1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việt nam Định hướng thúc Đẩy sự thay Đổi về vai trò giới theo hương tăng cường bình Đẳng giới Ở nước ta

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ đề bài thu hoạch: Thực trạng việc thực hiện vai trò giới ở Việt Nam hiện nay và định hướng thúc đẩy sự thay đổi về vai trò giới theo hướng tăng cường bình đẳng giới ở nước ta. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU: Giới là cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội mong đợi ở nam và nữ (ko phải sinh ra đã có mà là một quá trình hình thành bởi xã hội). Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởng thành, giao tiếp XH. Điều này có thể thay đổi theo thời gian Giới và vai trò giới khác nhau theo phong tục tập quán, theo vùng và thời gian Giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: Phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kỹ thuật, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới. Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Trang 1

Chủ đề bài thu hoạch: Thực trạng việc thực hiện vai trò giới ở Việt Namhiện nay và định hướng thúc đẩy sự thay đổi về vai trò giới theo hương tăngcường bình đẳng giới ở nước ta.

BÀI LÀMA PHẦN MỞ ĐẦU:

Giới là cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội mong đợi ở nam và nữ (kophải sinh ra đã có mà là một quá trình hình thành bởi xã hội).

Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởngthành, giao tiếp XH Điều này có thể thay đổi theo thời gian

Giới và vai trò giới khác nhau theo phong tục tập quán, theo vùng và thờigian

Giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống,học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Nói cách khác, giớiđược thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhậntừ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mongmuốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lựcnhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai,trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định Ví dụ: Phụ nữ làmnội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kỹ thuật,chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh màdo họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằngnhư vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.

Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sốngxã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc làkhác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định Những côngviệc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNG1/ Cơ sở lý luận

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đềucó chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa namvà nữ), do các yếu tố sinh học quyết định Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đànbà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sựkhác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi Chúngthay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sangnền văn hoá khác, trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xãhội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định (Địa vị của người phụ nữ phương Tâykhác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ ViệtNam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thônkhác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Vai trò giới:

Vai trò giới: Là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam vànữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về

Trang 3

nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hộihoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:

- Vai trò sản xuất- Vai trò tái sản xuất- Vai trò cộng đồng

+ Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụđể tiêu dùng và trao đổi thương mại Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập,được trả công Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sảnxuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họkhông như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận nhưnhau Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

+ Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ giúptái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sócgia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sứckhoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người,đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiềuthời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việcthực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính.Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này Hầu hết phụ nữ và trẻ gáiđóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

+ Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: vídụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơmhoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồngđòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồngcó ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên Tuynhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản

Trang 4

xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất.Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cựcvà thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng Kết quả là, đàn ông có nhiềuthời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vàocác hoạt động tái sản xuất.

Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phùhợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họvà đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phânchia lao động xã hội.

2/ Thực trạng:Những thành tựu

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều bước đột phá vềnhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạtđược nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới Việt Nam được đánh giá làmột trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20năm qua Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việchoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩyquyền phụ nữ như xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyêntắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳnggiới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đốixử chống lại phụ nữ, lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thipháp luật.

Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới vànâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vựcnhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối vớiphụ nữ.

Trang 5

Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện quyền con ngườitheo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốcmà Việt Nam là thành viên cho thấy, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vàtiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bấtbình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao Điều này đã góp phần ngăn chặn, đẩylùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữtham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc,nhiệm vụ Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luậtcũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tớinhận thức về bình đẳng giới; xóa bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảngcách về việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…

Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa ViệtNam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thếgiới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN) Phụ nữ đảmnhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, PhóChủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ cóThứ trưởng là nữ Ở các địa phương, nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở cáccấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng Nữ doanh nhân làngười dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sứckhỏe nhân dân vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số được phát huy.

Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49% Tính đến hếtnăm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; khoảng 80% trẻ em gái ở vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi Tỷ lệ nữ sinh viên chiếmtrên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là nữ giới.

Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận,theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, ViệtNam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010

Bên cạnh thành tựu trên Việt Nam còn những thách thức:

Trang 6

Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu sốtham gia các vị trí lãnh đạo các cấp còn ít, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộcthiểu số còn cao Do đó vẫn còn phụ nữ dân tộc thiểu số chưa biết chữ, vấn đềviệc làm, dạy nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số để tiếp cận với lao động chấtlượng cao cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn của các cấp chính quyền, sựủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế và bản thân chị em phụ nữ cũng cần tựmình vươn lên, học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêucầu trong tình hình mới.

Khoảng cách giới còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống.Trước hết là sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế, đặcbiệt là ở cấp cơ sở Tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp sovới các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự gia tăng của lực lượng laođộng nữ Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chưa đạt chỉ tiêu của Chiến lược quốc giavì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 (phấn đấu đạt từ 33% trở lên) và chỉ tiêucủa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Trong lĩnh vực kinh tế, cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm có thu nhậpcao và các nguồn lực kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam giới Một số chỉ tiêuđặt ra ở Chiến lược quốc gia bình đẳng giới về lao động, đào tạo,… vẫn chưa đạtđược Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 11,8% năm 2013, bằng gầnmột nửa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Về mặt chăm sóc sức khỏe, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinhsản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế Tỷ suất tửvong mẹ còn cao so với một số nước trong khu vực Mức giảm tỷ suất tử vongmẹ trong 10 năm qua còn chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộcthiểu số Tỷ lệ nữ có bảo hiểm y tế (tính trong số người khám chữa bệnh) tănglên qua các năm, tuy nhiên còn thấp hơn nam giới Theo số liệu điều tra mứcsống dân cư năm 2010, khoảng 64,5% số phụ nữ có bảo hiểm y tế, so với 69,4%số nam có bảo hiểm y tế.

Trang 7

Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ tồn tại khá nghiêm trọng Nhận thức về phápluật của cán bộ và người dân về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế Chếtài thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa mạnh, chưa xử lý nghiêmcác hành vi bạo lực gia đình.

Về mặt luật pháp, một số văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định củapháp luật liên quan đến bình đẳng giới chậm được ban hành Việc triển khai quyđịnh lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm phápluật và đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thẩmđịnh các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả chưa cao.

Đánh giá tầm quan trọng của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế, xãhội, Chính phủ Việt Nam khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xâydựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sốngcho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổithái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốctế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế vàtrong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm.

Bình đẳng giới không đơn thuần là quyền lợi của chị em, mà chính làquyền lợi chung của một đất nước muốn phát triển bền vững Bởi nếu một đấtnước chỉ sử dụng một nửa dân số, không phát huy được đầy đủ và tối đa nănglực của mọi người, mọi công dân bất kể nam hay nữ thì thật đáng tiếc.

Những thành tựu và thách thức ở địa phương:

Tam Bình là huyện nông thôn, có 40.259 hộ, với tổng dân số 153.412người (nữ 78.250 người), trong đó phụ nữ từ 18 tuổi trở lên 43.931 người, chiếm28,63% dân số.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 10 năm qua thực hiện Nghị quyết11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị, kinh tế - xã hội của huyện đạtđược nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế - xã hội có bước phát triển khá, quốc

Trang 8

phòng- an ninh được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững, đời sống của nhân dân được cải thiện, hộ nghèo được kéo giảm đáng kể,nhiều hộ gia đình giàu lên bằng con đường làm ăn chân chính, trong đó có sựđóng góp tích cực của các chị em phụ nữ nói chung, của Hội Phụ nữ nói riêngtrên các lĩnh vực.

Đối với nữ nông thôn chiếm 50,3% lực lượng lao động, giữ vai trò quantrọng trong sản xuất, kinh doanh Mặc dù, trước những diễn biến phức tạp củathời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, áp lực cạnh tranh… Nhưng chị em phụ nữvẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mạnh dạng đầu tư phát triển sảnxuất, chăn nuôi, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng ngànhnghề, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cho tiêu dùng và phục vụ cho thị trường,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn.

Đối với nữ công nhân viên chức- lao động với 1.839 chị, chiếm 49,8%,với thiên chức vừa làm vợ, làm mẹ, vừa tham gia công tác xã hội nhưng chị emkhông ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định vai trò quan trọng của mình tronglao động, công tác; chị em không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn,chuyên môn, chính trị, tiếp cận các công nghệ hiện đại làm việc với năng suất,chất lượng cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đối với nữ trí thức (y tế, giáo dục) là đơn vị có đông cán bộ nữ, đội ngũtrí thức ngày càng trưởng thành và có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội, chủđộng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đối với nữ lực lượng vũ trang, chiếm số lượng ít (17 đồng chí), nhưng chịem đã phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, luôn phấn đấu hoànthành tốt nhiệm vụ.

Kết quả cụ thể qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghị quyết số11-NQ/TW

- Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới

Trang 9

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quanthông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền giáo dục các nội dung Nghị quyếtsố 11-NQ/TW, chương trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy; tuyên truyền vềLuật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… qua đó, góp phầnnâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện luật bìnhđẳng giới trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh và các tầng lớpnhân dân, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

“Ban vì sự tiến bộ phụ nữ” cấp huyện, xã luôn được củng cố, kiện toàn,bổ sung Từ năm 2010 trở về trước, “Ban vì sự tiến bộ phụ nữ” cấp huyện doHội Phụ nữ làm cơ quan thường trực, từ năm 2011 do Phòng Lao động- Thươngbinh và xã hội làm thường trực Với sự tác động của “Ban vì sự tiến bộ phụ nữ”đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo,quản lý có tăng lên

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng quan tâm công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ nữ và công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phụnữ trên tất cả các lĩnh vực được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện tốt

Nữ tham gia Hội đồng nhân dân 2 cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tăng sonhiệm kỳ trước.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, cácchính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới

- Công tác phát triển đảng viên trong lực lượng nữ và quy hoạch, đào tạobồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ

Các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt công tác đánh giá, quyhoạch cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ngày càng tăng

- Công tác xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xâydựng người phụ nữ có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sángtạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân ái gắn với giải quyết việc làm, chăm lo

Trang 10

đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi củangười phụ nữ

- Xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thật sự vững mạnh,phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ

* Mặt mạnh và nguyên nhân

- Nhìn chung 10 năm qua các cấp ủy Đảng có quan tâm đến vai trò củaphụ nữ và công tác phụ nữ, nhận thức về phụ nữ và công tác phụ nữ được nângcao từ trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và quần chúngphụ nữ.

- Có sự quan tâm đến phong trào phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng.Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở được quantâm, công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp bố trí cán bộ nữ, công tác phát triểnđảng ngày càng được quan tâm, chất lượng từng bước có nâng lên.

- Các cấp Hội ngày càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình, tranhthủ sự đồng thuận, lên tiếng đấu tranh với những hành vi tiêu cực, vi phạmquyền của phụ nữ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ được các cấp, các ngành quantâm chỉ đạo tổ chức thực hiện.

* Nguyên nhân

- Có sự lãnh, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của các cấp ủy, tạo điều kiện củachính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,nhất là sự đồng tình, ủng hộ của các cấp Hội Phụ nữ đối với các nội dung Nghịquyết số 11-NQ/TW.

- Bộ máy của các cấp Hội Phụ nữ không ngừng được củng cố, các cấpHội luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ,từ đó đã tham mưu tích cực, có hiệu quả cho các cấp ủy trong công tác phụ nữ.

Ngày đăng: 28/07/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w