TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-*** TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: LÝ LUẬN MÁC – XÍT VỀ CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2Mục lục
A Mở đầu 3
B Nội dung 4
I Lý luận Mác – xít về cách mạng xã hội 4
1 Nguồn gốc của cách mạng xã hội 4
2 Khái niệm của cách mạng xã hội 4
3 Tính chất của cách mạng xã hội 5
4 Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội 6
5 Phương pháp cách mạng 7
II.Sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay 8
1 Cách mạng xã hội trên toàn thế giới hiện nay 8
2 Cách mạng xã hội ở Việt Nam 8
3 Thành tựu cách mạng xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới 9
C Kết luận 13
D Tài liệu tham khảo 13
Trang 3A Mở đầu
Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C Mác thì cách mạng xã hội là sự thay đổi có tính chất căn bản về chất của một hình thái kinh tế - xã hội, là bước chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn.
Dù diễn ra ở bất kì hình thức nào, hòa bình hay các cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng xã hội luôn diễn ra với mục đích thiết lập chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
Với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tin tưởng và vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng xã hội trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Để hiểu rõ hơn về quá trình ứng dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng xã hội ở Việt Nam trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Đảng Cộng sản nói chung và quá trình đổi mới hiện nay nói riêng, em xin được trình bày những hiểu biết của mình thông qua tiểu luận: “Lý luận Mác – xít về cách mạng và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay”
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B Nội dung
I Lý luận Mác – xít về cách mạng xã hội
1 Nguồn gốc của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội là một hiện tượng lịch sử, có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ đòi hỏi được giải phóng, phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, đang là trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất mới, tiến bộ đại diện cho giai cấp bị trị và quan hệ sản xuất đã lạc hậu so với trình độ lực lượng sản xuất đại diện cho giai cấp thống trị, mâu thuẫn giữa họ chính là một cuộc đấu tranh giai cấp Và trong lịch sử xã hội tồn tại hai cuộc cách mạng xã hội điển hình, có quy mô lớn và tính chất triệt để là cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.
Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại, không chỉ có đấu tranh giai cấp mới là cách mạng xã hội Theo Ph Ăngghen, trong xã hội cộng sản nguyên thủy cũng xảy ra cách mạng xã hội như sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy sang hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay sự thay thế chế độ mẫu quyền bằng chế độ phụ quyền Và theo Ph Ăngghen, sự thay thế chế độ mẫu quyền bằng chế độ phụ quyền là “một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất mà nhân loại đã trải qua”1.
2 Khái niệm của cách mạng xã hội
Cách mạng là khái niệm chỉ sự thay đổi căn bản về chất của một sự vật, hiện tượng nào đó trên thế giới.
Vậy nên, theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là bước chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội cũ, lạc hậu lên một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn.
a) Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội và tiến hóa xã hội
Tiến hóa xã hội là sự thay đổi dần dần, thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, từng lĩnh vực của đời sống xã hội
Cách mạng xã hội là bước nhảy đột biến, làm thay đổi về chất, thay đổi toàn bộ đời sống xã hội.
1 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.92
Trang 5Tiến hóa xã hội tạo ra tiền đề cho cách mạng xã hội Cách mạng xã hội là cơ sở để tiếp tục có những tiến hóa xã hội trong giai đoạn phát triển sau của xã hội.
b) Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội và cải cách xã hội
Cải cách xã hội chỉ tạo nên những thay đổi bộ phận, lĩnh vực riêng lẻ của đời sống xã hội Cải cách xã hội là kết quả đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ.
Trong nhiều trường hợp, cải cách xã hội là bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội Khi các cuộc cải cách xã hội được thực hiện thành công, chúng đều tạo nên sự phát triển của xã hội theo hướng tiến bộ.
c) Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội và đảo chính
Đảo chính là hành động của một nhóm người với mục đích giành chính quyền, và không làm thay đổi căn bản chế độ xã hội Đảo chính không phải phong trào cách mạng Đảo chính chỉ có ý nghĩa cách mạng khi nó thực sự là một bộ phận của phong trào cách mạng Đảo chính hoàn toàn khác với cách mạng xã hội.
3 Tính chất của cách mạng xã hội
a) Lực lượng cách mạng
Lực lượng cách mạng xã hội là những giai cấp, lực lượng xã hội có lợi ích gắn với cách mạng, tham gia và thực hiện mục tiêu của cách mạng Lực lượng cách mạng được quyết định bởi tính chất và điều kiện lịch sử của mỗi cuộc cách mạng quyết định
Ví dụ: Lực lượng cách mạng quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng mười Nga là nông dân, công nhân, binh lính
b) Động lực của cách mạng xã hội
Là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng, có tính tự giác, tích cực, chủ động, kiên quyết, triệt để cách mạng, tạo ra sức mạnh thúc đẩy cách mạng tới thắng lợi.
Ví dụ: động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là tổng hợp sức mạnh của các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng xã hội, trong đó động lực chủ yếu là khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
c) Đối tượng của cách mạng xã hội
Là những giai cấp và lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng.
Ví dụ: Trong Cách mạng Tháng Tám Việt Nam, đối tượng của cách mạng xã hội là chính quyền thực dân và phong kiến.
Trang 6d) Giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội
Là giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển xã hội.
Ví dụ: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu vào thế kỷ XVII – XVIII do giai cấp tư sản lãnh đạo với tư tưởng tiến bộ, chủ trương tự do, bình đẳng, bác ái, đấu tranh chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
4 Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội
a) Điều kiện khách quan
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội bên ngoài tác động, là tiền đề của các cuộc cách mạng xã hội.
Tình thế cách mạng xuất hiện khi mâu thuẫn trong xã hội trở nên gay gắt, tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị có quy mô toàn quốc, gây ảnh hưởng lớn đến cả giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Tình thế cách mạng không phụ thuộc vào ý chí của các giai cấp, tập đoàn, đảng phái chính trị riêng biệt Không có tình thế cách mạng thì cũng không thể có cách mạng xã hội.
Theo V.I Lênin2, có ba dấu hiệu của tình thế xã hội:
1) Các giai cấp thống trị không thể duy trì được nền thống trị của mình như trước Khủng hoảng chính trị mở đường cho nỗi bất bình và lòng phẫn nộ của giai cấp bị áp bức bộc phát.
2) Nỗi cùng khổ và quẫn bách của giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường.
3) Tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt Họ bị toàn bộ cuộc khủng hoảng đẩy đến chỗ phải có một hành động lịch sử độc lập.
Ví dụ: Với Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, lệnh tổng khởi nghĩa đưa ra khi nạn đói đã làm chết hơn 2 triệu người, sự đảo chính của phát – xít Nhật đối với Pháp, sự đầu hàng Đồng minh của quân đội Nhật ở Đông Dương là tình thế cách mạng để khởi nghĩa dành thắng lợi.
b) Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội bao gồm ý chí, niềm tin, trình độ giác ngộ và nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, là năng lực
2 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.26, tr.268
Trang 7tổ chức thực hiện nhiệm vụ cách mạng, khả năng tập hợp lực lượng cách mạng của giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Theo V.I Lênin: “Không phải tình thế cách mạng nào cũng nổ ra cách mạng, mà chỉ có trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại còn có thêm một thay đổi chủ quan, tức là: giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành động cách mạng có tính chất quần chúng khá mạnh mẽ để đập tan hoặc lật đổ chính phủ cũ – chính phủ mà ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ “đổ” nếu không đẩy cho nó ngã”3
c) Thời cơ cách mạng
Thời cơ cách mạng là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhận tố chủ quan đã chín muồi, là lúc tình thế cách mạng phát triển đến đỉnh cao đặt ra vấn đề phải chuyển chính quyền từ tay giai cấp lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng, thực hiện bước ngoặt chính trị của cách mạng Đó là lúc thuận lợi nhất để bùng nổ cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của cách mạng.
Chọn đúng thời cơ cách mạng là vấn đề liên quan đến sự thành công của cách mạng.
5 Phương pháp cách mạng
a) Phương pháp cách mạng bạo lực
Cách mạng bạo lực là hành động thông qua bạo lực để lật đổ chính quyền hiện tại, thay thế bằng một hệ thống chính trị mới.
Trong xã hội giai cấp, giai cấp thống trị sẽ không từ bỏ địa vị thống trị của mình dù cho hệ thống chính trị đã trở nên lạc hậu, lỗi thời Khi đó, các hoạt động đấu tranh hợp pháp không đủ để lực lượng cách mạng dành chính quyền, họ buộc phải đấu tranh thông qua hình thức bạo lực cách mạng V.I Lênin cho rằng: “nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường ‘tiêu vong’ được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”4.
Cách mạng bạo lực bao gồm nhiều hình thức, từ cuộc nổi dậy dân chủ đến cuộc cách mạng vũ trang Các phong trào cách mạng có thể sử dụng bạo lực để chống lại bất công, bất bình đẳng xã hội hoặc chống lại chính quyền áp bức và độc đoán Những hình thức bạo lực này có thể bao gồm quyết định sử dụng vũ khí, giao tranh quân sự, xóa sổ đối thủ chính trị hoặc thực hiện các hành động khác nhằm làm suy yếu và lật đổ chính quyền hiện tại.
3 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.26, tr.269.
4 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.33, tr.27.
Trang 8b) Phương pháp hòa bình
Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh không sử dụng bạo lực để giành chính quyền trong điều kiện cho phép Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh nghị trường, thông qua chế độ dân chủ hay chính là hình thức bầu cử.
Điều kiện để xảy ra đấu tranh hòa bình: giai cấp thống trị không còn bộ máy bạo lực hay còn nhưng đã mất hết ý chí chống lại lực lượng cách mạng; lực lượng cách mạng phát triển mạnh, áp đảo thế lực đối diện.
Phương pháp hòa bình ít gây thương vong về con người và thiệt hại về vật chất Ngoài ra, phương pháp hòa bình hoàn toàn trái ngược với quan điểm “quá độ hoà bình” của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa theo hướng hữu khuynh.
II Sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay
1 Cách mạng xã hội trên toàn thế giới hiện nay
Xã hội hiện nay bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, xu hướng đối thoại thay cho xu hướng đối đầu, chủ nghĩa tư bản hiện đại góp phần làm dịu mâu thuẫn giai cấp Tuy nhiên, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn còn rất gay gắt, ví như mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Cách mạng xã hội vẫn tiếp tục xảy ra bởi tồn tại điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Điều kiện khách quan: cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ kéo theo các vấn đề như: sinh thái, đạo đức, thất nghiệp… hay các vấn đề toàn cầu nghiêm trọng cần được tất cả các quốc gia chung tay giải quyết như biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân Nhân tố chủ quan là giai cấp công nhân ở các nước tư bản từng bước phát triển, các chính đảng vô sản không ngừng được củng cố về mọi mặt.
Dù vậy, vì lợi ích chung, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo hiện nay Các cuộc chiến tranh dưới màu sắc dân tộc, tôn giáo, hay dưới chiêu bài “nhân đạo” chống vũ khí hóa học, vũ khí sinh học,… đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối.
Do đó, dù không có các cuộc cách mạng xã hội điển hình như đã từng diễn ra trong lịch sử, thì xã hội hiện đại sẽ phát triển theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội Xã hội sau sẽ phát triển tiến bộ hơn xã hội trước.
2 Cách mạng xã hội ở Việt Nam
Trang 9Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng thành công lý luận Mác – xít về cách mạng xã hội để hoàn thành giải phóng dân tộc, hoàn thành trọn vẹn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ năm 1954 và trên cả nước từ năm 1975
Thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là công cuộc đổi mới đã làm cho nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn Tuy nhiên, “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn.Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn, tham nhũng lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”5 Vì vậy, những bài học quý báu trong sự nghiệp cách mạng đổi mới xã hội hơn 35 năm qua cần được tiếp tục phát huy đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
3 Thành tựu cách mạng xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới
a) Chính trị
Là một quốc gia có chế độ chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và tự quyết địnhcon đường phát triển của mình.
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càngsáng tỏ.
Đảng ta luôn nắm vững và giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011: Đổi mới, ổn định và phát triển; đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Thể chế, hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện và có bước phát triển.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy.b) Kinh tế - Xã hội
Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng, kém phát triển, trở thànhnước đang phát triển có thu nhập trung bình.
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb CTQG ST, Hà Nội 2021, tr.108.
Trang 10Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34% Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế từng bước được đẩy mạnh; phát huy lợithế ngành và lãnh thổ.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, từ 73% năm 1990 xuống khoảng 47% năm 2014 và 33,5% năm 2020 Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 11,2% năm 1990 lên 18,2% năm 2005 và đến năm 2014 là 20,8%; ngành dịch vụ tăng từ 15,8% năm 1990 lên 24,7% năm 2005 và đến năm 2014 là 32,2% Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ dưới 10% năm 1990 lên 40% năm 2010 và 65% năm 2020.
Chuyển nền kinh tế từ thế bị bao vây, cấm vận, khép kín sang nền kinh tế mở và hộinhập quốc tế.
Đến đầu năm 2020, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam; các địa phương đã ký kết 420 thỏa thuận quốc tế với các địa phương, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, tăng 20,3% so với giai đoạn 2014 - 2016.
Chính sách xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân cải thiện.
Những năm gần đây, việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, hệ thống chính sách xã hội đã nhanh chóng được bổ sung, sửa đổi theo hướng bảo đảm các quyền cơ bản của con người phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và với các tiêu chuẩn tiến bộ về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận; ban hành và triển khai một số chính sách trong lĩnh vực lao động, ưu đãi người có công,