Tên báo cáo biện pháp: Tổ chức trò chơi nhằm cải thiện hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu lớp 2 Kết nối tri thức 2.. Đặc biệt hơn nữa là với bộ sách Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM CẢI THIỆN HỨNG THÚ HỌC
TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 21
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp: Tổ chức trò chơi nhằm cải thiện hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu lớp 2 (Kết nối tri thức)
2 Tác giả
- Họ và tên:
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Trong trường tiểu học, cùng với những môn học khác, Tiếng Việt là môn học có nhiều đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan điểm dạy học Tiếng Việt lớp 2 bao gồm sáu phân môn, mỗi phân môn có một vị trí đặc biệt quan trọng, học tốt từng phân môn là học tốt Tiếng Việt Tiếng Việt là môn học cơ sở để tiếp thu
và lĩnh hội tri thức các môn học khác
Mỗi phân môn Tiếng Việt có một sắc thái riêng Phân môn Luyện từ và câu tuy bản chất là cung cấp vốn từ (từ ngữ) và học về câu (ngữ pháp), song trong sách giáo khoa không đưa ra “những kiến thức đóng khung có sẵn” mà là “hệ thống các bài tập” Học sinh muốn lĩnh hội tri thức không thể khác là thực hành làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa Đặc biệt hơn nữa là với bộ sách Tiếng Việt lớp 2 - Kết nối tri thức, phân môn Luyện từ và câu trong bộ sách này được viết nhằm nhìn từ góc độ của người học để xây dựng một hệ thống chủ điểm phù hợp, bao gồm các khía cạnh từ cá nhân, gia đình, bạn bè, giáo viên, đến quốc gia, con người và thiên nhiên Bên cạnh đó, nội dung của những chủ điểm trong sách cũng mang tính chất truyền thống sâu sắc của văn hóa Việt Nam, đồng thời đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong thời đại hiện đại Vậy một giờ Luyện từ và câu
ở lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức sẽ được tiến hành ra sao để mang lại hiệu quả?
Trang 32
Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em tâm lí các em còn hồn nhiên,
sự tập trung chú ý chưa cao Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi, nhu cầu được giao tiếp với bạn bè… vẫn tồn tại và cần thoả mãn Hiểu được điều
đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên biết lựa chọn phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của các em sẽ đem lại hiệu quả
cao Dạy học bằng phương pháp “trò chơi học tập” là đưa học sinh đến với các
hoạt động vui chơi, giải trí có nội dung gắn liền với bài học Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh…
Xuất phát từ lý do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa một số trò chơi vào trong bài giảng của mình, nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 2 khi học phân
môn LTVC Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng, tôi xin chia sẻ “Tổ chức trò
chơi nhằm cải thiện hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu lớp 2” dựa
theo bộ sách Kết nối tri thức
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 1… trường Tiểu học …
- Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi học tập phù hợp nhằm cải thiện chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 2 theo chương trình bộ sách Kết nối tri thức
3 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu để nắm vững nội dung chương trình
- Hệ thống thành các dạng bài, từ đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp vào giảng dạy, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập phân môn luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung từ đó giúp học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập
Trang 43
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Mỗi một dạng bài Luyện từ và câu có mục tiêu riêng và cách khai thác riêng Mỗi trò chơi học tập có mục đích, vai trò và hiệu quả nhất định Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào từng dạng bài cụ thể để lựa chọn trò chơi chủ đạo:
a Dạng bài lý thuyết về từ
Đối với dạng bài lý thuyết về từ, thông thường giáo viên cho học sinh quan sát tranh để nêu từ hoặc thảo luận nhóm (nhóm đôi, hoặc nhóm 4) tìm từ và viết vào bảng nhóm Sau đó cho đại diện các nhóm trình bày kết quả những từ đã tìm được, nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm từ còn thiếu Với cách dạy này, tôi thấy hầu như tất cả học sinh đã tìm được đúng từ theo yêu cầu của bài tập Song vẫn còn một số học sinh trong nhóm không chịu thảo luận cùng bạn mà chỉ chờ bạn nêu kết quả, cô giáo chữa bài rồi viết vào vở Do vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, với dạng bài này tôi đã áp dụng trò chơi: “Ghép nhanh tên cho sự vật”, “Tìm nhanh các từ cùng chủ đề”
Ví dụ: Trò chơi Ghép nhanh tên cho sự vật
- Mục đích:
+ Tạo không khí học tập vui nhộn, thoải mái trong tiết học Luyện từ và câu + Giúp học sinh biết cách nhận diện và lựa chọn từ ngữ phù hợp với những hình ảnh liên quan Từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng học tập
- Áp dụng : Khi dạy bài 2, tuần 1 - Trang 15, sách Tiếng Việt, lớp 2, tập 1 –
bộ sách Kết nối tri thức
- Chuẩn bị: Tranh ảnh (đã tô màu) theo nội dung bài tập 1 ba bộ
Trang 54
- Luật chơi: Giáo viên gắn 3 tranh đã chuẩn bị lên bảng và lớp đếm một, hai, ba thì em thứ nhất của ba nhóm lên viết từ chỉ sự vật vào tranh ảnh phù hợp, ( Nếu em nào viết sai thì những bạn sau không được sửa lại), sau đó tiếp đến học sinh thứ hai và đến khi hết thời gian quy định
- Đánh giá trò chơi: Nhóm trưởng của một nhóm đọc kết quả từng hình theo số thứ tự và từ chỉ sự vật của hình đó như: Hình 1 – học sinh; hình 2 – khăn mặt; hình 3 – cô giáo; hình 4 – quần áo; hình 5 – mũ; hình 6 – bạn gái; hình 7 – cặp sách; hình 8 – bác sĩ, ban giám khảo nhận xét ghi đúng hoặc sai và thời gian của từng nhóm để bình chọn nhóm nhất, nhì, ba
Kết quả của nhóm 1 và nhóm 2 các em đều viết đúng được 8 từ vào 8 tranh ảnh phù hợp của bài tập 1 Riêng nhóm thứ ba, có một số từ ngữ các em nhận định chưa đúng, tôi đã nhận xét và giảng lại kiến thức cho các em
- Hiệu quả: Với cách tổ chức trò chơi Ghép nhanh tên cho sự vật, tôi thấy tất
cả học sinh trong lớp đều tích cực học tập tìm đúng các từ phù hợp với hình ảnh
đã cho Tôi cho một học sinh đọc to lại cả 8 từ các em vừa viết ở bài tập 1 và chốt: các từ bạn vừa đọc đó là từ chỉ sự vật
b Dạng bài mở rộng vốn từ
Dạng bài "mở rộng vốn từ" trong phần môn luyện từ và câu lớp 2 nhằm mục
Trang 65
đích giúp học sinh mở rộng và nắm vững vốn từ vựng của mình thông qua các hoạt động và bài tập tương tác Đây là một phần quan trọng trong quá trình học tập ngôn ngữ, vì việc có một vốn từ vựng phong phú sẽ giúp học sinh hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác hơn Chính vì vậy, để giúp các
em nắm được rõ dạng bài tập này tôi đã tổ chức một số trò chơi như: Truyền điện, giải câu đố, ai thông minh nhất,
Ví dụ: Trò chơi Giải câu đố
- Mục đích: Xây dựng không khí học tập thoải mái, giúp học sinh cải thiện tư duy, nâng cao khả năng tìm từ cho các em
- Áp dụng: Khi dạy bài 1, trang 53, sách Tiếng Việt lớp 2 – bộ sách Kết nối tri thức
- Chuẩn bị: Các nhóm cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào giấy đã chuẩn bị VD: nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ…)
- Luật chơi: Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4-5 học sinh Các nhóm thảo luận với nhau để giải câu đố đã được giao rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị Trong khoảng 3 phút, nhóm nào giải được nhanh nhất và chính xác sẽ
là nhóm chiến thắng
Trang 7TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM CẢI THIỆN HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ
VÀ CÂU LỚP 2
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trang 8Bố cục biện pháp
1 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình áp dụng các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 9Dạng bài tích cực
hóa vốn từ
Dạng bài khái niệm
câu
01
Dạng bài lý thuyết về từ Dạng bài mở rộng vốn từ
02
Các biện pháp
Trang 102 Nội dung các biện pháp
1 Dạng bài lý thuyết về từ
Trò chơi Ghép nhanh tên cho sự vật
Chuẩn bị: Tranh ảnh (đã tô màu) theo nội dung bài tập 1 ba bộ
Luật chơi:
• Giáo viên gắn 3 tranh đã chuẩn bị lên bảng và lớp đếm một, hai, ba thì em thứ nhất của ba nhóm lên viết từ chỉ sự vật vào tranh ảnh phù hợp
• Sau đó tiếp đến học sinh thứ hai và đến khi hết thời gian quy định.
Trang 112 Nội dung các biện pháp
3 Dạng bài tích cực hóa vốn từ
Chuẩn bị: các phiếu viết các từ trong ngoặc đơn
Luật chơi:
• Giáo viên chia nhóm, các nhóm đọc đề bài và thảo luận
• Sau 5 phút thảo luận, các nhóm sẽ cử đại diện lên bảng dán các phiếu
từ vào ô trống theo ý kiến riêng của nhóm
Trò chơi Thi ghép tiếng thành từ
Trang 124 Những bài học kinh nghiệm
Cần khơi dậy hứng thú học tập,
lòng say mê thích học hỏi của
học sinh Làm cho học sinh
cảm thấy mỗi giờ học là một
buổi tham quan kỳ thú
01
Cần phối kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học Cần coi trọng phương pháp trò chơi và phát huy tối đa tiềm lực của phương pháp này
02
Trò chơi phải góp phần thực
hiện được mục tiêu bài học và
được chuẩn bị kỹ, chu đáo phù
hợp với đối tượng học sinh
03 Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện Tuy nhiên
không nên lạm dụng trò chơi trong 1 bài tập
04
Trang 1312