1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài:" Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất đó" ppt

38 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triể

Trang 1

ĐỀ TÀI

" Lựa chọn một dây chuyền sản

xuất trong thực tế, dựa vào các

đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây

chuyền sản xuất đó"

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I TỔ CHỨC SẢN XUẤT 2

1) NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 2

2) NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT 3

3) CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 10

II PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN 10

1) KHÁI NIỆM 10

2) ĐẶC ĐIỂM 10

3) ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ 11

4) PHÂN LOẠI 12

5) ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN VÀ QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN 14

6) PHẠM VI ỨNG DỤNG 15

B/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN 15

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN 15

II DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ CỦA CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN 18

1) VÀI NÉT VỀ BÁNH MÌ 18

2) DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ 19

2.1 TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU 20

2.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 24

2.3 GIẢI THÍCH QUY TRÌNH 26

MỤC LỤC 33

DANH MỤC THAM KHẢO 34

KẾT LUẬN 35

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

ừ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà Nước ta đã chủtrương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý theo kế hoạch hoátập trung sang nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường với sựtham gia của nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý vĩ mô của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa

T

Ngày nay, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những thách thức lớn tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp Mặt khác, chúng ta có thể khai thác lợi thế về công nghệ, đẩy nhanh tốc độ sản xuất để đáp ứng được mọi nhu cầu cho xã hội, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế Do

đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác làphải phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này cũngđồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có một phương pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhất để tạo cho doanh nghiệp đó luôn luôn phát triển

Trong giai đoạn hiện nay, với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp

Ngày nay, việc quản lý một công ty sản xuất đang đặt ra một thách thức

vô cùng to lớn Người quản lý tối cao của một công ty luôn đứng trước một chuỗi vô hạn những vấn đề nảy sinh, từ lạm phát kéo dài, thuế má cao, những quy đinhk của Chính phủ, tình trạng thiếu vốn và sự bất mãn của công nhân… Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ kinh doanh có lãi, có điều kiện để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng đóng góp vào ngân sách Nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng này, em đã thực hiện bài tiểu luận cho

môn QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT với đề tài LỰA CHỌN

MỘT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TRONG THỰC TẾ, DỰA VÀO

Trang 4

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN, HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ĐÓ.

 A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

I TỔ CHỨC SẢN XUẤT:

1) Nội dung của quá trình sản xuất:

Quá trình sản xuất là toàn bộ hoạt động có ích của con người nhằm biếnđổi các yếu tố “đầu vào” (như nguyên vật liệu, lao động, vốn, thông tin…)thành “đầu ra” chính là các sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ

- Bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình côngnghệ - đó chính là quá trình mà con người sử dụng đến công nghệ hoặcđiều khiển các máy móc thiết bị tác động đến đối tượng chế biến làm chochúng thay đổi về một mặt nào đó (như hình dáng, kích thước, tính chấtvật lý, hóa học, cơ học, sinh học…)

khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máymóc thiết bị khác nhau Ví dụ như quá trinh công nghệ để sản xuất xemáy bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ như giai đoạn công nghệ làmkhung xe máy, giai đoạn làm ghi đông, lốp, vành, tăm… có thể đượcthực hiện bởi nhiều hoặc cùng một công ty

nhau (hay còn gọi là nguyên công) Bước công việc là đơn vị căn bản củaquá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc, do một công nhânhoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng chế biếnnhất định Ví dụ như để sản xuất nước đóng chai, người ta có thể chia rathành các bước công việc như: làm sạch, làm đầy, dán nhãn, đóng nắp Nơi làm việc là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuấttrong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhânhay một nhóm công nghân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoànthành một bước công việc trong việc chế tạo sản phẩm Ví dụ như trongdây chuyền sản xuất nước đóng chai có các nơi làm việc tương ứng vớicác bước công việc vừa nêu ở trên là: máy làm sạch, máy làm đầy, máydãn nhãn, máy đóng nắp Đối tượng chế biến hay nguyên vật liệu “đầu

Trang 5

vào” ở đây là vỏ chai, nước, nhãn, nắp chai Sản phẩm “đầu ra” là mộtchai nước hoàn chỉnh.

công nhân, đối tượng lao động Chỉ cần một trong ba yếu tố này thay đổithì bước công việc sẽ thay đổi

trình tự nhiên – là quá trình cũng làm thay đổi các tính chất cơ, lý, hóa…của đối tượng chế biến nhưng hạn chế sự tham gia của lao động (thậmchí trong một số trường hợp không cần có sự tác động của yếu tố laođộng) – hay nói cách khác, quá trình này xảy ra dưới tác động của cácđiều kiện tự nhiên như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… Ví dụ như quá trìnhlên men trong sản xuất bia, rượu, bánh mì, sữa chua,… ; quá trình tựnhiên trong trồng trọt và chăn nuôi, …

2) Nội dung của tổ chức sản xuất:

a, Khái niệm:

- Tổ chức sản xuất là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệusản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sảnxuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho

xã hội với hiệu quả cao

- Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dâychuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”.Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phânxưởng và các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sảnxuất Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiếnlược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanhnghiệp

Nội dung của tổ chức sản xuất:

xuất

b, Những yêu cầu của tổ chức sản xuất:

Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về côngnghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức

Trang 6

thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanhnghiệp Chính vì thế, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ

- An toàn cho người lao động

- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất

- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong

và bên ngoài của doanh nghiệp

- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến

c, Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất:

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơbản của công tác quản trị doanh nghiệp Vì vậy, muốn có phương án tổ chứcsản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu,phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trongdoanh nghiệp

Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng:

Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và

đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố

cơ bản của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, công nghệ) Vì vậygiữa nguyên, nhiên, vật liệu và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có mốiquan hệ hữu cơ với nhau Sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trình liêntục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Chủng loại nguyên, nhiên, vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượngnguyên, nhiên, vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất.Ngược lại, tổ chức sản xuất ở trình độ cao hay thấp: thủ công, cơ khí hoá, tựđộng hoá đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu phải đáp ứngyêu cầu Nhìn chung, mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất và nguyên, nhiên,vật liệu thay đổi theo những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi doanhnghiệp Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệuquả, mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnhhưởng của nguyên, nhiên, vật liệu

Trang 7

I. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy

móc:

Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuấttrong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho tổ chức sản xuất trongdoanh nghiệp được hợp lý Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng

có nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên, vật liệu mới Vì vậy, để

có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết vàxác định được cho mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc vớinguyên, nhiên, vật liệu nào là thích hợp Tổ chức sản xuất trong mỗi doanhnghiệp nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì

nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sửdụng hợp lý công suất của máy móc thiết bị và sức lao động nâng cao năngsuất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Trong tổchức sản xuất của doanh nghiệp nếu có được công nghệ mới, thiết bị máymóc hiện đại thì sẽ nâng cao được trình độ sản xuất, năng lực sản xuất tạo rasản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường

và xã hội Ngoài ra, nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuấtcòn giúp doanh nghiệp sử dụng được nguyên, nhiên vật liệu thay thế và sửdụng tổng hợp nguyên, nhiên, vật liệu Như vậy, tiến bộ khoa học, kỹ thuật

và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúnglại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển Vìvậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phảichú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy mócmới

Chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất:

Do sự phân công lao động xã hội nên mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiệnmột số nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định; từ đó, tự lập loại hìnhchuyên môn hoá thích hợp Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp để xác địnhnhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào những côngviệc cùng loại nhất định Quá trình phân công lao động giữa các doanhnghiệp càng sâu đòi hỏi hợp tác hoá giữa các doanh nghiệp càng phải chặtchẽ Hợp tác hoá là quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanhnghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi

Trang 8

doanh nghiệp Như vậy, giữa chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất cómối quan hệ hữu cơ với nhau Chuyên môn hoá càng sâu, hợp tác hoá càngphải chặt chẽ, tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp càng đơn giản Do

đó, trong quá trình tổ chức và tổ chức lại sản xuất, mỗi doanh nghiệp phảichú ý và coi trọng ảnh hưởng của yếu tố này, vì mục tiêu cơ bản của chuyênmôn hóa và hợp tác hoá sản xuất của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quảkinh tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình

II. Đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh

tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vấn đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá:

Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có những điều kiện kháchquan, chủ quan khác nhau; vì thế, cần phải xác định rõ mục tiêu và các biệnpháp thực hiện có hiệu quả mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch

sử Thực tiễn của nước ta cũng đã chỉ ra rằng: Trong mỗi thời kỳ kế hoạch,Đảng và Nhà nước ta đều đề ra đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng,cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nóiriêng Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải đi theo đường lối chủtrương của Đảng và Nhà nước để tiến hành tổ chức sản xuất Chúng ta đangtrong giai đoạn chuyển sang xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưngĐảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mônền kinh tế; vì vậy, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có được duy trì,phát triển hay mở rộng phụ thuộc phần lớn vào đường lối, chủ trương, chínhsách pháp luật của Đảng và Nhà nước

d, Các nguyên tắc tổ chức sản xuất:

Tổ chức sản xuất được tiến hành theo những nguyên tắc chủ yếu sau:

III. 1- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp theo hướng kết hợp

phát triển chuyên môn hóa với phát triển kinh doanh tổng hợp:

Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm chodoanh nghiệp nói chung, các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc nói riêng

có nhiệm vụ chỉ sản xuất ra một (hoặc một số rất ít) loại sản phẩm, chi tiếtcủa sản phẩm hoặc chỉ tiến hành một (hoặc một số rất ít) bước công việc.Sản xuất chuyên môn hóa được coi là nhân tố rất quan trọng để nâng caoloại hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa, thốngnhất hóa, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tổ chức mua sắm vật tư, tổ

Trang 9

chức lao động khoa học, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác quản trịdoanh nghiệp Ngày nay, sản xuất chuyên môn hóa được coi là xu hướng tấtyếu của việc phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp Tuy vậy,cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của công nghệ, thiết bị máy móc, nguyên vậtliệu mà quyết định mức độ chuyên môn hóa cho thích hợp Kinh doanh tổnghợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khácnhau, từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công nghiệp, từ sản xuất đếnlưu thông phân phối và dịch vụ Phạm vi kinh doanh tổng hợp trong mỗidoanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về nguồn lực, nănglực quản lý, khả năng sinh lời của từng yếu tố trong mỗi lĩnh vực dự địnhkinh doanh Chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp là hai vấn đề khácnhau, giữa chúng có tác động kiềm chế lẫn nhau Nếu doanh nghiệp mởrộng kinh doanh tổng hợp thì chuyên môn hóa sẽ bị co hẹp lại, do đó vấn đềđặt ra là khéo kết hợp với quan điểm trên góc độ toàn doanh nghiệp để xemxét thì thấy tuy mức độ chuyên môn hóa có giảm, song vẫn cần phải nângcao trình độ chuyên môn hóa của từng bộ phận sản xuất và từng nơi làmviệc Chỉ như thế mới phù hợp với xu thế hiện nay là mỗi doanh nghiệp vừathực hiện chuyên môn hóa, vừa thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và kinhdoanh tổng hợp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo

2- Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm tính cân đối :

Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở

bố trí hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu laođộng, đối tượng lao động Mối quan hệ tỷ lệ này nằm trong trạng thái động

Vì vậy, một trong số các yếu tố này thay đổi, thì tất yếu phải xác lập lại mốiquan hệ tỷ lệ mới Đây chính là quá trình phá vỡ cân đối cũ, xác lập lại cânđối mới nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển với hiệu quả ngày càng cao Sảnxuất cân đối còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất:các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phù trợ, các đơn vị sản xuấtphụ, các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp Mục đích của việcduy trì mối quan hệ này là nhằm bảo đảm sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao

và đây chính là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của tổ chức sản xuất hợp

lý Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học phát triển rất nhanh chóng mà

Trang 10

nhờ đó, tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới,nguyên, nhiên, vật liệu mới Kết quả của sự tiến bộ này đã tạo ra điều kiệnthuận lợi để xác lập và duy trì sản xuất cân đối trong doanh nghiệp

3- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhịp nhàng, đều đặn:

Sản xuất được coi là nhịp nhàng, đều đặn khi số lượng sản phẩm đượcsản xuất ra trong từng khoảng thời gian đã quy định (giờ, ca, ngày, đêm…)phải bằng nhau Nói cách khác, sự nhịp nhàng, đều đặn của sản xuất thể hiện

sự lặp lại của quá trình sản xuất trong khoảng thời gian như cũ ở mỗi nơilàm việc, mỗi ngành, mỗi phân xưởng và toàn doanh nghiệp với số lượngsản phẩm bằng nhau Sự nhịp nhàng, đều đặn của sản xuất chịu sự tác độngcủa nhiều nhân tố như công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, kế hoạch hóasản xuất, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc, kế hoạch cungứng vật tư kỹ thuật, việc bố trí ca làm việc, trình độ thao tác của công nhân,

… Nếu mỗi doanh nghiệp có biện pháp thích hợp để thực hiện phối kết hợpchặt chẽ các nhân tố này, bảo đảm sản xuất nhịp nhàng, đều đặn sẽ đem lạinhững tác dụng lớn đối với doanh nghiệp

4- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất liên tục:

Sản xuất hay quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việcsau thực hiện ngay sau khi bước công việc trước kết thúc, không có bất kỳ

sự gián đoạn nào về thời gian trong quá trình khai thác hoặc chế tạo sảnphẩm Sản xuất liên tục thể hiện trình độ liên tục của đối tượng lao độngtrong quá trình vận động từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác, từ khicòn là nguyên vật liệu đến lúc trở thành sản phẩm Vì vậy việc bảo đảm sảnxuất liên tục cần phải áp dụng các biện pháp sau:

- Đối với nguyên, nhiên, vật liệu, phải đảm bảo cung ứng liên tục hoặctheo đúng thời hạn quy định cho nơi làm việc

- Đối với tư liệu lao động, phải xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng,bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc

- Đối với lực lượng lao động, phải xây dựng kế hoạch tận dụng toàn bộthời gian lao động, bố trí hợp lý ca làm việc, tổ chức đứng nhiều máy,

Trang 11

Bảo đảm sản xuất liên tục trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp đã nêu

sẽ đem lại những tác dụng to lớn:

- Tiết kiệm thời gian lao động trong sản xuất

- Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của thiết bị, máymóc

- Góp phần bảo đảm sản xuất cân đối, nhịp nhàng

- Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao

Ý nghĩa, mục đích của tổ chức sản xuất:

- Mục đích:

Tổ chức quá trình sản xuất là nhằm thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau:

Chức năng kế hoạch hoá:

- Kế hoạch hoá những công việc khác nhau cần thực hiện trong mộtthời kỳ nhất định (chương trình sản xuất sản phẩm)

- Kế hoạch hoá các phương tiện vật chất và lao động để thực hiệnchương trình sản xuất

- Thực hiện các nguyên công sản xuất khác nhau và theo dõi quá trìnhthực hiện đó

Chức năng kiểm tra:

- So sánh giữa kế hoạch và thực hiện

- Tính toán mức chênh lệch so với kế hoạch và phân tích để tìm ranguyên nhân

- Đưa các biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch thời gian gia côngcác loạt sản phẩm khác nhau

Ở đây, muốn nhấn mạnh rằng: Tổ chức quá trình sản xuất phải đảm bảosao cho các phương tiện vật chất và con người phải được sử dụng một cáchtốt nhất, nhưng đồng thời phải tôn trọng những đòi hỏi về chất lượng và thờigian của khách hàng Khi xây dựng chương trình sản xuất, phải chú ý tớimột số yêu cầu cơ bản đó là:

- Cực tiểu mức dự trữ (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, sản phẩmcuối cùng)

- Cực tiểu chi phí sản xuất

- Cực tiểu chu kỳ sản xuất

Trang 12

- Ý nghĩa của tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiêp:

Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại

ý nghĩa to lớn về nhiều mặt:

- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quảnguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanhnghiệp

- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, tức là nâng cao được năng suất lao động vàchất lượng sản phẩm, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp củadoanh nghiệp, tức là làm ăn có lãi

- Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp(không gây ô nhiễm, không gây độc hại)

3 Các phương pháp tổ chức quá trình sản xuất:

Có 4 phương pháp tổ chức quá trình sản xuất:

 Phương pháp sản xuất dây chuyền

 Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (Just in time)

Khái niệm:

Sản xuất dây chuyền là dạng sản xuất mà trong đó quá trình chế tạo cácchi tiết giống nhau hoặc lắp ráp sản phẩm trong một khoảng thời gian xácđịnh được thực hiện liên tục theo trình tự của quy trình công nghệ Sản xuấtdây chuyền thuộc loại sản xuất hàng khối hoặc hàng loạt lớn

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sảnxuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩmthông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn Mỗi đơn vị “đầu ra” đòi hỏi cùngmột trình tự các thao tác từ đầu đến cuối Các nơi làm việc và thiết bịthường được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước côngviệc đã được chuyên môn hoá và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quátrình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm Máymóc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băngtải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành nên cácdây chuyền

Trang 13

- Các chỗ làm việc và thiết bị sản xuất được bố trí trình tự các nguyêncông, việc vận chuyển sản phẩm thực hiện một cách thẳng dòng,không lặp đi lặp lại.

- Trong quá trình sản xuất, người ta sử dụng các phương tiện vậnchuyển chuyên dùng hoặc các phương tiện được lựa chọn riêng chodây chuyền sản xuất

- Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo mộttrình tự hợp lý, có thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan

hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền

- Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được tổ chức theo nguyêntắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền

- Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làmviệc của dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơilàm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt

Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyêntắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuấttheo dây chuyền

Phương pháp sản xuất dây chuyền là sự kết hợp giữa 2 phương pháplà: phương pháp tổ chức thực hiện công việc tuần tự và phương pháp tổchức thực hiện công việc song song Trong một dây chuyền chuyên môn(dây chuyền đơn vị), các công tác cùng chuyên môn được thực hiện tuần

tự lần lượt trên từng sản phẩm đang được sản xuất Trên cùng một sảnphẩm hàng hóa, các công tác có chuyên môn khác nhau nhưng nằm trongquy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm thì được thực hiện tuần tựnhau cho đến khi hình thành sản phẩm hoàn chỉnh Nhưng giữa 2 sảnphẩm liên tiếp trong một dây chuyền sản xuất, thì tại một thời điểm trongquá trình sản xuất có 2 dây chuyền đơn vị kế cận nhau hoạt động, mỗidây chuyền đơn ở trên một sản phẩm, và 2 dây chuyền kế cận này hoạt

Trang 14

động song song đồng thời với nhau (tức là trên 2 sản phẩm liên tục thì có

2 công tác chuyên môn khác nhau nhưng kề cận nhau trong quy trình sảnsuất, thực hiện song song đồng thời)

3) Ưu điểm và hạn chế:

a, Ưu điểm:

- Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vịdiện tích do sử dụng thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảmthời gian gián đoạn trong sản xuất

- Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đólàm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá công nhân, xoá bỏthời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc

- Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bịchu đáo Không có hoặc ít sản phẩm dở dang nên tránh được nhữnghiện tượng biến chất, hư hỏng

- Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuấthợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên mộtđơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, loại trừ phế liệu, phếphẩm,

- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh

- Sử dụng tất cả các nguồn vốn của nhà máy

- Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng

- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao

- Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định

- Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năngkiểm soát hoạt động sản xuất cao

b, Hạn chế:

- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượngsản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình

- Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc

- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn

- Không áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suấtlao động của một công nhân không có tác dụng thực tế

Trang 15

- Phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vàiđộng tác đơn giản, trạng thái lao động quá đơn điệu, buồn tẻ.

4) Phân loại:

- Căn cứ vào mức độ cơ khí hoá và tự động hóa:

Có các loại dây chuyền: dây chuyền sản xuất thủ công, dây chuyền cơkhí hoá, dây chuyền bán tự động và dây chuyền tự động

- Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền:

Đối tượng sản xuất là loại sản phẩm có cùng tên gọi và giống hệtnhau về hình dáng và kích thước Các đối tượng khác nhau đòi hỏi côngnghệ sản xuất khác nhau, số thiết bị công nhân khác nhau

- Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền: có 2 loại:

- Căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm:

Có thể chia ra thành: dây chuyền cố định và dây chuyền thay đổi

Dây chuyền cố định: Chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định,

quá trình công nghệ không thay đổi trong thời gian dài, khối lượngsản phẩm lớn, các nơi làm việc chỉ hoàn thành một bước công việcnhất định của quá trình công nghệ Dây chuyền này thich hợp vớiloại hình sản xuất khối lượng lớn

Dây chuyền thay đổi: Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần

giống nhau, trình tự chế biến giống nhau Sau khi sản xuất xongmột loại sản phẩm, phải tạm ngừng sản xuất, điều chỉnh máy mócthiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác Dây chuyền này sử dụngrộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa

- Căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất:

Có thể chia ra thành: dây chuyền liên tục và gián đoạn

Dây chuyền liên tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng

cái một cách liên tục qua các nơi làm việc, không có thời gianngừng lại chờ đợi Trên dây chuyền này, đối tượng lao động luônluôn ở một trong hai trạng thái: được vận chuyển hoặc đang đượcchế biến

Dây chuyền gián đoạn : Đối tượng lao động được vận chuyển theo

từng loạt và có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế

Trang 16

biến Trên dây chuyền này, công nhân và máy móc làm việckhông thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc theo định kỳ.

- Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền:

Có thể chia ra thành: dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng vàdây chuyền toàn xưởng

Dây chuyền bộ phận: Là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất.

Dây chuyền phân xưởng: Bao gồm quá trình sản xuất trong cả

phân xưởng

Dây chuyền toàn xưởng: Bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của

doanh nghiệp

- Hình thức cao nhất, hoàn thiện nhất là dây chuyền tự động: Đó là

một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bịchính và phụ, phương tiện vận chuyển, trung tâm điều khiển quá trìnhsản xuất

5) Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền và quản lý dây chuyền:

a, Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền:

- Kết cấu được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt phải có tínhcông nghệ cao Quy trình công nghệ phải được thực hiện bằng cácphương pháp gia công tiên tiến, phải được cơ khí hóa và tự động hóa

- Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyển đạt hiệu quả là quy trình

ổn định và đảm bảo được các chế độ kỹ thuật, chế độ phục vụ và chế

độ lao động

a Chế độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật đòi hỏi các phương pháp gia công

phải ổn định và có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thốngtrong những điều kiện định trước

b Chế độ phục vụ: Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền

tất cả những yếu tố cần thiết để cho dây chuyền hoạt động bình thườngnhư phôi, dụng cụ, các thiết bị sửa chữa, …

c Chế độ lao động: Chế độ lao động đòi hỏi công nhân phải tuân

theo các nguyên tắc làm việc trên dây chuyền để đảm bảo cho nhịp sảnxuất được ổn định Trên các dây chuyền liên tục thường tất cả các côngnhân được giải lao 5 ÷ 10 phút khi dây chuyền ngừng hoạt động

b, Quản lý dây chuyền:

Trang 17

Muốn đạt được hiệu quả cao thì công tác quản lý cần tập trung vào việcgiải quyết một số vấn đề sau:

- Cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ đúng quy cách, số lượng và tuântheo nhịp đã quy định

- Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa dự phòng tốt các thiết bị máy móc vàphương tiện vận chuyển để tránh những hư hỏng bất thường

- Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp

- Giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, có trật tự

6) Phạm vi ứng dụng:

Mặc dù tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quátrình sản xuất tiên tiến và có hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi những điềukiện tương đối khắt khe:

- Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định

- Sản xuất những mặt hàng có sản lượng lớn

- Sản phẩm phải có kết cấu ổn định, bảo đảm tính công nghệ cao

- Các chi tiết sản phẩm phải đạt độ dung sai quy định để có thể lắp lẫn

- Sản xuất được những mặt hàng như: hàng công nghiệp, tiêu dùng,

- Tiêu chuẩn hoá sản phẩm

- Sản xuất hàng loạt

Trong những điều kiện trên, không phải những mặt hàng nào cũng theođược phương pháp sản xuất dây chuyền, có nhiều mặt hàng ta áp dụngphương pháp khác như: sản xuất theo nhóm, sản xuất đơn chiếc, sản xuấtđúng thời hạn (Just in time), thì có thể đem lại hiệu quả cao hơn Vì thế,mỗi một doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp sảnxuất phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình và luôn luôn áp dụngnhững công nghệ mới để tạo ra những loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầucho toàn xã hội như hiện nay Đặc biệt, luôn phải học hỏi và tìm tòi nhữngcông nghệ hiện đại ở các nước tư bản trên thế giới

B/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN:

Trang 18

-/-/-DĐY CHUYỀN SẢN XUẤT BÂNH MÌ CỦA

CÔNG TY BÂNH ĐỒNG TIẾN

 I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÂNH ĐỒNG TIẾN:Công ty Bânh Đồng Tiến được lớn lín vă phât triển từ cơ sở sản xuấtBânh Đồng Tiến, được thănh lập từ năm 1963 do ông Nguyễn Hữu Độ vẵng Nguyễn Hữu Nhơn sâng lập

Trải qua 50 năm, bí quyết thănh công của thương hiệu Bânh Đồng Tiếnchính lă sự cải tiến không ngừng về công nghệ sản xuất, chất lượng vă mẫu

mê sản phẩm cũng như việc đăo tạo, huấn luyện một đội ngũ công nhđn nhđn viín chuyín nghiệp Bânh Đồng Tiến luôn nhận được sự mến mộ vătín nhiệm của khâch hăng trong khu vực Thời gian đầu, xưởng sản xuất ở

-206 - 208 đường Quang Trung - Quận Hải Chđu - Tp Đă Nẵng với diện tích

xưởng chỉ đâp ứng được mộtphần thị trường tiềm năng ĐăNẵng – miền Trung Việt Nam.Khi yíu cầu của người tiíu dùngngăy căng khắt khe vă lượngkhâch hăng của bânh Đồng Tiếntăng trưởng ngăy căng nhanh,Ban Giâm đốc Công ty đê quyếtđịnh thănh lập Trung tđm VănPhòng – Xưởng Sản Xuất & CửaHăng (Bakery) thứ 10 Ngăy15/12/2007, Trung tđm VănPhòng - Xưởng Sản Xuất &Bakery thứ 10 ra đời, đặt tại địachỉ số 75 & 77 đường Phan ĐăngLưu - Quận Hải Chđu - Tp ĐăNẵng Sự ra đời năy lă bước đệmcần thiết cho chiến lược phât triển

Trang 19

dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, công nhân trực tiếp sản xuất được đàotạo có trình độ kiến thức chuyên nghiệp Chính vì thế, chất lượng sản phẩmđược nâng cao hơn trước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêudùng Mỗi ngày, xưởng cho ra thị trường khoảng 30.000 sản phẩm các loại.Mỗi sản phẩm là một kiệt tác nghệ thuật, đại diện cho thương hiệu BánhĐồng Tiến, khẳng định vị thế tại thị trường Miền Trung, cũng như khẳngđịnh uy tín với đông đảo khách hàng

Ngành kinh doanh chính của Công ty là: Bánh tươi, bao gồm các sảnphẩm chủ lực như: bánh mì, bánh baguette, bánh bông lan, bánh cao cấp,bánh bao, bánh trung thu và bánh kem sữa tươi dùng cho các buổi lễ, sinhnhật, tiệc cưới, mừng tuổi, chúc thọ, đại tường, tiểu tường, đám giỗ, …

Ngoài ra, Công ty còn chế tạo và cung cấp các dụng cụ dùng trong ngành

bánh, đặc biệt là thiết bị Lò Điện Nướng Bánh Đa Năng với tính năng ưu

việt, cho ra sản phẩm chất lượng tốt, an toàn, tiết kiệm điện, tiện lợi cao, dễthao tác, Công ty Bánh Đồng Tiến cũng áp dụng máy móc, thiết bị tựđộng, hiện đại vào việc sản xuất bánh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, như máytrộn bột, chia bột, máy định hình, máy cắt bánh, Với sản phẩm là bánh mìsản xuất tại mỗi bakery, các bakery đều sản xuất tuân theo chuẩn mực: mộtcông thức, một quy trình thống nhất, với yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng

An toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện ở Đà Nẵng, trong ngành sản xuất bánh tươi, Công ty Bánh ĐồngTiến đang giữ vị trí dẫn đầu và ngày càng tạo được chỗ đứng vững mạnhtrong lòng khách hàng Nhằm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo khách hàng,hiện tại Công ty có một hệ

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w