Ở mục 1.2, chúng tôi đã đề cập đến những nghiên cứu hoá thực vật của chi Dillenia và chỉ ra tính đa dạng về thành phần hoá học, bao gồm các flavonoit, tritecpenoit, hợp chất phenolic với cấu trúc rất phong phú và đa dạng.
Một số tritecpenoit khung lupan có hoạt tính anti-HIV, tán sỏi thận, chữa phù thũng như axit betulinic [13]. Lupeol cũng được phát hiện có tác dụng với một số dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2). Ngoài ra, lupeol còn là chất chống oxi hoá và kháng viêm [14].
Trong những nghiên cứu hiện nay về quả và lá của Dillenia indica
Linn, người ta đã xác định được chất diphenyl-picrylhidrazyl có tác dụng tương đương axit ascorbic. Kết quả đó đã chỉ ra rằng, các chất được chiết xuất từ quả của Dillenia có hàm lượng lớn chất chống oxi hóa. Đó là nguồn nguyên liệu rất tốt để sản xuất vitamin cung cấp cho người mắc bệnh scobut
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(chảy máu lợi, dưới da, nội tạng...), tăng khả năng đề kháng đối với sự thay đổi môi trường và các bệnh nhiễm trùng [33], [40].
Ở Ấn Độ, người ta sử dụng các chất mucoadhesive có chứa Timolol maleat từ cây Dillenia indica Linn tác dụng đến các vi khuẩn mucoadhesive microbeads. Kết quả cho thấy, hợp chất này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khuẩn mucoadhesive microbeads. Như vậy, nó cũng là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc mucoadhesive polymer. Thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, gây độc tế bào, chống các khối u [19].
Trong một vài công trình nghiên cứu ở Ấn Độ, Malaixia, người ta đã chứng minh được những chất được tách ra từ lá và vỏ cây Dillenia indica
Linn có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào gây nhiễm, có hoạt tính kháng HIV, các tế bào gây ung thư. Đó là những tritecpen như axit betulinic, 1,3-Dihydroxy-12-oleanen-30-oic acid. Ngoài ra, còn có hợp chất phenolic diphenyl-picrylhidrazyl [33].
Một nghiên cứu ở Srilanka của Bhattacharjee và Chatterjee cho thấy, axit betulinic chiếm từ 0-25% ở trong gỗ, vỏ và quả của loài Dillenia indica
Linn. Người ta cho rằng đây là nguồn nguyên liệu quý cung cấp axit betulinic làm nguyên liệu để sản xuất các steroit có hoạt tính sinh học cao hơn [19].
Loài Dilenia pentagyna ở Trung Quốc, Malaixia được nhân dân sử dụng chồi hoa và trái cây để ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Trong y học, theo Ayurveda, nó được sản xuất thuốc chữa bệnh lỵ, vết thương, bệnh tiểu đường, viêm dây thần kinh, viêm phổi và nóng trong [42].
1.4.1. Những nghiên cứu về cây Dillenia indicaLinn ở Việt Nam.
Cây Sổ (Dillenia indica Linn) là loài thực vật có ở Việt Nam, nhân dân hay dùng lá và vỏ cây này để chữa một số bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những năm gần đây, đã có một số công bố về tác dụng dược lý của cây như: vỏ và lá có tính kháng sinh mạnh. Tính kháng sinh của lá, vỏ tươi, lá và vỏ khô không bị phá hủy khi phơi ở ngoài nắng, để khô trong dâm, khi sấy khô ở 70oC hay chưng cách thủy ở 100o
C trong nửa giờ. Dịch chiết từ lá cây sổ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+) và có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) [1].
1.4.2. Những ứng dụng của cây Dillenia idicaLinn trong y học cổ truyền Việt Nam Việt Nam
Cây Sổ (Dillenia indica Linn) có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Nhân dân thường thu hái lá bánh tẻ và vỏ quanh năm. Lá và vỏ được dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Quả được thu hái, phơi khô dùng nấu canh chua hay dùng chế biến nước giải khát [4].
Theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân hay dùng vỏ, lá sắc lấy nước uống để chữa bệnh bệnh sỏi thận, sốt, phù thũng, đầy bụng, ho, sốt rét, cảm cúm, thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, chống viêm nhiễm.
Đơn thuốc dân gian có thành phần cây sổ (theo lương y Ma Văn Lỷ địa chỉ xã Thái Sơn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang).
1. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận: lấy 30g vỏ cây sổ phơi khô trong dâm cho thêm 3 bát nước, sắc lấy 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.
* Ngoài ra, để chữa bệnh sỏi thận người ta còn kết hợp với một số cây thuốc khác:
+) Vỏ sổ 20g +) Hoàng kỳ 30g +) Đẳng sâm 15g +) Địa long 10g +) Ích mẫu 20g
Sắc uống mỗi ngày một thang. 2. Bài thuốc chữa rụng tóc:
+) Lá cây sổ 50g +) Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g +) Xuyên tiêu 10g +) Can khương 10g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đun với 3 lít nước, mỗi ngày gội một lần. * Để chữa rụng tóc có thể phối hợp:
+) Vỏ cây sổ 100g +) Hạn liên thảo 50g +) Gừng tươi 100g Đun với 3 lít nước, mỗi ngày gội một lần.
3. Bài thuốc chữa nhiệt tả và lỵ:
+) Vỏ cây sổ tươi 50g +) Cỏ seo gà tươi 40g +) Vừng đen 30g Sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc có tác dụng chữa lỵ mới phát (biểu hiện là phân có mủ và máu lẫn lộn, đi ngoài nhiều lần, món rặn, đau bụng).
4. Bài thuốc chữa viêm họng:
+) Quả cây sổ tươi 50g (nếu khô 10g ) +) Mộc hồ điệp 10g +) Bạc hà 3g.
Các vị thuốc thêm 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, thêm 20g mật ong vào đun sôi lại là được. Chia ra 3 lần, uống ấm. Sắc mỗi ngày uống một thang.
5. Bài thuốc chữa bệnh gan:
+) 30g vỏ cây sổ khô +) 30g chó đẻ răng cưa +) 30g nhân trần +) 10g nghệ đen +) 10g cam thảo nam.
Cho vào ấm đất thêm 500ml nước, sắc lấy 150ml, chắt ra, thêm tiếp 300ml nước, sắc lấy 100ml, trộn hai lần vào nhau, chia đều uống sau bữa ăn.
6. Bài thuốc chữa nhọt độc mới phát: lá vỏ cây sổ một nắm và lá chỉ thiên một nắm giã nát rồi đắp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn