố bệnh do nguyên sinh vật, giáo viên có thể giao nhiệm vụ về nhà trước cho các nhómtiến hành hoạt động nhóm như sau:

- Chia lớp thành 4 nhóm (có thể là 4 tổ) Mỗi nhóm sẽ chuẩn bị trước nội dung ởnhà, lên lớp giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình.

- Nội dung yêu cầu:

+ Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh, cách phòngtránh bệnh sốt rét (nhóm 1 và 2).

+ Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh, con đường lây bệnh, biểu hiện bệnh, cách phòngtránh bệnh kiết lị (nhóm 3 và 4).

Ví dụ 2- Bài 30 KHTN 7: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

-Trong tiết 1 của bài, nội dung học phần I: Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trườngngoài vào rễ Gv có thể giao nhiệm vụ về nhà ở tiết trước cho hs các nhóm tiến hành như sau:

- Thực hiện thí nghiệm: Chứng minh phần lớn nước do rễ hút vào cây

+ Chuẩn bị: lọ hoa thủy tinh hoặc bình nhựa trong suốt; nước; hạt phân NPK; nhổ mộtcây có rễ bất kì, rửa sạch đất.

+ Tiến hành: Hòa 3-4 hạt phân vào lọ hoa hoặc bình nhựa 0,5 lít nước cho đến khi tanhết Đổ 1 lớp dầu ăn vào để hạn chế hơi nước thoát ra ngoài Đánh dấu mực nước banđầu Đặt cây có rễ đã chuẩn bị vào cho ngập hết phần rễ Sau 2-3 ngày, quan sát sự thayđổi của mực nước

Ví dụ 3: Bài 32 – KHTN 8: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Trang 13

Trong tiết 2 của bài: Tìm hiểu về quá trình tiêu hoá ở người GV giao việc cho 4 nhóm vềnhà chuẩn bị trước các phần trình bày của nhóm trước lớp có thể bằng sơ đồ, hình ảnh, video, file trình chiếu các nội dung của tiết học tiếp theo Với các nội dung:

-Nhóm 1: Tiêu hoá ở khoang miệng-Nhóm 2: Tiêu hoá ở dạ dày

-Nhóm 3: Tiêu hoá ở ruột non

-Nhóm 4: Tiêu hoá ở ruột già và trực tràng

2.3: Phương pháp đóng vai.

Ví dụ 1: Bài 33- KHTN 8: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Trong tiết 3 của bài, nội dung thực hiện là IV: Thực hành -Thực hiện tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ và đo huyết áp.

GV phân việc cho các nhóm chuẩn bị phần trình bày của nhóm mình trước ở nhà trên fileword hoặc poipowt hoặc quay video, chụp hình các bước thực hiện làm file trình chiếu thực hiện về các nội dung:

-Nhóm 1: cách sơ cứu khi người bị chảy máu ở mao mạch và tĩnh mạch-Nhóm 2: sơ cứu người bị chảy máu động mạch ở cánh tay

-Nhóm 3: Sơ cứu người bị đột quỵ-Nhóm 4: Cách đo huyết áp

Các nhóm tự phân vai các nhân vật theo từng nội dung, thực hiện các bước tiến hành các thao tác sơ cấp cứu hay thực hiện đo huyết áp, hs vào các vai như người bị thương, ngườicấp cứu, ….

2.4 Phương pháp dạy học tích cực theo nhóm

Ví dụ 1: Bài 39 -KHTN 7: Sinh sản vô tính ở sinh vật Sinh sản vô tính ở sinh vật

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w