--- Page 1 --- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Ngân hàng – Tài chính BÀI TẬP LỚN Học phần: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học Đề tài: Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của sinh viên Cao Ngọc Huyền, MSV 11222850, lớp 64D.TCNH GV hướng dẫn: TS.Lê Ngọc Thông Họ tên: Cao Ngọc Huyền MSV: 11222850 Lớp tín chỉ: LLNL1107(123)_16 HÀ NỘI – 10/2023 MỤC LỤC --- Page 2 --- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Lê Ngọc Thông. Cảm ơn sự tận tình giảng dạy của thầy trong suốt quá trình học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhờ những kiến thức được truyền đạt ấy mà em đã hoàn thành được bài tiểu luận này. Trong quá trình viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng sẽ nhận được góp ý của thầy để có thể tiếp tục cải thiện cho tương lai. Trân trọng! A. TỔNG LUẬN I. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình vẫn luôn là một thành phần trọng yếu, không thể thiếu đi trong xã hội. Từ trước đến nay những vấn đề về gia đình vẫn luôn được mọi dân tộc trong từng thời đại vô cùng quan tâm. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những vấn đề này cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Môi trường ngoại vi, công việc căng thẳng và sự cạnh tranh không ngừng trong cuộc sống hiện đại có thể ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và đem đến nhiều áp lực mới chưa từng có trước đây. Do vậy, việc tìm hiểu đề tài “Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của sinh viên Cao Ngọc Huyền” không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân sinh viên, mà còn mang tính thực tiễn cho xã hội và những người cũng đang quan tâm, tìm hiểu về đề tài tương tự. II. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới gia đình dựa trên kiến thức lý luận đã tiếp thu từ môn chủ nghĩa xã hội khoa học và những tài liệu có sẵn về việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi tìm hiểu thực trạng về gia đình và xác định mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các lý luận, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan và tham khảo chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã có sự liên hệ với bản thân để hướng đến vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề đang đối mặt. B. NỘI DUNG CHÍNH I. Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 1.1. Khái niệm gia đình “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.” [1] Gia đình có cơ sở hình thành từ hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Với quan hệ hôn nhân được coi là nền tảng, điều kiện phải có để được công nhận là gia đình. Quan hệ huyết thống là những người có chung dòng máu trực hệ, thường là kết quả của quan hệ hôn nhân.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Ngân hàng – Tài chính
BÀI TẬP LỚN
Học phần: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Đề tài: Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của sinh viên Cao Ngọc Huyền, MSV 11222850, lớp
64D.TCNH
GV hướng dẫn: TS.Lê Ngọc Thông
Họ tên: Cao Ngọc Huyền
MSV: 11222850
Lớp tín chỉ: LLNL1107(123)_16
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
A TỔNG LUẬN 2
I Tính cấp thiết của đề tài 2
II Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
B NỘI DUNG CHÍNH 3
I Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
1.Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 3
2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
3 Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
II Phần vận dụng 7
1.Giới thiệu bản thân 7
2 Định hướng vận dụng 8
3 Những thành công của bản thân sinh viên khi vận dụng 9
4 Những điều sinh viên chưa làm được theo định hướng trên 9
5 Nguyên nhân của thực trạng 10
6 Dự kiến giải pháp can thiệp tới thực trạng trên 11
C KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Lê Ngọc Thông Cảm ơn sự tận tình giảng dạy của thầy trong suốt quá trình học tập môn Chủ nghĩa
xã hội khoa học Nhờ những kiến thức được truyền đạt ấy mà em đã hoàn thành được bài tiểu luận này
Trong quá trình viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng sẽ nhận được góp ý của thầy để có thể tiếp tục cải thiện cho tương lai
Trân trọng!
Trang 4A TỔNG LUẬN
I Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình vẫn luôn là một thành phần trọng yếu, không thể thiếu đi trong xã hội Từ trước đến nay những vấn đề về gia đình vẫn luôn được mọi dân tộc trong từng thời đại vô cùng quan tâm Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những vấn đề này cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn Môi trường ngoại vi, công việc căng thẳng và sự cạnh tranh không ngừng trong cuộc sống hiện đại có thể ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và đem đến nhiều áp lực mới chưa từng có trước đây
Do vậy, việc tìm hiểu đề tài “Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của sinh viên Cao Ngọc Huyền” không chỉ
có ý nghĩa quan trọng với bản thân sinh viên, mà còn mang tính thực tiễn cho xã hội và những người cũng đang quan tâm, tìm hiểu về đề tài tương tự
II Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới gia đình dựa trên kiến thức
lý luận đã tiếp thu từ môn chủ nghĩa xã hội khoa học và những tài liệu có sẵn về việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sau khi tìm hiểu thực trạng về gia đình và xác định mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các lý luận, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan và tham khảo chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã có sự liên hệ với bản thân để hướng đến vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề đang đối mặt
Trang 5B NỘI DUNG CHÍNH
I Lý luận Mác-xít về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình
1.1 Khái niệm gia đình
“Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.” [1]
Gia đình có cơ sở hình thành từ hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan
hệ huyết thống Với quan hệ hôn nhân được coi là nền tảng, điều kiện phải có để được công nhận là gia đình Quan hệ huyết thống là những người có chung dòng máu trực hệ, thường là kết quả của quan hệ hôn nhân
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội cũng là sự mở rộng của khái niệm gia đình Bất kể hình thành từ mối quan hệ nào, trong gia đình, quan hệ nuôi dưỡng tất yếu sẽ nảy sinh Gia đình vẫn luôn là nơi các thành viên chia sẻ cuộc sống của mình, bồi dưỡng văn hóa và giáo dục, và cùng nhau phát triển và hỗ trợ lẫn nhau Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển con người, từ đó cũng đóng góp vào sự phát triển và ổn định của xã hội
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội, với vai trò là nhân tố sản xuất tư liệu sản xuất, tư
liệu tiêu dùng, tái sản xuất ra con người – thành phần tạo nên xã hội Vậy nên gia đình là tế bào không thể thiếu cho sự tồn vong của xã hội Nhưng để xã hội có thể thực sự phát triển, gia đình phải có hạnh phúc, ấm no vì chỉ khi con người được sống yên ổn mới có tinh thần để lao động, đóng góp cho xã hội và ngược lại
Trang 6Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Một gia đình yên ấm là tiền đề tốt nhất để con người có
thể tự tin trưởng thành, phát triển nhân cách, trí tuệ, thể lực con người
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên
con người ở trong từ khi họ được sinh ra Là nơi đầu tiên mỗi các nhân hình thành các mối quan hệ xã hội Không chỉ vậy, gia đình còn phản chiếu những thông tin ngoài xã hội lên thành viên trong nó, quyết định xem tác động mang đến là tích cực hay tiêu cực
1.3 Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người Chức năng này không chỉ là vấn đề của riêng
của gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội Nó đáp ứng nhu cầu sản sinh, duy trì nòi giống của con người, và cũng giải quyết nhu cầu về lực lượng sản xuất cho
xã hội
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục Sự giáo dục đầu tiên mà mỗi con người nhận
được sẽ bắt đầu từ gia đình họ sinh ra Những điều ta được học từ gia đình là nền tảng xây dựng nhân cách, tính cách, quyết định việc ta có thể tiếp thu đúng đắn giáo dục từ xã hội hay không Vì vậy, giáo dục trong gia đình có mối liên hệ trực tiếp đến giáo dục ngoài xã hội
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Không chỉ vậy, gia đình còn đóng vai trò là người tiêu dùng trong xã hội Đây là chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Gia đình là tổ
ấm, là nơi con người có thể ở trong trạng thái thoải mái nhất Nó đáp ứng nhu cầu
có một nơi để giải tỏa áp lực cả về vật chất lẫn tinh thần
Trang 7Tóm lại, trong sự phát triển của từng cá nhân và cả toàn thể xã hội không thể thiếu
đi gia đình Gia đình chỉ phát triển lành mạnh, bền vững và góp phần to lớn vào sự phát triển của xã hội khi đồng thời thực hiện tốt các chức năng trên
2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã có sự hình thành của chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất mới – quan hệ xã hội chủ nghĩa Cùng với sự xuất hiện của quan hệ này cũng là sự xóa bỏ dần dần của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ Sự tiêu tan của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã trở thành bước đệm cho người phụ nữ đứng lên làm chủ bản thân, đóng góp cho tiến bộ xã hội
2.2 Cơ sở chính trị - xã hội
Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành công cụ để xóa bỏ các điều luật đã lỗi thời, hướng đến một xã hội bình đẳng, đổi mới Hệ thống pháp luật mới được xây dựng
đã định hướng và thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.3 Cơ sở văn hóa
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các phong tục tập quá, hủ tục lạc hậu dần được bài trừ để nhường chỗ cho những chuẩn mực đạo đức mới Cùng với sự phát triển của giáo dục, khoa học công nghệ, ý thức của con người cũng đã tiến bộ hơn, dân trí ngày càng được nâng cao
Trang 82.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tự nguyện tất yếu sẽ đi tới
hôn nhân tự nguyện Điều này đảm bảo hai bên nam nữ có quyền được lựa chọn kết hôn theo đúng ý muốn của mình mà không phải chịu sự áp đặt từ ai cả Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả việc được tự do ly hôn Khi không còn tình yêu, ly hôn sẽ là bước đi tốt nhất, nhưng cũng không vì thế mà làm bừa bãi không quan tâm tới những hậu quả để lại
Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Đồng nghĩa, vợ và chồng sẽ có
địa vị, trách nhiệm, quyền tự do ngang nhau Mọi quyết định sẽ được quyết định do
cả hai người chứ không ỷ lại vào ai
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý Một khi đã kết hôn là đã đưa quan hệ riêng trở
thành quan hệ xã hội, cũng có nghĩa nó sẽ được pháp luật bảo vệ, đảm bảo việc thực hiện quyền hôn nhân được đầy đủ nhất
3 Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Gia đình Việt Nam được coi là gia đình quá độ trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Ngoài ra, gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến thay thế cho gia đình truyền thống; quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng được những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra
Tuy nhiên những thay đổi này cũng đêm đến những khó khăn mới, như sự cách biệt thế hệ ngày càng lớn, dường như các thành viên trong gia đình đang dần xa cách nhau về mặt tình cảm
Trang 93.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người Ngày nay, việc có con đã không còn là mục
tiêu số một trong các gia đình Cuộc sống ngày càng đắt đỏ đồng nghĩa rằng các cặp vợ chồng sẽ ưu tiên các yếu tố tình cảm, tinh thần, kinh tế trước khi nghĩ tới việc có con hay không
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
cùng với nguồn thu nhập ngày càng tăng cao đã làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng
Chức năng giáo dục (xã hội hóa) Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ
nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới Sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế hiện này, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm Có xu hướng chuyển từ
đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm, tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.Vấn đề đặt ra là cần thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc bố mẹ già và thờ phụng tổ tiên; có những biện pháp an toàn tình dục, giáo dục giới tính
II Phần vận dụng
1.Giới thiệu bản thân
Tôi tên là Cao Ngọc Huyền, năm nay đã 19 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội Gia đình tôi thuộc diện khá giả, nên tôi cũng không cần quá lo lắng về vấn đề tài chính quá nhiều, nhưng điều đấy cũng lại đem đến một vấn đề khác Do đã từng trải qua nhiều khó khăn để đạt được thành công như bây giờ, bố mẹ đã ngầm định
Trang 10ngồi đấy” đã hình thành Thành ra những định hướng cho tương lai của tôi đều có
sự ảnh hưởng lớn từ bố mẹ, không còn là mong muốn của bản thân nữa Đối với tôi, gia đình là nơi mà mình có thể trở về để thư giãn sau những xô bồ của cuộc sống, nơi để trò chuyện và gắn kết với các thành viên khác Nhưng trong quá trình trưởng thành, tôi dần dần cảm thấy việc giao tiếp giữa các thành viên khác đã ít đi Sau những ngày làm việc, học tập áp lực, vất vả, mọi người không còn nhiều thời gian rảnh để dành cho việc trò chuyện, xây dựng tình cảm gia đình Không chỉ vậy,
do bố mẹ và tôi được sinh ra trong các thời điểm khác nhau (thời chiến tranh & thời hòa bình) với các chuẩn mực, những nỗi lo riêng biệt, nên việc bất đồng quan điểm xảy ra rất thường xuyên Dù là vô tình hay cố ý, bố mẹ dường như luôn áp đặt cách nghĩ, những điều tôi làm phải theo họ là tốt cho tương lai của tôi nhất, nhưng lại quên mất rằng đó là những thứ họ thích, chứ không phải thứ tôi thực sự mong muốn Điều đó dẫn tới việc để thỏa mãn nhu cầu về tâm lý, tình cảm, tôi sẽ chọn trò chuyện với bạn bè thay vì chính gia đình của mình Dần dần, thời gian tôi dành cho gia đình đã giảm chỉ còn những bữa ăn tối cùng nhau, và nhà - nơi đáng
lẽ ra tôi có thể thư giãn và làm chính mình, vẫn tiếp tục là áp lực khi tôi trở về Tôi hiểu rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng gia đình tôi, mà còn là tình trạng chung của nhiều gia đình có thành viên thuộc thế hệ trẻ
2 Định hướng vận dụng
Theo lý luận Mác-xít, song hành với sự phát triển về phương diện kinh tế-chính trị
là sự biến đổi không ngừng về văn hoá Sự phát triển của nền giáo dục, đào tạo cung cấp cho thế hệ trẻ những kiến thức, cách nhìn nhận cuộc sống mới từ đó sản sinh ra chuẩn mực, giá trị riêng cho thời đại này Đồng nghĩa rằng việc áp dụng các chuẩn mực của thế hệ đi trước cho thời nay có lẽ không còn hoàn toàn phù hợp nữa Nhưng không vì thế mà tôi cho rằng suy nghĩ đó là sai Thay vì phủ nhận giá
Trang 11trị của chúng, tôi hiểu mình nên tiếp thu những điều tích cực và hiểu những điều đã lỗi thời để có thể khắc phục, tìm được phương hướng phát triển bản thân
Trong xã hội ngày nay, sự bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào những ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái Nó còn chịu ảnh hưởng của sự hòa hợp tình cảm và thấu hiểu giữa các thành viên Bên cạnh đó, hạnh phúc và quyền tự do cá nhân của mỗi thành viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một gia đình vững mạnh Thay vì chỉ trách móc bố mẹ không hiểu cho những khó khăn mình, tôi cũng cần tự hỏi liệu mình đã hiểu cho bố mẹ chưa Việc giữ gìn mối quan hệ này không thể chỉ đến từ một phía, mà còn là nỗ lực của cả hai bên Nên thay vì thụ động chờ đợi bố mẹ trò chuyện với mình, có thể học cách chủ động mở lời trước
3 Những thành công của bản thân sinh viên khi vận dụng
Những quan điểm của Mác-xít đã giúp tôi hiểu được những quyền lợi, trách nhiệm của bản thân trong gia đình Hiểu được rằng mình có quyền được sống, được yêu
và kết hôn theo đúng mong muốn của riêng bản thân, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ ai, dù là gia đình hay xã hội
Tôi cũng đã bắt đầu bằng việc lắng nghe bố mẹ chia sẻ niềm vui và khó khăn mà
họ đã trải qua nhiều hơn Từ những câu chuyện và kinh nghiệm của họ, tôi dần thấy được những nỗi lo mà họ đang mang trong lòng Từ đó tôi học cách đặt mình vào vị trí của bố mẹ để cố hiểu rõ hơn về những lời nói và hành động của họ Sau khi thực sự suy ngẫm, tôi nhận ra rằng họ đã trải qua nhiều khó khăn và hy sinh để xây dựng gia đình Những quyết định của họ không phải lúc nào cũng dễ dàng
4 Những điều sinh viên chưa làm được theo định hướng trên
Lý luận của Mác-xít mang giá trị trường tồn sâu sắc Tuy nhiên, nó thì vẫn là lý
Trang 12Trước khi sử dụng, cần có sự chọn lọc, tham khảo tình hình thực tế, kết hợp với kinh nghiệm, quan sát, suy luận của bản thân để hướng tới giải pháp tối ưu nhất Việc giao tiếp với bố mẹ là không hề dễ dàng khi khoảng cách giữa chúng tôi là quá lớn Lý luận của Mác-xít cho tôi một góc nhìn về gia đình, nhưng lại chưa thể đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này Để có thể tự mình giải quyết những mâu thuẫn đang gặp phải, tôi sẽ phải trau dồi thêm những kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc Ngoài ra, cần có sự kiên nhẫn, khoan dung, linh hoạt và chín chắn để đối mặt và xử lý các tình huống khó khăn hay khủng hoảng trong gia đình
5 Nguyên nhân của thực trạng
Việc suy ngẫm về lý do cho hành động, lời nói của bố mẹ giúp tôi hiểu được rằng những lời chỉ bảo ấy thực chất đều xuất phát từ tình yêu của họ dành cho tôi Khi tôi tự đặt mình vào vị trí của bố mẹ, tôi hiểu được những gánh nặng họ đang trải qua trong đời sống hàng ngày Một trong những lý do mà họ cố gắng như vậy, cũng là vì mong muốn cho tôi cuộc sống ấm no, đầy đủ nhất Bằng cách thấu hiểu
bố mẹ, bạn có khả năng đồng cảm với những cảm xúc của họ Điều này giúp tạo ra một môi trường ủng hộ và cho phép bạn chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm của mình trong gia đình
Tất nhiên, những điều tôi chưa thực hiện được cũng có nguyên do của nó Quả thực để thay đổi lối suy nghĩ của con người không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngày một ngày hai Nó đòi hỏi cả một quá trình giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau Chưa kể, tôi và bố mẹ đã có một khoảng thời gian dài bất đồng quan điểm với nhau, để có thể giao tiếp nhiều hơn với bố mẹ tôi có lẽ sẽ cần thời gian làm quen lại
Một lý do khác là do sự hạn chế về thời gian Cuộc sống hiện đại và áp lực công